Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

- Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số tròn chục.

- Bước đầu nhận ra “cấu tạo” của các số tròn chục ( từ 10 - 90), chẳng hạn số 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị.

- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi làm bài.

II. Hoạt động cơ bản

1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn

2. Trải nghiệm: Viết, đọc các số 30, 50, số gồm mấy chục, mấy đơn vị?.

III. Hoạt động thưc hành

Bài 1: Nối theo mẫu:

- HS lên bảng nêu yêu cầu của bài, quan sát mẫu rồi nối nhanh, nối đúng:

 Tám mươi Sáu mươi

 

doc 14 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ TƠ 
 GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 – 2017
TUẦN 24
Soạn ngày 18 tháng 2 năm 2017
Thứ hai ngày 20tháng 02 năm 2017
TIẾNG VIỆT
VẦN / iêm/ / iêp/ / ươm// ươp/ 
Sách thiết kế (trang 215), SGK (trang 110 - 111) 
 Tiết 1 – 2 
Thứ ba ngày 21 tháng 02 năm 2017 
 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
- Bước đầu nhận ra “cấu tạo” của các số tròn chục ( từ 10 - 90), chẳng hạn số 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị.
- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi làm bài.
II. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: Viết, đọc các số 30, 50, số gồm mấy chục, mấy đơn vị?.
III. Hoạt động thưc hành
Bài 1: Nối theo mẫu:
- HS lên bảng nêu yêu cầu của bài, quan sát mẫu rồi nối nhanh, nối đúng:
Tám mươi
Sáu mươi
30
Chín mươi
90
10
Ba mươi
80
60
Năm mươi
Mười
Bài 2: Viết theo mẫu: 
a. Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
b. Số 70 gồm.chục và đơn vị.
c. Số 50 gồm chục và  đơn vị.
d. Số 80 gồm chục và đơn vị.
HS: Đưa 4 bó que tính ( mỗi bó có 10 que tính) và nói: “ số 30 gồm 4 chục 
và 0 đơn vị”
HS làm tương tự các số tròn chục từ 10 – 90
Bài 3: Khoanh vào số bé nhất 	 khoanh vào số lớn nhất
70
40
20
50
30
70
10
80
60
90
HS tự làm bài 
Bài 4: 
a. Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
80
20
70
50
90
HS nêu cách làm và làm bài.
b. Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
10
40
60
80
30
HS nêu cách làm và làm bài.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân đọc viết các số tròn chục từ 10 đến 90 và ngược lại.
TIẾNG VIỆT
VẦN / eng/, / ec/, / ong/, / oc/, / ông/, / ôc/ 
Sách thiết kế (trang 219), SGK (trang 112 - 113) 
Tiết 3 - 4
Thứ tư ngày 22 tháng 02 năm 2017
TOÁN
CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. Mục tiêu
- Giúp cho HS bước đầu biết cộng một số tròn chục với một số tròn chục trong phạm vi 100 ( đặt tính và thực hiện phép tính)
- Tập cộng nhẩm các số tròn chục với một số tròn chục trong phạm vi 100.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận trong khi làm bài.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm:Số 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị.
III. Hoạt động thực hành
 Giới thiệu cách cộng các số tròn chục:
Bước 1: HS thao tác trên que tính:
- HS lấy ra 30 que tính (3 bó que tính).
 + HS nhận biết 30 có 3 chục và 0 đơn vị.
- HS viết theo hàng dọc: Viết số 3 vào cột chục, viết số 0 vào cột đơn vị.
 - HS lấy tiếp 20 que tính nữa (2 bó).
+ HS nhận biết 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. 
- HS viết số 2 vào cột chục, viết số 0 vào cột đơn vị.
- HS gộp 30 que tính với 20 que tính ta được tất cả 50 que tính. Viết số 5 vào cột chục, viết số 0 vào cột đơn vị.
Bước 2: Kĩ thuật làm tính cộng.
+ Đặt tính.
Viết số 30 ở hàng trên, viết số 20 ở hàng dưới sao cho số chữ số hàng chục thẳng với chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị thẳng với chữ số hàng đơn vị. 
- Viết dấu cộng nằm ở giữa số hàng chục.
- Dấu gạch ngang nằm ở dưới số 2 0.
+ Tính: ( Từ trái sang phải)
+
30
Hàng đơn vị: 0 cộng 0 bằng 0; viết 0
Hàng chục: 3 cộng 2 bằng 5 viết 5
Vậy 30 + 20 = 50
20
50
3.2. Thực hành
 Bài 1: 
+ HS nêu cách tính rồi tính
 +
40
+
50
+
30
+
10
+
20
+
60
30
40
30
70
50
20
Bài 2: Tính nhẩm:
- HS tính nhẩm 20 + 30 
 + Ta nhẩm: 2 chục cộng 3 chục bằng 5 chục
 + Vậy : 20 + 30 = 50.
+ HS làm bài: 
50
+
10
=
40
+
30
=
50
+
40
=
20
+
20
=
20
+
60
=
40
+
50
=
30
+
50
=
70
+
20
=
20
+
70
=
Bài 3: Cho HS đọc đề toán, tự giải bài toán rồi chữa bài:
Tóm tắt:	bài giải
Thùng thứ nhất: 20 gói bánh	cả hai thùng là:	
Thùng thứ hai: 30 gói bánh	20 + 30 = 50 ( gói bánh)
Cả hai thùng: gói bánh	Đáp số: 50 gói bánh
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân cộng nhẩm các số tròn chục
ĐẠO ĐỨC
ĐI BỘ DÚNG QUY ĐỊNH 
 Tiết 2 
I. Mục tiêu
- Học xong bài này, học sinh có khả năng:
+ Nêu được 1 số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
+ Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.
+ Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè thực hiện.
 - HS khá giỏi phân biệt được những hành vi đi bộ đúng và sai quy định.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng an toàn khi đi bộ 
- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi khi đi bộ không đúng quy định.
-Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
 Phương pháp: Trò chơi, thảo luận nhóm, động não. 
II. Hoạt động cơ bản
Khởi động: Học sinh hát bài – tạo không khí lớp học.
Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm làm bài tập 3:
Mục tiêu: HS biết đi như thế nào là đúng quy định và sai quy định sẽ nguy hiểm như thế nào.
Cách tiến hành: 
1. HS xem tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
Các bạn nhỏ trong tranh đi bộ có đúng quy định không?
Điều gì có thể xảy ra? Vì sao?
Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình như thế?
2. HS thảo luận theo nhóm đôi:
3. Đại diện 1 số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
4. Cả lớp nhận xét bổ sung.
Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác
 Hoạt động 2: HS làm bài tập 4:
- HS xem tranh và tô màu vào những tranh bảo đảm đi bộ an toàn.
- HS nối các tranh đã tô màu với bộ mặt tươi cười.
	+ Tranh 1,3,4,6: Đúng quy định.
	+ Tranh 5,7,8: Sai quy định.
	+ Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
 Hoạt động 3: Trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ”.
* Cách chơi: HS đứng thành hàng ngang, đội nọ đối diện với đội kia cách nhau khoảng 2 – 5 bước, người điều kiển trò chơi cầm đen hiệu đứng ở giữa cách đều 2 hàng ngang và đọc: 
- Đèn hiệu lên màu đỏ: Dừng lại chớ có đi.
- Đèn hiệu lên màu vàng ta chuẩn bị. Đợi màu xanh ta đi.
( Đi nhanh! đi nhanh! Nhanh, nhanh, nhanh!)
- HS đọc đồng thanh những lời đặt trong dấu ngoặc đơn:
- Sau đó người điều khiển đưa đèn hiệu màu xanh, mọi người bắt đầu đi đều bước tại chỗ. Nếu người điều khiển đưa đèn vàng, mọi người bắt đầu dừng vỗ tay. Còn nếu thấy đèn đỏ thì tất cả phải đứng yên.
- Những người chơi phải thực hiện các động tác theo hiệu lệnh. Ai bị nhầm không thực hiện đứng động tác phải tiến lên phía trước1 bước và tiếp tục chơi ở ngoài hàng.
- Người điều khiển thay đổi nhịp độ tăng dần.
- Chơi khoảng 5 – 6 phút. Các em còn đứng ở vị trí đến cuối cuộc chơi là người tháng cuộc.
HS đọc đồng thanh câu thơ cuối bài “ trong vở bài tập đạo đức”:
III. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân khi tham gia giao thông, đi trên đường, phải đi đúng quy định.
TIẾNG VIỆT 
VẦN / ung/, / uc/, / ưng/, / ưc/, 
Sách thiết kế (trang 223), SGK (trang 114 - 115) 
Tiết 5 – 6 
Thứ năm ngày 23 tháng 02 năm 2017
TIẾNG VIỆT
VẦN / iêng/ / iêc/ 
Sách thiết kế (trang 226), SGK (trang 116 - 117) 
Tiết 7 - 8
 TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS làm tính cộng (đặt tính rồi tính), và cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100.
- Củng cố cho HS về tính giao hoán của phép cộng ( thì kết quả của phép cộng không thay đổi “nêu ví dụ cụ thể: 20 + 30 = 30 + 20”).
- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác trong việc tóm tắt và giải bài toán có lời văn.
II. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: HS tính nhẩm: 10 + 20, 20 + 10
III. Hoạt động thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
HS tự nêu cách dặt tính rồi tính: Lưu ý đặt hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị:
	40 + 20 	10 + 70	60 + 20 
	30 + 30 	50 + 40 	30 + 40
HS tự nêu cách làm – làm bài 
Bài 2: Tính nhẩm:
a. HS thực hiện tính nhẩm và nhận biết: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
30 + 20	40 + 50	10 + 60
20 + 30	50 + 40	60 + 10
b. HS chú ý khi thực hiện phép tính cộng xong nhớ ghi tên đơn vị (cm) 
	30cm + 10 cm = 	50cm + 20cm =
	40cm + 40cm = 	20cm + 30cm =
Bài 3: HS đọc đề bài – nêu cách giải và làm bài
	Tóm tắt	bài giải
Lan hái được: 20 bông hoa	cả 2 bạn hái được
Mai hái được: 10 bông hoa	20 + 10 = 30 ( bông hoa) 
Cả 2 bạn hái được:Bông hoa	Đáp số: 30 bông hoa.
Bài 4: Nối ( theo mẫu)
20 + 20
70
10 + 60
40 + 40 
80
30 + 20
60 + 20
40
30 + 10
40 + 30
50
10 + 40
HS nhẩm ra đáp số rồi nối cho đúng.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân phép tính giao hoán của phép cộng các số trong phạm vi đã học
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 CÂY GỖ
I. Mục tiêu
- HS kể được tên và một số ích lợi của một số cây gỗ.
- Chỉ được rễ thân lá, hoa của cây gỗ.
- Học sinh khá giỏi so sánh được các bộ phận chính, hình dạng, kích thước ích lợi của cây rau và cây gỗ.
- Các kĩ năng sống cơ bản trong bài
- Kiên định, từ chối lời rủ rê bẻ cành, ngắt lá. 
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin về cây gỗ.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
- Thảo luận nhóm cặp. Sơ đồ tư duy, trò chơi, trình bày: 1 phút. 
II. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Khởi động giới thiệu bài:
- HS đã biết gì về cây gỗ? 
* Ví dụ: Cây bàng để lấy gỗ và làm bóng mát .
2. Kết nối: 
Hoạt động 2: Quan sát cây gỗ .
Mục tiêu:
- HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt các bộ phận chính của cây gỗ.
Cách tiến hành:
- HS ra san trường ra sân đi xung quanh trường và nêu tên các loại cây gỗ.
- HS quan sát kĩ và trả lời câu hỏi:
+ Cây gỗ này tên là gì?
+ Hãy chỉ thân lá, cây. em có nhìn thấy rễ của cây không?
+ Thân cây này có đặc điểm gì? ( cây cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm so với cây rau mà em đã học)
Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ thân, lá, hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao, cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán tỏa bóng mát.
Hoạt động 2: 
HS mở sách giáo khoa và Thảo luận về ích lợi của gỗ:
Mục tiêu: HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa vào các hình trong sách giáo khao. Biết ích lợi của việc trồng cây gỗ.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS tìm bài 24 SGK.
HS (theo cặp ) quan sát tranh đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS theo nhau trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bước 2: 
HS trả lời các câu hỏi:
+ Cây gỗ được trồng ở đâu?
+ Kể tên một số cây gỗ thường gặp ở địa phương.
+ Kể tên các đồ dùng được làm bằng gỗ.
+ Nêu các lợi ích khác của cây gỗ.
+ Một số HS trả lời các em khác bổ sung.
+ Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và làm nhiều việc khác. Cây gỗ có bộ rễ ăn sâu vào lòng đất, tán lá cao, có tác dụng giữ đất, chắn gió, toả bóng mát, vì vậy cây gỗ thường được trồng nhiều thành rừng, hoặc trồng ở những khu đô thị để có bóng mát, làm cho không khí trong lành.
 III. hoạt động ứng dụng
Về nhà cùng chia sẻ với người thân quan sát và tìm hiểu lợi ích của cây gỗ.
Thứ sáu ngày 24 tháng 02 năm 2017
 TOÁN
TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. Mục tiêu
- Bước đầu làm tính trừ số tròn chục trong phạm vi 100(đặt tính, rồi làm phép tính).
- Tập trừ nhẩm hai số tròn chục trong phạm vi 100.
- Giáo dục học sinh làm bài cẩn thận, chính xác trong việc tóm tắt và giải bài toán có lời văn.
II. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: Cho HS tính nhẩm: 10 + 20, 20 + 10
3. Tìm hiểu khám phá kiến thực mới.
3.1. Giới thiệu cách trừ các số tròn chục:
Bước 1: HS thao tác trên que tính:
- HS lấy ra 50 que tính (5 bó que tính).
 + HS nhận biết 50 có 5 chục và 0 đơn vị.
- Cách viết theo hàng dọc như sau: Viết số 5 vào cột chục, viết số 0 vào cột đơn vị.
 - HS tách ra 20 que tính nữa (2 bó).
+ HS nhận biết 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. 
- HS viết số 2 vào cột chục, viết số 0 vào cột đơn vị.
- HS như vậy ta bớt đi 20 que tính, ta còn lại 30 que tính. Viết số 3 vào cột chục, viết số 0 vào cột đơn vị.
Bước 1: HS kĩ thuật làm tính trừ.
+ Đặt tính.
Viết số: viết số 50 ở hàng trên, viết số 20 ở hàng dưới sao cho số chữ
 số hàng chục thẳng với chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị thẳng với chữ số hàng đơn vị. 
- Viết dấu trừ: Dấu cộng nằm ở giữa số hàng chục.
- Dấu gạch ngang: Dấu ngạch ngang nằm ở dưới số 2 0.
+ Tính: ( từ trái sang phải)
-
5
0
Hàng đơn vị: 0 cộng 0 bằng 0; viết 0
Hàng chục: 5 trừ 2 bằng 3 viết 3
Vậy 50 - 20 = 30
2
0
3
0
III. Hoạt động thực hành
 Bài 1: 
- HS viết thẳng hàng các phép tính cộng.
+ HS nêu cách tính rồi tính
 -
40
-
80
-
90
-
70
-
90
-
60
20
50
10
30
40
60
Bài 2: Tính nhẩm:
- HS tính nhẩm: muốn tính 50 - 30 
 + Ta nhẩm: 5 chục trừ 3 chục bằng 23 chục
 + Vậy : 50 - 30 = 20.
+ HS làm bài: 
40
-
30
=
90
-
10
=
90
-
60
=
70
-
20
=
80
-
40
=
50
-
50
=
Bài 3: Cho HS đọc đề toán, tự giải bài toán rồi chữa bài:
Tóm tắt:	bài giải
An có: 30 cái kẹo	An có tất cả là:	
An có thêm: 10 cái kẹo	30 + 10 = 40 ( cái kẹo)
An có tất cả: cái kẹo	 Đáp số: 40 cái kẹo.
Bài 4: Dấu , =?
50 – 10 20	40 – 10  40	30  50 – 20.
- HS làm bài – chữa bài.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân trừ nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100.
TIẾNG VIỆT
VẦN / uông/, / uôc/, / ương/, / ươc/ 
Sách thiết kế (trang 229), SGK (trang 118 - 119) 
Tiết 9 - 10
SINH HOẠT LỚP 
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em.
II. Hoạt động cơ bản
1. Nhận xét tuần
+ Ưu điểm:
- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra.
- Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự.
- Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt 
- Nhiều em có thành tích học tập tốt,có tinh thần phát biểu trong giờ học. 
2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được 
nhắc tên trước lớp.
- Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt 
- Các em cần tích cực tham gia phát biểu hơn nữa.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp.
3. Hoạt động vui chơi giải trí:
a. Ca múa hát.
- HS tham gia hát cá nhân: ( Bài hát em yêu thích)
- HS múa hát bài: ( Em yêu bầu trời xanh )
b. Hái hoa dân chủ: ( Bốc thăm trả lời câu hỏi)
- Trả lời đúng sẽ được thưởng ( Tràng pháo tay)
- Trả lời sai – bạn khác có quyền trả lời.
Câu hỏi: 
1. Nêu kết quả của phép tính?
	19 - 7 + 5 = ?	 
2- Tìm 2 tiếng có vần iêm, iêp, ươm, ươp, ? Ví dụ: Diêm
3. Tìm 2 tiếng có vần eng, ec, ong, oc? ví dụ “ ”
4. Tìm 2 tiếng có vần ông, ôc, ung, uc? Trông, không, ốc....
5. Tìm 2 tiếng có vần iêng, iêc, uông,?.... ví dụ: chiêng, chiếc, chuông
 + Kết thúc: Giáo viên tuyên dương các em học sinh có câu trả lời đúng
SINH HOẠT TẬP THỂ
CHỦ ĐỀ: YÊU ĐẤT NƯỚC
NỘI DUNG: SƯU TẦM TRANH ẢNH ĐẸP 
VỀ CẢNH QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
I. YÊU CẦU:
- HS hiểu và biết sưu tầm tranh ảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Qua bức tranh đó HS cảm nhận được cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Rèn HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
II. CHUẨN BỊ: GV chuẩn bị các bức tranh ảnh có cảnh đẹp về qê hương đất nước, bút chì màu, giấy
 III. NỘI DUNG SINH HOẠT: 
1. Giáo viên: Nêu mục đích, yêu cầu nội dung buổi sinh hoạt.
2. GV giới thiệu các bức ảnh đẹp nói về cảnh đẹp quê hương đất nước.
3. HS quan sát thảo luận về mỗi bức tranh.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Mỗi nhóm tự trao đổi thảo luận về những bức tranh sưu tầm được.
- Đại diện cho mỗi nhóm lên trình bày bức tranh của nhóm mình, nói về cái hay, cái đẹp của bức tranh đó. Cả lớp chú ý nghe và bổ sung.
4. GV cùng HS đánh giá nhận xét cho điểm thi đua giữa các tổ.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
- GV củng cố nhận xét về cảnh đẹp của các bức tranh của các em đã sưu tầm.
- GV cho HS nhắc lại nội dung chính của tiết sinh hoạt.
-----------ó ó ó-------------
BÀI 24: THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. Mục tiêu 
- HS biết cách thực hiện 6 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác điều hoà của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách điểm số đúng hàng dọc theo tổ và lớp.
HS lớp B thực hiện theo 6 động tác của bài thể dục phát triển chung chưa cần theo thứ tự từng động tác của bài.
- Giáo dục HS có ý thức luyện tập. 
2. Địa điểm phương tiện 
Sân trường sạch sẽ,1 còi, một số quả cầu trinh cho đủ. 
3. Nội dung và phương pháp 
A. Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học: 2 - 3 phút. 
* HS đứng tại chỗ vỗ tay hát 1 -2 phút.
- Soay khớp cổ tay và ngón tay 5 – 10 vòng mỗi chiều.
- Soay khớp cẳng tay và cỏ tay 5 – 10 vòng mỗi chiều. 
- Soay cánh tay 5 vòng mỗi chiều. 
Soay đầu gối 5 vòng mỗi chiều.
- Giậm chận tại chỗ: 1 – 2, 1 -2: 1 phút
* Trò chơi “Diệt các con vật có hại”: 1 phút
B. phần cơ bản 
 Ôn bài thể dục: 2 – 3 lần, Mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- Lần 1 GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp. GV nhận xét uốn nắn động tác sai.
- Lần 2: GV chỉ hô nhịp.
- Lần 3: Có thể cho HS tập theo hình thức tổ, nên trình diễn dưới sự điều khiển của GV.
* Ôn tập hợp hàng dọc. Dóng hàng, Điểm số. Các tổ lần lượt tập: Đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn thàng2 – 3 phút
- Tâng cầu: 2 – 12 phút.
- GV giới thiệu quả cầu, sau đó vừa làm mẫu, vừa giải thích cách chơi. tiếp theo cho HS dãn cách cự ly 1 -2 m để HS tập luyện. HS tập theo đội hình vòng tròn. Trước khi kết thúc cho HS thi ai tâng cầu được nhiều nhất, theo lệnh của GV.
3. Phần kết thúc:
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30 – 40 m.
- Đi thường theo vòng trong và hít thở sâu: 1 phút
- Ôn 2 động tác vươn thở và điều hoà của bài thể dục, mỗi động tác 1 x 8 nhịp.
- GV nhận xét giờ học. Giao bài về nhà 1 -2 phút.
CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
 Tiết 1 
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Kẻ được hình chữ nhật.
- Cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình chữ nhật bằng giấy màu dán trên tờ giấy trắng kẻ ô
- Giấy màu kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán
III. Hoạt động thực hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: HD quan sát và nhận xét
- GV treo hình mẫu lên bảng
- Hướng dẫn HS quan sát: 
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh? (4 cạnh)
+ Độ dài các cạnh như thế nào?
- Kết luận: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
* HĐ2: Hướng dẫn mẫu
- GV hướng dẫn cách kẻ HCN:
+ GV ghim tờ giấy có kẻ ô lên bảng
+ Hướng dẫn: Lấy các điểm A,B,C,D. Kẻ từ A sang B 7 ô ta được cạnh AB. Kẻ từ A-D 5 ô ta được cạnh ngắn AD...(hình1)
*HĐ3: Hướng dãn cắt, dán
- HS cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được HCN
- GV thao tác mẫu lại từng bước
- HS thực hành kẻ cắt HCN
Tiết 2: Thực hành 
* HĐ1: Quan sát, hướng dẫn mẫu
- GV cài quy trình vào bảng lớp
- GV hướng dẫn từng thao tác
- Nhắc HS phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước để dán chính xác, cân đối
* HĐ2: Trưng bày sản phẩm
- GV cài 3 tờ bìa lớn vào bảng
- GV ghi thứ tự từng tổ
- Từng tổ cài sản phẩm
- GV nhận xét, đánh giá
* HĐ3: Thi cắt, dán hình chữ nhật
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy mẫu cỡ lớn (có kẻ ô lớn)
- Nêu yêu cầu
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân cắt dán hình chữ nhật
- 2HS lên bảng kẻ
- HS đặt dụng cụ trên bàn
- Quan sát, nêu nhận xét
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
 A B
 C D
- 2 HS nhắc lại
- HS thực hành theo cô trên giấy kẻ ô, giấy màu
- Theo dõi, nhắc lại quy trình
- HS thực hành kẻ, cắt hình trên giấy màu
- Dán sản phẩm vào vở thủ công
- Từng tổ lên cài sản phẩm
- Lớp xem sản phẩm đúng, đẹp, nêu nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_24_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_t.doc