Học vần (Tiết 1-2 )
Ổn định tổ chức
I . Mục đích yêu cầu
Ổn định tổ chức , nề nếp lớp .
II.Các bước tiến hành :
TUẦN 1 ND: 24/ 8/ 2009 Học vần (Tiết 1-2 ) ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I . Mục đích yêu cầu Ổn định tổ chức , nề nếp lớp . II.Các bước tiến hành : Kiểm tra sỉ số hs Kiểm tra lại khai sinh và số hs hiện diện trên lớp. Sắp xếp chỗ ngồi . Đề cử cán bộ lớp . Giới thiệu cách mua sách vở , dụng cụ học tập. Hs ngồi theo chiều cao . Lớp đề cử lớp trưởng , lớp phó. Hs lắng nghe gv hướng dẫn. Tiết 2 Giới thiệu cách sử dụng tập vở. Hướng dẫn cách sử dụng đồ dùng học tập. Kiểm tra dụng cụ hs . Hs quan sát thực hành . Hs trưng bày dụng cụ học tập lên bàn . Toán Tiết 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I. Mục đích yêu cầu -Tạo không khí vui vẻ trong lớp . Học sinh tự giới thiệu về mình . -Bước đầu làm quen với SGK , đồ dùng học toán , các hoạt động học tập trong giờ học toán . -Hs có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập. II. Chuẩn bị _Giáo viên: Sách Toán - Bộ đồ dùng học toán lớp 1. _Học sinh: Sách Toán - Bộ đồ dùng học toán của mình. III.Hoạt động dạy học 1 Ổn định. 2.Kiểm tra :Đồ dùng của hs. 3.Bài mới :Tiết học đầu tiên - Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách Toán 1 - Hướng dẫn học sinh lấy sách Toán - Giới thiệu cho học sinh: Bìa sách. Ruột sách . Cách mở sách để tìm bài học. Vở bài tập toán để làm bài. Hướng dẫn cách giữ gìn sách. - Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán lớp 1. Nêu 1 số hoạt động trong học Toán Nêu những đồ dùng - Hoạt động 3: Những yêu cầu cần đạt: Đếm, đọc, viết, so sánh 2 số. Làm toán cộng, trừ, giải. - Hoạt động 4: giới thiệu bộ đồ dùng học toán Giáo viên giới thiệu từng đồ dùng học toán trong bộ đồ dùng. Hs nêu tên gọi Giáo viên giới thiệu đồ dùng để làm gì? Hướng dẫn học sinh cách mở hộp lấy và cất đúng chỗ, đậy nắp hộp, cất vào cặp. *Giáo dục : Giữ gìn đồ dùng cẩn thận. HS lấy sách Toán để lên bàn. Hs mở sách ,lật từng trang theo sự hướng dẫn của gv . Đọc số , viết số ,côïng , trừ , so sánh số,.. Bút chì , thước kẻ , que tính, mô hình đồng hồ , Học nhóm, lớp Xem trang 5 và tự nêu Hs quan sát , lắng nghe. Thước kẻ, que tính,mô hình đồng hồ, Thước để kẻ đoạn thẳng, que tính để cộng trừ, 4.Củng cố : Nêu 1 số đồ dùng học toán 5.Dặn dò : Chuẩn bị đồ dùng theo qui định . Xem bài “Nhiều hơn , ít hơn”.Em tập so sánh các vật trong từng nhóm vật. ND: 25/ 8/ 2009 Học vần Tiết 3_4: CÁC NÉT CƠ BẢN I. Mục đích yêu cầu Biết gọi tên các nét cơ bản. Nhận biết các nét cơ bản trong 1chữ bất kì HS đọc , viết chính xác. II. Chuẩn bị -GV: Mẫu các nét cơ bản . III. Hoạt động dạy học 1.Ổn định. 2.Kiểm tra: Đồ dùng của hs . 3.Bài mới : Các nét cơ bản *Hoạt động 1:Giới thiệu các nét cơ bản : -GV giới thiệu các nét cơ bản: - , ,\ , / , * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc -GV đọc mẫu từng nét : nét ngang , nét sổ , nét xiên trái ,xiên phải , nét móc xuôi , móc ngược , móc 2 đầu. -GV chỉ bảng , gọi hs đọc. *Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết GV hướng dẫn viết bảng con . *Giáo dục : Đọc , viết chính xác . HS quan sát, theo dõi . -HS đọc lại : : nét ngang , nét sổ , nét xiên trái ,xiên phải , nét móc xuôi , móc ngược , móc 2 đầu. Hs viết ở bảng con: - , , \ , / , Tiết 2 *Hoạt động1: Luyện đọc GV giới thiệu tiếp các nét cơ bản: c , , o , -GV đọc mẫu . -Gọi hs đọc lại. *Hoạt động 3: Hướng dẫn viết(Y) GV hướng dẫn hs viết . *Giáo dục : Đọc , viết chính xác. Hs nhẩm đọc các nét trên bảng . Hs quan sát , theo dõi . Hs đọc : nét cong hở phải , cong hở trái , cong kín , nét khuyết trên , khuyết dưới , nét thắt . Hs viết bảng con : c , o , 4.Củng cố : HS đọc tên các nét cơ bản: 5. Dặn dò : -Xem lại các nét cơ bản. -Xem bài : Chữ e. Luyện đọc và viết chữ e. Toán Tiết 2 NHIỀU HƠN – ÍT HƠN I. Mục đích yêu cầu - Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật , biết sử dụng từ “nhiều hơn , ít hơn" để so sánh các nhóm đồ vật - Rèn kĩ năng so sánh - Giáo dục : Tính chính xác . II. Chuẩn bị - Giáo viên:4 hoa/ 3 lá ; 4 que tính/ 5 viên phấn. . . III.Hoạt động dạy học Ổn định: Hát Kiểm tra: Sách Toán, đồ dùng học tập. Bài mới :Nhiều hơn , ít hơn. Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hình thành biểu tượng: - So sánh số lượng nhóm quả cam và đĩa: Tranh vẽ gì ? Sau khi đặt mỗi quả cam vào một cái đĩa , em có nhận xét gì? -Vậy: Em thử so sánh : Số quả cam như thế nào so với số đĩa? -Vậy: Số đĩa như thế nào so với số quả cam ? - Tương tự trên, cho hs so sánh số lượng hai nhóm đối tượng Bông hoa – Lọ hoa Giáo viên chotá lại các ý trên . - GV cho hs thực hành *Hoạt động 3: Luyện tập - Giáo viên cho học sinh mở sách giáo khoa và giới thiệu tranh trong sách Toán. - So sánh số ly và số muỗng - Tương tự bài tập 2, 3, 4 Hình 5: - Nêu các đồ vật cần thiết và quen thuộc trong SGK -Cho hs so sánh từng loại nhóm vật *Giáo dục: Tính chính xác. Một số quả cam Một số đĩa Có 1 quả cam còn dư ra. “Số quả cam nhiều hơn số đĩa”. “Số đĩa ít hơn số quả cam” HS nêu:Số bông hoa nhiều hơn số lọ hoa. Số lọ hoa ít hơn số bông hoa. HS thực hành trên đồ dùng học tập nhận xét xem loại đồ dùng nào nhiều hơn, loại đồ dùng nào ít hơn. “Số muỗng ít hơn số ly”. Hay” Số ly nhiều hơn số muỗng”. 1 số chai và nắp chai, 1 số phích cắm và ổ điện HS so sánh tương tự trên . 4.Củng cố: Trò chơi - Trò chơi : “Ai nhanh hơn” - HS tìm và gắn”số bông hoa/số cành hoa” theo yêu cầu “Nhiều hơn - Ít hơn” 5.Dặn dò :-Em tập so sánh các nhóm vật ở nhà. -Xem bài “ Hình vuông- hình tròn”, chỉ ra: đâu là hình vuông?Đâu là hình tròn? Đạo Đức ( Tiết 1) EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 1) I. Mục đích yêu cầu -Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học -Biết tên trường , lớp , tên thầy ,cô giáo , 1 số bạn bè trong lớp -Bước đầu biết giới thiệu về tên mình , những điều mình thích trước lớp -Hs yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp. II.Chuẩn bị _Giáo viên: Tranh : Em là hs lớp 1. III. Hoạt động dạy học 1_Ổn định: Hát. 2_Kiểm tra: Đồ dùng của học sinh. 3.Bài mới : Em là học sinh lớp 1. - Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên (bài tập 1) Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi “Vòng tròn giới thiệu tên”. -Gv hướng dẫn Cách chơi. - Giáo viên quan sát các nhóm chơi, gợi ý cho các em. Hoạt động lớp - Giáo viên tập hợp lớp, hỏi: Các em có thích trò chơi này không? Vì sao các em thích? Qua trò chơi em đã biết được tên những bạn nào? Khi nghe bạn giới thiệu tên mình em có thích không? -- Qua trò chơi , em biết được điều gì ? (G) .GV kết luận chốt lại các ý trên. - Hoạt động 2: Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình. (Bài tập 2) - Giáo viên gợi ý . - Giáo viên cử HS đóng vai c. Kết luận: Mỗi người đều có sở thích riêng *Giáo dục : phải biết tôn trọng sở thích của nhau. - Hoạt động 3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình Em có thấy vui khi mình là học sinh lớp một không? Vì sao? Vậy em sẽ làm gì để xứng đáng là hs lớp một? . Kết luận:GV chốt lại các ý trên . *Giáo dục : cố gắng học thật giỏi, ngoan để xứng đáng là hs lớp 1. - Lớp chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn. Em I tự giới thiệu tên mình. Sau đó em 2 giới thiệu lại họ tên hoặc em1 và họ tên mình. Đến bạn thứ 3 lại giới thiệu họ tên hoặc tên bạn thứ 1, 2 và họ tên mìnhcứ như vậy cho đến khi tất cả mọi người trong vòng được giới thiệu tên. . Các em thích trò chơi . .Vì em biết được tên nhiều bạn và bạn cũng biết tên em . “ Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.” 2 học sinh trong một nhóm trao đổi với nhau về sở thích của mình. . Học sinh tự kể chuyện cho nhau nghe những sở thích của mình .1 học sinh đóng vai phóng viên đến phỏng vấn các bạn về sở thích của bản thân. Em vui vì được đi học , có bạn mới , có thầy cô mới , em được học những điều mới lạ,biết đọc , biết viết , biết làm toánï , -Em cố gắng học thật giỏi , thật ngoan . 4.Củng cố:Em sẽ làm gì để xứng đáng là hs lớp 1? 5.Dặn dò:-Xem bài ở nhà. -Nêu nội dung các tranh ở bài tập 4. ND: 26/ 8/ 2009 Thể Dục Tiết 1: TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI I. Mục đích yêu cầu -Bước đầu biết được 1 số nội quy tập luyện cơ bản. -Biết làm theo GV sửa lại trang phục cho gọn gàng khi tập luyện. -Bước đầu biết cách chơi trò chơi II. Chuẩn bị Giáo viên: Dọn vệ sinh sân tập III. Hoạt động dạy học 1.Phần mở đầu: -Tập hợp 4 hàng dọc , kiểm sỉ số . -Quay thành 4 hàng ngang . -Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học . -Đứng vỗ tay , hát . -Kiểm tra quần áo , tác phong. 2.Phần cơ bản: -Biên chế tổ tập luyện , chọn cán sự . -Phổ biến nội qui tập luyện : .Tập hợp ngoài sân dưới sự điều khiển của cán sự . .Trang phục gọn gàng. .Nghiêm túc trong giờ học . -Trò chơi :”Diệt các con vật có hại “ Gv lần lượt nêu tên các con vật.Nếu vật đó có hại thì hs hô :”Diệt! Diệt! Diệt! “ Còn không ha ... g tên hình. Học sinh tìm:thước êke, khăn quàng, 4.Củng cố:Học sinh nhận diện các hình tam giác bất kì trên bảng và SGK . 5.Dặn dò:-Xem bài ở nhà. -Chuẩn bị bài tiếp theo : Luyện tập. Mĩ thuật Tiết 1 XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI I. MỤC TIÊU: -Giúp học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi - Bước đầu biết quan sát mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh( Riêng hs khá giỏi bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh ) . -Giáo dục học sinh thích cái đẹp. II. CHUẨN BỊ: -Giáo viên: Một số tranh vẽ cảnh vui chơi của thiếu nhi III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định. 2.Kiểm tra: Đồ dùng của Học sinh. 3.Bài mới: xem tranh thiếu nhi vui chơi Giới thiệu tranh về đề tài Thiếu nhi vui chơi: Giáo viên giới thiệu: -Cảnh đua thuyền. - Cảnh vui chơi ngày hè. Hướng dẫn học sinh xem tranh - Tranh vẽ những gì? -Kể các màu có trong tranh? - Thích tranh nào? Vì sao? Tóm tắt –Kết luận: - Giáo viên yêu cầu học sinh muốn vẽ đẹp phải quan sát, nhận xét riêng về bức tranh. Giáo dục :Tính thẩm mĩ. Học sinh quan sát, nhận xét. Các bạn đang đua thuyền. Các bạn đang bơi trong bể. Đỏ , vàng , lam , Ví dụ:Em thích cảnh đua thuyền vì tranh có nhiều hình ảnh,Đủ màu sắc. Các bạn đua thuyền rất vui 4.Củng cố :-Tranh vẽ những gì? -Kể các màu có trong tranh? 5.Dặn dò: -Xem bài ở nhà. -Chuẩn bị bài 2:Vẽ nét thẳng. Em tập vẽ nét thẳng ở nháp. Aâm nhạc Tiết 1:QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP I.MỤC TIÊU: - Hát đúng giai điệu và lời ca(KG).Hát được lời (Y). -Rèn kĩ năng vỗ tay theo bài hát ( TB ) - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: -Giáo viên:Thanh phách , song loan . -Học sinh: Thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định: 2.Kiểmtra: Đồ dùng của hs . 3.Bài mới :Quê hương tươi đẹp *Hoạt động 1: Dạy bài hát - Giáo viên giới thiệu bài hát. - Giáo viên hát mẫu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời 1 theo lối móc xích từng câu cho đến hết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh hát từng câu, cho học sinh vỗ đệm. Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ họa. - Vừa hát vừa vỗ tay theo phách. - Giáo viên cho học sinh vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng. Hs chú ý lắng nghe. “Quê hương em biết bao tươi đẹp Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về Ngàn lời ca vui mừng chào đón Thiết tha tình quê hương.” Quê hương em biết bao tươi đẹp x x x x 4.Củng cố :HS hát “Quê hương tươi đẹp” Hát kết hợp vỗ tay theo phách 5.Dặn dò:-Hát thuộc lời bài hát. -Em tập hát kết hợp vận động phụ họa. ND: 28/ 8/ 2009 Học vần Tiết 9-10 Thanh sắc “/” I. Mục đích yêu cầu -Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc . -Đọc được “bé” . -Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK (Riêng hs khá giỏi luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK) . -Học sinh đọc , viết chính xác. II. Chuẩn bị - Giáo viên: tranh minh họa các tiếng: bé, cá, chuối, khế. III. Hoạt động dạy học 1.Ổn định. 2.Kiểm tra:Bài : Âm “b”. -Học sinh đọc trên bảng cài : b-be.(Y) -Khoanh vào tiếng có âm “b” :bé , bà, nhà lá, bê(TB) -Viết: b-be 3. Bài mới: Dấu “/’” Hoạt động1:.Giới thiệu bài: Tranh vẽ ai? Vẽ gì? Nêu điểm giống nhau của các tiếng trên? => Giáo viên nêu: bé, cá chuối, chó, khế giống nhau ở chỗ có dấu và thanh sắc “á” - Giáo viên ghi tựa và nói: “Tên của bài này là Dấu Sắc” Hoạt động 2:Dạy dấu ghi thanh sắc: -Nêu cấu tạo dấu “á” ? - Cho học sinh xem hình mẫu: dấu “á” giống cái gì?(TB) Ghép thanh và phát âm GVghi bảng :” be”, - Thêm thanh “á” vào => tiếng gì? - Giáo viên sửa phát âm Hướng dẫn viết dầu thanh - Viết dấu “á”, giáo viên vừa viết vừa nêu quy trình. - Viết chữ có dấu “á”. Giáo viên viết mẫu, vừa nêu quy trình đặt bút ngay đường kẻ 2 viết chữ b, chữ e, lia bút viết tiếp dấu “/” ù trên chữ e, điểm kết thúc ngay trên đường kẽ 4. Giáo dục :Đọc , viết chính xác. -Tranh vẽ: bé, cá chuối, chó, khế -bé, cá chuối, chó, khế giống nhau ở chỗ có dấu và thanh sắc “á”. Dấu “á” là một nét xiên phải. Giống thước để nghiêng, giống Học sinh đọc: be. Tiếng “bé.”ù Học sinh đánh vần , đọc: bé. Lớp, nhóm, bàn, cá nhân Học sinh viết lên không trung, mặt bàn, bảng con Tiết 2: Hoạt động 1: Luyện đọc - Giáo viên sửa phát âm. Hoạt động 2: Luyện viết .Gv hướng dẫn. Hoạt động 3: luyện nói _Quan sát tranh thấy những gì? Thích tranh nào? Tại sao? Ngoài giờ học, em thích làm gì? Giáo dục : Đọc , viết chính xác. Học sinh luyện đọc trên bảng lớp: Dấu “/”, be, bé Học sinh Tập tô chữ” be, bé”ù ở vở Tập viết. “Bé nói về các sinh hoạt thường gặp của các bạn nhỏ”. Bé học , bé nhảy dây , bé tưới hoa, Ví dụ : Em thích đi chơi với ba mẹ 4.Củng cố:Tìm dấu sắc trong các tiếng: chó xù, lá đa, 5.Dặn dò: -Đọc, viết ở nhà. -Đọc bài trang bên:Dấu hỏi, dấu nặng. Tự Nhiên Xã Hội Tiết 1 CƠ THỂ CỦA CHÚNG TA I. MỤC TIÊU: _Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: Đầu , mình , chân , tay và 1 số bộ phận bên ngoài như tóc , tai , mắt , mũi , miệng , lưng , bụng (Riêng hs khá giỏi biết phân biệt được bên phải bên trái của cơ thể ) . _Biết một số cử động của đầu, cổ, mình, tay, chân. (Y) _Ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Tranh người phóng to, các hình vẽ SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định. 2. Kiểm tra: Đồ dùng của Học sinh . 3. Bài mới: Cơ thể của chúng ta. Hoạt động 1: Quan sát tran Bước 1: Hoạt động theo cặp Giáo viên gợi ý: Tranh vẽ gì? Cơ thể bạn trai có những bộ phận nào? Cơ thể bạn gái có những bộ phận nào? Bước 2: Hoạt động của lớp Hoạt động 2: Giới thiệu các hoạt động Bước 1: Làm việc nhóm nhỏ, Giáo viên cho học sinh quan sát hình trang 5 sách giáo khoa. - Nêu các hoạt động trong hình. - Cơ thể ta gồm mấy phần? Bước 2: Hoạt động lớp - Chúng ta nên tích cực vận động không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. - Hoạt động giúp ta được gì ? Hoạt động 3: Tập thể dục(YG) Giáo viên hướng dẫn Học sinh tập thể dục . - Giáo dục :Ham thích hoạt động. Học sinh hỏi , đáp theo cặp. Tranh vẽ 1 bạn trai và 1 bạn gái . Cơ thể bạn trai có : đầu , mình , tay , chân Cơ thể bạn gái có :đầu , mình , tay , chân , Học sinh xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể bằng tranh phóng to trên bảng. Ngẩng đầu , cúi đầu , cười, ôm , ăn , bắt , chạy xe, tập thể dục , đá banh. Học sinh lên thực hiện lại các hoạt động trên. - Hoạt động giúp ta khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Học sinh tập thể dục và đồng thanh đọc : “ Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi” 4.Củng cố:Cơ thể người gồm các phần nào? 5.Dặn dò: Xem lại bài. Xem bài : Chúng ta đang lớn. Quan sát và nêu quá trình lớn lên của 1 em bé. Thủ công Tiết 1 GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG I. MỤC TIÊU: -Biết được một số loại giấy bìa và dụng cụ (thước kẻ ,bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công (Y). Biết công dụng của các dụng cụ để học thủ công(YG). GDBVMT : Bảo vệ , giữ gìn dụng cụ học tập II. CHUẨN BỊ: Giáo viên:Giấy màu, giấy bìa ,kéo, hồ, thước Học sinh: kéo, hồ dán, thước kẻ... III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định. 2.Kiểm tra:Đồ dùng của hs. 3.Bài mới: 1 số loại giấy , bìa và dụng cụ học thủ công. *Hoạt động 1: Giới thiệu giấy, bìa - Nguyên liệu: Được làm từ bột của nhiều loại cây. -Hãy kể các loại giấy mà em biết? *Hoạt động 2: Dụng cụ học thủ công. -Khi học thủ công cần sử dụng các dụng cụ nào? - Các loại giấy: vở, bìa vở, giấy màu. - Thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán ,giấy màu - Thươc kẻ có chia vạch và đánh số. Làm từ gỗ, nhựa, thước dùng để đo chiều dài. - Bút chì dùng để làm gì? - Nên dùng loại bút chì cứng. - Kéo dùng để làm gì? - Hồ dán sử dụng khi nào? - Giáo viên: Hồ dán được chế tạo từ bột sắùn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa. * GDBVMT : Bảo vệ , giữ gìn dụng cụ học tập Học sinh: dùng để viết, kẻ đường thẳng Học sinh: Dùng để cắt giấy. Khi dán sản phẩm cắt. 4.Củng cố: Hãy kể những đồ dùng cần thiết để học thủ công 5.Dặn dò: Chuẩn bị đủ các dụng cụ học thủ công theo qui định . Em tập xé ,dán hình tam giác, hình chữ nhật trên nháp. Sinh hoạt lớp Tiết 1 TUẦN 1 I.Rút kinh nghiệm tuần qua: -Học sinh chưa ổn định nề nếp -Một số học sinh chưa mua đủ đồ dùng học tập. II.Phương hướng tới: 1.Đạo đức: -Đi học đều , đúng giờ , nghỉ học sinh phép -Thực hiện tốt đồng phục . -Trật tự trong lớp . *Biện pháp: -Giáo dục trên lớp. -Liên hệ phụ huynh. 2.Học tập: -Phụ đạo học sinh yếu . -Rèn chữ viết. -Học sinh có đủ đồ dùng . -Tập sách đủ bìa nhãn . *Biện pháp: - Phụ đạo thêm Học sinh yếu ngoài giờ. -Rèn chữ viết cho Học sinh mỗi ngày ở lớp và ở nhà. -Giáo viên kiểm tập vở , dụng cụ. 3.Vệ sinh: Giáo viên nhắc nhở các em giữ vệ sinh lớp và vệ sinh cá nhân.
Tài liệu đính kèm: