Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

 TOÁN

BÀI: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

- Khắc sâu, củng cố cho học sinh nhận biết số lượng, thứ tự trong phạm vi 5

- Có kỹ năng đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5 thành thạo.

- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.

II. Hoạt động cơ bản

 1. Tạo hướng thú:

 2 Trải nghiệm: Đưa các hình chú thỏ có mang số 1,2,3,4,5 không theo thứ tự, tổ chức cho các em thi đua theo tổ lên xếp thật nhanh theo thứ tự từ 1 - 5 và từ 5 - 1.

III. Hoạt động thực hành:

Bài 1: Điền số.

- Bài yêu cầu gì?

+ Học sinh trả lời điền số.

+ Học sinh đếm số hình có trong mỗi bài, đọc lên rồi điền vào vở.

+ Học sinh sửa bài, lớp nhận xét.

- Giáo viên chốt lại.

 

doc 26 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ TƠ 
 GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 - 2017
TUẦN 3 
Ngày soạn ngày 10 tháng 09 năm 2016
Thứ hai ngày 12 tháng 09 năm 2016
TIẾNG VIỆT
TIẾNG CÓ MỘT PHẦN KHÁC NHAU 
(Tiết 1-2)
Sách thiết kế (trang 114), SGK (trang16 - 17)
Thứ ba ngày 13 tháng 09 năm 2016
TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬP 
Tiết 3 - 4
ÂM ( PHỤ ÂM – NGUYÊN ÂM)
Sách thiết kế (trang 119), SGK (trang18)
 TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Khắc sâu, củng cố cho học sinh nhận biết số lượng, thứ tự trong phạm vi 5
- Có kỹ năng đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5 thành thạo.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động cơ bản
 1. Tạo hướng thú: 
 2 Trải nghiệm: Đưa các hình chú thỏ có mang số 1,2,3,4,5 không theo thứ tự, tổ chức cho các em thi đua theo tổ lên xếp thật nhanh theo thứ tự từ 1 - 5 và từ 5 - 1.
III. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Điền số.
- Bài yêu cầu gì? 
+ Học sinh trả lời điền số.
+ Học sinh đếm số hình có trong mỗi bài, đọc lên rồi điền vào vở.
+ Học sinh sửa bài, lớp nhận xét.
- Giáo viên chốt lại.
Bài 2: Số
- Bài yêu cầu gì? (Điền số)
+ Học sinh đếm số chấm tròn có trong ô vuông, điền số
+ Đếm số chấm tròn có tất cả rồi điền vào ô vuông màu xám ở giữa.
+ Một học sinh lên sửa bài trên bảng - lớp nhận xét.
- Giáo viên chốt lại.
Bài 3: Số
- Bài yêu cầu gì? (Điền số theo thứ tự).
+ Học sinh tập đếm lại theo thứ tự 1,2,3,4,5 và 5,4, 3,2,1: Cá nhân, nhóm
+ Học sinh điền vào vở.
- Học sinh đổi vở cho bạn để sửa bài - lớp nhận xét, 
- Giáo viên chốt lại.
Bài 4: Vết số.
- Bài yêu cầu gì? (Viết số vào dòng kẻ).
+ Học sinh viết cẩn thận đúng dòng ly.
- Giáo viên chốt lại.
 IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân nhận biết số lượng, đếm số từ 1 đến 5
Thứ tư ngày 14 tháng 09 năm 2016
TOÁN
 BÉ HƠN - DẤU <
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ "bé hơn", Dấu < khi so sánh các số.
- Rèn học sinh có kỹ năng sử dụng từ bé hơn và dấu < để so sánh các số.
- Thực hành so sánh các số từ 1 - 5 theo quan hệ bé hơn.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú: 
 2 Trải nghiệm: 
 - Giáo viên đưa que tính - HS viết số tương ứng vào bảng con - đọc lên.
+ Học sinh viết các số vào bảng con từ 1 - 5 và 5 - 1 giơ lên, đọc: Cá nhân - nhóm - lớp.
III. Hoạt động thực hành:
a. Nhận biết quan hệ bé hơn
- Cho HS quan sát tranh vẽ, nhận biết số lượng 2 nhóm ô tô và so sánh.
- Giáo viên hỏi bên trái có mấy ô tô? (1 ô tô).
- Bên phải có mấy ô tô? (2 ô tô.)
- 1 ô tô như thế nào với 2 ô tô? (1 ô tô ít hơn 2 ô tô) - Học sinh nhắc lại.
- Cho HS quan sát tranh vẽ, nhận biết số lượng 2 nhóm hình vuông và so sánh.
- Giáo viên hỏi bên trái có mấy hình vuông? (1 hình vuông).
- Bên phải có mấy hình vuông? (2 hình vuông).
- 1 hình vuông như thế nào với 2 hình vuông (1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông).
+ Học sinh nhắc lại.
- Giáo viên giới thiệu:
- Ta có 1 ô tôt ít hơn 2 ô tô, 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.
- Ta nói 1 bé hơn 2.
- Ta viết: 1 < 2, dấu < đọc là " Bé hơn."
- Giáo viên chỉ 1 < 2, đọc 1 bé hơn 2.
+ Học sinh đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
* Tư tượng tự giới thiệu: 2 < 3
 - Giới thiệu và cho học sinh đọc:
1 < 3	3 < 4
2 < 5	4 < 5
Học sinh đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- Lưu ý: Dấu < viết giữa 2 số, bao gìơ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé.
b. Thực hành:
Bài 1: Viết dấu <.
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết: Một nét xiên trái nối liền 1 nét xiên phải.
+ Học sinh viết chân không, bảng con, vào sách.
Bài 2: Viết theo mẫu:
Bên trái có mấy chấm tròn, bên phải? 1 chấm tròn như thế nào với 3 chấm tròn?
+ 1 < 3 học sinh viết vào vở.
+ Học sinh sửa bài - lớp nhận xét.
Bài 3: Viết dấu < vào ô trống.
+ Học sinh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài 4: Nối ô trống với số thích hợp.
+ Học sinh lần lượt thế số cho thích hợp rồi mới nối.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân tập nhận biết số lớn hơn, số bé hơn và nhận biết dấu bé hơn.
TIẾNG VIỆT
PHÂN BIỆT PHỤ ÂM – NGUYÊN ÂM 
(Tiết 5 - 6) 
Sách thiết kế (trang 125), SGK (trang19)
 Thứ năm ngày 15 tháng 09 năm 2016
TIẾNG VIỆT
PHÂN BIỆT PHỤ ÂM – NGUYÊN ÂM 
Tiết 7 - 8
Sách thiết kế ( trang 125) SGK (19 – 21)
TOÁN
 LỚN HƠN. DẤU >
Mục tiêu
- Giúp học sinh bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ "bé hơn",
dấu > khi so sánh các số.
- Rèn học sinh có kỹ năng sử dụng từ bé hơn và dấu > để so sánh các số
- Thực hành so sánh các số từ 1 - 5 theo quan hệ bé hơn.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú: 
 2 Trải nghiệm: 
 Giáo viên cho học sinh làm trên phiếu điền dấu < trong phạm vi 5.
+ Học sinh thực hành trên phiếu.
III. Hoạt động thực hành:
3. Bài mới: Lớn hơn, dấu >
a. Nhận biết quan hệ lớn hơn
* Con bướm:
- Bên trái có mấy con bướm?
+ Có 2 con bướm.
- Bên phải có mấy con bướm?
+ Có 1 con bướm.
- 2 con bướm như thế nào so với 1 con bướm?
+ 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm:
+ Học sinh nhắc lại
* Hình tròn:
- Giáo viên hỏi bên trái có mấy hình tròn? 
+ 2 hình tròn:
- Bên trái có mấy hình tròn? 
+ 2 hình tròn.
- Bên phải có mấy hình tròn?
+ Bên phải có 1 hình tròn
- 2 hình tròn như thế nào với 1 hình tròn?
+ 2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn, học sinh nhắc lại.
Giáo viên giới thiệu: Ta có 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm, 2 hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn.
* Ta nói 2 lớn hơn 1.
- Ta viết 2 > 1, dấu > đọc là "lớn hơn".
- Giáo viên chỉ 2 > 1, 2 lớn hơn 1.
 * Tương tự giới thiệu 3 > 2.
+ Đọc: Cá nhân - lớp - nhóm.
* Giới thiệu và cho học sinh đọc:
	3 > 2	4 > 3
	5 > 2	5 > 4
+ Đọc: Cá nhân - lớp - nhóm
- Lưu ý: Dấu > viết giữa 2 số, bao gìơ đầu lớn cũng chỉ vào số lớn
b. Thực hành:
Bài 1: Viết dấu >
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết: Một nét xiên phải nối liền 1 nét xiên trái.
+ Học sinh viết chân không, bảng con, vào sách
Bài 2: Viết theo mẫu:
Bên trái có mấy ô vuông, bên phải có mấy ô vuông? 4 ô vuông như thế nào với 3 ô vuông?
+ 4 > 3 học sinh viết vào vở.
+ Học sinh sửa bài - lớp nhận xét.
Bài 3: Viết dấu > vào ô trống
+ Học sinh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bài 4: Nối ô trống với số thích hợp.
+ Học sinh lần lượt thế số cho thích hợp rồi mới nối.
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ cùng người thân nhận biết số lớn hơn và dấu lớn hơn
.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
 NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
I, Mục tiêu
Sau bài học học sinh có thể: 
- Nhận xét mô tả được nét chính của các vật xung quanh.
- Hiểu được: Mắt, mũi, tai, tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh.
- Nêu được vi dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các bộ phận của cơ thể.
II. Kĩ nắng sống được giáo dục trong bài
Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét về các giác quan về của mình, mắt, mũi, tay, lưỡi, da
- Kĩ năng giao tiếp: Biết sự thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
- Phát triển kĩ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm 
III, Hoạt động cơ bản
1. Trải nghiệm
2. Tạo hứng thú
Hướng dẫn trò chơi: Đoán vật
IV. Hoạt động thực hành
* Hoạt động 1: Quan sát vật thật. 
- Mục đích: Học sinh mô tả được 1 số vật thật xung quanh.
- Cách tiến hành: 
 - Thực hiện hoạt động:
+ Học sinh lên trình bày.
+ Lớp nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục đich: Biết được các giác quan và vai trò của nó trong việc nhận ra thế giới xung quanh.
- Cách tiến hành::
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để thảo luận nhóm.
+ HS làm việc theo nhóm 2 HS.
- Bạn nhận ra màu sắc của vật bằng gì?
- Bạn nhận ra mùi vị của vật bằng gì?
Bạn nhận ra tiếng của các con vật bằng bộ phận gì.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
Bước 3: Giáo viên nêu yêu cầu.
+ HS làm việc theo nhóm.
* Nhóm 1: Điều gì xảy ra nếu mắt ta bị bỏng?
* Nhóm 2: Điều gì xảy ra nếu tay của ta không còn cảm giác.
+ Nhóm xung phong lên trình bày.
+ Nhóm xung phong lên trình bày.
Bước 4: Giáo viên thu kết quả thảo luận. 
Kết luận: Giáo viên chốt lại.
VI. Hoạt động ứng dụng
- Trò chơi: Đoán vật.
- Mục đích: Nhận biết đúng vật xung quanh.
- Tiến hành: Che mắt học sinh, cho các em ngửi, sờ...các vật và tự đoán, ai đoán đúng các vât sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên lưu ý học sinh không nên sử dụng giác quan một cách tuỳ tiện, để mất an toàn: Sờ vào các vật nóng, sắc nhọn...không nên ngửi, nếm các vật cay như ớt, hạt tiêu...
Nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 16 tháng 09 năm 2016
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Khắc sâu, củng cố cho học sinh khái niệm, cách sử dụng các dấu , khi so sánh 2 số.
- Rèn học sinh có kỹ năng sử dụng từ lớn hơn và dấu >, bé hơn, dấu< để so sánh các số.
- Thực hành so sánh các số từ 1 - 5 theo quan hệ bé hơn, lớn hơn.
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú: 
 2 Trải nghiệm: 
 GV cho học sinh làm trên phiếu điền dấu trong phạm vi 5.
+ Học sinh thực hành trên phiếu.
III. Hoạt động thực hành:
a. Bài 1: Điền dấu >, dấu bé
- Bài yêu cầu gì?
+ HS: Điền dấu >, dấu <.
- Giáo viên cho HS thi đua lên điền nhanh dấu >, dấu < giữa 3 tổ: 3 như thế nào với 4? ( 3 bé hơn 4), 5 như thế nào với 4 ( 5 lớn hơn 4).
+ HS: chơi tiếp sức điền vào phiếu.
+ Lớp nhận xét.
+ HS làm vào vở.
 - GV chốt lại.
 Bài 2: Viết theo mẫu.
Bài yêu cầu gì?
+ HS: Viết theo mẫu.
+ Viết cho cả dấu > và dấu < theo 2 chiều.
+ HS sửa bài - lớp nhận xét.
- GV chốt lại.
Bài 3: Nối ô trống với số thích hợp
Bài yêu cầu gì?
+ Học sinh nối ô trống với số thích hợp.
+ HS lần lượt thế số vào ô trống sao cho phù hợp với yêu cầu của bài rồi mới nối.
+ HS sửa bài trên bảng - lớp nhận xét.
GV chốt lại
* Trò chơi củng cố.
- GV phát cho các tổ, các con số và các dấu >, dấu < sau hiệu lệnh, 3 bạn học sinh đại diện của mỗi tổ sẽ thật nhanh chọn cho mình các con số và dấu thích hợp đứng thành hàng ngang, tổ nào thực hiện nhanh và đúng sẽ thắng.
- GV nhận xét cuộc chơi.
IV. Hoạ ... c em.
HS đọc từ tiếng ứng dụng: Nhóm, các nhân, cả lớp.
Đọc câu ứng dụng: 
+ HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ câu ứng dụng: bé có vở vẽ. 
GV nêu nhận xét chung – HS đọc câu ứng dụng cá nhân, cả lớp.
GV đọc mẫu câu ứng dụng: 2 – 3 em HS
+ HS đọc câu ứng dụng.
b. Luyện viết
+ HS viết ô, ơ, cô, cờ trong vở tập viết
GV chỉnh sửa tư thế ngồi cho HS.
c. Luyện nói:
 + HS đọc tên bài luyện nói: bờ hồ
* Câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh em thấy gì? 
+ Cảnh trong tranh nói về mùa nảo? tại sao em biết?
+ Bờ hồ trong tranh được dùng vào việc gì? ( làm nơi nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ làm việc)
+ Chỗ em có hồ không? bờ hồ dùng vào việc gì?.
Trò chơi:
+ HS thi đua tìm tiếng mới có âm ô và âm ơ vừa học.
III. CỦNG CỐ BÀI HỌC
GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS đọc.
HS tìm chữ vừa học trong SGK 
TIẾNG VIỆT
BÀI 12: I A
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS đọc và viết được ô, ơ, cô, cờ
- Đọc được câu ứng dụng bé có vở vẽ
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề bờ hồ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ các từ khoá cô, cờ.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng bé có vở vẽ.
- Phần luyện nói: bờ hồ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Gọi 2 – 3 HS đọc và viết o, c, bò cỏ.
Học sinh đọc từ ứng dụng bò bê có bó cỏ.
DẠY BÀI MỚI:
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: 
GV tương tự như các bước đã trinh bày ở bài trước, mục đích là rút ra được các chữ mới của bài.
Hôm nay chúng ta học các chữ và âm mới: ô, ơ . GV viết bảng: ô, ơ 
– HS đọc theo GV: ô – cô , ơ – cờ
2. Dạy chữ ghi âm
* ô ( lưu ý ô là chữ phát triển từ chữ o thêm dấu thanh) 
a. Nhận diện chữ
- GV tô lại chữ ô đã viết trên bảng và nói: Chữ ô phát triển từ chữ o thêm dẫu
 mũ.
- So sánh chữ o và chữ ô:
+ Giống nhau: Chữ o
+ Khác nhau: ô có thêm dấu mũ.
b. Phát âm và đánh vần tiếng
* Phát âm
- GV phát âm mẫu ( miệng mở hơi hẹp hơn o. môi tròn).
+ HS nhìn bảng phát âm – GV chỉnh sửa
* Đánh vần.
Vị trí của các chữ trong tiếng khoá cô ( c đứng trước ô đứng sau)
- GV viết lên bảng: ô
+ HS đọc: ô
+ HS trả lời vị trí của 2 chữ trong cô ( c đứng trước ô đứng sau)
- GV hướng dẫn đánh vần ( cờ – ô – cô) 
+ HS đánh vần theo: lớp, nhóm – bàn, cá nhân
- GV chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
c. Hướng dẫn viết chữ
- GV viết mẫu trên bảng lớp chữ ô: Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình
+ HS viết bảng con tiếng cô.
- GV lưu ý dấu mũ và vị trí
- GV HDHS viết vào bảng con tiếng cô. ( Lưu ý nết nối giữa c và ô) 
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* ơ ( Cách tiến hành tương tự)
 Lưu ý: Chữ ơ gồm 1 nét có râu. 
2. So sánh chữ ô với ơ
* Giống nhau: đều có chữ o
* khác nhau: ơ có thêm râu ở phía trên bên phải.
3. Phát âm: Mở miệng trung bình, môi không tròn.
D. Đọc tiếng ứng dụng:
+ HS đọc tiếng, cá nhân, bàn, lớp.
- GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
TIẾT 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc
+ HS đọc lại các âm ở tiết 1:
+ HS lần lượt phát âm ô, cô và ơ, cờ.
GV sửa phát âm cho các em.
HS đọc từ tiếng ứng dụng: Nhóm, các nhân, cả lớp.
Đọc câu ứng dụng: 
+ HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ câu ứng dụng: bé có vở vẽ. 
GV nêu nhận xét chung – HS đọc câu ứng dụng cá nhân, cả lớp.
GV đọc mẫu câu ứng dụng: 2 – 3 em HS
+ HS đọc câu ứng dụng.
b. Luyện viết
+ HS viết ô, ơ, cô, cờ trong vở tập viết
GV chỉnh sửa tư thế ngồi cho HS.
c. Luyện nói:
 + HS đọc tên bài luyện nói: bờ hồ
* Câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh em thấy gì? 
+ Cảnh trong tranh nói về mùa nảo? tại sao em biết?
+ Bờ hồ trong tranh được dùng vào việc gì? ( làm nơi nghỉ ngơi, vui chơi sau giờ làm việc)
+ Chỗ em có hồ không? bờ hồ dùng vào việc gì?.
Trò chơi:
+ HS thi đua tìm tiếng mới có âm ô và âm ơ vừa học.
III. CỦNG CỐ BÀI HỌC
GV chỉ bảng hoặc SGK cho HS đọc.
HS tìm chữ vừa học trong SGK 
TIẾNG VIỆT
BÀI 11: ÔN TẬP
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS đọc, viết chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: ê, v, h, o, c, ô, ơ
- Đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể hổ
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng ôn ( tr 24 SGK)
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng bé vẽ cô, bé vẽ cờ: Truyện kể: Hổ.
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Gọi 2 – 3 HS đọc và viết chữ ô, ơ các tiếng khoá cô cờ và đọc một
 số từ úng dụng bài 10
Học sinh đọc từ ứng dụng: bé có vở vẽ.
DẠY BÀI MỚI:
TIẾT 1
1. Giới thiệu bài: 
GV hỏi: Tuần qua các em đã học được những âm gì
- HS đưa ra các âm và chữ mới chưa được ôn . GV viết bảng.
 – GV gắn bảng ôn ( phóng to SGK tr 24) lên bảng để HS theo dõi xem đã đủ chưa. HS phát biểu thêm.
2. ôn tập
a. Các chữ và âm vừa học
- HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng ôn ( bảng 1).
- GV dọc âm, HS chỉ chữ
- HS chỉ chữ và đọc âm
b. Ghép chữ thành tiếng
+ HS đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở hàng ngang của bảng ôn ( bảng 1)
+ HS đọc các từ đơn ( một tiếng) do các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang trong bảng ôn ( bảng 2)
- GV chỉnh sửa phát âm của HS và giải thích nhanh các từ dơn trong bảng 2. 
c. Đọc các từ ứng dụng
+ HS tự đọc các từ ứng dụng: Nhóm cá nhân, lớp
- GV chỉnh sửa phát âm của HS và giải thích thêm về các từ ngữ.
D.Tập viết từ ngữ ứng dụng:
+ HS viết bảng con từ ngữ lò cò, vơ cỏ.
- GV chỉnh sửa chữ viết cho HS. GV lưu ý vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết.
+ HS tập viết lò cò trong vở tập viết.
TIẾT 2
 3. Luyện tập
 a. Luyện đọc
+ HS đọc lại bài ôn tiết trước:
+ HS lần lượt đọc cácc tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo nhóm, bàn, các nhân, lớp.
* Đọc câu ứng dụng: 
- GV đọc câu ứng dụng
+ HS thảo luận nhóm và các nhận xét về tranh minh hoạ em bé và các bức tranh do em vẽ.
GV nêu nhận xét chung – chỉnh sửa hạn chế dần cách đọc ê a, vừa đánh vần vừa đọc tăng tốc độ đọc và khuyến khích học sinh đọc trơn.
 b. Luyện viết và làm bài tập 
+ HS viết các từ ngữ còn lại của bài trong vở tập viết
GV chỉnh sửa tư thế ngồi cho HS.
 c. Kể chuyện : Hổ
- Câu truyện lấy từ mèo dạy hổ 
- Nội dung SGK (tr 48)
III. CỦNG CỐ 
GV chỉ bảng ôn và cho HS đọc theo.
HS tìm chữ và tiếng vừa học trong SGK. 
THỦ CÔNG
XÉ DÁN HÌNH TAM GIÁC
I, Mục tiêu
_ HS biết cách xé hình tam giác.
_ Xé, dán được hình tam giác theo hướng dẫn. Dường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa, hình dán có thể chưa phẳng
_ Với HS khéo tay: xé dán được hình tam giác, đường xé ít răng cưa, hình dáng tương đối phẳng
_ Có thể xé được thêm hình tam giác có kích thước khác
II. Chuẩn bị
_ GV: bài mẫu
_ 2 tờ gíây màu khác nhau
_ Giấy trắng làm nền – hồ dán
_ HS: giấy thủ công, giấy nháp, vở thủ công
III. Hoạt động cơ bản.
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:7’
Cho HS xem bài mẫu và hỏi:
Các em quan sát và phát hiện xung quanh mình xem đồ vật nào có dạng hình tam giác?
GV nhấn mạnh cho HS nhớ đặc điểm của hình tam giác
HĐ2: GV hướng dẫn mẫu:6’
Bước1: Vẽ và xé hình tam giác
GV lấy một tờ giấy thủ công màu tím, lật mặt sau đếm ô, đánh dấu và vẽ một hình tam giác có cạnh dài 12 cm, cạnh ngắn 6m, cạnh kia 8cm.
Thao tác xé từng cạnh hình tam giác (lưu ý cách cầm giấy để xé).
Sau khi xé xong, lật mặt sau để HS quan sát hình tam giác.
Bước2: Dán hình
Bôi một lớp hồ mỏng, ướm hình cân đối và dán.
HĐ3: HS thực hành:15’
GV yêu cầu HS lấy giấy, đếm ô vẽ hình và xé theo hình.
GV nhắc nhở kĩ thuật dán.
_ HS quan sát 
_ Ba em HS trả lời: 
_ HS theo dõi, quan sát
_ Hai đến ba em nhắc lại cách làm
_ HS thực hành xé, ướm hình cân đối và dán vào vở thủ công
IV. Hoạt động ứng dụng
Về nahf chia sẻ cùng người thân sử dụng giấy màu thực hành cắt dán
ĐẠO ĐỨC
 GỌN GÀNG, SẠCH SẼ 
(Tiết 1)
I, Mục tiêu
1/ Giúp học sinh biết được:
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ làm cho cơ thể sạch, đẹp, khoẻ mạnh, được mọi nguời yêu mến.
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ là thường xuyên tắm gội, chải đầu tóc, quần áo được giặt sạch, đi giày dép sạch,... mà không được lười tắm gội, mặc quần áo rách bẩn...
 2/ Học sinh có thái độ:
 Mong muốn, tích cực tự giác ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
3/ Học sinh thực hiện được nếp sống vệ sinh cá nhân, giữ quần áo, giày dép gọn gàng, sạch sẽ ở nhà cũng như ở trường và ở những nơi khác.
4/ Giáo dục học sinh ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, thể hiện người có nếp sống sinh hoạt văn hóa, góp phần gìn giữ vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng làm đẹp cho bản thân
- Kĩ năng xếp đặt vật dụng trong gia đình và của bản thân.
 - Kĩ năng làm xanh, sạch đẹp cho bản thân và gia đình, cho xã hội.
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
- Phương pháp trò chơi - thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật động não. 
IV, Các hoạt động cơ bản
Trải nghiệm
2. Tạo hứng thú:
 V. Hoạt động thực hành:
* Hoạt động 1: Bài tập 1: Thảo luận cặp đôi
- Thảo luận cặp đôi theo bài tập 1
- Bạn nào có đầu tóc, quần áo, giày, dép gọn gàng sạch sẽ?
+ Học sinh thảo luận theo cặp
- Nêu kết quả thảo luận trước lớp?
- Các em thích ăn mặc như thế nào?
Kết luận: Bạn thứ 8 trong tranh có đầu chải đẹp, áo quần sạch sẽ, cài đúng cúc, ngay ngắn, giầy dép cũng gọn ngàng, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ như thế có lợi cho sức khoẻ, được mọi người yêu mến. Các em cần ăn mặc như vậy.
Liên hệ:
Bản thân em đã ăn mặc gọn gàng sạch sẽ chưa? ( HS tự liên hệ)
- Em hãy quan sát các bạn trong lớp và chỉ ra những bạn biết ăn mặc gọn gang sạch sẽ.
Giáo viên: Các em cần ăn mặc gọn gàng sạch sẽ để thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hóa, góp phần gìn giữ vệ sinh môi trường, làm cho môi trường thêm đẹp.
* Hoạt động 2: Học sinh tự chỉnh đốn trang phục của mình
+ Từng em thực hiện nhiệm vụ: Mượn lược, kẹp tóc để làm
- Giáo viên yêu cầu từng học sinh tự xem lại cách ăn mặc của mình và tự sửa lại, học sinh tự kiểm tra nhau, sửa cho nhau
Giáo viên nêu nhận xét
* Hoạt động 3: Bài tập 2 - Từng học sinh làm bài tập
- Học sinh chọn cho mình những bộ quần áo thích hợp để đi học. 
+ Học sinh nêu kết quả vì sao chọn như vậy.
Kết luận: Bạn Nam có thể mặc áo số 6, quần số 8. bạn Nữ có thể mặc váy số 1, áo số 2.
- Cho học sinh xem những bộ quần áo đẹp.
+ Học sinh hát bài.
IV. Hoạt động ứng dụng
Học sinh thực hành sắp xếp sách vở, bút.. vào cặp sách.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_3_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_to.doc