Giáo án giảng dạy lớp 3 - Tuần 20

Giáo án giảng dạy lớp 3 - Tuần 20

Tập đọc - kể chuyện

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

 I. Mục đích, yêu cầu

 TĐ: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữ các cụm từ.

 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .

 - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài

 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tình yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống pháp trước đây.

 KC : Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý ( HS khá kể lại được toàn bộ câu chuyện )

 KNS : Thể hiện sự tự tin ; Kĩ năng giao tiếp

 II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 33 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 3 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ 2 ngày 21 tháng 1 năm 2013
Tập đọc - kể chuyện 
ở lại với chiến khu
	I. Mục đích, yêu cầu
	TĐ: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, 	ngắt 	nghỉ đúng sau các dấu câu, giữ các cụm từ.
	 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .
	 - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài
	 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tình yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống pháp trước đây.
	KC : Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý ( HS khá kể lại được toàn bộ câu chuyện )
	KNS : Thể hiện sự tự tin ; Kĩ năng giao tiếp
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Tranh minh hoạ bài tập đọc.
	III. Các hoạt động dạy học
	Tập đọc
	A. Bài cũ: Hai HS đọc lại bài "Báo cáo kết quả tháng thi đua..." 
	Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	B. Dạy bài mới
	1. Giới thiệu bài học.
	2. Luyện đọc 
	a. GV đọc mẫu toàn bài
	b. Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ
	- Đọc từng câu
	HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, 	GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm.
	- Đọc từng đoạn trước lớp
	Bốn HS đọc 4 đoạn trước lớp. GV giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải.
	- Đọc từng đoạn trong nhóm
	- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
	3. Tìm hiểu bài
	- HS đọc thầm đoạn 1
	? Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
	- Một HS đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm 
	? Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ "ai 	cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"
	? Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
	? Vì sao Lượm và các bạn nhỏ không muốn về nhà?
	? Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
	- Cả lớp đọc thầm đoạn 3
	? Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào? 
	4. Luyện đọc lại
	GV chọn đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Một vài HS đọc lại 	đoạn văn.
	Một HS đọc bài văn.
Kể chuyện
	1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ chuyện
 HS kể từng đoạn câu chuyện .
	2. Hướng dẫn kể truyện theo tranh.
	- HS quan sát 4 tranh minh hoạ.
	- Bốn HS nối tiếp nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh
	- Một HS kể toàn bộ câu chuyện.
 	- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
	IV. Củng cố, dặn dò
	Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì?
	Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
___________________________________
Toán
T96: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu:
	Giúp HS : 
	 - Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
	 - Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ
	Hai HS làm lại bài tập 3, 4 tiết trước. GV và cả lớp, nhận xét, đánh giá.
	B. Bài mới
	1. Giới thiệu điểm ở giữa.
	 GV vẽ lên bảng hình như SGK. GV nhấn mạnh A,O, B là 3 điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: điểm A , điểm O rồi điểm B (hướng từ trái sang phải) O là điểm ở giữa hai điểm A và B (Khái niệm "điểm ở giữa" xác định "vị trí" điểm O ở trên, ở trong đoạn thẳng AB hoặc hiểu là: A là điểm bên trái điểm O, B là điểm bên phải điểm O nhưng với điều kiện là 3 điểm phải thẳng hàng.)
	- Nêu vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
	2. Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
	GV vẽ hình như SGK: GV nhấn mạnh các điều kiện để M là trung điểm của đoạn thẳng AB:
	+ M là điểm ở giữa hai điểm Avà B
	+ AM = MB ( độ dài đoạn thẳng AM, bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm)
	- Nêu vài ví dụ khác để củng cố khái niệm ttrên.
	3. Thực hành:
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm chữa bài.
	Bài tập 1: yêu cầu HS chỉ ra được 3 điểm thẳng hàng, điểm ở giữa hai điểm,...
	Bài tập 2:, 3 : Yêu cầu HS giải thích được tại sao là trung điểm, tại sao không là trung điểm?
IV. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét chung tiết học
__________________________________
Tự nhiên và xã hội
 Ôn tập Xã hội
I. Mục đích, yêu cầu
	Sau bài học HS biết:
	- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
	- Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
	- Yêu quý gia đình, trường học của mình.
	- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi mình sống.
	II.Chuẩn bị:
	 	Một số thăm có nội dung các câu hỏi
	III. Các hoạt động dạy học
	1. Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS ôn tập bằng hình thức "hái hoa dân chủ". Đại diện các nhóm lên bốc thăm câu hỏi, về chỗ thảo luận rồi cử một đi diện trình bày trưốưc lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm. 
	Nội dung câu hỏi
	1. Gia đình em có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... gồm những ai?
	2. Kể về họ nội, họ ngoại của em?
	3. Nói những thiệt hại do cháy gây ra? Em cần làm gì để phòng cháy khi đun nấu ở nhà?
	4. Hãy nêu các hoạt động ở trường? Kể một số hoạt động ngoài hoạt động học tập?
	5. Nêu những trò chơi lành mạnh?
	6. Kể một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... của tỉnh?
	7. Kể các hoạt động ở bưu điện?
	8. Kể một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh?
	9. Kể một số hoạt động thương mại, công nghiệp của tỉnh?
	10. Phân tích sự khác nhau về làng quê và đô thị?
	11. Nêu một số quy định đối với người đi xe đạp? 
	12. Nêu tác hại của rác đối với sức khoẻ của con người?
	13. Nêu cách xử lí rác?
	HĐ2. GV kết luận, nhận xét tiết học.
 ____________________________________
Buổi 2
Đạo đức
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2 ) 
I. Mục tiêu
Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bố bạn, do đú cần phải đoàn kết, giỳp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc , màu da , ngôn ngữ 
HS tớch cực tham gia vào cỏc hoạt động giao lưu, biểu lộ tỡnh đoàn kết với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường , địa phương tổ chức .
KNS : Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế ; Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế ; Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em .
	1. HS biết được: Trẻ em có quyền được tự do giao kết bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
	- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
	2, HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
	3, HS có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II. Các hoạt động dạy học
	1.Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc những tư liệu đã sưu tầm được về tinh thần đoàn kết Thiếu nhi Quốc tế
	- Các nhóm trình bày
	- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận chung
	2. Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình cảm hữu nghị với Thiếu nhi các nước.
	Các nhóm thảo luận xem viết thư cho những nước nào?
	Nội dung thư viết những gì?
	Các nhóm tiến hành viết, mỗi nhóm viết một bức thư.
	Các nhóm đọc thư trước lớp, cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm viết thư hay.
	3.Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
	HS hát, múa, đọc thơ, biểu diễn tiểu phẩm... về tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
	GV tổng kết giờ học.
 _____________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập Tiết1 
I. Mục tiờu: 
- Luyện đọc bài : Thánh Gióng
- Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm trong bài .
II. Cỏc hoạt động dạy học:
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2: Luyện đọc truyện Thánh Gióng Trang 3 VTH
- GV đọc mẫu
- HS đọc nối tiếp theo câu
- Đọc nối tiếp đoạn
- HS luyện đọc truyện theo nhóm 
- Gọi đại diện một số nhóm thi đọc trước lớp 
* HĐ3: Hướng dẫn tỡm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi trắc nghiệm ( Bài 2 tr 4 VTH ) . 
- HS thảo luận chon ý đúng trả lời
- HD HS làm bài tập 3: Trả lời câu hỏi khi nào?
	* Luyện đọc lại : GV tổ chức thi đọc theo vai .
	- Cả lớp theo dõi , bình chọn bạn đọc hay nhất .
III. Củng cố - dặn dũ
__________________________________
 Tự học
( Tự nhiên và Xã hội): ôn tập
I. Mục đích, yêu cầu
	Sau bài học HS biết:
	- Hệ thống các kiến thức đã học về tự nhiên, xã hội.
	- Kể với các bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
	- Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh của mình.
	- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi mình sống.
II.Chuẩn bị:
	 	Một số thăm có nội dung các câu hỏi
III. Các hoạt động dạy học
	1. Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS ôn tập bằng hình thức "Hái hoa dân chủ". Đại diện các nhóm lên bốc thăm câu hỏi, về chỗ thảo luận rồi cử một đi diện trình bày trưốưc lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm. 
	Nội dung câu hỏi
	1. Gia đình em có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... gồm những ai?
	2. Kể về họ nội, họ ngoại của em?
	3. Nói những thiệt hại do cháy gây ra? Em cần làm gì để phòng cháy khi đun nấu ở nhà?
	4. Hãy nêu các hoạt động ở trường? Kể một số hoạt động ngoài hoạt động học tập?
	5. Nêu những trò chơi lành mạnh?
	6. Kể một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... của tỉnh?
	7. Kể các hoạt động ở bưu điện?
	8. Kể một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh?
	9. Kể một số hoạt động thương mại, công nghiệp của tỉnh?
	10. Phân tích sự khác nhau về làng quê và đô thị?
	11. Nêu một số quy định đối với người đi xe đạp? 
	12. Nêu tác hại của rác đối với sức khoẻ của con người?
	13. Nêu cách xử lí rác?
 Hoạt động 2:. GV kết luận, nhận xét tiết học.
 ___________________________________
 Tiếng Anh
 GV chuyên dạy
___________________________________
Thứ 3 ngày 22 tháng 1 năm 2013
Buổi 1
Âm nhạc
GV chuyên dạy
____________________________________
Anh văn
GV chuyên dạy
 ___________________________________
Toán
	 Luyện tập
	I. Mục tiêu: 
	Giúp HS: 
	- Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
	- Biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
	II. Đồ dùng dạy học: 
	Bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	- Một HS lên bảng làm bài tập 3 (SGK)
	Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
	B. Hướng dẫn HS làm bài tập
	GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở BT toán rồi chấm một số bài.
	Chữa bài tập
	Bài 1: HS điền vào chỗ trống: AM = MB; BN = NC
	DP = PD; AQ = QD
	Bài tập 2, 3 Đổi chéo vở kiểm tra nhau.
	Bài 4 Hai HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
	III. Củng cố, dặn dò
___________________________________
Chính tả
ở lại với chiến khu
	I. Mục đ ... m ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu
	- Nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng .
	- Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. GV hướng dẫn HS làm các bài tập:
	Bài 1.
	 GV hướng dẫn HS làm lại bài tập 3 (SGK)
	- I là trung điểm của đoạn thẳng nào? Vì sao?
	- O là điểm giữa của những đoạn thẳng nào?
	- O là trung điểm của những đoạn thẳng nào?
	- K là trung điểm của đoạn thẳng nào?
	Bài 2.
	Đoạn thẳng AB dài 84 dm, đoạn thẳng CD dài bằng đoạn thẳng AB. Tính độ dài cả hai đoạn thẳng?
	Trong lúc HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS cón lúng túng, chấm một số bài.
III. Tổng kết, dặn dò: 
	Nhận xét chung tiết học, tuyên dương những HS làm bài tốt.
Luyện đọc
Trên đường mòn hồ chí minh
I. Mục tiêu
	- Luyện kỷ năng đọc to, đọc đúng và đọc hiểu
II.Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
	a. GV đọc bài - Cả lớp theo dõi
	b.Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ mới
	- Đọc nối tiếp câu
	- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp, kết hợp đọc từ ở chú giải
	- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Tìm hiểu bài :
	( GV nêu các câu hỏi trong sgk )
 GV chốt lại nội dung bài .
- 1 HS đọc to cả bài.
- GV nhắc lại cỏc yờu cầu chung.
- Tổ chức thi đọc cỏ nhõn (chủ yếu cho những em đọc cũn yếu).
III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS
Luyện toán
Luyện tập . tiết 1
I.Mục tiêu
 - Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
 II. Hoạt động dạy học
HĐ1: Giới thiệu bài: 
 Nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
 Củng cố lý thuyết 
 ? Một đoạn thẳng có mấy trung điểm . Có bao nhiêu điểm ở giữa ?
 - GV chốt lại : Một đoạn thắng có duy nhất 1 trung điểm .
	Có vô số điểm ở giữa . 
HĐ2. Hướng dẫn luyện tập
- Hướng dẫn HS làn bài tập 1,2,3,4, Tiết 1 trang 14, 15Vở Thực hành
- HS làm bài . GV theo dõi chung , hướng dẫn thêm cho những HS yếu 
- Chữa bài : Gọi 2 HS lên bảng chữa bầi 2và bài 3.
	Cả lớp theo dõi , nhận xét .
 III. Củng cố dặn dò	
HĐNG
Tìm hiểu truyền thống quê hương
I. Mục đích yêu cầu:
	GV tổ chức cho HS tìm hiểu một số truyền thống quê hương
II. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
	2. GV hướng dẫn HS thảo luận nội dung: tìm hiểu các truyền thống của quê hương Hà Tĩnh.
	GV gợi ý: Truyền thống cách mạng.
	 Tuyền thống hiếu học...
	- Đại diện các nhóm trình bày.
	- Các nhóm khác bổ sung.
	GV kết luận chung.
	Chơi trò chơi "Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu truyền thống quê hương"
	Ba tổ chọn ba bạn hướng dẫn
III. Tổng kết, dặn dò: 
Tự học ( TV )
Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy
I. Mục tiêu
	1. Tiếp tục ôn tập mở rộng vốn từ về Tổ quốc.
	2. Luyện tập về dấu phẩy (ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu - điều này GV không cần nói với HS.
	II. Các hoạt động dạy học
	A. Bài cũ:
	Hai HS nhắc lại: Nhân hoá là gì? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài "Anh Đom Đóm"
	Nhận xét, đánh giá.
GV hỏi HS đã chuẩn bị trước ở nhà nội dung để kể được một vị anh hùng như thế nào; GV cho HS kể tự do thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước...
	HS thi kể. Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn hiểu biết nhiều về các vị anh hùng, kể ngắn gọn, rõ ràng.
Làm bài tập;
- Bài 1. Khoanh tròn chữ cái trước tên những đội quân đã sang xâm lược nước ta và bị quân ta đánh bại.
a.Quân Anh c. Quân Minh e. Quân Pháp
b. Quân Thanh d. Quân Mỹ g. Quân Nguyên
- Bài 2. Gạch dưới những từ ngữ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ Quốc: bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, chống trả, đánh.
 HS đọc kết quả, cả lớp nhận xét, sửa sai. GV chốt lại lời giải đúng.
III. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS làm bài tốt.
Buổi 2
Luyện âm nhạc
GV chuyên dạy
Luyện tiếng Việt
	Luyện từ và câu tuần 19
	I. Mục đích, yêu cầu
	Giúp HS củng cố về nhân hoá, cách đặt và trả lời câu hỏi 	Khi nào?
	II. Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết dạy.
	2. Hai hoặc ba HS nhắc lại nội dung luyện từ và câu tuần 19
	3. Hoàn thành và làm lại bài 2, 3 (SGK)
	HS làm bài vào vở luyện Tiếng Việt
	GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
	4. Bài ra thêm
	GV không bắt buộc, chỉ yêu cầu những HS đã hoàn thành bài tập thì làm thêm.
	a. Tìm những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của người.
 Con đường làng
Vừa mới đắp
Xe chở thóc
	 Đã hò reo
 Nối đuôi nhau
 Cười khúc khích
	b.Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
	- Khi nào lớp em tổ chức kết nạp đội viên mới?
	- Em biết đọc bao giờ?
	HS làm bài, hai HS khá giỏi chữa bài
	III. Củng cố, dặn dò
	Tổng kết nhận xét.
	Mỹ thuật
	 VTĐT: Ngày tết, lễ hội
I. Mục tiêu
- HS biết tìm chọn nội dung đề tài về ngày tết hoặc lễ hội của dân tộc, của quê hương.
- Vẽ được một bức tranh có đề tài trên.
II. Phương tiện
	Tranh ảnh về ngày tết hoặc lễ hội
III. Hoạt động dạy học
1. HĐ1. Hướng dẫn chọn nội dung đề tài
Cho HS quan sát các tranh ảnh về ngày tết, lễ hội đã chuẩn bị.
? Em thấy không khí của ngày tết, lễ hội như thế nào.
? Ngày tết ở các vùng thường có những hoạt động gì.
? Cảnh trang trí trong ngày tết, lễ hội như thế nào.
? Hãy kể những điều em biết về ngày tết hoặc lễ hội ở quê hương em.
2. HĐ2. Hướng dẫn cách vẽ tranh
? Em chọn nội dung gì. Vẽ về những hoạt động nào?
? Trong các hoạt động đó, hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ.
? Màu sắc trong tranh em chọn như thế nào.
3. HĐ3. HS thực hành vẽ
GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những HS yếu
IV. Tổng kết giờ học - dặn dò HS
Tự học ( Toán )
Điểm ở giữa - trung điểm của đoạn thẳng
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS ôn về nội dung đã học ở tiết 96: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
II. Hoạt động dạy học.
	A. Bài cũ
	Hai HS nêu lại kết quả bài tập 1,2 ở vở BT. GV và cả lớp, nhận xét, đánh giá.
	B. Bài mới
1.Củng cố về điểm ở giữa.
	 GV vẽ lên bảng hình như SGK. GV nhấn mạnh A,O, B là 3 điểm thẳng hàng. Theo thứ tự: điểm A , điểm O rồi điểm B (hướng từ trái sang phải) O là điểm ở giữa hai điểm A và B (Khái niệm "điểm ở giữa" xác định "vị trí" điểm O ở trên, ở trong đoạn thẳng AB hoặc hiểu là: A là điểm bên trái điểm O, B là điểm bên phải điểm O nhưng với điều kiện là 3 điểm phải thẳng hàng.)
	- HS nêu thêm vài ví dụ khác để củng cố khái niệm trên.
2. Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng
	GV vẽ hình như SGK: GV nhấn mạnh các điều kiện để M là trung điểm của đoạn thẳng AB:
	+ M là điểm ở giữa hai điểm Avà B
	+ AM = MB ( độ dài đoạn thẳng AM, bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm)
	- Nêu vài ví dụ khác để củng cố khái niệm ttrên.
	3. Thực hành:
	- Bài 1. Vẽ một đoạn thẳng PQ rồi lấy điểm I nằm giữa 2 điểm P và Q.
	- Bài 2. Vẽ đoạn thẳng MN dài 10 cm, Lấy trung điểm O của MN. Tính độ dài của ON, OM.
	HS làm bài - GV theo dõi chung.
	III. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét chung tiết học
Buổi 2
 Luyện tiếng Việt
Tập làm văn : Tuần 19 
I. Mục đích, yêu cầu
	Rèn kỹ năng nói:
	1. Luyện tập kể câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.	
	2. Rèn kĩ năng viết: viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung đúng ngữ pháp (viết thành câu), rõ ràng, đủ ý. 
II. Đồ dùg dạy học
	Tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù ủng
III Các hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
	2. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài tập 1: 
Nhóm đôi kể cho nhau nghe câu chuyên Chàng trai làng Phù ủng
	Một số HS kể câu chuyện trước lớp. 
	Từng tốp 3 HS phân vai kể chuyện.
	GV hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
	Chàng trai ngồi bê vệ đường làm gì?
	Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng?
	Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng về kinh đô?
	Cả lớp và GV nhận xét cách kể của từng nhóm, bình chọn nhóm kể tốt nhất.
	Bài tập 2: làm vào vở luyện Tiếng Việt
	Một HS đọc yêu cầu của bài tập
	- Cả lớp làm bài cá nhân. Mỗi em chọn viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. GV nhắc các em trả lời rõ ràng, đủ ý, thành câu.
	Một số HS nối tiếp nhau đọc bài viết. Cả lớp và Gv nhận xét, chấm điểm.Các đại diện tổ thi giới thiệu.
IV. Củng cố, dặn dò
	GV nhận xét, biểu dương những HS học tốt.
.
Bài soạn dạy thao giảng
Ngày dạy: 26/1/ 2007
 Người dạy: Biện Thị Hoa
Môn dạy: Luyện toán
	 Bài dạy:
	 Luyện về so sánh số trong phạm vi 10 000.
	Phép cộng và Giải toán
I. Mục tiêu
	Luyện tập về điểm ở giữa , trung điểm của đoạn thẳngvà so sánh các số trong phạm vi 10000, giải toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy học
	1. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
	2. Hướng dẫn HS luyện tập
	a. Củng cố lý thuyết
	? Trong tuần 20 các em đã học những nội dung toán nào?
	? Có những nội dung nào các em chưa rõ.
 	GV hướng dẫn HS ôn tập, củng cố về điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng cách đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10 000.
	? Số có 4 chữ số gồm có mấy hàng đó là những hàng nào.
	? Muốn so sánh 2 số có 4 chữ số em làm như thế nào
	GV kết luận - Gọi 1 số em nhắc lại
	b.Thực hành làm bài tập.
- Bài1. Điền dâu , = vào chỗ trtống
	 4005 ... 4000 + 5
	 1723 .... 1732
	 2107 ... 1720 – 20
- Bài 2. Vẽ một đoạn thẳng PQ rồi lấy điểm I nằm giữa 2 điểm P và Q.
- Bài 3. Vẽ đoạn thẳng MN dài 10 cm, Lấy trung điểm O của MN. Tính độ dài của ON, OM.
- Bài 4. Một nhà máy buổi sáng sản xuất được 972 kiện hàng, buổi chiều sản xuất được số hàng bằng số hàng đã sản xuất buổi sáng. Hỏi cả ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu kiện hàng?
	GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS
	3. Chấm một số bài. Chữa bài.
	- Bài 1. Gọi 2 em lên làm - Cả lớp theo dõi, nhận xét
	- Bài 2.3 Tương tự bài 1
	- Bài 3. Một em giải
	Số kiện hàng buổi chiều nhà máy sản xuất được là: 
	972 : 3 = 324 ( kiện )
	Số kiện hàng nhà máy sản xuất được trong cả ngày là:
	972 + 324 = 1296 ( kiện )
	Đáp số: 1296 kiện
III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
HĐTT
Tổng phụ trách dạy
2012 ... 7869 - 5202 2012 ... 7869 - 5202 2012 ... 7869 - 5202 
- Bài 2. Đặt tính rồi tính
	2341 + 2153 3046 + 1273 6548 + 349

Tài liệu đính kèm:

  • doct20,l3.doc