Giáo án giảng dạy môn học Tuần 8 - Lớp 1

Giáo án giảng dạy môn học Tuần 8 - Lớp 1

Tiếng việt

Bài30: ua – ơa

I. Mục tiêu:

- HS đúng đọc, viết đúng vần ua- a, cua bể, ngựa gỗ.

- Biết đọc câu,từ ứng dụng.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa tra.

- Giáo dục ý thức ngủ trơa.

II. Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ từ.

III. Các hoạt động dạy học : Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS đọc SGK

- Cho HS viết: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.

- Nhận xét, cho điểm

B. Bài mới

1. Giới thiệu, ghi vần ua

2. Dạy vần

* Nhận diện

- Vần ua có mấy âm? Âm nào đứng trớc?Âm nào đứng sau?

- So sánh ua với ia đã học?

 

doc 22 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn học Tuần 8 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008
Chào cờ
Tuần 8
Tiếng việt 
Bài30: ua – ưa 
I. Mục tiêu:
- HS đúng đọc, viết đúng vần ua- ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Biết đọc câu,từ ứng dụng.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa.
- Giáo dục ý thức ngủ trưa.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ từ.
III. Các hoạt động dạy học : Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc SGK
Cá nhân
- Cho HS viết: tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.
- Viết bảng con
- Nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu, ghi vần ua
- Em khá đọc trơn
2. Dạy vần
* Nhận diện
- Vần ua có mấy âm? Âm nào đứng trước?Âm nào đứng sau?
- Có hai âm , u đứng trước, a đứng sau
- So sánh ua với ia đã học?
- Đều có âm a ở cuối, khác nhau ở âm đầu
- Đánh vần và ghép vần
-Cá nhân, tập thể
- Phát âm mẫu
- Cá nhân, tập thể đọc trơn
*. Ghép tiếng từ khoá
- Có vần ua muốn có tiếng cua phải ghép với âm gì?
- Thêm âm c đằng trước 
- ghép tiếng”cua”
- Phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng cua?
- Cá nhân, tập thể
- Tranh vẽ con gì? 
- Con cua bể
- Từ mới gì?
- Cua bể
- Ghi bảng
- đọc từ
*. Tổng hợp
- Hôm nay học vần gì, tiếng gì, từ gì?
- Vần ua, tiếng cua, từ cua bể
- Cho đọc bảng lớp 
- cá nhân, tập thể
*. Vần ưa hướng dẫn tương tự
*. Củng cố: cô vừa dạy những vần nào?
- ua, ưa
- Cho đọc trên bảng lớp.
- cá nhân,tập thể
*. Đọc từ ứng dụng
- Ghi từ ứng dụng lên bảng
- Nhẩm đọc
- Cho nhận diện vần, phân tích tiếng có vần ua,ư a và đọc tiếng sau đó đọc cả từ
- cá nhân, tập thể: HSTB có thể đánh vần, đọc trơn. HSKG đọc trơn, đọc nhanh.
- Giải thích một số từ
*. Nghỉ giải lao
3. Hướng dẫn viết: ua, ưa.
 Cho quan sát chữ mẫu, chữ ua gồm mấy con chữ, chữ nào viết trước chữ nào viết sau?
- Chữ u viết trước, chữ a viết sau
- Nêu quy trình viết và viết mẫu 2 lần
-Theo dõi, viết bảng con:HSTB viết được chữ ưa, ua. HSKG viết đúng, đẹp.
- Các chữ khác hướng dẫn tương tự.
Tiết 2
4. Luyện tập
a. Luyện đọc
- Đọc trên bảng lớp
- Cá nhân, tập thể
- Ghi câu ứng dụng
- Em khá đọc trơn
-Nhận diện cần mới, phân tích, đánh vần tiếng có chứa vần mới
- HS trả lời
- Hướng dẫn cách đọc đúng?
- Nghỉ hơi dấu phẩy, ngắt hơi sau mẹ
- Đọc mẫu
- Luyện đọc câu: HSTB đọc được câu, HSKG đọc đúng.
- Luyện đọcSGK 
- Cá nhân, tập thể
b. Luyện viết
- Cho HS viết vở.
- Nhận xét, sửa cho HS( lưu ý khoảng cách khi viết từ)
- HSTB viết 1 số chữ, HSKG viết cả bài.
*. Nghỉ giải lao
c. Luyện nói: 
- Em có biết giữa trưa là mấy giờ không?
- Buổi trưa mọi người làm gì, ở đâu?
- Có nên ra nắng vào buổi trưa không, Vì sao?
- HS luyện nói theo câu hỏi của GV( tuỳ khả năng HS).
IV.Củng cố dặn dò:
- Đọc trên bảng lớp
- Nhận xét giờ học
- Thi tìm thêm những tiếng có vần ua,ưa vừa học.
- Chuẩn bị trước bài 22.
 Thứ ba ngày 28 tháng 10 năm 2008
Toán
 	 Tiết 29: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về về bảng cộng 3 và 4.Biểu thị tình huống trong tranh bằng một hoặc hai phép tính.
- Rèn kĩ năng về làm tính cộng trong phạm vi 3 và 4.
- HS tích cực học tập.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 1.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (5’)
- Tính: 2 + 2 = 	2+1=	 1 + 3 = 	3 + 1 =
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập (30’).
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tính cột dọc.
- Yêu cầu HS làm vào SGK, quan sát giúp đỡ HS yếu, chú ý viết cho thẳng cột.
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn mẫu phép tính đầu, em điền số mấy vào ô trống? Vì sao?
- điền số.
- số 2 vì 1 + 1 = 2.
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- Cho HS chữa bài.
- làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài3: Gọi HS nêu yêu cầu.
2 + 1 + 1 = em điền số mấy? Làm thế nào?
- Phép tính còn lại tương tự.
- lấy 2 + 1 = 3, 3 + 1 = 4, viết 4. 
- làm và nêu kết quả.
Bài 4: Cho HS nhìn tranh nêu đề toán.
- có1bạn thêm 3 bạn. Hỏi tất cả là mấy bạn?
- Viết phép tính thích hợp?
- 1 + 3 = 4
- Em nào có đề toán khác?
- Viết phép tính thích hợp với đề toán của bạn?
- có3 bạn đang chạy, 1 bạn đang chạy tới. Hỏi tất cả là mấy ban?
- 3 + 1 = 4
- Gọi HS chữa bài.
- HS đọc lại bài hoà chỉnh.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi nêu nhanh kết quả.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị: Phép cộng trong phạm vi 5.
Tiếng việt
Bài 31: Ôn tập 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết chắc chắn vần ia, ua, a, hiểu nội dung câu chuyện.
- Viết đọc thành thạo các vần vừa học, kể lại được nội dung câu chuyện.
- Thấy được ba hoa cẩu thả là tính xấu. 
II. Đồ dùng:
- Bảng ôn, tranh minh hoạ chuyện Khỉ và Rùa.
III. Hoạt động dạy học chính:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc, viết : ua, ưa, xa kia, cua bể, đọc SGK
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đầu bài
- HS dọc đầu bài
b. Ôn tập:
- Trong tuần các con đã học những vần nào?
- ua, ưa,ia
-Đọc các vần đó
- cá nhân, tập thể
- So sánh cá vần đó?
- đều có âm a ở sau,khác nhau ở âm đầu vần
-Đọc các phụ âm đầu
-cá nhân
-Ghi bảng, gọi hs ghép vần
- cá nhân
- Ghi bảng các tiếng, gọi hs đọc tiếng
- cá nhân, tập thể
- Âm “ gh” ghép với vần nào, “ g” ghép với vần nào?
- “ gh” ghép với ia, “g” ghép với ua, ưa
- Đọc từ ngữ ứng dụng
- Viết các từ lên bảng
- đọc trơn, nhận diện các vần mới học, phân tích các tiếng có chưa vần mới, đọc trơn lại cả từ
- Giải thích một số từ
+ Giải lao
- Viết bản con: đọc cho hs viết
- viết bảng: ua, ưa, ia
- Quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của hs
Tiết 2:
3. Luyện tập
- Đọc trên bảng lớp
- các nhân, tập thể
- Đọc câu ứng dụng
- cá nhân, tập thể
- Hướng dẫn HS yếu: Tranh vẽ ai? đang làm gì? ngủ như thế nào?
- Đọc SGK
- cá nhân, tập thể
Luyện viết: Giảng quy trình viết và viết mẫu từng chữ
- viết vở: mùa dưa, ngựa tía( tuỳ khả năng HS)
- Theo dõi, sửa sai cho HS
*Kể chuyện: Khỉ và Rùa 
- GV kể chuyện
- HS theo dõi
- Cho HS kể theo từng tranh
- cá nhân
- Gọi HS khá, giỏi kể liền mạch toàn chuyện
- HS khác nhận xét
IV.Củng cố dặn dò:
- Đọc trên bảng lớp
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài 32: oi, ai.
Đạo đức
 Bài 4: Gia đình em( Tiết 2)
 I. Mục tiêu:
- HS hiểu trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương. Trẻ em có bổn phận phải lễ phép vâng lời cha mẹ và anh chị em.
- HS biết yêu quý gia đình của mình, yêu thương anh chị em , quý trọng, vâng lới ông bà cha mẹ.
- Có ý thức tự giác lễ phép vâng lời cha mẹ.
II. Đồ dùng:
- Học sinh: Bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gia đình em có những ai?
- Đỗi với những người trong gia đình mình em cần có tình cảm như thế nào?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Khởi động (8’).
- hoạt động .
Mục tiêu: Chuẩn bị tư thế cho HS bước vào học tập được tốt.
Cách tiến hành:
- Chơi trò “ Đổi nhà”.
- chơi theo nhóm.
- Em thấy thế nào khi luôn có một mái nhà?
- Em sẽ ra sao khi không có một mái nhà?
- rất an tâm
- không có chỗ ở khi mưa gió
Chốt: Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người thân yêu thương che chở.
- theo dõi.
4. Hoạt động 4: Đóng vai (8’).
- hoạt động nhóm.
Mục tiêu: Thấy được tác hại của việc không nghe lời cha mẹ.
Cách tiến hành:
- Gọi một số học sinh tham gia đóng vai trong tiểu phẩm “Chuyện của Long”. 
- Em có nhận xét gì về việc làm của Long?
- Điều gì sẽ xảy ra khi Long không vâng lời cha mẹ?
- theo dõi cổ vũ các bạn.
- bạn chưa biết vâng lời cha mẹ.
- không dành thời gian học tập, cô giáo mắng
5. Hoạt động 5: Liên hệ bản thân (8’).
- hoạt động cá nhân.
Mục tiêu: Tự điều chỉnh hành vi của bản thân.
Cách tiến hành:
- Sống trong gia đình, em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
- Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng?
Chốt: Trẻ em có quyền và bổn phận phải yêu quý gia đình, kính trọng lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ.
- luôn tắm gội, cho ăn ngủ
- nghe lời cha mẹ....
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Nêu lại phần ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
Toán(BD)
Luyện tập phép cộng trong phạm vi 4
I Mục tiêu
- Hoàn thiện kiến thức
- Ôn củng cố phép cộng , bảng cộng trong phạm vi 4
- Thuộc bảng cộng biết làm tính cộng trong phạmvi 4
- HS ham thích học toán
II Các hoạt động dạy học
1 Hoạt động 1: Hoàn thiện kiến thức
- GV cùng HS hoàn thiện kiến thức
- Giải đáp những ý kiến thắc mắc của Hs
2 Hoạt động 2:Cả lớp
- GV gắn đồ vật, yêu cầu HS quan sát lập phép tính và đọc
- HS quan sát lập phép tính
- GV nhận xét ghi bảng
- HS luyện đọc
3 Hoạt động 3:Cặp 
-Yêu cầu từng cặp kiểm tra nhau đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 4
- 2 HS cùng bàn kiểm tra nhau đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 4
- HSK,G hướng dẫn HSTB
- Gọi HS nêu kết quả kiểm tra
- Gọi một số HS đọc trước lớp bảng cộng trong phạm vi 4
- HS đọc
4 Hoạt động 4:Cá nhân
GV viết bảng bài tập yêu cầu HS làm 
bài trong vở bài tập( trang 33)
- HSTB làm 1/2 bài tập 1, 2,3. HSKG làm thêm bài 4,5
5 Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 4
Tự học
Hoàn thiện kiến thức
I.Mục tiêu:
- HS tự hoàn thiện các kiến thức trong ngày.
- HS tự giác trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học:
1. HS tự hoàn thiện các kiến thức trong ngày các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo Đức
- GV giúp đỡ HS yếu.
2. Luyện đọc bài : Ôn tập
- 4 HS/ 1 nhóm luyện đọc bài ôn tập trong SGK( HSKG giúp HSTB thuộc bài)
* Thi đọc theo các đối tượng HS.
- Nhận xét,đánh giá.
3. Củng cố- dặn dò:
Thứ tư ngày 29 tháng 10 năm 2008
Toán
Tiết 30: Phép cộng trong phạm vi 5 
I. Mục tiêu:
- Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng, thành lập bảng cộng 5.
- Ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5, biết làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng toán 1.
- Mô hình 5 con gà, 5 ô tô.
III. Hoạt động dạy học chính:
1. Hoạt động1: Kiểm tra:
- Đếm từ 0-5 và ngược lại
- Cho HS tách 5 que tính thành 2 phần tu ...  học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra (5’)
- Tính: 2 + 3 = 	1 + 4 = 	5 + 0 =
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập (25’).
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tính hàng ngang.
- Yêu cầu HS làm vào SGK, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Từ phép tính: 2+3= 3+2 em có nhận xét gì?.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
- khi đổi các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
Bài2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tính cột dọc.
- Yêu cầu HS làm vào SGK, quan sát giúp đỡ HS yếu, chú ý đặt tính cho thẳng.
- làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài3: Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó nêu cách làm.
- Quan sát giúp đỡ HS yếu.
 - 2 + 1 + 1 =, em lấy 2 + 1 = 3, 3 + 1 = 4.
- làm và nêu kết quả.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu.
- điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi HS nêu cách làm.
- 3 + 2 = 5, 5 = 5 điền dấu = vào ô trống.
- Cho HS làm và sau đó lên chữa bài.
- nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 5: Gọi HS nhình tranh nêu đề toán.
-3 con cho và 2 con chó tất cả là mấy con chó?
- Viết phép tính thích hợp?
- 3 + 2 = 5
- Em nào có đề toán khác?
- Viết phép tính thích hợp với đề toán của bạn?
- 2 con chó và 3 con chó tất cả là mấy con chó?
- 2 + 3 = 5
- Gọi HS chữa bài.
- Phần b) tương tự.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
- HSKG nêu nhiều phép tính tương ứng với các tình huống.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc nhanh bảng cộng 5.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Số 0 trong
Tiếng việt (BD)
Luyện đọc vần ôi- ơi
I Mục tiêu:
- HS đọc thành thạo vần ôi- ơi
- Tự ghép và đọc những tiếng có chứa vần ôi- ơi
- HS tích cực trong giờ học
II Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng TV
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 2:Cặp
- Yêu cầu 2 Hs cùng bàn nêu tên các vần đã học trong ngày
- 2 HS cùng bàn nêu tên vần đã học
- Gọi HS nêu trước lớp
-HS nêu
- GV ghi bảng: ôi- ơi.
2. Nhóm: Luyện đọc bài :ôi, ơi trong SGK
- HS luyện đọc cá nhân, lớp
- 4 HS/ 1 nhóm luyện đọc( HSKG giúp HSTB thuộc bài.)
3. Hoạt động 3:Cả lớp
- Tổ chức cho HS thi ghép tiếng, từ có chứa vần ôi- ơi
- HS thi đua ghép và nêu
- GV ghi một số tiếng, từ HS vừa ghép lên bảng
- HSTB đánh vần, đọc trơn
- HSK,G đọc trơn và đọc nhanh
- Nhận xét sửa cách phát âm
3 Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại vần vừa luyện đọc
-Gv nhận xét giờ học
Luyện viết
Luyện viết: oi, ai, ôi- ơi
	I. Mục tiêu.
- Viết đúng qui trình, đúng độ cao khoảng cách chữ ghi vần oi, ai, ôi- ơi
- Rèn kĩ năng viết đẹp, đúng tốc độ.
- Hs có ý thức rèn luyện chữ viết.
	II. Các hoạt động dạy - học.
	1. Hoạt động 1: Cặp đôi.
- Yêu cầu từng cặp nêu cho nhau nghe vần đã học trong ngày
- 2 HS cùng bàn nêu cho nhau nghe: 
 - Gọi 1 số cặp báo cáo kết quả trước lớp.
- Từng cặp báo cáo
2. Hoạt động 2: Cả lớp.
+ Chữ: oi
- Chữ ghi vần oi được viết bởi mấy con chữ?
- Gồm 2 chữ: chữ cái 0 và chữ cái i
- Hướng dẫn HS độ cao, nét nối, khoảng cách
- Gọi HSG viết mẫu và nêu qui trình viết.
- HS viết bảng con: oi
- Nhận xét sửa chuẩn.
+ Chữ: ai, ơi, ôi. ( hướng dẫn tương tự)
3. Hoạt động 3: Cá nhân.
- Hướng dẫn HS viết vào vở li
- HSTB viết mỗi chữ 2 dòng
- HSK,G viết nhiều hơn.
- GV quan sát uốn nắn HS.
- Chấm bài nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Tự học
Ôn tập
I.Mục tiêu:
- HS tự hoàn thiện các kiến thức trong ngày.
- Củng cố kiến thức về môn toán.
- HS tự giác trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy học:
1. HS tự hoàn thiện các kiến thức các môn học trong ngày.
- GV giúp đỡ HS còn chậm.
2. Làm bài tập trong vở bài tập toán( trang 35)
- Bài tập 5: HSKG nghĩ nhiều phép tính tương ứng với nhiều tình huống.
3. Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008
Toán
Tiết 32: Số 0 trong phép cộng
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nắm được cộng một số với 0 cho kết quả là chính số đó.
- Biết thực hành cộng một số với 0. Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
- Ham học toán.
II. Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng toán 1.
- Mô hình 3 tam giác, 3 ô tô.
III. Hoạt động dạy học chính:
1. Hoạt động1: Kiểm tra:(5’)
Tính: 4 + 1 = ; 3 + 2 = 
 2 + 3 = ; 1 + 4 =
2. Hoạt động 2:Giới thiệu bài, ghi đầu bài ( 2’)
- nêu lại nội dung bài
3. Hoạt động 3: Hình thành các phép tính cộng 3 + 0 = 3; 0 + 3 = 0 (15’).
- Gắn 3 và 0 tam giác lên bảng, gọi HS nêu đề toán.
- 3 tam giác thêm 0 tam giác.Hỏitất cả là mấy tam giác?
- Gọi HS trả lời.
- được 3 tam giác.
- Cho thao tác trên que tính hỏi tương tự trên.
- được 3 que tính.
- Ta có phép tính gì?
- 3 + 0 = 3.
- Gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Phép tính: 0 + 3 = 3 cũng tiến hành tương tự.
- Vậy 3 + 0 có bằng 0 + 3 không?
- nêu đề toán, sau đó viết phép tính thích hợp.
- 3 + 0 = 0 + 3
- Cho HS làm các phép tính: 2 + 0; 0 + 2; 1 + 0; 0 + 1.
- Từ các phép tính trên em thấy một số khi cộng với 0 bằng mấy?
- 2 + 0 = 0 + 2 = 2
- 1 + 0 = 0 + 1 = 1
- một số khi cộng với 0 đều bằng chính số đó,ghi nhớ.
4. Hoạt động 4: Luyện tập (15’)
Bài 1: Cho HS tự nêu cách làm rồi làm và chữa bài.
- Cho HS đọc bài sau khi chữa xong.
- HS tự tính, sau đó nêu kết quả.
 Bài2: Tính:
-2HS lên bảng thực hiện.
- Chú ý cách HS đặt tính cho thẳng cột.
- Chốt bài đúng.
-Làm bảng con( HS nữ thực hiện 2 phép tính, HS nam thực hiện 2 phép tính. K,G thực hiện cả 4 phép tính) 
Bài 3: Cho HS tự nêu cách làm rồi làm và chữa bài.
- Chốt bài đúng.
Bài 4: Gọi HS nêu đề toán, từ đó em hãy viết phép tính thích hợp?
- Gọi 1 số HS nêu trước lớp
- Nhận xét, chốt.
- HS tự điền số vào chỗ chấm, sau đó chữa bài
- HS tự nêu bài toán dựa vào tranh và 
 viết phép tính tương ứng.
- HSKG nêu nhiều phép tính tương ứng với các tình huống.
IV. Củng có- dặn dò:(5’)
- GV chốt toàn bài
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Luyện tập.
Tiếng Việt
Bài 34: ui, ưi 
I.Mục tiêu: 
- HS hiểu được cấu tạo của vần “ui,ưi”, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: Đồi núi. 
- Yêu thích cảnh đồi núi.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: ôi, ơi.
- đọc SGK.
- Viết: ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới (20’)
- Ghi vần: ui và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “núi” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “núi” trong bảng cài.
- thêm âm n đằng trước, thanh sắc trên đầu âm u.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- đồi núi.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Vần “ưi”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: ngửi mùi, vui vẻ.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “ui, ưi,” tiếng, từ “đồi núi, gửi quà”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (7)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (7’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- cả nhà đang đọc thư.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: gửi, vui.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- cảnh đồi núi.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- đồi núi.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Thi tìm tiếng có vần mới học theo hình thức tiếp sức.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: uôi, ươi.
Sinh hoạt
Tuần 8 .
I.Mục tiêu:
- Tổ chức sinh hoạt sao
-HS nắm được ưu ,nhược điểm của mình, của bạn.
- HS có ý thức sửa sai.Tự phát huy ưu điểm. 
-Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn.
II.Các hoạt động dạy học:
1 Sinh hoạt sao
- Cho các em điểm danh trong sao
- Kiểm tra vệ sinh tác phong
- Sao trưởng cho các em sinh hoạt trong sao mình
- Từng nhi đồng kể việc làm tốt, chưa tốt trong tuần
- Phụ trách sao nhắc nhở phân công nhiệm vụ trong tuần tới
- Phân công nhiệm vụ cho từng nhi đồng
- Phụ trách sao làm chủ trò: hát, kể chuyện
- Nhận xét kết quả sinh hoạt
2.Nhận xét tuần qua
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, mặc đúng quy định.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động,xếp hàng ra vào lớp đúng quy định.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Đạt, Kiệt, Liên, Hưng, Thiệp
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo.
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Ly, Đức,B ích.
- Còn có bạn chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao: Hưởng, Trang, Chinh, Thuý.
 3 Phương hướng tuần tới: 
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 20/11.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giúp đỡ những bạn học còn chậm, giữ vững nền nếp lớp.
- Thực hiện xếp hàng ra vào lớp đều đặn, truy bài đầu giờ thường xuyên có hiệu quả.
- Thực hiện tốt ATGT.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc