TOÁN
CÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
- Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 - 50.
- Biết đếm và nhận ra thứ tự các số từ 20 - 50.
- Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi làm bài.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm: Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
3. Tìm hiểu khám phá kiến thực mới: Các số có 2 chữ số
a. Giới thiệu: Số 20 - 30
- HS nhận biết 2 chục que tính = 20 que tính.
- Đưa thêm 3 que tính. Hỏi cô có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV giơ lần lượt 2 bó que tính rồi thêm 3 que tính nữa và nói “ hai chục và ba đọc là hai mươi ba”.
Giáo viên: Nguyễn Thị Tơ GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 - 2017 TUẦN 26 Soạn ngày 04 tháng 03 năm 2017 Thứ hai ngày 06tháng 03 năm 2017 TIẾNG VIỆT VẦN / iu/, / ưu/ Sách thiết kế (trang 248), SGK (trang 128 – 129) Tiết 1 - 2 Thứ ba ngày 07 tháng 03 năm 2017 TOÁN CÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ I. Mục tiêu - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 - 50. - Biết đếm và nhận ra thứ tự các số từ 20 - 50. - Giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi làm bài. II. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn 2. Trải nghiệm: Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 3. Tìm hiểu khám phá kiến thực mới: Các số có 2 chữ số a. Giới thiệu: Số 20 - 30 - HS nhận biết 2 chục que tính = 20 que tính. - Đưa thêm 3 que tính. Hỏi cô có tất cả bao nhiêu que tính? - GV giơ lần lượt 2 bó que tính rồi thêm 3 que tính nữa và nói “ hai chục và ba đọc là hai mươi ba”. - Hai mươi ba viết như sau Chục ĐV Số Đọc số 2 chục và 3 que rời 2 3 23 Hai mươi ba 3 chục và 6 que rời 3 6 36 Ba mươi sáu 4 chục và 2 que rời 4 2 42 Bốn mươi hai * Tương tự giới thiệu các số từ 21 - 30. * Chú ý: Các số đọc như sau: số 21 đọc là: Hai mươi mốt, số 24 đọc là: Hai mươi tư, số 25 đọc là: Hai mươi lăm. b. Giới thiệu: số 30 - 40: - HS nhận biết 3 chục que tính = 30 que tính. - Đưa thêm 6 que tính nữa. Hỏi cô có tất cả bao nhiêu que tính? - GV giơ lần lượt 3 bó que tính rồi thêm 6 que tính nữa thành 36 que tính và nói “ ba chục và sáu đọc là ba mươi sáu”. c. Giới thiệu: Số 40 – 50: - HS nhận biết 4 chục que tính = 40 que tính. - Đưa thêm 2 que tính. Hỏi cô có tất cả bao nhiêu que tính? - GV giơ lần lượt 4 bó que tính rồi thêm 2 que tính nữa và nói “ bốn chục và hai đọc là bốn mươi hai”. * Học sinh tự suy nghĩ và nhận biết các số còn lại từ 20 - 49. III. Hoạt động thực hành Bài 1: a. Viết số: Hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba, hai mươi tư hai mươi lăm, hai mươi sáu, hai mươi bảy, hai mươi tám, hai mươi chín. - GV đọc và viết mẫu số: 21 đọc là hai mươi mốt, số 24 đọc là hai mươi tư, số 25 đọc là hai mươi lăm. - HS đọc và viết các số còn lại b. Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số: 19 21 26 - HS đọc và điền số cho đúng theo thứ tự. Bài 2: Viết số Ba mươi, ba mươi mốt, ba mươi hai, ba mươi ba, ba mươi tư, ba mươi lăm, ba mươi sáu, ba mươi bảy, ba mươi tám, ba mươi chín. * chú ý: số 33 đọc là: ba mươi ba, số 34 đọc là: ba mươi tư, số 35 đọc là: ba mươi lăm. - HS đọc và viết số theo thứ tự. Bài 3: Viết số rồi đọc các số đó Bốn mươi, bốn mươi mốt, bốn mươi hai, bốn mươi ba, bốn mươi tư, bốn mươi lăm, bốn mươi sáu, bốn mươi bảy, bốn mươi tám, bốn mươi chín. - HS tự đọc và viết số. * Lưu ý số 41 đọc là bốn mươi mốt, 44 đọc là bốn mươi tư, 45 đọc là bốn mươi lăm. Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống 24 26 30 36 35 38 42 46 40 45 50 - HS đọc và điền số vào ô trống III. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ với người thân nhận biết các số có hai chữa số TIẾNG VIỆT VẦN / iêu/, / ươu/ Sách thiết kế (trang 251), SGK (trang 130 – 131 Tiết 3 - 4 Thứ tư ngày 08 tháng 03 năm 2017 TOÁN CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiếp theo) I. Mục tiêu - Nhận biết số lượng, đọc viết các số từ 50 - 69. - Biết đếm và nhận ra thứ tự các số từ 50 - 69. - Giáo dục HS cẩn thận trong khi làm bài. II. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn 2. Trải nghiệm: Số 49 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 3. Tìm hiểu khám phá kiến thực mới: Các số có 2 chữ số a. Giới thiệu các số từ 50 - 60. - HS nhận biết 5 chục que tính = 50 que tính. - GV đưa thêm 4 que tính nữa. Hỏi cô có tất cả bao nhiêu que tính? - GV giơ lần lượt 5 bó que tính rồi 4 que tính nữa là 54 que tính và nói “ năm chục và bốn đọc là năm mươi tư”. - HS nhắc lại: lăm mươi tư. - GV nói “ năm mươi tư viết như sau”: Chục ĐV Số Đọc số 5 chục và 4 que rời 5 4 54 Năm mươi tư 6 chục và 1 que rời 6 1 61 Sáu mươi mốt 6 chục và 8 que rời 6 8 68 Sáu mươi tám * Tương tự giới thiệu các số từ 51 - 59. * Chú ý: Các số đọc như sau: số 51 đọc là: Năm mươi mốt, số 54 đọc là: năm mươi tư, số 55 đọc là: năm mươi lăm. b. Giới thiệu: 61 - 69 - HS nhận biết 6 chục que tính = 60 que tính. - GV đưa thêm 1 que tính. Hỏi cô có tất cả bao nhiêu que tính? - GV giơ lần lượt 6 bó que tính rồi thêm 1 que tính nữa là 61 que tính và nói “ Sáu chục và một đọc là sáu mươi mốt”. - HS nhắc lại: Sáu mươi mốt. - GV nói “ Sáu mươi mốt viết như ở bảng kẻ ở trên”: 3.2. Thực hành - Bài 1: Viết số: Năm mươi, năm mươi mốt, năm mươi hai, năm mươi ba, năm mươi tư, năm mươi lăm, năm mươi sáu, năm mươi bảy, năm mươi tám, năm mươi chín. - HS đọc và viết số theo thứ tự. Bài 2: Viết số rồi đọc các số đó Sáu mươi, sáu mươi mốt, sáu mươi hai, sáu mươi ba, sáu mươi tư, sáu mươi lăm, sáu mươi sáu, sáu mươi bảy, sáu mươi tám, sáu mươi chín, bảy mươi. - HS đọc và viết số theo thứ tự. Bài 3: viết số thích hợp vào ô trống: 30 33 38 41 45 52 57 60 69 HS lên làm bài - chữa bài. Học sinh nhận ra thứ tự các số từ 30 - 69. Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S: a. Ba mươi sáu viết là 306 £S Ba mươi sáu viết là 36. £Đ b. 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị. £Đ 54 gồm 5 và 4 £S - HS làm bài - chữa bài: III. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ với người thân nhận biết các số có hai chữa số TIẾNG VIỆT VẦN / oam/, / oap/ , / oăm/ / oăp/ / uyn/ / uyp/ Sách thiết kế (trang 254), SGK (trang 132 – 133) Tiết 5 - 6 Thứ năm ngày 09 tháng 03 năm 2017 TIẾNG VIỆT VẦN / oăng/, / oăc/ , / uâng/ / uâc/ Hoàn thành viết chữ hoa Sách thiết kế (trang 257), SGK (trang 134 – 135) Tiết 7- 8 TOÁN CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( tiếp theo) I. Mục tiêu - Nhận biết số lượng, đọc viết các số từ 70 - 99 - Biết đếm và nhận ra thứ tự các số từ 70 - 99. - Giáo dục HS làm bài cẩn thận trong khi làm bài. II. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn 2. Trải nghiệm: Đọc, viết số 69 3. Tìm hiểu khám phá kiến thực mới: Các số có 2 chữ số a. Giới thiệu: Số 72 và các số từ 70 - 99. - GV Đưa ra 7 chục que tính cho HS nhận biết 7 chục = 70. - GV đưa thêm 2 que tính. Hỏi cô có tất cả bao nhiêu que tính? - GV giơ lần lượt 7 bó que tính thêm 2 que tính nữa là 72 que tính và nói “ bảy chục và hai là bảy mươi hai” - HS nhắc lại: bảy mươi hai - GV nói “ bảy mươi hai”: Chục ĐV Số Đọc số 7 chục và 2 que rời 7 2 72 Bảy mươi hai 8 chục và 4 que rời 8 4 84 Tám mươi tư 9 chục và 5 que rời 9 5 95 Chín mươi năm * Tương tự giới thiệu các số từ 71 - 79. * Chú ý: Các số đọc như sau: số 71 đọc là: bảy mươi mốt, số 74 đọc là: bảy mươi tư, số 75 đọc là: bảy mươi lăm. b. Giới thiệu: số 84 và từ số 81 - 89 - GV Đưa ra 8 chục que tính cho HS nhận biết 8 chục = 80. - GV đưa thêm 4 que tính. Hỏi cô có tất cả bao nhiêu que tính? - GV giơ lần lượt 8 bó que tính rồi thêm 4 que tính nữa là 84 que tính và nói “ tám chục và bốn là tám mươi tư”. - HS nhắc lại: Tám mươi tư. - GV nói “ tám mươi tư viết như ở bảng kẻ trên”: c. Giới thiệu: số 91 và các số từ 91 - 99 tương tự phần trên: 3.2. Thực hành - Bài 1: Viết số Bảy mươi, bảy mươi mốt, bảy mươi hai, bảy mươi ba, bảy mươi tư, bảy mươi lăm, bảy mươi sáu, bảy mươi bảy, bảy mươi tám, bảy mươi chín. - HS đọc và viết số theo thứ tự: Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó: 80 90 90 97 99 - HS viết số và đọc theo thứ tự từ trái qua phải. Bài 3: Viết theo mẫu - Số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị. - Số 95 gồm chục và đơn vị - Số 83 gồm chục và đơn vị - Số 90 gồm chục và đơn vị HS lên làm bài - đọc to rõ ràng - chữa bài. Bài 4: Trong hình có bao nhiêu cái bát?. Trong số có mấy chục và mấy đơn vị?. ( có 33 cái bát, trong đó số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị, nhưng số 3 ở bên trái chỉ 3 chục hay 30, chữ số bên phải chỉ 3 hay 3 đơn vị) HS đọc yêu cầu của bài làm bài - chữa bài. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ với người thân nhận biết và đọc các số có hai chữ số. TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI CON GÀ I. Mục tiêu - Học xong bài này HS nêu ích lợi của con gà, chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật. - Học sinh khá giỏi phân biệt được con gà mái, con gà trống về tiếng kêu, về hình dáng Các kĩ năng sống cơ bản trong bài - Kĩ năng ra quyết định: ăn thịt trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn thịt gà. - Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. Các phương pháp, kĩ thuật dạy và học Trò chơi - hỏi đáp - quan sát và thảo luận nhóm. Tự nói với bản thân II. Hoạt động cơ bản: 1. Khám phá: Khởi động giới thiệu bài: - GV nói tên con gà và nơi sống của con gà mà em biết. - GV hỏi các em có nuôi nhiều gà không? + HS nói tên các loại gà nhà em có. - GV giới thiệu bài học: 2. Kết nối: Hoạt động 1: HS làm việc với sách giáo khoa . * Mục tiêu: HS nhận biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh ở sách giáo khoa. Các bộ phanạ ở bên ngoài của con gà. Phân biệt gà trống, gà mái, gà con. ăn thịt gà, trứng gà có lợi cho sức khoẻ. * Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm bài 26 SGK: + HS quan sát tranh, đọc câu hỏi, trả lời câu hỏi SGK + HS thay nhau hỏi và trả lời câu hỏi SGK. Bước 2: GV yêu cầu HS thảo kuận các câu hỏi sau: + Mô tả con gà hình thứ nhất: đó là gà trống hay là gà mái. + Mô tả con gà trong hình thứ 2: + Mô tả gà con ở trang 55 SGK. + Gà trống, gà mái và gà con giống nhau, khác nhau ở những điểm nào? + Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì. + Gà di chuyển như thế nào, nó có bay được không? nuôi gà để làm gì? + ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì? Kết luận: Trong trang 54 SGK hình trên là gà trống, hình dưới là gà mái, con gà nào cùng có đầu, cổ, mình, đuôi, 2 chân, 2 cánh, toàn thân gà có lông che phủ, đầu gà nhỏ có mào, mỏ gà nhọn, ngắn và cứng, chân gà có móng sắc. gà dùng mỏ để mổ thức ăn, móng sắc để đào đất, gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở khích thước, màu lông, và tiếng kêu. + Thịt gà, trứng gà cung cấp nhiều chất đạm, và tốt cho sức khoẻ. Kết thúc bài: HS chơi: _ Đóng vai con gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng. _ Đóng vai con gà mái cục tác và đẻ trứn ... ôn vần ưa, ua, tìm được các tiếng có vần ưa, vần ua 3. Hiểu các từ ngữ trong bài: Bé vẽ ngựa không ra hình ngựa kiến bà không nhận ra con vật gì. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. - Bộ chữ HVTH (HS) và bộ chữ HVBD (GV) C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ: - Gọi 2 HS đọc, viết câu ứng dụng trong bài cái bống DẠY BÀI MỚI: TIẾT 1 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài: Mở đầu bài chuyện vui vẽ ngựa - GV cho HS xem tranh minh hoạ và giới thiệu:. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: a. GV đọc mẫu bài văn: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm b. HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ. Luyện tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn: bao giờ,sao, bức tranh luyện đọc câu:.. luyện đọc đoạn, bài:.. Cá nhân thi đọc cả bài. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua. HS đọc DT cả bài 1 lần. 3: Ôn các vần ưa, ua a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK - HS tìm tiếng trong bài có vần ưa - HS đọc từ: ( ngựa, trưa, đưa, ) b. GV nêu yêu cầu 2 trong SGK - HS tìm tiếng trong bài có vần ua - HS đọc từ: bùa mê, con cua, của cải, đua xe, con rùa.. TIẾT 2 3. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc theo cách phân vai - a. Tìm hiểu bài đọc + HS đọc câu chuyện. - 2 HS đọc câu văn thứ nhất - 3 HS tiếp nối nhau đọc các câu văn nối tiếp nhau: ( .) * GV đọc diễn cảm lại bài văn. * HS thi đọc diễn cảm bài văn. b. Luyện đọc phân vai + GV nêu yêu cầu của bài . - Giọng người dânc chuyện - Giọng bé: hốn nhiên ngộ nghĩnh - Giọng chị: ngạc nhiên c. Luyện nói: + GV nêu yêu cầu luyện nói của bài . 2 HS quan sát tranh minh hoạ. HS đóng vai: + Hỏi: + trả lời:.. III. CỦNG CỐ BÀI HỌC GV nhận xét tiết học, khen học sinh học tập tốt, yêu cầu một số học sinh đọc chưa tốt về nhà tự đọc lại. CÁI BỐNG A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS chép lại chính xác, trình bày đúng bài đồng dao: cái bống, tốc độ viết tối thiểu 2 chữ/ phút - Điền đúng vần anh, ach chữ ng họăc ngh vào chỗ trống? B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ và bảng nam châm C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC KIỂM TRA BÀI CŨ: - HS lênbảng làm lại bài tập 2,3. DẠY BÀI MỚI: 1. Hướng dẫn học sinh tập chép - GV viết bảng đoạn văn cần chép trong bài: cái Bống - 2 – 3 HS nhìn bảng đọc thành tiếng - GV chỉ thước cho HS đọc các tiếng dễ viết sai. - HS tự nhẩm đánh vần và viết vào bảng con. - HS tự chép vào vở - GV nhắc học sinh sau dấu chấm phải viết hoa. - HS cầm bút chì trong tay để chữa bài – HD các em gạch chân các chữ viết sai, sửa bên lề vở. c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a Điền vần: anh hay vần ach - 1 HS nêu yêu cầu của bài - 1 HS lên bảng làm mẫu: điền vần vào chỗ trống - GV cho HS làm bài tập đúng nhanh - 2 -3 HS đọc kết quả bài làm - cả lớp sửa vào VBTV b. Điền chữ ng hoặc ngh. - 1 HS nêu yêu cầu của bài - 1 HS lên bảng làm mẫu: điền vần vào chỗ trống - GV cho HS làm bài tập đúng nhanh - 2 -3 HS đọc kết quả bài làm - cả lớp sửa vào VBTV1/2 theo lời giải đúng ( nàg voi, chú nghé.) 5. củng cố bài học - Cả lớp bình chọn người viết chữ đẹp - GV biểu dương KỂ CHUYỆN CÔ BÉ TRÙM KHĂN ĐỎ A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. HS nghe GV kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Bước đầu biết đổi giọng để phân biết lời của cô bé, của sói và lời của người dẫn chuyện 2. Hiểu lời khuyên của câu chuyện: phải nhớ lời cha mẹ dặn, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà dọc đường, dễ bị kẻ xấu làm hại. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ chuyện trong SGK. - Một chiếc khăn quàng màu đỏ, một chiếc mặt nạ sói để HS tập kể một số đoạntheo cách phân vai. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. MỞ ĐẦU GV nói với HS về cách học các tiết kể chuyện trong SGK TV1/2: Tiết kể chuyện trong sách tập 2 sẽ có những yêu cầu cao hơn so với tập 1. Trong giờ kể chuyện các em nghe cô giáo kể chuyện sau đó các em nhìn tranh và những câu hỏi gợi ý dưới tranh, tập kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện 2. DẠY BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: - Các em sẽ được biết mọt câu chuyện mới có tên là: Cô bé trùm khăn đỏ. - Bây gìơ các em hãy nắng nghe cô kể lại câu chuyện này nhé: 2. GV kể chuyện GV kể chuyên 2, 3 lần với giọng diễn cảm: - Kể lần 1 để HS biết câu chuyện - Kể lần 2,3 kết hợp với từng tranh minh hoạ - giúp HS nhớ câu chuyện. Sau đây là nội dung câu chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ 1. Ngày xưa.. 2. Một hôm 3. Khăn đỏ mải chơi mãi nhớ đến. Chú ý về kĩ thuật kể: Đoạn đầu: kể khoan thai Từ đoạn sau giọng kể tăng dần căng thẳng. Đoạn kết: Đọc với giọng hồ hởi 3: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. + Tranh 1: GV nêu yêu cầu HS xem tranh 1 để đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi: - Tranh 1 vẽ cảnh gì?...... - Câu hỏi dưới tranh là gì? - HS tiếp tục đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. - HS tiếp tục kể theo các tranh 2,3,4 ( tương tự như tranh 1) + HS đọc từng đoạn nối đuôi nhau - đọc trơn toàn bài. 4. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn truyện. a. GV phân vai cho các tổ để kể chuyện. b. HS bắt đầu kể. - GV HD HS kể 5. Giúp HS hiểu ý nghĩa câu truyện - GV hỏi: + Câu chuyện này khuyên các em điều gì?... + Câu chuyện khuyên ta phải đi đến nơi về đến chốn không được la cà dọc đường. III. CỦNG CỐ BÀI HỌC - GV nhận xét tiết học, khen học sinh học tập tốt, yêu cầu một số học sinh đọc chưa tốt về nhà tự đọc và kể lại. Tiết 2: Thực hành ( ) * HĐ1: Quan sát, hướng dẫn mẫu - GV cài quy trình vào bảng lớp - GV hướng dẫn từng thao tác dựa vào hình vẽ (SGV/235) - Nhắc HS phải ướm sản phẩm vào vở thủ công trước để dán chính xác, cân đối * HĐ2: Trưng bày sản phẩm - GV cài 3 tờ bìa lớn vào bảng - GV ghi thứ tự từng tổ - Từng tổ cài sản phẩm - GV nhận xét, đánh giá * HĐ3: Thi cắt, dán hình vuông - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy mẫu cỡ lớn (có kẻ ô lớn) - Nêu yêu cầu - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm - Chấm 5 sản phẩm làm nhanh CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG Tiết 1 I. Mục tiêu Giúp HS : - Kẻ, cắt, dán được hình vuông. - Cắt, dán được hình vuông theo 2 cách. II. Đồ dùng dạy học : - Hình vuông bằng giấy màu dán trên tờ giấy trắng kẻ ô - Giấy màu kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán... III. Hoạt động cơ bản Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *HĐ1: HD quan sát và nhận xét - GV treo hình mẫu lên bảng lớp - Hướng dẫn HS quan sát: + Hình vuông có mấy cạnh? (4 cạnh) + Độ dài các cạnh như thế nào? Gợi ý: So sánh hình vuông và hình chữ nhật, mỗi cạnh có mấy ô? - GV nêu kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau * HĐ2: Hướng dẫn mẫu - GV hướng dẫn cách kẻ hình vuông: + GV ghim tờ giấy có kẻ ô lên bảng + Hướng dẫn: Muốn vẽ hình vuông có cạnh là 7 ô ta làm như thế nào? + Gợi ý: Từ điểm A đếm xuống 7 ô ta được điểm D, đếm sang phải 7 ô ta được điểm B + GV hỏi: Làm thế nào ta xác định được điểm C để có hình vuông ABCD? - GV hướng dẫn HS cắt rời hình vuông và dán: Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA *HĐ3: Hướng dãn kẻ, cắt, dán hình vuông đơn giản - GV hướng dẫn HS cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình vuông - GV thao tác mẫu lại từng bước - HS thực hành kẻ, cắt hình vuông - 2HS lên bảng kẻ hình chữ nhật, nêu quy trình cắt - HS đặt dụng cụ trên bàn - Quan sát, nêu nhận xét - Trả lời câu hỏi - So sánh Lắng nghe A B C D - Trả lời câu hỏi - HS chú ý theo dõi - HS thực hành theo cô trên giấy kẻ ô, giấy màu ĐẠO ĐỨC CẢM ƠN VÀ XIN LỖI Tiết 2 I. Mục tiêu - Học sinh biết khi nào cần nói cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi. - Bước đầu biết được ý nghĩ của câu cảm ơn, xin lỗi. - Biết nói cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp. - Giáo dục học sinh có tính mạnh dạn trong học tập. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài Kĩ năng giao tiếp, ứng sử với mọi người, biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể. Phương pháp, kĩ thuật dạy học Phương pháp trò chơi, thảo luận nhóm, đóng vai, xử lí tình huống. kĩ thuật: động não. Phương tiện dạy học - Vở bài tập đạo đức - Đồ dùng để đóng vai ( hoạt động 2 tiết1). + các nhuỵ và cánh hoa cắt bằng giấy màu có ghi sẵn các tính huống để chơi trò chơi: “ ghép hoa” III. Hoạt động cơ bản 1. Khám phá: - Nêu câu hỏi động não. + Đã khi nào em nói “ cảm ơn” hoặc “ xin lỗi” ai chưa? em đã nói lời “ cảm ơn” hoặc “xin lỗi” đó trong hoàn cảnh nào? + Đã khi nào em nhận được lời “ cảm ơn” hoặc “ xin lỗi” từ người khác chưa? em đã nhận được lời “cảm ơn, hoặc “ xin lỗi ” trong hoàn cảnh nào? - HS nêu ý kiến. - GV dẫn dắt vào bài: “ cảm ơn” và “ xin lỗi” là 2 từ chúng ta cần nói khi được người khác giúp đỡ, khi ta làm phiền hoặc có lỗi với người khác, bài học hôm nay chúng ta cần tìm hiểu xem khi nào thì cần nói “ cảm ơn” và “ xin lỗi”. Và vì sao cần phải nói lời “ cảm ơn” hoặc “ xin lỗi”. 2. Kết nối: Hoạt động 1: thảo luận nhóm, làm bài tập 1. Mục tiêu: HS biết được khi nào cần nói “ cảm ơn” hoặc “ xin lỗi”. Vì sao cần nói lời “ cảm ơn” hoặc “ xin lỗi”. Cách tiến hành: 1. GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và trả lời câu hỏi: các bạn trong mỗi tranh đang làm gì? vì sao các bạn làm như vậy. 2. HS thảo luận theo nhóm đôi. 3. GV yêu cầu đại diện 1 số nhóm lên trình bày. 4. Lớp nhận xét, bổ sung. 5. Kết luận: - Tranh 1 bạn nhỏ cảm ơn khi được tặng quà. - Tranh 2: Bạn nhỏ xin lỗi cô giáo khi đi học muộn. - Thực hành luyện tập: Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng “ cảm ơn” hoặc “ xin lỗi” trong 1 số tình huống cụ thể. Cách tiến hành: - Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm đóng vai 1tình huống.Trong bài tập 2. 1. HS quan sát tranh, thảo luận xử lí cách tình huống, cách thể hiện khi đóng vai. 2. HS thảo kuận khi đóng vai. 3. Các nhóm lên đóng vai. 4. Thảo luận nhận xét sau mỗi nhóm đóng vai. Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn trong phần đóng vai. Vì sao bạn nói như vậy trong tình huống đó? Em cảm thấy thế nào khi người khác cảm ơn. Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi? 5. Chốt lại cách ứng xử tốt trong mỗi tình huống và kết luận: - Cần nói lời cảm ơn khi được khi được người khác quan tâm giúp đỡ. - Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác. III. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ với người thân tập các tình huống xin lỗi và cảm ơn.
Tài liệu đính kèm: