Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

TOÁN

 PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 7

I. Mục tiêu

- HS biết đặt tính và thực hiện phép tính phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20.

- Tính trừ nhẩm nhanh, chính xác trong phạm vi 20.

- HS làm quen với dạng bài toán có lời văn.

- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác.

II. Hoạt động cơ bản

1.Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn

2.Trải nghiệm

3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới

3.1. Giới thiệu cách trừ ( không nhớ)

a. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20.

- Có 17 que tính, bây giờ cô bớt đi 7 que tính. Hỏi bớt đi thì làm phép tính gì? còn lại bao nhiêu que tính?

- Bớt đi thì làm phép tính trừ: Lấy 17 bớt ( trừ) 7 còn 10.

 

doc 26 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ TƠ 
 GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 – 2017
TUẦN 21
Soạn ngày 11 tháng 02 năm 2017
Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2017
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP LUẬT CHÍNH TẢ
 VỀ NGUYÊN ÂM ĐÔI / ia/ / ua/ / ưa/ 
Sách thiết kế trang 167, SGK trang 84
Tiết 1 - 2
Thứ ba ngày 14 tháng 02 năm 2017 
TOÁN
 PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 7
I. Mục tiêu
- HS biết đặt tính và thực hiện phép tính phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20.
- Tính trừ nhẩm nhanh, chính xác trong phạm vi 20.
- HS làm quen với dạng bài toán có lời văn.
- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động cơ bản
1.Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn
2.Trải nghiệm
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới
3.1. Giới thiệu cách trừ ( không nhớ)
a. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20.
- Có 17 que tính, bây giờ cô bớt đi 7 que tính. Hỏi bớt đi thì làm phép tính gì? còn lại bao nhiêu que tính?
- Bớt đi thì làm phép tính trừ: Lấy 17 bớt ( trừ) 7 còn 10.
- HS viết phép tính trừ: 17 – 7 = 10.
b. Giới thiệu cách trừ theo hàng dọc:
- HS nhìn quan sát hình trang 112 và giới thiệu cách trừ:
+ 17 gồm 1 chục ( 1 bó 10 que) viết số 1 vào cột chục và 7 đơn vị viết số 7 vào cột đơn vị.
+ Khi bớt đi 7 đơn vị tức là ta thực hiện phép tính trừ, lấy 7 đơn vị trừ đi 7 đơn vị = 0, ta viết số 0 xuống phía dưới số 7 ( ở cột đơn vị).
+ Hàng chục không phải trừ ta hạ 1 xuống ( ta viết số 1).
* Như vậy 17 – 3 = 14 ( còn 1 chục và 4 đơn vị)
- HS chú ý khi viết hàng dọc thì số 7 phải viết dưới số 7.
III. Hoạt động thực hành
Bài 1: Tính. 
a
-
11
-
12
-
13
-
14
-
15
-
16
..
-
19
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 9
+ Học sinh nêu yêu cầu và làm bài 
Bài 2: Tính nhẩm:
15 – 5 = 	12 – 2 = 	13 – 3 = 	11 – 1 = 
18 - 8 = 	17 - 7 = 	19 – 9 = 	16 – 6 = 
+ Học sinh nêu yêu cầu, làm bài.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
- Nam có 15 cái kẹo, Nam đã ăn đi 5 cái kẹo. Hỏi Nam còn bao nhiêu cái kẹo.
- HS nêu khái quát đầu bài và cách làm 
+ Có: 15 cái kẹo.
+ Đã ăn: 5 cái kẹo ( ta làm phép tính trừ).
 + Còn:.cái kẹo
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân Thực hiện các phép tính trừ không nhớ trong phạm vi 20.
TIẾNG VIỆT
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC VẦN 
Sách thiết kế trang 169, SGK trang 85
Tiết 3 - 4
Thứ tư ngày 15tháng 02 năm 2017
TIẾNG VIỆT
VẦN / oăn/ / oăt/ 
Bắt đầu viết chữ hoa ( A, Ă, Â) 
Sách thiết kế (trang 172), SGK (trang 86 - 87) 
Tiết 5 - 6
 TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS kĩ năng thực hiện phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20.
- Tính trừ nhẩm nhanh, chính xác.
- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động cơ bản
1.Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn
2.Trải nghiệm: Làm phép tính trừ nhẩm 17 – 3, 16 – 2, 11 - 1 theo hàng dọc và hàng ngang, viết và đọc số đó có mấy chục và mấy đơn vị
III. Hoạt động thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	13 – 3	14 – 2	10 + 6	19 - 9
	11 – 1	17 – 7	16 – 6	10 + 9
+ Học sinh nêu yêu cầu và làm bài: 
Bài 2: Tính nhẩm:
13 + 3 = 	10 + 5 = 	17 – 7 = 	18 – 8 = 
13 – 3 = 	15 - 5 = 	10 + 7 = 	10 + 8 =
+ Học sinh nêu yêu cầu, làm bài.
Bài 3: Tính:
11+ 3 - 4 = 	 14 – 4 + 2 = 	12 + 3 - 3 =
12 + 5 - 7 = 	15 – 5 + 1 = 	15 – 2 + 2 =	 
Bài 4: Điền dấu , =
16 – 6
12
11
13 - 3
15 - 5
14 - 4
- HS: Thực hiện phép tính trừ ra kết quả đối chiếu kết quả 2 vế rồi điền dấu cho đúng: Ví dụ vế trái 16 – 6 = 10 , vế phải là 12 vậy vế trái nhỏ hơn vế phải, thì ta điền dấu số 16 – 6 nhỏ hơn số 12.
Bài 5: Nhà bạn An có 12 chiếc xe máy, nhà bạn An đã bán đi 2 chiếc xe máy hỏi nhà bạn An còn lại bao nhiêu chiếc xe máy.
- Học sinh thực hiện phép tính trừ:
+ Có: 12 chiếc xe máy.
+ Đã bán: 2 chiếc xe máy ( Thực hiện phép tính trừ).
+ Còn:.chiếc xe máy.
 HS tóm tắt đầu bài – làm bài.
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân thực hiện các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 20.
Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2017
TIẾNG VIỆT
VẦN / uân/ / uât/ 
Sách thiết kế trang 176, SGK trang 88 - 89
Tiết 7 - 8
 TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20.
- Nắm chắc vị trí các số trong dãy số từ 1 - 20, số liền sau, liền trước của một số là số nào?
- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động cơ bản
1.Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn
2.Trải nghiệm: Làm phép tính trừ nhẩm 17 – 3, 10 + 4, 17 – 7. 10 + 7 theo hàng dọc và hàng ngang, viết và đọc số đó có mấy chục và mấy đơn vị.
III. Hoạt động thực hành
Bài 1: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.:	 
0
9
10
 20
+ Học sinh đếm vạch từ trái sang phải rồi điền số dưới mỗi vạch của tia số tương ứng.
- HS điền số thẳng dưới mỗi vạch của tia số 
Bài 2: Trả lời câu hỏi.
Số liền sau của 7 là số nào?
Số liền sau của 9 là số nào?
Số liền sau của 10 là số nào?
Số liền sau của 19 là số nào?
- HS biết số liền sau của một số chính là số đó cộng với 1.
Ví dụ: Số liền sau của 7 là số 8 ( 7 + 1 = 8)
Bài 3: Trả lời câu hỏi:
	Số liền trước của 8 là số nào?
 	 Số liền trước của 10 là số nào?
Số liền trước của 11 là số nào?
 Số liền trước của 1 là số nào?
- HS biết số liền trước của một số chính là số đó trừ đi 1.
Ví dụ: Số liền trước của 8 chính là số 8 – 1 là số 7.
Bài 4: Đặt tính rồi tính
	12 + 3 = 	14 + 5 = 	11 + 7 = 	 
 15 - 3 = 	19 - 5 = 	18 - 7 = 	 
+ Học sinh nêu yêu cầu, làm bài.
Bài 3: Tính:
11+ 2 + 3 = 	15 + 1 - 6 = 	17 – 5 - 1 =
 3 + 4 = 	16 + 3 - 9 = 	17 – 1 - 5 =	 
- Học sinh làm bài 
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân thực hiện các phép tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 20.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 ÔN TẬP XÃ HỘI
I. Mục tiêu
- HS kể được về gia đình, lớp học, cuộc sống nơi các em sinh sống.
- Khuyến khích HS giỏi kể về 1 trong 3 chủ đề: gia đình, lớp học, quê hương.
II Hoạt động cơ bản
- Tiết ôn tập được tổ chức bằng những cách khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo của HS. 
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi “hái hoa dân chủ”.
- Học sinh trả lời các câu hỏi?
+ Kể về các thành viên trong gia đình bạn.
+ Nói về những người bạn yêu quý.
+ Kể về ngôi nhà của bạn.
+ Kể về những việc bạn đã làm để giúp đỡ bố mẹ.
+ Kể về cô giáo của bạn.
+ Kể về 1 người bạn của bạn.
+ Kể những gì bạn nhìn thấy trên đường tới trường,
+ Kể tên 1 nơi công cộng và nói về các hoạt động ở đó.
+ Kể về 1 ngày của bạn.
* Cách tiến hành:
+ HS lên “hái hoa” và đọc to câu hỏi trước lớp.
+ HS trả lớp theo nhóm 2 em.
+ 1 số HS lên trình bày trước lớp.
+ Ai trả lời đúng rõ ràng sẽ được cả lớp vỗ tay khen thưởng.
Thứ sáu ngày 17 tháng 02 năm 2017
 TOÁN
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. Mục tiêu
- Bước đầu hình thành cho học sinh hiểu thế nào là bài toán có lời văn, Bài 
toán có lời văn có các dạng sau:
+ Các số ( Gắn với thông tin đã biết)
+ Các câu hỏi ( Chỉ thông tin cần tìm)
- Rèn HS kĩ năng đọc bài toán.
- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động cơ bản
1.Tạo hứng thú: Chơi trò chơi đố bạn
2.Trải nghiệm; Số liền sau của 19 là số nào?
Số liền trước của 11 là số nào?
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới
Giới thiệu bài toán có lời văn. 
 Học sinh biết được đây là một bài toán chưa hoàn chỉnh theo tranh, bài toán này mới chỉ có lời chưa có số, yêu cầu các em điền số thích hợp vào chỗ chấm để bài toán hoàn chỉnh.
III. Hoạt động thực hành
Bài 1: 
- HS tự nêu nhiệm vụ cần thực hiện ( Viết số thích hợp vào chỗ chấm).
- HS quan sát tranh vẽ rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. Ví dụ: Sau khi điền số có bài toán sau: ( Có một bạn, có thêm 3
bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn). 
- Học sinh đọc lại bài toán.
- HS trả lời, chẳng hạn: “ Bài toán đã cho biết gì?” 
( có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa) Nêu câu hỏi của bài toán? ( hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?) “Theo câu hỏi này ta phải làm gì?” ( Tìm xem có tất cả bao nhiêu bạn)
Bài 2: Thực hiện tương tự như bài 1:
 - HS tự nêu nhiệm vụ cần thực hiện ( Viết số thích hợp vào chỗ chấm).
- HS quan sát tranh vẽ rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. Ví dụ: Sau khi điền số có bài toán sau: ( Có 5 con thỏ, có thêm 4 con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?) 
- Học sinh đọc lại bài toán.
- HS trả lời, chẳng hạn: “ Bài toán đã cho biết gì?” 
( có 5 con thỏ, có thêm 4 con thỏ nữa) Nêu câu hỏi của bài toán? ( hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?) “Theo câu hỏi này ta phải làm gì?” ( Tìm xem có tất cả bao nhiêu con thỏ)
Bài 3: 
- HS tự nêu nhiệm vụ cần thực hiện. ( viết hoặc nêu câu hỏi để có bài toán)
- HS quán sát tranh vẽ SGK rồi đọc bài toán: “ Có 1 con gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi.”. HS biết “ bài toán còn thiếu gì” ( bài toán còn thiếu câu hỏi). HS tự nêu câu hỏi của bài toán (HS tự nêu câu hỏi, các câu hỏi có thể khác nhau chỉ cần nêu đúng: 
+ Ví dụ hỏi có tất cả mấy con gà hoặc hỏi cả gà mẹ và gà con có tất cả bao nhiêu con?).
 Chú ý: Trong tất cả các câu hỏi đều phải có từ “hỏi” ở đầu câu. trong câu hỏi của bài toán này nên có “tất cả”. Viết dấu ? ở cuối câu.
Bài 4: HS tự điền số thích hợp, viết tiếp câu hỏi vào chỗ chấm tương tự như bài 1 và bài 3.
Cuối bài 4 HS nêu nhận xét, chẳng hạn có thể nêu câu hỏi: “ bài toán thường có những gì? “ số liệu” và có câu hỏi”
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân xem bài toán có lời văn
TIẾNG VIỆT
VẦN / en/ / et/ 
Sách thiết kế trang 180, SGK trang 90 - 91 
Tiết 9 - 10
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được ưu khuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em.
II. Hoạt động cơ bản
1. Nhận xét tuần
+ Ưu điểm:
- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra.
- Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự.
- Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt 
- Một số em đi thi giải toán trên mạng đạt kết quả tốt 
2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được 
nhắc tên trước lớp.
- Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gì ... 
- GV viết bảng: iêp ươp
– HS đọc theo GV: iêp ươp
2. Dạy vần
* iêp ( Các bước thực hiện như bài trước) 
a. Nhận diện vần
- Vần iêp được tạo nên từ: iê và p
- HS viết iêp vào bảng con.
+ HS viết vần iêp nối với chữ iê với chữ p tạo thành vần: iêp
c. Hướng dẫn viết 
- GV viết mẫu trên bảng lớp chữ iêp. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình
+ HS viết bảng con vần iêp sau l, dấu sắc trên chữ ê tạo thành tiếng mới: liếp
- GV viết bảng: liếp tre
+ HS đọc trơn: iêp, liếp, liếp tre
 * ươp ( Các bước thực hiện như bài trước) 
1. vần ươp được tạo nên từ ươ và p.
2. Đánh vần tiếng
 - GV HDHS đánh vần: ươp
+ HS đọc trơn: ươp
- GV chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
c. Viết:
- Nối ươp đứng sau chữ m, dấu sắc trên chữ ơ tạo thành tiếng mới: mướp
- Viết tiếng và từ ngữ: giàn mướp
- Học sinh đọc trơn: ươp, mướp, giàn mướp
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- 2 – 3 HS đọc từ ngữ ứng dụng: 
	 Rau diếp	ướp cá
	Tiếp nối	nườm nượp
- GV cho HS đọc thầm và gạch chân các từ có chứa vần mới trên bảng: diếp, liếp, ướp, nượp
- GV đọc mẫu.
+ HS đọc trơn tiếng, đọc trơn từ.
TIẾT 2
 3. Luyện tập
 a. Luyện đọc
* HS đọc SGK
+ HS quan sát và nhận xét bức tranh số 1,2,3 vẽ gì?
- HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng, tìm tiếng mới: cướp
+ HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng: -
- Luyện đọc toàn bài SGK
 b. Luyện viết
- GV HD viết: iêp ươp
+ HS viết từ: lưu ý nét nối giữa iê sang p và ươ sang p. tạo thành vần iêp, ươp. 
- HD viết từ: Tấm liếp, giàn mướp 
- GV chỉnh sửa tư thế ngồi cho HS.
 c. Luyện nói:
+ HS đọc tên bài luyện nói: Nghề nghiệp của cha mẹ .
* Câu hỏi gợi ý:
- HS cho biết nghề nghiệp của cha mẹ.
- HS trình bày trước lớp.
Trò chơi:
III. CỦNG CỐ BÀI HỌC
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS đọc theo.
- HS tìm chữ và vần vừa học trong SGK 
TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT (T1)
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Học sinh viết đúng, đẹp các từ: bập bênh. Lợp nhà
Rèn cho học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu
Vở tập viết của học sinh
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Kiểm tra bài cũ:
HS viết bảng con: Tuốt lúa, hạt thóc
Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tuốt lúa, hạt thóc.
GV giới thiệu và cho HS quán sát chữ mẫu
HS quán sát nhận xét
GV giới thiệu từng từ cần viết
HS đọc các từ trên một lần
b. Tập viết:
* HS tập viết trên bảng con
GV viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút viết và kết thúc
HS viết từng từ vào bảng con
GV nhận xét và sửa sai cho HS
* HS viết trong vở tập viết trong vở tập viết
HS viết lần lượt từng dọng theo mẫu trong vở tập viết
GV quán sát giúp đỡ HS
GV chấm và nhận xét
NHẬN XÉT TIẾT HỌC:
 TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT (T2)
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Học sinh viết đúng, đẹp các từ: Sách giáo khoa, hí hoáy
Rèn cho học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu
Vở tập viết của học sinh
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Kiểm tra bài cũ: 
HS viết bảng con: Con ốc, đôi guốc
Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Sách giáo khoa, hí hoáy
GV giới thiệu và cho HS quán sát chữ mẫu
HS quan sát nhận xét
GV giới thiệu từng từ cần viết
HS đọc các từ trên một lần
b. Tập viết:
* HS tập viết trên bảng con
GV viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút viết và kết thúc
HS viết từng từ vào bảng con
GV nhận xét và sửa sai cho HS
* HS viết trong vở tập viết trong vở tập viết
HS viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết
GV quán sát giúp đỡ HS
GV chấm và nhận xét
NHẬN XÉT TIẾT HỌC:
TIẾNG VIỆT
BÀI 87: ep êp 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS đọc và viết được: ep êp, cá chép , đèn xếp
- Đọc được câu ứng dụng: 	
 - Luyện nói 2 – 3 câu theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Vật thực: mô hình các chép, đèn xếp
- Tranh chữ gắn bìa.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 KIỂM TRA BÀI CŨ:
- HS đọc và viết được: HS viết được 1 – 2 từ.
- Gọi 2 HS đọc, viết câu ứng dụng: Tìm tiếng và từ có chứa vần ôp ơp 
DẠY BÀI MỚI:
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: 
- GV tương tự như các bước đã trình bày ở bài trước.
- GV: Hôm nay chúng ta học bài: ep êp
- GV viết bảng: ep êp
– HS đọc theo GV: ep êp
2. Dạy vần
* ep ( Các bước thực hiện như bài trước) 
a. Nhận diện vần
- Vần ep được tạo nên từ: e và p
- HS viết ep vào bảng con.
+ HS viết vần ep nối với chữ e với chữ p tạo thành vần: ep
c. Hướng dẫn viết 
- GV viết mẫu trên bảng lớp chữ ep. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình
+ HS viết bảng con vần ep sau ch và dấu sắc trên chữ e tạo thành tiếng mới: chép
- GV viết bảng: cá chép
+ HS đọc trơn: ep, chép, các chép
 * êp ( Các bước thực hiện như bài trước) 
1. vần êp được tạo nên từ ê và p.
2. Đánh vần tiếng
 - GV HDHS đánh vần: êp
+ HS đọc trơn: êp
- GV chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
c. Viết:
- Nối êp đứng sau chữ x, dấu sắc trên chữ ê tạo thành tiếng mới: xếp
- Viết tiếng và từ ngữ: đèn xếp
- Học sinh đọc trơn: êp, xếp,đèn xếp
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- 2 – 3 HS đọc từ ngữ ứng dụng: 
	Lễ phép	gạo nếp
	Xinh đẹp	bếp lửa
- GV cho HS đọc thầm và gạch chân các từ có chứa vần mới trên bảng: Phép, đẹp, nếp, bếp
- GV đọc mẫu.
+ HS đọc trơn tiếng, đọc trơn từ.
TIẾT 2
 3. Luyện tập
 a. Luyện đọc
* HS đọc SGK
+ HS quan sát và nhận xét bức tranh số 1,2,3 vẽ gì?
- HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng, tìm tiếng mới: đẹp
+ HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng: 
Luyện đọc toàn bài SGK
 b. Luyện viết
- GV HD viết: ep êp
+ HS viết từ: lưu ý nét nối giữa e sang p và ê sang p. tạo thành vần ep, êp. 
- HD viết từ: cá chép, đèn xếp 
- GV chỉnh sửa tư thế ngồi cho HS.
 c. Luyện nói:
+ HS đọc tên bài luyện nói: Xếp hàng vào lớp .
* Câu hỏi gợi ý:
- Trong tranh vẽ gì?
Các bạn trogn bức tranh xếp hàng vào lớp như thế nào?
Trò chơi:
III. CỦNG CỐ BÀI HỌC
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS đọc theo.
- HS tìm chữ và vần vừa học trong SGK 
THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHƯƠNG II:
Kĩ thuật gấp hình
I. Mục tiêu
- HS nắm đựơc kĩ thuật gấp giấy và gấp đựơc một trong những sản phẩm đã học.
- HS gấp các nếp gấp thẳng, phẳng
II. Hoạt động cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Nêu nội dung ôn tập
- Cho HS quan sát các mẫu gấp của các bài đã học
- HS nêu lại qui trình gấp các mẫu
- HS khác nhắc lại qui trình
* HĐ2: Thực hành
- HS nêu yêu cầu của bài: Phải gấp đúng quy trình, nếp gấp thẳng, phẳng
-HS thực hiện gấp (cái mũ, cái ví, cái quạt)
4. Hoạt động ứng dụng
 Về nhà chia sẻ với người thân tập gấp các sản phẩm đã học
- HS đặt dụng cụ trên bàn
- Lắng nghe
- Quan sát các mẫu gấp
- Lắng nghe
- Nêu qui trình gấp từng mẫu
- Theo dõi và ghi nhớ
- HS thực hiện gấp (cái mũ, cái ví, cái quạt...)
 Xem sản phẩm đúng, đẹp, nêu nhận xét
 ĐẠO ĐỨC
EM VÀ CÁC BẠN 
 Tiết 1 
I. Mục tiêu
- Học sinh bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập vui chơi kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập, trong vui chơi.
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè, trong học tập và trong vui chơi. Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
- HS khá giỏi biết nahức nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.
- Giáo dục học sinh luôn có ý thức thực hành làm theo bài học.
II. Hoạt động cơ bản
1. Khám phá:
+ Hàng ngày em cùng học, cùng chới với những ai?
+ Em thích chơi thích học 1 mình hay cùng học, cùng chơi với bạn?
- Giới thiệu bài: Các em ai cũng có bạn bè. Có bạn cùng học cùng chơi sẽ vui hơn là học và chơi một mình. Muốn có nhiều bạn chúng ta phải cư xử với bạn như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Kể về những người bạn mà em yêu quý.
Mục tiêu: HS biết muốn được các bạn yêu quý cần phải cư xử tốt với bạn. HS thể hiện sự mạnh dạn, tự tin trong quan hệ bạn bè. rèn cho HS kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng.
Cách tiến hành:
1. Nêu yêu cầu: HS kể về 1 người bạn mà em yêu quý 
+ Tên bạn là gì? 
+ Một số đặc điểm nổi bật của bạn như: Hình dáng, sử thích của bạn
2. Một số HS kể trước lớp.
3. Nêu câu hỏi: Vì sao em lại yêu quý bạn? thích chơi với bạn? 
4. HS nêu ý kiến.
5 Bạn A, bạn B được các bạn khác yêu quý vì các bạn đã biết cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.
Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh.
HS biết trẻ em có quyền được học tập, quyền được vui chơi kết bạn; biết được muốn có nhiều bạn phải cư xử tốt với bạn khi cùng học, cùng chơi. rèn kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng cho học sinh.
Cách tiến hành:
1. HS chia nhóm và nêu yêu cầu các nhóm, HS đặt tên cho nhân vật chính và kể chuyện theo các tranh 1,2,3 của bài tập 2.
2. Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.
3. Đại diện từng nhóm nên kể chuyện theo các tranh phóng to trên bảng, các nhóm khác bổ sung.
4. HS nêu nội dung chuyện theo các tranh:
- Tranh 1: Quân và Ngọc là đôi bạn thâm, 2 bạn ở quanh nhà nhau, nên ngày nào cũng rủ nhau cùng đi học, có thêm bạn cùng đi học sẽ vui hơn. làm cho quãng đường đến trường gần như ngắn lại.
- Tranh 2: Đến trường, ngoài việc h/ tập Quân cùng các bạn vui chơi rất vui vẻ.
- Tranh3: trong giờ học Quân cùng các bạn thảo luận nhóm, thảo luận cùng với các bạn kiến cho việc học trở nên dễ dàng hơn. Quân rất vui khi có thêm bạn cùng học, cùng chơi.
5. Thảo luận lớp: 
- Chơi, học 1 mình vui hơn hay có bạn cùng học, cùng chơi vui hơn?
- Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi, em cần phải cư xử với bạn như thế nào khi học, khi chơi?
6. HS nêu ý kiến.
HS biết trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi được tự do kết bạn. có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có 1 mình. Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi em phải cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi làm bài tập 3.
HS phân biệt được những việc nên và không nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn. HS có kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè.
+ Cách tiến hành.
- HS làm việc theo nhóm đôi, cùng quan sát tranh bài tập 3. và nhận xét việc nào nên làm, việc nào không nên làm khi cùng học cùng chơi với bạn.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung.
+ Tranh 1,3,5,6 là những việc nên làm. khi cùng học, cùng chơi với bạn.
+ Tranh 2,4 là những hành vi không nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_21_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_t.doc