Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 1 - Đoàn Thị Huệ

Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 1 - Đoàn Thị Huệ

Tuần 1

Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010

TIẾNG VIỆT

Ôn định tổ chức

A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS

- Làm quen với môn học, các loại SGK, vở viết, vở bài tập của môn học.

- Chuẩn bị các đồ dùng học tập phục vụ cho môn Tiếng Việt.

B. Chuẩn bị : SGK, .

C. Hoạt động dạy - học :

 I. Kiểm tra : Sách, vở của HS.

 II. Bài mới :

Tiết 1

 1. Giới thiệu bài.

 2. Hướng dẫn HS làm quen với môn học.

 - GV giới thiệu tên môn học : Môn Tiếng Việt 1

 - HS nhắc lại.

 - GV giới thiệu tên các phân môn của môn học trong học kì I, học kì II :

 + Dạy học âm - vần mới

 + Tập viết

 + Chính tả

 + Tập đọc

 + Kể chuyện

 - HS nhắc lại tên các phân môn.

 - GV giới thiệu SGK môn Tiếng Việt 1:

 + HS mở SGK Tiếng Việt 1 và GV giới thiệu cho HS về sách, cách sử dụng sách, các kí hiệu (lệnh) trong SGK, .

 + Giới thiệu về vở Tập viết 1, cách sử dụng vở.

 + Giới thiệu vở bài tập Tiếng Việt 1, cách sử dụng vở, các kí hiệu (lệnh) trong vở bài tập, .

 - GV nêu nhiệm vụ học tập môn Tiếng Việt của HS ở lớp và ở nhà.

 - GV nêu thời gian học ở lớp và ở nhà.

 - HS tập sử dụng các loại sách, vở viết, vở bài tập môn Tiếng Việt 1.

 

doc 15 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 1 - Đoàn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tiếng Việt
Ôn định tổ chức
A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS
- Làm quen với môn học, các loại SGK, vở viết, vở bài tập của môn học.
- Chuẩn bị các đồ dùng học tập phục vụ cho môn Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị : SGK, ...
C. Hoạt động dạy - học :
 I. Kiểm tra : Sách, vở của HS.
 II. Bài mới :	
Tiết 1
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS làm quen với môn học.
 - GV giới thiệu tên môn học : Môn Tiếng Việt 1
 - HS nhắc lại.
 - GV giới thiệu tên các phân môn của môn học trong học kì I, học kì II :
	+ Dạy học âm - vần mới
	+ Tập viết
	+ Chính tả
	+ Tập đọc
	+ Kể chuyện
 - HS nhắc lại tên các phân môn.
 - GV giới thiệu SGK môn Tiếng Việt 1:
	+ HS mở SGK Tiếng Việt 1 và GV giới thiệu cho HS về sách, cách sử dụng sách, các kí hiệu (lệnh) trong SGK, ...
	+ Giới thiệu về vở Tập viết 1, cách sử dụng vở.
	+ Giới thiệu vở bài tập Tiếng Việt 1, cách sử dụng vở, các kí hiệu (lệnh) trong vở bài tập, ...
 - GV nêu nhiệm vụ học tập môn Tiếng Việt của HS ở lớp và ở nhà.
 - GV nêu thời gian học ở lớp và ở nhà.
 - HS tập sử dụng các loại sách, vở viết, vở bài tập môn Tiếng Việt 1.
Tiết 2
3. GV giới thiệu đồ dùng phục vụ cho môn học.
 - Bộ đồ dùng học môn Tiếng Việt 1.
 - Bảng con, phấn, giẻ lau bảng.
 - Bút chì, bút mực, tẩy, thước kẻ.
 - Các loại vở viết ở lớp, ở nhà.
 4. Hướng dẫn HS thực hành sử dụng các đồ dùng học tập.
 - GV hướng dẫn HS thực hành sử dụng từng loại đồ dùng học tập phục vụ cho môn học:
	+ Bộ chữ học âm và vần : Cách mở - đóng hộp, cách lấy chữ cái, cách gài chữ vào bảng gài, cách cầm và giơ bảng gài, ...
	+ Cách sử dụng bảng con, cách cầm bút, ...
 - GV làm mẫu từng loại.
 - HS thực hành.
 - GV theo dõi, giúp đỡ các em còn lúng túng.
 III. Củng cố, dặn dò : 
 - GV nhắc lại nội dung chính của tiết học.
 - Dặn HS về chuẩn bị tiếp các đồ dùng, sách vở và chuẩn bị bài sau. 
 -------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
 Em là học sinh lớp 1
A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS 
 1. Nhận thức được trẻ em có quyền có họ tên, quyền được đi học. Vào lớp Một, các em sẽ có nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, trường lớp mới.
 2. Thực hành giới thiệu tên và sở thích vủa mình.
 3. Biết yêu quý bạn bè và thầy cô giáo.
B. Chuẩn bị : VBT ... 
C. Hoạt động dạy - học :
 I. Kiểm tra : VBT đạo đức của HS
 II. Bài mới : * Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Giới thiệu tên.
a/ HS đứng thành vòng tròn, điểm danh từ 1 đến 10 (Mỗi vòng 10 em).
 - HS thứ nhất giới thiệu tên mình.
 - HS thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình ; ... Cứ như vậy cho đến hết vòng.
b/ Thảo luận :
 - GV hỏi : Trò chơi giúp các em điều gì ? Em có thấy sung sướng, tự hào khi được giới thiệu tên với bạn, khi nghe bạn giới thiệu tên mình không ?
* Kết luận : Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên. 
 Hoạt động 2 : HS tự giới thiệu về sở thích của mình.
 GV nêu yêu cầu : Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.
 GV gợi ý : Giới thiệu về trò chơi mình thích, bộ phim hoạt hình mình thích, mon ăn mình thích, ...
 - HS giới thiệu theo nhóm đôi.
 - Gọi một số HS giới thiệu trước lớp.
 - Hỏi : Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không ?
 *GV kết luận : Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích ...
Hoạt động 3 : HS kể về ngày đầu tiên đi học.
 - HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
 - Em chờ mong ngày đầu tiên đi học như thế nào ?
 - Bố mẹ và mọi người chuẩn bị cho em những gì ?
 - Em đã làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một ?
* GV kết luận : + Trẻ em có quyền có họ tên, quyền được đi học.
	 + Chúng ta thật vui và tự hào trở thành HS lớp Một.
	 + Chúng ta hãy cố gắng học giỏi, ngoan để xứng đáng là HS lớp Một.
 III. Củng cố, dặn dò :
 - 1 HS nhắc lại tên bài học.
 - Dặn dò : Thi đua học tập tốt để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
______________________________________
Mĩ thuật
 Xem tranh thiếu nhi vui chơi
I- Mục tiêu:
- Cho học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
 - HS Khá,giỏi:Bước đầu cảm nhận đượcvẻ đẹp của từng bức tranh.
II- Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
 Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại ...)
2- Học sinh:
Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung về vui chơi.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu các bức tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi để các em nhận biết được hình vẽ và màu sắc của các bức tranh đó và nhận biết được vẽ đẹp của các bức tranh.
Hoạt động1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi:
- Giáo viên giới thiệu để học sinh quan sát.
Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Chủ đề vui chơi rất rộng, người vẽ có thể chọn một trong rất nhiều các hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ thành tranh.
Ví dụ: Cảnh vui chơi ở sân trường với rất nhiều hoạt động khác nhau: Nhảy dây, múa hát, kéo co, chơi bi ...
+ Cảnh vui chơi ngày hè cũng có rất nhiều hoạt động khác nhau: Thả diều, tắm biển, tham quan du lịch ...
- Giáo viên nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú và hấp dẫn người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được những tranh đẹp. Chúng ta cùng xem tranh của các bạn. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh.
- Giáo viên treo các tranh mẫu có chủ đề vui chơi hoặc hướng dẫn HS quan sát và đặt các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội dụng các bức tranh. 
+ Bức tranh vẽ những gì?
+ Em thích bức tranh nào nhất?
+ Vì sao em thích bức tranh đó?
- Giáo viên dành thời gian từ 2 đến 3 phút để học sinh quan sát các bức tranh trước khi trả lờì các câu hỏi trên. 
- Giáo viên tiếp tục đặt các câu hỏi khác để học sinh tìm hiểu thêm về bức tranh.
+ Trên tranh có những hình ảnh nào? 
+ Hình ảnh nào là chính?
+ Em có thể cho biết các hình ảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu?
+ Trong tranh có những màu nào?
+ Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn?
- Giáo viên lần lượt yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cho từng bức tranh.
- Giáo viên khen ngợi động viên, khích lệ các em. Nếu HS trả lời chưa đúng, GV sửa chữa, bổ sung thêm.
Hoạt động 3: Tóm tắt kết luận:
GV hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh.
Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp.
Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của bức tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng của mình về bức tranh. 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
Giáo viên nhận xét về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em. 
* Dặn dò: 
- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
Chuẩn bị cho bài sau.
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Tiếng Việt
 Các nét cơ bản
A. Mục đích - yêu cầu : 
Giúp HS
- Nắm được tên gọi các nét cơ bản.
- Nắm được cách viết và viết được các nét cơ bản.
B. Chuẩn bị : Mẫu các nét cơ bản
C. Hoạt động dạy - học :
 I. Kiểm tra : Bảng con, phấn, ...
 II. Bài mới :	Tiết 1
 1. Giới thiệu bài.
 2. Giới thiệu và hướng dẫn cách viết.
 - GV cho HS quan sát từng nét : tên gọi, cấu tạo của nét, độ cao, ...
 - HS đọc tên từng nét.
 - GV hướng dẫn HS cách viết từng nét.
 - HS tập viết bảng con.
 - GV chỉnh sửa, HS đọc lại tên từng nét.
	 + Nét ngang 	+ Nét cong hở phải 
	+ Nét sổ 	+ Nét cong hở trái 
	+ Nét xiên trái 	+ Nét cong kín 
	+ Nét xiên phải 	+ Nét khuyết trên 
	+ Nét móc xuôi 	+ Nét khuyết dưới 
	+ Nét móc ngược 	 + Nét thắt 
	+ Nét móc hai đầu 
Tiết 2
 3. Luyện viết vở.
 - HS nêu lại tên từng nét cơ bản.
 - HS nêu lại quy trình viết.
 - HS mở vở Tập viết.
	+ GV hướng dẫn cách ngồi đúng tư thế: lưng thẳng, đầu hơi cúi, ...
	+ GV hướng dẫn cách cầm bút viết: cầm bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa).
	+ GV hướng dẫn cách mở vở.
 - GV hướng dẫn HS tô, viết từng nét cơ bản.
 - GV chấm, chữa bài.
 - HS sửa lỗi sai, chưa đẹp.
 III. Củng cố, dặn dò : 
 - HS nêu lại tên các nét cơ bản.
 - Dặn HS về tập viết lại các nét.
__________________________________________
Toán
 Tiết học đầu tiên
A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS 
- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán.
- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong Toán 1.
B. Chuẩn bị : SGK, Bộ đồ dùng học Toán 1, ...
C. Hoạt động dạy - học :
 I. Kiểm tra : 
 II. Bài mới : 
Giới thiệu bài
GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1.
a/ GV cho HS xem sách Toán 1.
b/ Hướng dẫn HS lấy sách Toán 1 và hướng dẫn HS mở sách đến trang có bài “Tiết học đầu tiên”.
c/ Giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1.
 - Từ bài 1 đến “Tiết học đầu tiên”.
 - Sau “Tiết học đầu tiên”, mỗi tiết học có 1 phiếu. Tên của bài học đặt đầu trang. Mỗi phiếu thường có phần bài học, phần thực hành, ...
 - GV cho HS thực hành gấp, mở sách, giữ gìn sách.
Hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán 1.
 - GV hướng dẫn HS quan sát từng ảnh rồi thảo luận xem, học sinh lớp 1 thường có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ học tập nào, ...
 - GV tổng kết theo nội dung từng ảnh.
Giới thiệu với học sịnh các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán 1:
 - Đếm, đọc, viết, so sánh số, ...
 - Làm tính cộng, tính trừ.
 - Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải.
 - Biết giải các bài toán.
 - Biết đo độ dài, biết xem lịch, ...
Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán 1.
 - Cho HS mở hộp đựng bộ đồ dùng. GV giơ từng đồ dùng và nêu tên gọi cho HS lấy.
 - GV giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó thường để làm gì, ...
 - Cuối cùng hướng dẫn HS cách mở hộp lấy các đồ dùng theo yêu cầu của GV.
 - Cất đồ dùng vào chỗ quy định trong hộp, đậy nắp hộp, cách bảo quản, ...
 III. Củng cố, dặn dò :
 - GV nêu lại nội dung bài học.
 - Dặn dò HS. 
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
__________________________________________________________
 Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2010
Tiếng Việt
 Bài 1: e
A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS
1. Làm quen và nhận biết được chữ và âm  .
2. Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
3. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Trẻ em và loài vật đều có lớp học của ... ò :
 - 1 HS nhắc lại tên bài học
 - Dặn dò HS. 
 Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010
Tiếng Việt
 Bài 2 : b
A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS
1. Làm quen và nhận biết được chữ và âm b.
2. Ghép được tiếng “be”. Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
3. Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em.
B. Chuẩn bị : Chữ mẫu, bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt, ...
C. Hoạt động dạy - học :
 I. Kiểm tra : Cho HS đọc, viết chữ e. GV nhận xét, cho điểm.
 II. Bài mới :	
 Tiết 1
Giới thiệu bài :
 - HS quan sát tranh và trả lời : Các tranh này vẽ ai và vẽ gì ? 
	(HS: Tranh vẽ bé - bê - bà - bóng )
 - GV : bé - bê - bà - bóng là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm b.
 - HS đọc : b (cá nhân, đồng thanh)
 Dạy chữ ghi âm :
 - GV viết bảng : b Đây là chữ “bê”.
 - GV phát âm mẫu, HS phát âm lại.
a/ Nhận diện chữ:
 - GV cho HS quan sát chữ b mẫu.
 - GV tô lại chữ b mẫu và nói : Chữ b gồm 2 nét ; nét khuyết trên, nét thắt. 
 - HS so sánh b với e : 
 + Giống nhau: nét thắt của e và nét khuyết trên của b
	 + Khác : b có thêm nét thắt
b/ Ghép chữ và phát âm:
 - HS ghép chữ “b” vào bảng, đọc : bê
 - GV nêu : âm b đi với e được tiếng be
 - GV viết bảng : be và hướng dẫn HS mẫu ghép tiếng “be” trong SGK.
 - HS ghép bảng tiếng “be”.
 - GV hỏi về vị trí của b và e trong “be” (phân tích tiếng be).
 - GV phát âm mẫu : be - HS phát âm lại.
c/ Hướng dẫn viết bảng con : GV hướng dẫn viết chữ b, be
 - GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết.
 - HS viết lên không trung bằng ngón tay trỏ.
 - HS viết bảng con.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - HS đọc lại.
Tiết 2
 Luyện tập :
a/ Luyện đọc :
 - HS lần lượt phát âm : b - be
 - HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, đồng thanh (trên bảng, SGK).
 - GV chỉnh sửa.
b/ Luyện viết vở :
 - GV hướng dẫn HS mở vở Tập viết, hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, 
 - GV hướng dẫn quy trình viết.
 - HS tập tô chữ b, be trong vở Tập viết.
 - GV chấm, chữa lỗi.
c/ Luyện nói : 
 - GV nêu chủ đề : Việc học của từng cá nhân.
 - Cho HS quan sát tranh và hỏi :
 	 + Ai đang học bài ?
	 + Ai đang viết chữ e ?
 	 + Bạn Voi đang làm gì ? Bạn ấy có biết đọc chữ không ?
	 + Ai đang kẻ vở ?
	 + Hai bạn gái đang làm gì ?
	 + Các bức tranh này có gì giống và khác nhau ?
 III. Củng cố, dặn dò : 
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
 - HS tìm chữ vừa học.
 - Dặn HS về đọc lại bài và chuẩn bị bài 3
Toán
Hình vuông và hình tròn
A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS 
 - Nhận ra và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn.
 - Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
B. Chuẩn bị :
 - Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa hoặc nhựa có kích thước, màu sắc khác nhau. Một số vật thật có dạng hình vuông, hình tròn. 
 - Bộ đồ dùng dạy học Toán 1.
C. Hoạt động dạy - học :
 I. Kiểm tra : 
 II. Bài mới : 
Giới thiệu bài :
Giới thiệu hình vuông, hình tròn :
 - GV lần lượt giơ từng tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ 1 hình vuông và nói : Đây là hình vuông.
 - Cho HS nhìn tấm bìa hình vuông và nhắc lại : Hình vuông
 - Cho HS lấy từ hộp đồ dùng tất cả các hình vuông đặt lên bàn. Gọi HS giơ từng hình vuông và nói : Hình vuông.
 - Cho HS xem phần bài học, có thể trao đổi trong nhóm và nêu tên những đồ vật nào có dạng hình vuông. (Ví dụ : Khăn mùi xoa, viên gạch hoa, ...)
 - Gọi đại diện từng nhóm nêu những vật có dạng hình vuông.
 *Giới thiệu hình tròn : Tương tự cách giới thiệu hình vuông
Thực hành :
* Bài 1 : - GV nêu yêu cầu.
	- Cho HS dùng bút chì màu để tô các hình vuông. Dặn HS không tô lem ra ngoài.
 	- Kiểm tra, nhận xét.
* Bài 2 : Cho HS dùng bút chì màu để tô màu các hình tròn. Khuyến khích HS dùng màu khác nhau để tô màu hình búp bê “lật đật”.
* Bài 3 : Cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu.
* Bài 4 : Cho HS dùng mảnh giấy hoặc bìa có dạng như hình 1,2 của bài 4 rồi gấp các hình vuông chồng lên nhau để có hình vuông.
 - Tìm các vật có mặt là hình vuông, hình tròn.
 - Cho HS dùng bút chì vẽ theo hình vuông hoặc hình tròn đó để có hình vuông hoặc hình tròn trên tờ giấy rồi tô màu vào hình mới vẽ được.
 III. Củng cố, dặn dò :
 - HS nêu tên các đồ vật hình vuông, hình tròn.
 - Dặn HS về tìm tiếp các vật có dạng hình vuông, hình tròn. 
Thủ công 
Giới thiệu một số loại giấy thủ công
A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS 
 - Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
 - Biết tác dụng của một số loại giấy bìa, dụng cụ học đó.
B. Chuẩn bị :
 Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ học thủ công - kéo, hồ dán, thước kẻ,..
C. Hoạt động dạy - học :
 I. Kiểm tra : 
 II. Bài mới : 
Giới thiệu bài
Giới thiệu giấy bìa.
 - GV : giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, ...
 - GV giới thiệu quyển vở hay quyển sách : Giấy là phần trong mỏng, bìa được đóng phía ngoài dày hơn.
 - GV giới thiệu giấy màu để học thủ công.
Giới thiệu dụng cụ học thủ công :
 GV cho HS quan sát từng loại và giới thiệu tên gọi, chất liệu, tác dụng ... của từng loại :
	+ Thước kẻ : bằng gỗ, nhựa, để đo chiều dài, kẻ...
+ Bút chì : để kẻ đường thẳng (chì cứng).
+ Kéo : để cắt giấy, bìa.
 	+ Hồ dán : để dán giấy, sản phẩm thủ công vào vở.
GV : Hồ dán được chế biến từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa.
 III. Nhận xét, dặn dò :
 - Nhận xét : tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh trong giờ học.
 - Dặn dò : Chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học bài “Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác”. 
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
 Tiếng Việt 
Bài 3 : dấu /
A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS
1. Nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ).
2. Ghép được tiếng “bé”. 
 Biết được dấu và thanh sắc ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
3. Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em.
B. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ: tiếng khoá, câu ứng dụng, ...
 Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt.
C. Hoạt động dạy - học : 
 I. Kiểm tra : - Cho HS viết và đọc : b be
	 - Cho HS lên chỉ chữ b trong : bé, bê, bà, bóng.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 II. Bài mới:	
 Tiết 1
Giới thiệu bài :
 - HS quan sát tranh và trả lời : Các tranh này vẽ ai và vẽ gì ? 
	(HS : Tranh vẽ bé - cá - chuối- chó - khế )
 - GV: các tiếng giống nhau ở chỗ đều có thanh sắc.
 - HS đọc đồng thanh các tiếng đó.
 Dạy dấu thanh :
a/ Nhận diện dấu :
 - GV cho HS quan sát dấu ( / ).
 - GV tô lại dấu ( / ) và nói: Dấu ( / ) gồm 1 nét nghiêng phải. 
 - HS thảo luận : Dấu ( / ) giống hình cái gì ? (Giống hình cái thước đặt nghiêng)
b/ Ghép chữ và phát âm:
 - HS lấy dấu ( / ) và cài vào bảng cài.
 - GV nêu : chúng ta đã học e, b và be. Khi thêm dấu sắc vào be ta được “bé”.
 - HS ghép bảng tiếng “bé”. GV ghi bảng tiếng “bé”
 - GV hỏi về vị trí của b và e trong “be” (phân tích tiếng be).
 - HS thảo luận và trả lời về vị trí của dấu sắc trong chữ “bé” (ở trên e)
 - GV phát âm : bé - HS phát âm lại.
c/ Hướng dẫn viết bảng con : GV hướng dẫn viết chữ b, be
 - GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết dấu sắc.
 - HS viết lên không trung bằng ngón tay trỏ.
 - HS viết bảng con.
 - GV hướng dẫn quy trình viết “bé”. HS viết bảng con.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 - HS đọc lại.
Tiết 2
Luyện tập :
a/ Luyện đọc :
 - HS lần lượt phát âm : bé (GV chỉnh sửa).
 - HS đọc theo nhóm, bàn, cá nhân, đồng thanh.
b/ Luyện viết vở:
 - GV hướng dẫn HS mở vở Tập viết, hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút 
 - HS tập tô : be, bé trong vở Tập viết.
 - GV chấm, chữa lỗi.
c/ Luyện nói : 
 - GV nêu chủ đề : Bé nói về các sinh hoạt thường gặp của các em bé ở tuổi đến trường.
 - Cho HS quan sát tranh và hỏi:
 	+Quan sát tranh, em thấy những gì ? (Các bạn ngồi học trong lớp, 2 bạn nhảy dây...)
	+ Các bức tranh này có gì giống nhau ? (Đều có các bạn...)
+ Các bức tranh này có gì khác nhau ? (Các hoạt động khác nhau : học, nhảy dây...)
+ Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao ?
 - GV phát triển chủ đề luyện nói :
	+ Em và các bạn em ngoài những hoạt động kể trên còn có những hoạt động nào khác?
	+ Ngoài giờ học, em thích làm gì nhất ?
	+ Đọc lại tên bài này? (bé)
 III. Củng cố, dặn dò : 
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
 - HS tìm dấu thanh và tiếng vừa học.
 - Dặn HS về đọc lại bài và chuẩn bị bài 4.
________________________________________
Toán
 Hình tam giác
A. Mục đích - yêu cầu : Giúp HS 
 - Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.
 - Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.
B. Chuẩn bị : 
 - Một số hình tam giác bằng bìa hoặc nhựa có kích thước, màu sắc khác nhau. 
- Một số vật thật có mặt là hình tam giác. 
 - Bộ đồ dùng dạy học Toán 1.
C. Hoạt động dạy - học :
 I. Kiểm tra : 
 II. Bài mới : 
Giới thiệu bài
Giới thiệu hình tam giác.
 - GV lần lượt giơ từng tấm bìa hình tam giác cho HS xem, mỗi lần giơ 1 và nói: Đây là hình tam giác.
 - Cho HS nhìn tấm bìa hình tam giác và nhắc lại: Hình tam giác
 - Cho HS lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng giơ lên và nói: Hình tam giác.
 - Cho HS tìm và nêu tên những đồ vật có dạng hình tam giác. (Ví dụ: Khăn quàng đỏ, tấm biển chỉ đường, ...)
Thực hành xếp hình. 
 - GV hướng dẫn HS dùng các hình tam giác, hình vuông màu sắc khác nhau để xếp thành các hình (như gợi ý trong SGK).
- HS nêu tên các hình đã xếp được. (Ví dụ: cái nhà, cái thuyền, dãy núi, con cá, ...)
 - GV có thể hướng dẫn HS dùng bút chì màu để tô màu các hình trong vở bài tập (nếu còn thời gian).
Trò chơi: Thi chọn nhanh các hình.
 - GV gắn lên bảng các hình đã học. (Ví dụ : 5 hình tam giác, 5 hình tròn, 5 hình vuông có màu sắc, kích thước khác nhau)
 - Gọi 3 HS lên bảng, nêu rõ nhiệm vụ : Mỗi em chọn một loại hình 
	+ Em A : Chọn hình tam giác
	+ Em B : Chọn hìnhvuông
	+ Em C : Chọn hình tròn
 Kết quả : Ai chọn nhanh, đúng là thắng cuộc.
 - HS tiến hành trò chơi theo yêu cầu.
 - Nhận xét, đánh giá.
 III. Củng cố, dặn dò: 
 - HS tìm các vật thật có hình tam giác.
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
______________________________________
Âm nhạc
Học hát : Quê hương tươi đẹp
 Giáo viên bộ môn dạy
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 1 tuan 1 BL.doc