TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- HS có kĩ năng làm tính cộng, tính trừ các số trong phạm vi 100 ( cộng trừ không nhớ)
- Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa 2 phép cộng và phép trừ.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm trong các trường hợp đơn giản.
- Giáo dục học sinh tính tích cực trong học tập.
II. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn
2. Trải nghiệm:
3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới
III. Hoạt động thực hành
Bài 1:
Giáo viên: Nguyễn Thị Tơ GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 - 2017 TUẦN 31 Soạn ngày 01 tháng 04 năm 2017 Thứ hai ngày 04 tháng 04 năm 2017 TIẾNG VIỆT Viết đúng chính tả âm đầu gi/r/d Sách thiết kế (trang 80), SGK (trang 35) Tiết 1 - 2 Thứ ba ngày 05 tháng 04 năm 2017 TIẾNG VIỆT Luyện tập Sách thiết kế (trang 84), SGK (trang 37) Tiết 2 - 3 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - HS có kĩ năng làm tính cộng, tính trừ các số trong phạm vi 100 ( cộng trừ không nhớ) - Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa 2 phép cộng và phép trừ. - Rèn kĩ năng tính nhẩm trong các trường hợp đơn giản. - Giáo dục học sinh tính tích cực trong học tập. II. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn 2. Trải nghiệm: 3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới III. Hoạt động thực hành Bài 1: a. Đặt tính rồi tính: 34 + 42 76 - 42 52 + 47 42 + 34 76 - 34 47 + 52 - HS làm bài và nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng ( khi ta đổi chỗ vị trí các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi) - HS nhận biết được quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ( phép trừ là phép tính ngược của tính cộng ví dụ: 76 - 34 = 42 + 34) Bài 2: Viết phép tính thích hợp: + = 42 76 34 + = - = - = - HS chọn số tương ứng vài bài để cộng 34 + 42 = 76 hoặc 42 + 34 = 76 và 76 - 34 = 42; 76 - 42 = 34. Bài 3: Điền dấu >; < = 30 + 6 6 + 30 45 + 2 3 + 45; 5550 + 4 Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 15 + 2 6 + 12 31 + 10 21 + 22 17 19 14 42 IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ cùng người thân ôn tập các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100. Thứ tư ngày 06 tháng 04 năm2017 TIẾNG VIỆT Viết đúng chính tả âm đầu l/n Sách thiết kế (trang 87), SGK (trang 39) Tiết 5 - 6 TOÁN ĐỒNG HỒ, THỜI GIAN I. Mục tiêu - HS biết mặt đồng hồ, biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.. - Có biểu tượng ban đầu về thời gian. - Giáo dục HS cần quan tâm đến thời gian đi học và học bài. II. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn 2. Trải nghiệm: Tính nhẩm: 15 + 5 = ?, 15 - 5 =? 3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới - HS xem trực quan chiếc đồng hồ để trên bàn và hỏi: Các em xem trên mặt đồng hồ gồm có những gì? - GV giới thiệu cho HS: Có kim dài dùng để chỉ phút, kim ngắn dùng để chỉ giờ, và chúng quay theo một chiều nhất định từ số bé đến số lớn; mặt đồng hồ còn có các số từ 1 đến 12. - GV giới thiệu tiếp: Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó, chẳng hạn số 9, thì đồng hồ chỉ lúc đó là 9 giờ. - HS nhìn vào đồng hồ và chỉ 9 giờ và nói “ chín giờ”. III. Hoạt động thực hành - HS nhìn vào các hình đồng hồ trong sách toán lớp 1 trang 164 để hướng dẫn như sau: + Tranh 1: Kim ngắn chỉ số 5, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 5 giờ: HS: đọc theo 5 giờ. + Tranh 2: Kim ngắn chỉ số 6, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 6 giờ: HS: đọc theo 6 giờ. + Tranh 3: Kim ngắn chỉ số 7, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 7 giờ: HS: đọc theo 7 giờ. + Tranh 4: Kim ngắn chỉ số 8, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 8 giờ: HS: đọc theo 8 giờ. + Tranh 5: Kim ngắn chỉ số 9, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 9 giờ: HS: đọc theo 9 giờ. + Tranh 6: Kim ngắn chỉ số 10, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 10 giờ: HS: đọc theo 10 giờ. + Tranh 7: Kim ngắn chỉ số 11, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 11 giờ: HS: đọc theo 11 giờ. + Tranh 8: Kim ngắn chỉ số 12, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 12 giờ: HS: đọc theo 12 giờ. + Tranh 9: Kim ngắn chỉ số 1, kim dài chỉ số 12 thì đọc là:1 giờ: HS: đọc theo 1 giờ. + Tranh 10: Kim ngắn chỉ số 2, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 2 giờ: HS: đọc theo 2 giờ. + Tranh 11: Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 3 giờ: HS: đọc theo 3 giờ. + Tranh 12: Kim ngắn chỉ số 4, kim dài chỉ số 12 thì đọc là: 4 giờ: HS: đọc theo 4 giờ. - HS tiếp tục nhìn tranh từ trái sang phải và từ trên xuống dưới đọc giờ. hoặc chỉ bất kì một hình nào trong tranh để đọc cho nhớ. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ cùng người thân củng cố lại kiến thức nhận biết thời gian theo đồng hồ treo tường. Thứ năm ngày 07 tháng 04 năm 2017 TIẾNG VIỆT Luật chính tả về nguyên âm đôi Sách thiết kế (trang 91), SGK (trang 41) Tiết 7 - 8 TOÁN THỰC HÀNH I. Mục tiêu - Củng cố về xem giờ đúng trên đồng hồ - Bước đầu có hiểu biết về thời gian trong đời sống thực tế của học sinh. II. Hoạt động cơ bản: Một hình đồng hồ có 2 kim (kim ngắn và kim dài) 1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn 2. Trải nghiệm: Thực hành: Bài 1: Viết theo mẫu: - HS xem tranh 1 và hỏi đây là mấy giờ?: đọc mẫu 3 giờ. - Các tranh còn lại HS nhìn tranh tự điền số giờ và đọc lên: 9 giờ; 1 giờ; 10 giờ; 6 giờ. - HS đọc lại 2 lần. Bài 2: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ đúng với thời gian đã ghi trong bảng sau đây: 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ 5 giờ 6 giờ 7 giờ 8 giờ 9 giờ 10 giờ - HS làm bài - chữa bài. Bài 3: HS nối các tranh vẽ chỉ từng hoạt động với mặt đồng hồ với từng thời điểm tương ứng: ( sáng, trưa, chiều) Bài 4: HS làm tương tự bài 2 nhưng học sinh phải phán đoán được các vị trí hợp lí của kim ngắn để đọc lên: Lưu ý: nhìn tranh thì dự đoán buổi sáng mặt trời mọc hoặc chiều tối có tia ánh sáng mặt trời loé lên. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ cùng người thân hỗ trợ để hiểu biết thêm về đọc thời gian trên đồng hồ. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THỰC HÀNH QUAN SÁT BẦU TRỜI I. Mục tiêu - Học sinh biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa. - HS khá giỏi nêu được một số nhận xét về bầu trời vào buổi sáng, buổi trưa, tối hay những lúc đặc biệt như khi có cầu vồng, ngày có mưa bão lớn. II. Hoạt động cơ bản 1 Khám phá. Giới thiệu bài: Hôm nay sẽ thực hành quan sát bầu trời. Hoạt động 1: Quan sát bầu trời Mục tiêu: HS biết quan sát, nhận xét và sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây. Cách tiến hành: Bước 1: GV nêu nhiệm vụ vủa HS khi ra ngoài quan sát. + Quan sát bầu trời: - Nhìn lên bầu trời em có trông thấy mặt trời và những khoảng trời xanh không? - Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây? - Những đám mây đó có màu gì? chúng đứng yên hay chuyển động? + Quan sát cảnh vật xung quanh: - Sân trường, cây cối mọi vật, lúc này khô ráo hay ướt át? - Em có trông thấy ánh nắng vàng không? Bước 2: GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em thực hành quan sát theo yêu cầu trên. GV lần lượt nêu từng câu hỏi trên và chỉ định một số học sinh trả lời dựa theo những gì các em đã quan sát được Bước 3: Sau khi HS được thực hành quan sát, giáo viên cho HS vào lớp thảo luận câu hỏi: + Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì? Kết luận: Quan sát nhứng đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời râm mát hay trời sắp mưa. Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh Mục tiêu: HS biết dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh: Cách tiến hành: - Bước 1: Các em lấy giấy và bút màu để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. - Bước 2: Sau khi học sinh vẽ xong giáo viên yêu cầu các em giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh. - GV chọn một số bức tranh vẽ đẹp để trưng bày, giới thiệu với cả lớp. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ cùng người thân Thứ sáu ngày 08 tháng 04 năm 2016 TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Củng cho HS biết cách xem giờ đúng trên mặt đồng hồ. - Xác định vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ. - Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày. - Giáo dục có ý thức học tập với thời gian đã cho. II. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: Chơi trò chơi đố bạn 2. Trải nghiệm: 3. Tìm hiểu khám phá kiến thức mới III. Hoạt động thực hành Bài 1: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng: - HS tự làm bài - chữa bài: ( 9 giờ, 6 giờ, 3 giờ, 10 giờ, 2 giờ) - GV chữa bài trên hình vẽ tương ứng ở trên bảng. - HS theo dõi chữa bài vào vở. Bài 2: Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: 11 giờ 5 giờ 3 giờ 6 giờ 7 giờ 8 giờ 10 giờ 12 giờ - HS cho kim dài chỉ đúng số 12 còn kim ngắn chỉ đúng theo số ( đã cho trong bài) Bài 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp: Em ngủ dậy lúc 6 giờ? Em đi học lúc 7 giờ? Em học buổi sáng lúc 11 giờ ? Em học buổi chiều lúc 2 giờ ? Em tưới hoa buổi chiều lúc 5 giờ? Em đi ngủ lúc 9 giờ tối. - HS nối các câu chỉ từng hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ chỉ thời gian tương ứng. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ cùng người thân nhìn đồng hồ để đọc thời gian. TIẾNG VIỆT Phân biệt âm đầu s/x Sách thiết kế (trang 95), SGK (trang 43) Tiết 9 - 10 SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu - Học sinh biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em. II. Hoạt động cơ bản 1. Nhận xét tuần + Ưu điểm: - Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra. - Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự. - Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt - Các em có thành tích học tập tốt đó là: Dương, Minh Anh, Anh Thư, Tâm Đan, Nhật Minh - Các em có tinh thần phát biểu trong giờ học như: Long, Phong, Khánh + Khuyết điểm còn tồn tại - Một số em chưa thực sự gương mẫu trong giờ học còn nói chuyện riêng trong lớp như: 2. Phương hướng tuần tới: - Phát huy ưu điểm như việc tích cực phát biểu trên lớp, khắc phục những điểm nói chuyện riêng không chăm chú nghe giảng, nhất là các em đã được nhắc tên trước lớp. - Các tổ, nhóm thi đua học tập tốt, giữ gìn vệ sinh tốt - Các em cần tích cực tham gia phát biểu hơn nữa. - Giữ gìn vệ sinh môi trường, xanh, sạch, đẹp. 3. Hoạt động vui chơi giải trí: a. Ca múa hát. - HS tham gia hát cá nhân bài: (Năm ngón tay ngoan ) b. Hái hoa dân chủ: ( Bốc thăm trả lời câu hỏi) - Trả lời đúng sẽ được thưởng ( Tràng pháo tay) - Trả lời sai - bạn khác có quyền trả lời. Câu hỏi: 1.Cho học sinh nhìn vào đồng hồ treo tường đọc xem đồng hồ chỉ mấy giờ? 2. Em hãy cho biết bà Triệu khởi nghĩa sau Hai bà Trưng mấy trăm năm? ( Bà triệu khởi nghĩa sau hai bà Trưng là: 200 năm.) 3. Khi xông pha trận mạc bà hình ảnh bà Triệu như thế nào: ( hình ảnh bà Triệu mặc áo giáp sắt cưỡi voi ra trận) 4. Em hãy cho biết chiến thắng Bạch Đằng cách đây bao nhiêu năm? ( hơn một nghìn năm) 5. Em hãy cho biết: Vượn mẹ đang làm gì khi bị bác thợ săn bắn? ( Vượn mẹ đang bế con). + Kết thúc: Giáo viên tuyên dương các em học sinh có câu trả lời đúng. THỦ CÔNG CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN Tiết 2 I. Mục tiêu HS cắt dán thành thạo hàng rào đơn giản. Đồ dùng học tập Mẫu dán hàng rào đơn giản Giấy màu, kéo, bút chì, thước, keo. (HS) II. Hoạt động cơ bản Hoạt động của GV Hoat động của HS HS: Quan sát mẫu và nêu quy trình - Cho HS quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào - GV nêu quy trình cách kẻ, cắt hàng rào các nan đứng và các nan ngang . Xác định mặt đất HS thực hành : - Cho HS chọn giấy màu - Cho HS thảo luận theo nhóm và thực hành cá nhân kẻ,cắt 4 nan giấy đứng và 2 nan giấy ngang - Lấy giấy màu, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau .Kẻ 4 nan đứng (dài 6 ô, rộng 1ô ) và 2 nan ngang ( dài 9 ô, rộng 1ô) theo kích thước yêu cầu - Cắt theo các đường thẳng cách đều sẻ được các nan giấy Lưu ý : Đặt hàng rào cân đối, ngay ngắn trên mặt đất ở trang giấy. Khuyến khích các em dùng màu tô trang trí hàng rào theo óc sáng tạo của mỗi em - Cho HS trưng bày , nhận xét IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ cùng người thân củng cố kĩ năng cắt dán hàng rào HS quan sát cách làm của cô giáo HS thực hành cắt 4 nan dọc và 2 nan ngang và dán thành hành gián thành hàng rào ĐẠO ĐỨC BẢO VỆ CÂY VÀ HOA NƠI CÔNG CỘNG Tiết 2 I. Mục tiêu - Học xong bài này, học sinh kể được một vài lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người. - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. - HS biết yêu thiên nhiên, thích gần giữ với thiên nhiên. - Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, đường làng ngõ xóm và nhưng nơi công cộng khác, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. - HS khá giỏi nêu được ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. - Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoạt cây và hoa nơi công cộng + các phương pháp, kĩ thuật dạy học - Phương pháp thảo luận nhóm, xử lí tình huống. - Kĩ thuật động não. III. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: HS làm bài tập 3: GV giải thíc yêu cầu bài tập. HS làm bài tập Một số học sinh lên trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung. GV kết luận: Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2,4. Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống: bài tập 4: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ . HS thảo luận chuẩn bị đóng vai Các nhóm lên đóng vai. cả lớp nhận xét bổ sung. GV kết luận: Lên khuyên ngăn bạn hoặc mắc người lớn khi không cản được bạn. làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành. Hoạt động 3: HS thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa. - Từng tổ HS thảo luận: + Nhận bảo vệ chăm sóc vây và hoa ử đâu. vào thời gian nào. + Bằng những việc làm cụ thể nào? + ai phụ trách từng việc? - Đại diện các tổ lên đăng kí và trình bày kế hoạch hành động của mình. - Cả lớp trao đổi bổ sung. - GV kết luận: Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển, các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa. Hoạt động 4: GV cùng học sinh đọc đoạn thơ trong vở bài tập: Cây xanh cho bóng mát. Hoa cho sắc cho hương Xanh, sạch, đẹp môi trường. Ta cùng nhau gìn giữ Học sinh hát bài ra chơi vườn hoa IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà chia sẻ cùng người thân cùng bảo vệ cây và hoa ở trường và nơi công cộng.
Tài liệu đính kèm: