Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ

TOÁN

 LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

- Học sinh củng cố bảng cộng làm phép tính cộng trong phạm vi 3 và 4.

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 hoặc 2 phép tính thích hợp.

- Giáo dục học sinh yêu thích học tập môn toán.

II. Hoạt động cơ bản

1. Tạo hướng thú

2. Trải nghiệm: Em hãy lên bảng làm phép tính cộng 1 + 2 = ?, 2 + 1 = ?.

+ Học sinh thực hành làm bài, đọc.

III. Hoạt động thực hành

Hoạt động 1: Ôn bảng cộng

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài 1.

- Lưu ý: viết số thẳng cột với nhau.

- Gọi HS lên bảng làm, HS ở dưới lớp làm bài vào vở.

Yêu cầu tính theo hàng dọc, HS làm bài:

 

doc 17 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Nguyễn Thị Tơ 
 GIÁO ÁN BUỔI 1 Năm học 2016 – 2017
TUẦN 8
Soạn ngày 22 tháng 10 năm 2016
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm2016
TIẾNG VIỆT
ÂM / r/
 (Tiết 1-2)
Sách thiết kế (trang 228), SGK (trang 54,55)
 Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016
TIẾNG VIỆT
ÂM /s/ 
(Tiết 3 -4)
Sách thiết kế (trang 231), SGK (trang 56,57)
TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
- Học sinh củng cố bảng cộng làm phép tính cộng trong phạm vi 3 và 4.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 hoặc 2 phép tính thích hợp.
- Giáo dục học sinh yêu thích học tập môn toán.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: Em hãy lên bảng làm phép tính cộng 1 + 2 = ?, 2 + 1 = ?.
+ Học sinh thực hành làm bài, đọc.
III. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Ôn bảng cộng
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài 1.
- Lưu ý: viết số thẳng cột với nhau.
- Gọi HS lên bảng làm, HS ở dưới lớp làm bài vào vở.
Yêu cầu tính theo hàng dọc, HS làm bài:
+
3
+
2
+
2
+
1
+
1
1
1
2
2
3
4
3
4
3
4
Giáo viện nhận xét, sửa bài.
HS lần lượt lên làm bài.
Yêu cầu HS đọc thuộc bảng cộng 4.
HS đọc cá nhân, nhóm, dãy bàn, cả lớp.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
Ví dụ: Lấy 1 + 1 = 2, viết vào ô trống:
	 + 1 
	1 £
- Viết số thích hợp vào ô trống:
 2
 	 + 1 
	1 
- Lấy 1 + 1 = 2, lấy 2 + 1 = 3 viết 3 vào sau dấu =.
	- Học sinh quan sát.
Bài 3: 
- GV treo tranh
H: Ta phải làm bài này như thế nào?
Cộng từ trái sang phải, HS lên bảng, cả lớp làm bài,
 2 + 1 + 1 = 4	1 + 2 + 1 = 4..
- Gọi HS lên bảng làm.
- Cho lớp làm bài vào vở
- Nhận xét. Sửa bài
Viết phép tính thích hợp.
HS quan sát tranh, nêu bài toán.
H: Có 1 bạn cầm bóng, 3 bạn nữa chạy đến, hỏi có tất cả mấy bạn?
HS nêu: 1 + 3 = 4
HS tự viết vào ô trống: 1 + 3 = 4.
IV.Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân làm các phép tính công trừ trong phạm vi 4
Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016
TOÁN
 PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 5
I. Mục tiêu
- Thành lập và ghi nhớ phép cộng trong phạm vi 5.
- Học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 5. 
- HS tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng. 
- Giáo dục học sinh có ý thức ham học tập môn toán.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: - Em hãy làm phép tính cộng trong phạm vi 4.
+ 1 Học sinh thực hành làm trên bảng.
III. Hoạt động thực hành:
 Phép cộng trong phạm vi 5
Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 5. ( ghi đề lên bảng).
HS: nhắc đề.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5.
a. Hướng dẫn học sinh phép cộng 4 + 1, 
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong bài học để nêu vấn đề cần giải quyết: 
- H: Có 4 con cá thêm 1 con cá nữa. hỏi tất cả có mấy con cá?
+ HS: trả lời 4 con cá thêm 1 con cá bằng 5 con cá. đọc cả lớp.
Cả lớp gắn 4 + 1 = 5, đọc cả lớp.
- GV viết lên bảng: 1 + 4 = 5.
+ Học sinh quan sát, nêu đề toán..
- Gắn 1 cái mũ thêm 4 cái mũ. Hỏi có tất cả mấy cái mũ?
+ 1 em trả lời: có 1 cái mũ thêm 4 cái mũ là 5 cái mũ.
 - Yêu cầu HS gắn phép tính..
- GV viết lên bảng 1 + 4 = 5.
HS: 1 + 4 = 5 đọc cả lớp...
- H: Có nhận xét gì về kết quả 2 phép tính?
HS: Kết quả 2 phép tính bằng nhau.
- Giảng: Trong phép cộng khi đổi chỗ các số thì kết quả không thay đổi.
HS: Nêu lại
- Gắn 3 con vịt thêm 2 con vịt nữa, hỏi có tất cả mấy con vịt?
HS: HS nêu đề toán, 1 HS trả lời: 3 + 2 = 5, đọc cả lớp.
Yêu cầu HS gắn phép tính.
- Gắn 2 cái áo thêm 3 cái áo.
+ HS: HS nêu đề toán, 1 HS trả lời: 2 + 3 = 5, đọc cả lớp.
Yêu cầu HS gắn phép tính.
- Cho HS nhận xét về 2 phép tính, vừa gắn: 3 + 2 = 2 +3.
- Cho HS đọc lại toàn bài. 
HS: cả nhân, lớp. 
Hoạt động 2: Vận dụng thực hành.
Bài 1:
- Gọi HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
HS: Tính ghi kết quả sau dấu =
	4 + 1 = 5	2 + 3 = 5	3 + 2 = 5	4 + 1 = 5
	3 + 2 = 5	1 + 4 = 5	2 + 3 = 5	4 + 1 = 5
- Cho cả lớp làm bài vào vở.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài, hướng dẫn HS tự làm bài, HS lên bảng sửa bài.
 tính theo hàng dọc
+
4
+
2
+
2
1
3
2
5
5
4
HS điền kết quả vào 2 dòng đầu " Nếu đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi".
Bài 4: Quan sát tranh nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu đề bài gợi ý cho.
a. Có 4 con huơu và 1 con huơu trắng. Hỏi có tất cả mấy con huơu?
	HS viết vào ô trống: 4 + 1 = 5.
- Có 1 con huơu và 4 con huơu trắng. Hỏi có tất cả mấy con huơu?
	HS viết vào ô trống: 1 + 4 = 5.
 Gọi HS lên chữa bài.
IV.Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân làm thành thạo các phép cộng trong phạm vi 5.
TIẾNG VIỆT
ÂM / t/ 
(Tiết 5 - 6)
Sách thiết kế (trang 235), SGK (trang 58)
Thứ năm ngày 27 tháng 16 năm 2016
TIẾNG VIỆT
ÂM / th/
 (Tiết 7 - 8)
Sách thiết kế (trang 238), SGK (trang 59)
TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu
- Học sinh củng cố bảng cộng và làm phép tính cộng trong phạm vi 5.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 hoặc 2 phép tính cộng.
- Giáo dục học sinh yêu thích học tập môn toán.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: Em hãy lên bảng làm phép tính cộng 1 + 4 = ?, 2 + 3 = ?.
+ Học sinh thực hành làm bài, đọc.
III. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Ôn bảng cộng
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài .
- Gọi HS nhận xét 2 phép tính.
 HS: 2 + 3 = 3 + 2. trong phép cộng, khi đổi chỗ các số, kết quả không thay đổi.
- Giáo viên gọi 1 em lên bảng làm bài..
+ HS lần lượt lên làm bài vào vở.
- GV nhận xét sửa bài.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Tính theo hàng dọc, viết số thẳng với các số ở trên.
+ HS: Nêu yêu cầu của bài: lấy số thứ 1 cộng với số thứ 2 và cộng với số thứ 3.
Bài 3: Tính
- GV treo tranh
H: Cách làm?
- Gọi HS lên bảng làm. Cho lớp làm bài vào vở.
HS: Nêu yêu cầu của bài: Điền dấu ., , =,. Ta phải tính sau đó so sánh 2 bên để điền dấu.
+ 1 em sửa bài.
Bài 5: Gắn 3 con mèo và 2 con mèo.
- Gọi HS nêu đề toán và trả lời phép tính.
+ HS: Nêu đề bài: Có 3 con mèo thêm 2 con mèo. Hỏi tất cả có mấy con mèo?
- Cho HS xem tranh. Nêu đầu bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài, cho lớp làm vào vở.
HS: 1 em trả lời. Nêu phép tính:
	3 + 2 = 5	2 + 3 = 5
GV thu chấm 1 số bài, nhận xét, sửa bài.
IV.Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân làm thành thạo phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ĂN UỐNG HÀNG NGÀY 
I. Mục tiêu
 - Học sinh cần ăn uống đầy đủ hàng ngày để mau lớn, khoẻ mạnh...
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
- HS biết tại sao không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt trước bữa cơn.
- Có ý thức tự giác trong ăn uống, ăn đủ no, uống đủ nước.
II. Kĩ năng sông cơ bản trong bài
- Kĩ năng làm chủ bản thân. không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc
- Phát triển kĩ năng tư duy phê phán.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: 
+ Học sinh thực hành làm bài, đọc.
III. Hoạt động thực hành 
 1. Giơí thiệu bài: ăn uống hàng ngày.
 2. Dạy bài mới:
Khởi động trò chơi: Chơi trò chơi "Con thỏ ăn cỏ, uống nước vào hang"
* Hoạt động 1: HS kể những món ăn, đồ uống ta thường ăn hàng ngày.
	+ HS 1 số em lên kể..
H: Các em thích loại thức ăn nào trong đó?
	+ HS mở sách tự xem tranh và trả lời.
H: Kể tên các món ăn có trong tranh?
	+ HS mở sách xem tranh, trả lời.
Giáo viên động viên các em học sinh nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ.
Hoạt động 2: Học sinh quan sát sách giáo khoa.
H: Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
+ HS: Tự trả lời.
H: Hình nào thể hiện bạn có sức khoẻ tốt?
+ HS: Tự trả lời.
Kết luận: Chúng ta phải ăn uống hàng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khoẻ học tập tốt.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.
H: Khi nào chúng ta cần phải ăn uống?
	HS: Khi nào đói và khát.
H: Hàng ngày em ăn mấy bữa vào lúc nào?
	HS tự trả lời.
H: Tại sao không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính?
	HS: Để bữa ăn chính được nhiều và ngon miệng.
IV.Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân phụ giúp cha mẹ nhặt rau 
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016
TIẾNG VIỆT
ÂM / tr/ 
(Tiết 9 - 10)
Sách thiết kế (trang 141), SGK (trang 60,61) 
 TOÁN
 SỐ 0 TRONG PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu
 - Bước đầu HS nắm được phép cộng 1 số với 0 có kết quả bằng chính số đó và biết thực hành tính trong trường hợp này. 
 - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp..
 - Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh. 
- Giáo dục học sinh có ý thức ham học tập môn toán.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: Em viết, đọc thuộc phép tính cộng trong phạm vi 5.
+ 1 Học sinh thực hành làm trên bảng.
III. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1: Giới thiệu ghép 1 số với số 0.
- Cho HS xem tranh: 
+ HS: Có 3 con chim thêm 0 con chim nữa. hỏi tất cả có mấy con chim?
HS: Đọc 3 + 0 = 3, đọc cả lớp.
- GV viết lên bảng: 0 + 3 = 3.
3 + 0 = 3	0 + 3 = 3
HS nêu:
3 + 0 = 3	0 + 3 = 3
- GV: Gắn 2 con gà thêm 0 con gà. 
 - Gọi 1 HS nhận xét..
Học sinh gắn:
 2 + 0 = 2	0 + 2 = 2
 đọc cả lớp...
H: Một số cộng với 0 bằng bao nhiêu?
Một số cộng với 0 bằng chính số đó. 
Hoạt động 2: Vận dụng thực hành
Bài 1: tính:
	1 + 0 = 	5 + 0 = 	
	0 + 1 = 	0 + 5 = 
	0 + 2 = 	4 + 0 = 
2 + 0 = 	0 + 4 = 
- Cho cả lớp làm bài vào vở.
1 + 0 = 1 	5 + 0 = 5 	
	0 + 1 = 1 	0 + 5 = 5
	0 + 2 = 2	4 + 0 = 4
2 + 0 = 2	0 + 4 = 4
Bài 2: Tính theo hàng dọc
 - Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm bài vào vở.
	Học sinh
+
5
+
3
+
0
+
2
+
4
0
0
2
0
0
5
3
2
2
4
Bài 3: Điền số thích hợp vào dấu chấm.
- Gọi HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
1 + 0 = 1 	1 + 1 = 2 	
	2 + 2 = 4 	0 + 3 = 3
	2+ 0 = 2	0 + 0 = 0
IV.Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân làm thành thạo các phép tính cộng từ 1 - 5.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu
- HS biết được ưu kuyết điểm của mình để phát huy và sửa chữa khuyết điểm.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và rèn luyện đạo đức của các em.
II. Hoạt động thực hành
1. Nhận xét tuần
+ Ưu điểm:
- Các em đã thực hiện tốt các nề nếp của trường, của lớp đã đề ra.
- Các em đi học đúng giờ, ra vào lớp có xếp hàng ngay ngắn có trật tự.
- Công tác vệ sinh trường lớp ngày hôm sau có nhiều tiến bộ. 
- Trong giờ học các em chú ý nghe giảng và tiếp thu bài tốt 
- Nhiều em có tinh thần phát biểu trong giờ học ... mạng của mình và không làm ảnh hưởng đến người khác.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên – HS sưu tầm những bức tranh, ảnh, có nội dung nói về an toàn giao thông.
 III. NỘI DUNG SINH HOẠT: 
1. Giáo viên: Nêu yêu cầu, mục đích của buổi sinh hoạt.
- HS xem tranh và tự thảo luận nhóm về nội dung từng bức tranh.
- Đại diện học sinh lên bảng trình bày nội dung từng bức tranh của tổ mình.
- GV nhận xét
- Qua đó giáo dục học sinh có ý thức khi tham gia giao thông.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Giáo viên nhận xét đánh giá nội dung buổi sinh hoạt
- Nhắc HS thực hiện an toàn giao thông.
 	-----------ó ó ó-------------
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2010
BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU THỂ DỤC
BÀI: ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ – RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I. YÊU CẦU: 
Lớp B:
- Củng cố cho HS kỹ năng luyện tập đội hình, đội ngũ và bài tập rèn tư thế cơ bản.
- Nâng cao thành tích kỹ năng luyện tập.
Lớp A:
Nâng cao thành tích luyện tập thành thạo, học sinh tập nhanh hơn.
- Giáo dục HS có ý thức tập luyện tốt.
II. CHUẨN BỊ: 
- Sân tập vệ sinh sạch sẽ.
 III. NỘI DUNG:
- Giáo viên phổ biến nội dung luyện tập.
- Khởi động.
+ HS tập đội hình đội ngũ.
+ HS tập luyện bài rèn tư thế cơ bản.
- GV cho học sinh luyệ tập theo tổ – GV kiểm tra kỹ năng luyện tập của học sinh.
- GV hướng dẫn – sửa sai khi học sinh tập chưa đúng
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- GV nhận xét, củng cố nội dung bài học.
Dặn HS về nhà luyện tập thêm.
-----------ó ó ó-------------
TUẦN 8
MÔN TOÁN NÂNG CAO
 BÀI 8: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 3,4,5
I. YÊU CẦU
- HS học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 3,4,5.
- Từ đó vận dụng sáng tạo vào giải các bài tập mở rộng nâng cao.
- Điền đúng số, dấu vào ô trống với số thích hợp.
- Làm tốt dược các dạng bài trắc nghiệm đúng, sai.
- Nhận biết, đếm được số lượng hình tam giác.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập.
II. CHUẨN BỊ: Sách nâng cao.
III. NỘI DUNG: 
Dạng 1: Điền dâu >, < = thích hợp vào ô trống:
	2 + 1 £ 4	2 + 3 £ 3 + 1
	3 + 2 £ 3	1 + 2 £ 2 + 2
	1 + 3 £ 6	2 + 3 £ 3 + 1
HS làm bài - gọi 2 em lên làm bài.
HS nhận xét đúng - sai
GV củng cố bài.
Dạng 2: 
1. Điền số: 
	2 + 1 = £ + 2	 £ + 2 = 2 + 1
	2 + 2 = £ + 3	 3 + 2 = £ + 2 
	1 + 3 = 2 + £ 	 2 + 1 = £ + 1
HS làm bài - chữa bài.
2. số:
	3 + £ < 4	1 + £ < 3
	£ + 2 > 4	£ + 4 = 5
	3 + £ 4
HS làm bài - chữa bài.
Hỏi HS nêu cách làm bài - GV củng cố nội dung. 
Dạng 3: Nối £ với số thích hợp 
	2 + £ 3
 	› u	v w	x	 y 
HS tự làm bài, 3 HS chữâ bài - Hỏi HS cách làm bài.
Dạng 4: 
	a. Cho các số 0,1,2,3,4,5
1. Tìm 2 số cộng lại bằng 5.
2. Tìm 3 số cộng lại bằng 5.
GV hướng dẫn HS làm:
	1. Hai số cộng lại bằng 5 là: 0 và 5; 1 và 4; 2 và 3.
	2. Ba số cộng lại bằng 5 là: 0,1,4 hoặc 0,2,3.
	b. Cho các số 2,3,1,0,4,5
1. Tìm cặp số cộng lại bằng 3.
2. Tìm cặp số cộng lại bằng 5.
GV hướng dẫn HS làm:
	1. Hai số cộng lại bằng 3 là: 0 và 3; 1 và 2.
	2. Ba số cộng lại bằng 5 là: 0 va 5; 1 và 4 hoặc 2,3.
Dạng 5: 
1 Viết phép tính thích hợp
 3 1 2 = 5
éé
ééé
2. Viết phép tính thích hợp:
4 + 1 = 5
 ¡ ¡
 ¡ ¡
¡
1 + 4 = 5
Dạng 6:
 1. Bình có 4 viên bi gồm bi xanh và bi đỏ, số bi đỏ nhiều hơn số bi xanh, Hỏi Bình có bao nhiêu bi xanh, bao nhiêu bi đỏ?
- HD Học sinh: Ta có 4 = 1 + 3
	 4 = 2 + 2
Vì bi đỏ nhiều hơn bi xanh nên Bình có 3 bi đỏ và có 1 bi xanh.
2. Dũng và Tâm đều có bút chì màu. Dũng có 2 bút chì màu. Như thế Dũng có nhiều hơn Tâm. Hỏi Tâm có bao nhiêu bút chì màu?
- HD HS tìm câu trả lời:
+ Tâm có 1 bút chì màu.
3. Hùng có 2 quyển truyện. Bố cho Hùng 1 quyển truyện. Anh Hùng cho Hùng 2 quyển truyện. Hỏi Hùng có tất cả mấy quyển truyện 
- HD HS làm bài: Nêu phép tính như sau:
	2 + 1 + 2 = 5 ( quyển)
Dạng 7: 
- HS chép bài vào vở.
 	1+ 1 + £ = 3 	2 + 1 + £ = 5 
 	2 + 1 + £ = 9 1 + 2 + £ = 4 
	3 + 1 + £ = 5 3 + 1 + £ = 5 
+ HS tính nhẩm.
Ví dụ: 1 + 1 + £ = 3
 1 + 1 = 2 lấy 2 + thêm 1 bằng 3.
Viết 1 vào ô trống
Dạng 8: 
1. Hình bên có mấy hình tam giác:
a: 3. b: 4 c: 5 d: 6 
- Gọi HS lên bảng đếm hình,chỉ ra từng hình.
2. Hình bên có mấy hình tam giác. Khoanh tròn vào ý đúng.
A: 2	b: 3	c: 4	d: 5.
Dạng 9: 
1. Số:
3
1
 - 2 + 3 + 2 - 2 
9
 + 1 - 2 + 3 - 1 
2. Nối phép tính với kết quả đúng:
 5
1 - 0
5 - 5
4 + 1
0
0 + 2
2 - 2
1
5 - 0
3 - 2
2 - 0
2
III. CỦNG CỐ DẶN DÒ
	Các em về làm bài tập.
MÔN THỂ DỤC
BÀI 8: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – THỂ DỤC
 RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
I, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Ôn tập một số kỹ năng đội hình, đội ngũ đã học. Yêu cầu thực hiện nhanh, chính xác.
- Làm quen với tư thế đứng cơ bản và đứng đưa 2 tay về trước. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Ôn trò chơi: “Qua đường lội”, Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Trên sân trường. Vệ sinh sạch sẽ nơi tập.
- Giáo viên kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi và chuẩn bị 1 còi.
III, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Phần mở đầu
- Gíáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. 1 – 2 phút. 
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát: 1- 2 phút
- Giậm chân, đếm theo nhịp 1 -2, 1 – 2. 1 – 2 phút..
- Chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại”: 2 – 3 phút.
2. Phần cơ bản
- Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái: Mỗi tổ 1 lần do GV chỉ huy. 
+ GV chọn vị trí và hô từng tổ ra tập hợp. Sau đó cùng cả lớp nhận xét đánh giá xếp loại. Sau khi các tổ xong. GV nhận xét đánh giá chung.
+ Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng ( cả 4 tổ cùng thi một lúc giáo viên điều kiển): 2 – 3 phút.
	- Ôn hàng dọc, dồn hàng: 2 lần
	+ Lần 1: GV cho dàn hàng, sau đó cho dồn hàng.
+ Lần 2: dàn hàng xong, GV cho tập các động tác Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
Tư thế đứng cơ bản: 2 – 3 lần.
+ Lần 1: GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu, vừa giải thích động tác. Tiếp theo dùng khẩu lệnh “ Đứng theo tư thế cơ bản. bắt đầu” để học sinh thực hiện động tác. GV kiểm tra uốn nắn cho học sinh, sau đó dùng khẩu lệnh “ Thôi” để HS đứng bình thường.
+ Lần 2: Hướng dẫn như trên.
+ Lần 3: GV cho tập hợp dưới dạng thi đua xem tổ nào có nhiều người thực hiện đúng động tác nhất ( theo hướng dẫn ở Chương III, phần 1).
Đứng đưa 2 tay ra trước: 2 – 3 lần. Cách hướng dẫn tương tự
 như trên.
Chơi trò chơi “ Qua đường lội”: 4 – 5 phút. 
3 Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay và hát: 1 -2 phút.
- GV cùng HS hệ thống bài: 1 - 2 phút. Cho HS xung phogn lên trình diễn 2 động tác. TTĐCB và đứng đưa 2 tay ra trước. GV cùng HS cả lớp vỗ tay khen ngợi.
- GV nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà: 1 -2 phút.
-------------------------------------------------------------------------------
XÉ, DÁN
HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu
Giúp HS : Biết cách xé, dán hình cây đơn giản. Xé được hình tán lá
II. Đồ dùng dạy học
- Bài mẫu, giấy màu, giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau
- Giấy nháp, VTC, bút chì, hồ dán...
III. Hoạt động thực hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động thực hành
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Ghi bảng tên bài
*HĐ1: HDHS quan sát
- GV cho HS xem bài mẫu
- Gợi ý HS nhận xét: hình dáng, màu sắc của các loại cây
* HĐ2: HD mẫu
- GV vừa HD vừa làm mẫu từng thao tác theo quy trình
3. Bài tập thực hành :
- GV HD lại từng thao tác, HS làm theo
- Nhắc HS dán hình cân đối, phẳng mặt
 - GV theo dõi, uốn nắn
IV.Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân xé, dán hình con gà
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Nêu tên đồ vật
- Theo dõi, vẽ và xé hình vuông ở giấy nháp
Hình 1
 Hình 2 
 Hình3 Hình 4
Hình 5
Hình 6
HS thực hành trên giấy màu theo quy trình
- Ghép hình cây đơn giản
- Dán sản phẩm vào vở:
ĐẠO ĐỨC
 GIA ĐÌNH EM
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu
1. Học sinh hiểu trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu 
thương chăm sóc. Trẻ em có bổn phận lễ phép, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị
2. Học sinh biết yêu quý gia đình của mình, yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
3. Học sinh biết quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II. Kĩ năng sống
- Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với những người trong gia đình.
- kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà cha mẹ.
II. Hoạt động cơ bản
1. Tạo hướng thú 
2. Trải nghiệm: 
+ Học sinh thực hành đọc.
III. Hoạt động thực hành 
Hoạt động 1: Cho HS chơi "Đổi nhà"
 Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn điểm danh 1,2,3 cho đến hết. Người số 1 và 3 nắm tay nhau tạo thành nhà, người số 2 đứng giữa tượng trưng cho gia đình mình. Khi giáo viên hô "đổi nhà", người số 2 đổi chỗ cho nhau, nếu người nào không có nhà thì sẽ ra ngoài làm quản trò.
- HS nghe giáo viên hướng dẫn
-HS chơi - trả lời một số câu hỏi:
Em cảm thấy thế nào khi mình mất nhà, có nhà?
Kết luận:
Gia đình là nơi em được bố mẹ, ông bà, và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
+ HS: 1 HS nhắc lại
Hoạt động 2: 3 em đóng vai tiểu phẩm " Chuyện của bạn Long".
- Các vai: Long, mẹ Long, các bạn Long.
- HS theo dõi và thảo luận.
* Mẹ chuẩn bị đi làm dặn Long: Long ơi! Mẹ đi làm, con ở nhà học bài và trông nhà cho mẹ.
* Long đang ngồi học thi các bạn rủ đi đá bóng. Long đi đá bóng với các bạn..
* Long chưa vâng lời mẹ.
* Không học xong bài làm mẹ buồn....
H: Em có nhận xét gì về việc làm của Long? Long đã vâng lời mẹ chưa?
+ HS hoạt động thảo luận theo nhóm 2.
H: Điều gì sẽ xảy ra khi Long không nghe lời mẹ?
HS trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: HS tự liên hệ
H: Sống trong gia đình em được quan tâm như thế nào?
H: Em đã làm gì để bố mẹ vui lòng?
- Gọi 1 em lên trình bày trước lớp.
2 em nhắc lại ý 1.
Kết luận chung: Trẻ em có quyền có gia đình, được sống cùng cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, che chở, chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo.
+ 2 em nhắc lại ý 1.
- Cần chia sẻ, thông cảm với những bạn không được sống cùng gia đình.
+ 2 em nhắc lại ý 3.
Trẻ em có bổn phận yêu quý gia đình, kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, bố mẹ....
+ HS theo dõi
IV.Hoạt động ứng dụng
Về nhà chia sẻ với người thân biết vâng lời cha mẹ, ông bà- Một em chưa thực sự gương mẫu trong giờ học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_8_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi_to.doc