Giáo án giảng dạy khối 1 - Trần Thị Thu Tuyết - Tuần 7

Giáo án giảng dạy khối 1 - Trần Thị Thu Tuyết - Tuần 7

Buổi sáng:

TOÁN : Tự học : LUYỆN TẬP.

I . MỤC TIÊU : Rèn kĩ năng đọc , viết các số trong phạm vi 10.

 Nhận biết vị trí của các số trong dãy số từ 0-10.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Mẫu các chữ số từ 0-9.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 37 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 1 - Trần Thị Thu Tuyết - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần bảy
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
 Buổi sáng: 
Toán : Tự học : Luyện tập.
I . Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc , viết các số trong phạm vi 10.
 Nhận biết vị trí của các số trong dãy số từ 0-10.
II.Đồ dùng dạy học: 
Mẫu các chữ số từ 0-9.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
HĐ1 : Hướng dẫn làm bài tập.
T: ghi đề hướng dẫn H làm bài vào vở ô li.
Bài 1: Viết số 
T viết mẫu các số : 2, 3, 5, 6, 8, 9 yêu cầu H viết mỗi số 1 dòng.
Bài 2: Số ?
4
7
10
7
6
6
9
HĐ2: Hướng dẫn chữa bài
T tổ chức H chữa bài củng cố kiến thức ở mỗi bài 
H làm bài cá nhân 
H nêu lí do viết số :
+ D ựa vào phép đếm
+ Dựa vào số liền trước, liền sau
+ Dòng 3 bài 2 có thể viết:
 6 7 8 9 10 hoặc 6 5 4 3 2
H chữa bài theo hướng dẫn của GV.
Toán: Tự học :	Luyện tập
Mục tiêu: -Giúp HS nắm vững dấu > < =.
 	 -So sánh các số trong phạm vi 10
Đồ dùng dạy học : Bộ mô hình học toán.
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động củaTrò
HĐ1: Thực hành trên bộ mô hình học toán
T tổ chức cho HS thi ghép phép tính trên bộ mô hình học toán:
VD:T lấy trong bộ mô hình một nhóm đồ vật có số lượng là 5 yêu cầu H ghép số 5,lấy tiếp nhóm đồ vật có số lượng là 8 yêu cầu H ghép số 8, Sau đó yêu cầu H tự điền dấu > < = ?
HĐ2 :Hướng dẫn làm bài tập 
T ghi đề hướng dẫn H làm bài tiếp vào vở ô li.
Bài 3 : > < =?
1... 3 ... 5 10 ... 7 ... 5
2 4 6 9 6 2
3 5 9 8 7 6
4 6 8 5 3 1
0 6 9 7 6 2
T gọi H chữa bài - Đọc lại bài
* T nhận xét , dặn dò
H thực hiện cá nhân
H làm bài , chữa bài
H về xem lại bài.
Buổi	chiều:
Đạo đức Bài 4: Gia đình em ( tiết 1).
I.Mục tiêu: 
1. Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc..
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.
2. Học sinh biết :
- Yêu quý gia đình của mình.
- Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng:
Giáo viên:- Điều 5, 7, 9, 10, 20, 21, 27 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Bài hát cả nhà thương nhau, mẹ yêu không nào.
Học sinh: Vở bài tập Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Bài cũ(2’) T ? Tiết trước em học bài gì?
 B. Bài mới: *Khởi động 
 *Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp bài học
HĐ 1: HS kể về gia đình mình(10’)
1. GV chia HS thành từng nhóm, mỗi nhóm từ 4- 6 em và hướng dẫn HS cách kể về gia đình mình. Ví dụ: Gia đình em có mấy người ? Bố mẹ em tên là gì ? Anh ( chị ), em bao nhiêu tuổi ? Học lớp mấy ?
Chú ý: Đối với những em sống trong gia đình không đầy đủ, GV nên hướng dẫn HS cảm thông, chia sẻ với các bạn.
2. HS kể về gia đình mình trong nhóm.
3. GV mời một vài HS kể trước lớp.
4. GV kết luận: Chúng ta ai cũng có một gia đình.
HĐ 2: HS quan sát tranh bài tập 2 và kể lại nội dung tranh.(10’)
GV chia HS thành từng nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát, kể lại nội dung một tranh.
 GV nhận xét.
 T yêu cầu đàm thoại theo câu hỏi:
- Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với GĐ ? Bạn nào phải sống xa cha mẹ ? vì sao ?
 GV kết luận: Các em thật HP, sung sướng khi được sống cùng với GĐ. Chúng ta cần cảm thông chia sẻ với các bạn thiệt thòi không được sống cùng GĐ.
HĐ3: Đóng vai theo tình huống bài tập 3.(10’)
GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo tình huống trong một tranh.
 GV kết luận: Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
C. Củng cố, dặn dò(2’) GV khái quát kiến thức, dặn dò
H trả lời cá nhân
Cả lớp hát bài cả nhà thương nhau.
HS lấy sách để trước mặt.
HS chú ý lắng nghe để thực hiện.
HS kể trong nhóm.
HS kể trước lớp.
 HS thảo luận nhóm về nội dung của tranh được phân công. 
 Đại diện các nhóm kể lại nội dung từng tranh:
Tranh 1: Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài.
Tranh 2: Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay.
Tranh 3: Một gia đình đang sum họp bên mâm cơm.
Tranh 4: Một bạn nhỏ đang bán báo trên đường phố.
Lớp nhận xét.
Bạn nhỏ tranh 1, 2, 3 được sống hạnh phúc với GĐ. Tranh 4 - bạn nhỏ phải sống xa cha mẹ...
Lớp chia 4 nhóm, cử nhóm trưởng.
Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
Các nhóm lên đóng vai.
Tranh 1: Nói vâng ạ và thực hiện đúng lời mẹ dặn.
Tranh 2: Chào bà và mẹ khi đi học về.
Tranh 3: Xin phép bà đi chơi.
Tranh 4: Nhận quà bằng hai tay và nói lời cảm ơn.
H lắng nghe, xem lại bài để học tiết2
Tiếng Việt : Bài 2 7. Ôn tập ( 2 tiết ).
I. Mục tiêu: 
- Học sinh đọc và viết được một cách chắc chắn âm và chữ ghi âm vừa học trong tuần: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr 
- Đọc được các từ ngữ , câu ứng dụng 
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn theo tranh truyện kể: Tre ngà.
II. Đồ dùng: 
 Giáo viên: - Bảng phụ kẻ bảng ôn (trang 56 sgk).
 Học sinh: - Bộ chữ thực hành Tiếng Việt.
III.Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ:(5’) - Hôm qua học chữ ghi âm gì?
GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:(5’)
- Tuần qua đã học những chữ ghi âm gì? 
GV gắn bảng ôn
2.HĐ1: Ôn tập (25’)
 Bước 1: Các chữ và âm vừa học
Bảng 1: Ôn chữ và âm vừa học trong tuần.
GV nhận xét
 Bước 2 : Ghép chữ thành tiếng
Bảng 2: Ôn ghép tiếng và dấu thanh
Bước 3 : Đọc từ ứng dụng.
- GV ghi bảng.
- GV phát âm mẫu.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
GV giải nghĩa từ (ầm ĩ) 
 Bước 4 : Luyện viết bảng con.
- GV viết: tre ngà và nêu quy trình viết.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS. 
1H trả lời.
2H lên bảng đọc SGK bài 26
- H trả lời cá nhân
- HS chỉ các chữ ghi âm vừa học: p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr 
- HS đọc:cá nhân, lớp.
-HS đọc các tiếng ghép từ chữ cột dọc với chữ ở dòng ngang.(Bảng 1)
 Ví dụ: ph ghép với a được tiếng pha, 
-HS đọc các tiếng ghép từ tiếng ở cột dọc với dấu thanh ở dòng ngang.(Bảng 2)
- HS đọc thầm.
- HS đọc cá nhân
- HS quan sát.
- HS luyện viết bảng con.
Lưu ý: Vị trí của các con chữ, dấu thanh.
Tiết 2
 HĐ2 : Luyện tập.
 Bước 1: Luyện đọc.(7’)
GV theo dõi, nhận xét.
- Đọc câu ứng dụng
- GV cho HS quan sát tranh nêu nội dung của tranh và ghi bảng câu ứng dụng.
- GV giải thích thêm nghề giã giò.
- GV đọc câu ứng dụng.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS; khuyến khích đọc trơn.
Bước 2 : Luyện viết vở :(8’)
T Hướng dẫn H viết bài cá nhân
 Bước 3 : Kể chuyện tre ngà(15’)
- GV tóm tắt nội dung truyện (sgk) 
- GV kể diễn cảm và kèm theo tranh minh hoạ ( sgk ).
- Tranh 1: có một em bé lên ba tuổi vẫn chưa biết cười nói.
- Tranh 2: Bỗng một hôm có người rao:vua đang cần người đánh giặc. 
- Tranh 3: Từ đó chú bỗng lớn nhanh như thổi. 
- Tranh 4: chú và ngựa đi đến đâu, giặc chết như rạ, chốn chạy tan tác.
- Tranh 5:Gậy sắt gãy. Tiện tay, chú liền nhổ luôn cụm tre cạnh đó thay gậy, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù.
- Tranh 6: Đất nước bình yên. Chú dừng tay, buông cụm tre xuống. Tre gặp mặt đất, trở lại tươi tốt lạ thường. Vì tre đã nhuộm khói lửa chiến trận nên vàng óng...
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm.
- GV gọi đại diện nhóm lên bảng kể chuyện theo tranh.
- Tuyên dương nhóm kể đúng, tốt nhất.
- GV cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
ý nghĩa: Truyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ nước Nam.
C. Củng cố, dặn dò (5’)
- GV chỉ bảng ôn.
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc lại bài ôn ở tiết 1.
- HS đọc các tiếng trong bảng ôn và từ ứng dụng
- HS quan sát tranh và nêu nội dung của tranh: quê bé hà có nghề xẻ gỗ, phố bé nga có nghề giã giò
-HS đọc câu ứng dụng theo cá nhân, lớp
- HS viết bài vào vở 
- HS đọc tên câu chuyện: tre ngà 
- HS chú ý lắng nghe nắm nội dung câu chuyện.
- HS quan sát tranh 1.
- HS quan sát tranh 2.
- HS quan sát tranh 3.
- HS quan sát tranh 4.
- HS quan sát tranh 5.
- HS quan sát tranh 6.
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện thi tài kể chuyện.
- 1 H kể toàn chuyện.
- HS đọc lại bảng ôn.
- HS tìm chữ và tiếng vừa học trong sgk,báo.
- Về nhà đọc bài 28.
 Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Buổi sáng: 
Tiết 1: Tiếng việt: Tự học: Luyện tập
I: Mục tiêu: 
- Rèn H viết đúng, đẹp chữ p, ph. g,gh, q, gi, ngh, các từ và các câu ứng dụng.
- Rèn kĩ năng viết cho H.
II:Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Hoạt động 1: Luyện viết bảng con (10’)
T đọc các chữ p, ph, gi, gh, ngh,
T nhận xét – tuyên dương.
2. Hoạt động 2: luyện viết vào vở (25’)
T viết chữ và phân tích chữ mẫu.
T hướng dẫn H ghi bài.
T cá thể hoá chấm bài.
*T nhận xét giờ học
- H Luyện viết bảng con.
- H theo dõi.
- H ghi bài vào vở ô li.
Tiết 2: Tiếng việt: Tự học: Luyện tập 
 I: Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc câu cho H.
- Phân biệt nguyên âm, phụ âm đã học.
II: Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Hoạt động 1: ôn tập các nguyên âm, phụ âm. (10’)
? hãy nêu tên các âm đã học.
T ghi bảng thành 2 dòng nguyên âm và phụ âm. Giới thiệu, yêu cầu H đọc.
2. Hoạt động 2:luyện đọc từ, câu(25’).
T ghi bảng các từ, câu sau 
xe chỉ khe khẽ
phố nhỏ nhà lá
Ba Hà là Hồ Sĩ Hà, kĩ sư, má là Lê Thị Mĩ Dạ y tá. Dì là Lê Thị Na y sĩ ở sở y tế. Bà ở nhà bé Hà, có khi bà ở nhà dì Na. Khi đó bé nhớ bà ghê.
T theo dõi, sửa sai.
T nhận xét tiết học.
- H nêu a....
- H luyện đọc nguyên âm, phụ âm
- H đọc thầm theo tay giáo viên viết.
H luyện đọc cá nhân
H về luyện đọc lại các bài đã học.
Tiết 3: Luyện viết chữ đẹp: Tự học
 Bài 11: q, qu, gi, quả na, giỏ cá
I: Mục tiêu: 
- Rèn luyện kĩ năng viết chữ q, qu, gi, quả na, giỏ cá.
- Rèn cho H viết được nét thanh nét đậm.
II: Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
T giới thiệu nội dung tiết học
1. Hoạt động 1: (10’)Quan sát chữ mẫu
T viết các chữ.
T nêu quy trình viết từng chữ.
T nhận xét 
2.Hoạt động 2: Luyện viết bảng con (10’) 
T hướng dẫn H viết chữ
T viết mẫu.
T hướng dẫn H viết từ chú ýcác nét nối, chú ý khoảng cách chữ cách chữ 2 ô li.
3. Hoạt động 3: Thực hành (15’) 
T cá thể hoá, uốn nắn H .
T chấm và nhận xét.
- H theo dõi T. 
- H nêu lại quy trình viết
- H luyện viết bảng
- H viết bài vào vở.
Buổi chiều
Toán : Tiết 25 : Kiểm tra
I. Mục tiêu: Kiểm tra kết quả học tập của HS :
- Nhận biết số lượng trong phạm v ... eo ý thích.
Buổi chiều: 
Toán: (& 28) : Phép cộng trong phạm vi 4
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tiếp tục hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng.
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 4.
II. Đồ dùng:Giáo viên: - GV: các mẫu vật.	 
 Học sinh: Bộ mô hình học Toán.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Bài cũ:(3’)
GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài:(1’)
GV giới thiệu trực tiếp bài học
2. HĐ 1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4(15’)
 Bước 1: phép cộng 3 +1= 4
GV cho HS QS bức tranh 1: Có 3 bông hoa, thêm 1 bông hoa nữa. Hỏi có tất cả mấy bông hoa?
GV nói: ba thêm một bằng bốn. Để thể hiện điều đó người ta có phép tính sau: 3 + 1 = 4. 
Bước 2: Giới thiệu phép cộng 2 +2= 4, 1 + 3 = 4 (tương tự 3 + 1 = 4).
Bước 3: Bảng cộng trong phạm vi 4:
 3 + 1= 4
 1 +3 = 4
 2 + 2 = 4
3 + 1= 4 là phép cộng.
1 +3= 4 là phép cộng 
2 + 2 = 4 là phép cộng
Bước 4: Mối quan hệ trong phép cộng 3
+1 và 1+3
T? Có 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
Có 1 chấm tròn thêm 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả mấy chấm tròn?
Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính?
Vị trí của các số trong 2 phép tính?
GV: Vị trí của các số trong 2 phép tính là khác nhau nhưng kết quả của phép tính đều bằng 4. Vậy phép tính 3 + 1 cũng bằng 1 + 3.
3. HĐ2: Thực hành (15’)
T hướng dẫn làm, chữa bài:
Bài 1: GV yêu cầu HS làm bài (lưu ý đặt ngang để tính.
Bài 2: GV lưu ý đặt cột dọc để tính, phải viết kết quả sao cho thẳng cột.
Bài 3: Trước khi điền dấu ta phải làm gì? 
GV lưu ý: tính kết quả sau đó điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 4: GV gợi ý: trên cành cây có mấy con chim?
Thêm mấy con chim nữa bay đến?
Hỏi có tất cả mấy con?
C. Củng cố, dặn dò.(1’)
Hôm nay chúng ta học bài gì?
GV nhận xét tiết học.	
HS lên bảng đọc bảng cộng 3.
HS lấy sách giáo khoa để trước mặt.
HS nhắc lại bài toán
HS trả lời: Có 4 bông hoa.
HS đọc 3 +1 = 4
HS viết ghép bảng cài 3 +1 = 4.
HS đọc các phép cộng.
HS đọc bảng cộng 4.
...Bốn chấm tròn.
Bằng 4 chấm tròn.
Bằng nhau và bằng 4.
Vị trí của 2 số khác nhau.
HS đọc kết quả làm bài. 
...Phải tính kết quả.
...Trên cành cây có 3 con chim.
một con.
bốn con.
Viết phép tính: 3 + 1 = 4
... phép cộng trong phạm vi 4.
Về nhà xem trước bài 28
Tập viết tuần 5: 
	Bài viết : Cử tạ, thợ xẻ, chữ số
I. Mục tiêu: Giúp HS:- Viết đúng mẫu, đúng quy trình các từ ngữ.
 - Trình bày bài sạch đẹp.
II. Đồ dùng:-Giáo viên: Mẫu các chữ ở bài viết. 	 
 - Học sinh: Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 A.. Bài cũ:(5’)
 GV nhận xét, ghi điểm
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:(1’) 
GV giới thiệu trực tiếp bài học. 
HĐ1:Hướng dẫn quan sát mẫu chữ .(4’)
GV giới thiệu mẫu chữ đã viết: Cử tạ, thợ xẻ trên giấy ô ly; hướng dẫn HS quan sát mẫu chữ trên giấy ô ly.
HĐ 2: Hướng dẫn HS cách viết (5’)
GV viết mẫu lần lượt: Cử tạ, thợ xẻ, chữ số và HD quy trình viết từng từ ngữ.
GV nhận xét, sửa chữa chữ viết trên bảng con
HĐ 3: Viết bài.(15’)
T yêu cầu viết bài, cá thể hoá. Chú ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút...
GV nhận xét, tuyên dương HS có tiến bộ.
Củng cố, dặn dò.(1’)
 GV nhận xét tiết học
HS viết bảng: mơ, thơ
HS lấy vở bài tập để trước mặt.
HS quan sát mẫu chữ và nhận xét về độ cao, cấu tạo chữ. VD: Cử - chữ c cao 2 ô ly nối liền ư cao 2 ly dấu hỏi trên chữ ư.
HS đọc các từ ngữ . 
HS quan sát nhận biết quy trình viết: cử tạ, thợ xẻ, chữ số.
HS viết bảng con.
Lưu ý: Nét nối giữa các con chữ trong tiếng.
HS quan sát nội dung trong vở tập viết. HS viết bài
Về nhà luyện viết vào vở ô ly
Tập viết tuần 6: 
 	 Bài viết : nho khô, nghé ọ, chú ý
I. Mục tiêu: Giúp HS:- Viết đúng mẫu, đúng quy trình các từ ngữ.
 - Trình bày bài sạch đẹp.
II. Đồ dùng:-Giáo viên: Mẫu các chữ đã viết. 	 
 - Học sinh: Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Bài cũ:(2’)
 GV nhận xét, ghi điểm
 B. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:(1’) GV giới thiệu trực tiếp bài học.
HĐ1: Hướng dẫn quan sát mẫu chữ.(6’)
GV giới thiệu mẫu chữ đã viết: Nho khô, nghé ọ, chú ý trên giấy ô ly; hướng dẫn HS quan sát mẫu chữ trên giấy ô ly
HĐ 2: Hướng dẫn HS cách viết (5’)
 GV viết mẫu lần lượt: Nho khô, nghé ọ, chú ý và HD quy trình viết từng từ ngữ.
GV nhận xét, sửa chữa chữ viết trên bảng con. 
HĐ 3: Viết bài.(15)
T yêu cầu viết bài, cá thể hoá. Chú ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút...
GV nhận xét, tuyên dương HS có tiến bộ.
C. Củng cố, dặn dò.(1’)
GV nhận xét tiết học.
HS đọc bài viết tuần 5
HS lấy vở bài tập để trước mặt.
HS quan sát mẫu chữ và nhận xét về độ cao, cấu tạo chữ. VD: nho- chữ n cao 2 ô ly nối liền h cao 5 ly 
HS đọc các từ ngữ . 
HS quan sát nhận biết quy trình viết: Nho khô, nghé ọ, chú ý .HS viết bảng con.
Lưu ý: Nét nối giữa các con chữ trong tiếng.
HS quan sát nội dung trong vở tập viết. HS viết bài
Về nhà luyện viết vào vở ô ly.
Tiết4: Thủ công: (&7) : Xé dán hình quả cam( tiết 2)
I: Mục tiêu: Giúp H:- Biết cách xé, dán hình quả cam.
- Xé dán được hình quả cam..
- Rèn kỹ năng xé dán hình cho H.
II: Đồ dùng:- Bài mẫu- Giấy, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Bài cũ : T kiểm tra đồ dùng tiết học
Bài mới :T giới thiệu nội dung tiết học.
1 Hoạt động 1:Ôn các thao tác kĩ thuật (5’)
T: Y/c nhắc lại các bước đã học ở tiết 1 
 2 Hoạt động 2: Thực hành (20’)
T giới thiệu bài mẫu.
T nêu lại quy trình xé dán.
+ Đếm ô vẽ hình vuông (tròn)
+ Xé hình theo đường vẽ chỉnh thành hình quả cam, 
+ Xé cuống lá quả cam.
+ Dán hình.
T yêu cầu H đặt tờ giấy màu (lật mặt có kẻ ô) ra trước mặt đếm ô, đánh dấu, vẽ hình và xé, khi xé cần nhẹ tay.
T cá thể hoá, giúp đỡ H còn yếu, H còn lúng túng.
2. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm (10’)
T nhận xét, đánh giá bài của học sinh.
C.Củng cố, dặn dò (1’)
Dặn H chuẩn bị bài sau
- H trả lời cá nhân
- H quan sát
- H theo dõi.
- H thực hành xé dán hình trên giấy thủ công
H trưng bày sản phẩm.
H bình chọn sản phẩm đẹp.
Tiết 2: Toán làm bài tập (tiết 24)
I.mục tiêu: Giúp học sinh :
- Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
- So sánh các số trong phạm vi 10.
- Nhận dạng hình.
II.Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi các bài tập 2, 3.
III.Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
2’
23’
 5’
1.Kiểm tra bài cũ: Điền dấu: , = vào chỗ chấm:
4  3 10  5 6  4
 Nhận xét.
2.Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b.Hớng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Số?
Củng cố về nhận biết số theo thứ tự.
 Nhận xét.
Bài 2: , =
Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10.
Nhận xét.
Bài 3: Số?
Củng cố về tìm số bé, số lớn để so sánh.
Nhận xét.
Bài 4: Viết các số: 8, 5, 2, 9, 6:
Theo thứ tự từ bé đến lớn.
Từ lớn đến bé.
Củng cố về sắp xếp các số đã cho theo thứ tự.
Bài 5: 
Củng cố về nhận dạng hình.
 Chấm bài- Nhận xét.
IV.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài.
HS: Làm bảng con.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: làm bài – chữa bài. 
Nhận xét.
Nêu yêu cầu bài tập.
Làm bài- đổi vở kiểm tra bài của bạn.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: làm bài – chữa bài. 
Nhận xét.
Nêu yêu cầu bài tập.
HS: làm bài – chữa bài. 
Nhận xét.
Mĩ thuật
Tiết 7 : vẽ màu vào hình quả (trái) cây
I. Mục tiêu
- Giúp HS nhận biết màu các loại quả quen biết.
- Giúp HS biết dùng màu để vẽ hình vào các quả.
II. đồ dùng dạy - học
GV chuẩn bị
- Một số quả thực (có màu khác nhau).
- Tranh, ảnh về các loại quả
- Bài vẽ của HS năm trớc.
HS chuẩn bị
- Vở Tập vẽ 1.
- Bút chì đen, màu sáp, chì màu,...
III. các hoạt động dạy học - chủ yếu
Thầy 
Trò
bài cũ:(3’) T kiểm tra đồ dùng tiết học.
Bài mới: 1 Giới thiệu bài.(1’)
GV Giới thiệu bài trực tiếp ghi bảng.
HĐ 1: Giới thiệu quả(3’)
- GV giới thiệu cho HS, các quả thực(quả xoài, quả bầu, quả táo) hoặc yêu cầu HS xem hình 1, 2 bài 7 và nêu một số câu hỏi:
- Đây là quả gì?
- Quả có màu gì?
GV nhận xét : Mỗi loại quả có màu khác nhau có quả màu xanh , vàng.
3. HĐ2:HDHS cách vẽ (3’)
 T nêu bài vẽ màu (Vẽ màu quả cà và xoài)
- GV đặt câu hỏi để HS nhận ra các loại quả và màu sắc của chúng.
GV tóm tắt: Đây là hình vẽ qủa cà , xoài. Có thể vẽ màu như em nhìn thấy.
HĐ 3: Thực hành (15’)
GVHDHS vẽ màu vào hình vẽ.
GVcho HS làm bài.GVQS giúp đỡ các em.
- Chọn màu để vẽ.
- Cách vẽ màu: nên vẽ màu ở xung quanh trước , ở giữa sau để màu không ra ngoài hình vẽ.
GVQS giúp đỡ HS còn lúng túng
HĐ 4: Nhận xét đánh giá.(5’)
- GV nhận xét đánh giá bài viết của HS.
C. GV nhận xét tiết học
H lấy đồ dùng kiểm tra chéo theo bàn
HSQS vật thật (tranh).
- Quả táo, cam...
- Có loại màu xanh, vàng 
HSQS lên bảng nắm được cách tô màu.
- HS tô hình quả vào trong vở tập vẽ
Chú ý tô cho đúng không bị trườn ra ngoài.
- HS trình bày sản phẩm
- HS nhận xét bài của bạn.
Tự học
Tiết 1Luyện viết chữ đẹp: Tiết 1 Bài 12
I: Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ năng viết chữ sau: mía, cua,ngựa, mưa,bà mua mía.
- Rèn cho H viết được nét thanh , nét đậm.
II: Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
T Giới thiệu ND tiết học
1.Hoạt động 1: quan sát chữ mẫu (5’)
T viết chữ , nêu quy trình viết chữ (mía, ngựa )
2.Hoạt động2: (5’) Hướng dẫn viết 
T viết chữ mẫu
3. Hoạt động 3: Thực hành (25’)
T cá thể hoá uốn nắn H viết
T lu ý H cách viết nét thanh , nét đậm.
T Chấm và nhận xét 
- H nêu lại quy trình viết chữ.
- H quan sát
- H viết bài cá nhân.
.
 Buổi chiều 
Tiết 3: Sinh hoạt ngoại khoá
 	 Sinh hoạt lớp tuần 7
1. Mục tiêu : - H Đánh giá được các hoạt động của mình trong tuần  , ưu điểm, khuyết điểm .
 - Đề ra được phương hướng tuần 8. 
2 . Nội dung sinh hoạt 
- Đánh giá hoạt động trong tuần
T: Nêu một số điểm sau : 
 	 - Đi học chuyên cần : 
 	 -Học tập: 
 + Đọc kém : 
 + Viết chưa đạt :
 + Thiếu Đ. D. H. T: 
 	 H: Tự nhận xét bản thân
 - Tự giác học ?
 - Được bao nhiêu điểm 9 , 10?
3 . Phương hướng tuần 3
 - Đi học đều , đúng giờ
 - Chăm chỉ học . Trung thực trong học tập 
 - Phấn đấu đọc tốt , viết chữ đẹp .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An- Lop 1.doc