Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 19

Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 19

MÔN: TIẾNG VIỆT

 BÀI : ăc, âc

I.Mục tiêu: - Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng.

 - Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

 - Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa.

 -Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.

-Tranh minh hoạ luyện nói.

 

doc 30 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 Ngày soạn: 02/01/2010
 Ngày dạy: Thứ 2, 04/01/2010
Tiết 1 + 2
MÔN: TIẾNG VIỆT
 BÀI : ăc, âc
I.Mục tiêu: - Đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng.
	- Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
 - Luyện nói 2 – 4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
II.Đồ dùng dạy học: 	-Tranh minh hoạ từ khóa.
	-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động H
4’
36’
37’
3’
I.Kiểm tra bài cũ : 
- Yêu cầu 2 H lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
II.Bài mới:
1.Giới thiệu bài, ghi bảng.
2.Dạy vần.
ăc
a.Nhận diện vần.
- Gọi 1 H phân tích vần ăc.
- Yêu cầu lớp cài vần ăc.
- GV nhận xét, biểu dương.
b.Đánh vần.
* Vần.
- HD đánh vần vần ăc: á – cờ – ắc
- Yêu cầu đánh vần.
- Nhận xét, sửa lỗi cho H, biểu dương.
* Tiếng và từ khóa.
- Có ăc, muốn có tiếng mắc ta làm thế nào?
- Yêu cầu cài tiếng mắc.
- GV nhận xét và ghi bảng tiếng mắc.
- Gọi phân tích tiếng mắc. 
- GV hướng dẫn đánh vần tiếng mắc
á – cờ – ắc
mờ – ăc – măc– sắc - mắc
- Nhận xét, sửa lỗi cho H, biểu dương.
- Dùng tranh giới thiệu từ “mắc áo”.
+ Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học?
- Gọi đánh vần tiếng mắc, đọc trơn từ mắc áo.
- Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
c.Viết.
- HD viết bảng con: ăc, mắc.
- Nhận xét, chỉnh sửa lỗi, biểu dương.
âc (dạy tương tự)
- âc được tạo nên từ â và c.
- Yêu cầu so sánh 2 vần: âc, gấc.
- Hướng dẫn đánh vần, đọc trơn vần, tiếng, từ khóa.
- Yêu cầu đọc lại 2 cột vần.
- Hướng dẫn viết bảng con: âc, gấc
- GV nhận xét và sửa sai.
d.Đọc từ ứng dụng:
- Hỏi tiếng có vần mới học trong từ: màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.
- Yêu cầu đánh vần, đọc trơn.
- Gọi đọc toàn bảng.
Tiết 2
3.Luyện tập.
a.Luyện đọc.
*Luyện đọc bảng lớp.
* Đọc câu ứng dụng.
- Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: 
Những đàn chim ngói
 Mặc áo màu nâu
 Đeo cườm ở cổ
 Chân đất hồng hồng
 Như nung qua lửa.
- GV nhận xét và sửa sai.
b.Luyện viết.
- Nêu yêu cầu cho H viết.
- Theo dõi H viết.
- GV thu vở 10 em để chấm.
- Nhận xét cách viết.
c.Luyện nói.
- Yêu cầu H đọc chủ đề: Ruộng bậc thang.
- GV treo tranh, nêu câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Đây là ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang là ruộng trồng lúa ở miền núi. Phải làm ruộng như vậy để ruộng giữ nước tưới cây lúa.
III.Củng cố , dặn dò:
- Gọi đọc bài.
- Nhận xét tiết học.
- Học bài, xem bài ở nhà.
- H 1, tổ 1,2: con sóc. H 2, tổ 3: bác sĩ. 
- Lắng nghe, quan sát.
- Nhắc tên bài.
- H: ă đứng trước, c đứng sau.
- Cài bảng cài.
- Lắng nghe, quan sát.
- Lắng nghe, quan sát.
- Cá nhân, tổ, cả lớp.
- Lắng nghe, quan sát.
- Thêm âm m đứng trước vần ăc, dấu sắc trên âm ă.
- Toàn lớp.
- Lắng nghe, quan sát.
- 1 H: âm m đứng trước vần ăc, dấu sắc trên âm ă.
- Lắng nghe, quan sát.
- Đánh vần cá nhân, tổ, cả lớp.
- Tiếng mắc.
- CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm.
- CN 2 em.
- Viết bảng con.
- Lắng nghe, quan sát.
- Lắng nghe, quan sát.
- Giống nhau: kết thúc bằng c.
Khác nhau: âc bắt đầu bằng â, ăc bắt đầu bằng ă.
- Lắng nghe, quan sát.
- 1 em.
- Viết bảng con.
- sắc, giấc, nhấc, mặc.
- Cá nhân, tổ, cả lớp.
- CN 2 em.
- CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh.
- H tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, H đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh.
- Viết vào vở tập viết: ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- 2 H đọc.
- H QS và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, quan sát.
- 3 em.
- H lắng nghe.
.................—&™...........................
Tiết 3
MÔN: TOÁN
MƯỜI MỘT – MƯỜI HAI
I.Mục tiêu : Nhận biết 
 -Nhận biết được cấu tạo các số mời một, mười hai; biết đọc viết các số đĩ.
- Bước đầu nhận biết số cĩ hai chữ số: 11 (12) gồm 1 chục và 1 (2) đơn vị.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. Bó chục que tính và các que tính rời.
- Bộ đồ dùng toán 1
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động H
3’
34’
3’
I.Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: 10 đơn vị bằng mấy chục? 1 chục bằng mấy đơn vị?
- Nhận xét, ghi điểm
II.Bài mới :
1.Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Giới thiệu số 11.
- GV cho H lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính?
- GV ghi bảng : 11
- Đọc là : Mười một.
- GV giới thiệu cho H thấy:
Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau.
3. Giới thiệu số 12.
- GV cho H lấy 1 bó chục que tính và 2 que tính rời. Hỏi tất cả có mấy que tính?
- GV ghi bảng : 12
- Đọc là : Mười hai.
- GV giới thiệu cho H thấy:
Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có 2 chữ số viết liền nhau: 1 ở bên trái và 2 ở bên phải.
4. Họïc sinh thực hành: 
a.Bài 1: 
- Nêu yêu cầu của bài: Điền số thích hợp vào ô trống.
- Cho H đếm số ngôi sao và điền số vào ô trống vào trong sách.
b.Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của bài: Vẽ thêm chấm tròn.
- GV hướng dẫn H quan sát bài mẫu và nêu “Vẽ thêm 1 (hoặc 2) chấm tròn vào ô trống có ghi 1 (hoặc 2) đơn vị”.
- Nhận xét, chữa bài, biểu dương
c.Bài 4: 
- Nêu yêu cầu của bài: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Hướng dẫn H làm bài.
- Nhận xét, chữa bài, biểu dương.
III.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu H nêu lại cấu tạo số 11, 12.
- Nhận xét tiết học.
- Học bài, chuẩn bị bài mới.
- 2 H trả lời: 10 đơn vị bằng 1 chục.
1 chục bằng 10 đơn vị.
- Lắng nghe, quan sát.
- H nhắc đề.
- H thực hiện, trả lời: Có 11 que tính.
- Quan sát, lắng nghe.
- H đọc nối tiếp, đồng thanh.
- H nhắc lại cấu tạo số 11.
- Có 12 que tính.
- Quan sát, lắng nghe.
- H đọc nối tiếp, đồng thanh.
- H nhắc lại cấu tạo số 12.
- Lắng nghe, quan sát.
- Làm bài, từng em nối tiếp đọc kết quả.
- Lắng nghe, quan sát.
- Làm bài vào sách, 2 H lên bảng chữa bài.
- Lắng nghe, quan sát.
- Lắng nghe, quan sát.
- H làm bài vào sách , 2 H lên bảng chữa bài.
- Cả lớp đọc lại dãy số.
- 2 H nêu tên bài và cấu tạo số 11 và số 12.
- Lắng nghe.
.................—&™...........................
Tiết 4
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI : LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 - Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 - Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II.Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
	 - Một số đồ vật phục vụ cho diễn tiểu phẩm.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động H
2’
27’
1’
I.Ổn định bài
II.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài ghi bảng.
2.Hoạt động 1 : Phân tích tiểu phẩm:
- GV hướng dẫn H theo dõi các bạn diễn tiểu phẩm và cho biết, nhân vật trong tiểu phẩm cư xử với cô giáo như thế nào?
- GV hướng dẫn phân tích tiểu phẩm:
Cô giáo và bạn H gặp nhau ở đâu?
Bạn đã chào và mời cô giáo vào nhà như thế nào?
Khi vào nhà bạn đã làm gì?
Hãy đoán xem vì sao cô giáo khen bạn ngoan, lễ phép?
Các em cần học tập điều gì ở bạn?
- GV tổng kết: Khi cô giáo đến nhà chơi bạn đã chào và mời cô vào nhà, bạn mời cô ngồi, mời cô uống nước bằng 2 tay, xin phép cô đi gọi mẹ. Lời nói của bạn thật nhẹ nhàng, thái độ vui vẽ, biết nói “thưa”, “ạ”, biết cảm ơn cô. Như thế bạn tỏ ra lễ phép với cô giáo.
3.Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai ( bài tập 1)
- GV hướng dẫn H tìm hiểu tình huống bài tập 1, nêu cách ứng xử và phân vai cho nhau.
- GV nhận xét chung: Khi gặp thầy giáo cô giáo trong trường chúng em dừng lại, bỏ mũ nón đứng thẳng và nói : “Em chào thầy, cô ạ!”, khi đưa sách vở cho thầy (cô) giáo cần dùng 2 tay nói thưa thầy (cô) đây ạ! 
4.Hoạt động 3: Thảo luận lớp về vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Nêu nội dung thảo luận:
Thầy giáo cô giáo thường khuyên bảo em những điều gì?
Những lời yêu cầu, khuyên bảo của thầy giáo cô giáo giúp ích gì cho H?
Vậy khi thầy giáo, cô giáo dạy bảo thì các em cần thực hiện như thế nào?
* GV kết luận: Hằng ngày thầy giáo chăm lo dạy dỗ giáo dục các em, giúp các em trở thành H ngoan, giỏi. Thầy cô dạy bảo các em thực hiện tốt nội quy, nề nếp cuả lớp của trường về học tập, lao động, thể dục vệ sinh. Các em thực hiện tốt những điều đó là biết vâng lời thầy cô. Có như vậy H mới chóng tiến bộ, được mọi người yêu mến.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học bài, chuẩn bị thực hành tiết sau.
- H đóng vai diễn tiểu phẩm theo hướng dẫn của GV:
Cô giáo đến thăm một gia đình H. Khi đó cô giáo đang gặp em H ở nhà, em chạy ra đón cô :
Em chào cô ạ!
Cô chào em.
Em mời cô vào nhà chơi ạ!
Cô cảm ơn em.
Cô giáo vào nhà, em H mời cô ngồi, lấy nước mời cô uống bằng 2 tay. Cô giáo hỏi:
Bố mẹ có ở nhà không?
Thưa cô, bố em đi công chuyện. Mẹ em đang ở phía sau nhà. Em xin phép đi gọi mẹ vào nói chuyện với cô.
Em ngoan lắm, em thật lễ phép.
Xin cảm ơn cô đã khen em.
- Phân tích, trình bày theo nhóm 6.
- Lắng nghe.
- Thảo luận , phân vai.
- Thảo luận, trình bày.
- Lắng nghe.
............. ... c que tính, rồi lấy thêm 1 bó chục que tính nữa. Hỏi H được tất cả mấy que tính ?
- GV nêu: Hai mươi còn gọi là 2 chục.
- GV cho H viết số 20 vào bảng con (viết chữ số 2 rồi viết chữ số 0 vào bên phải chữ số 2)
- GV giúp H nhận thấy số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Số 20 là số có 2 chữ số. Số 2 là hai chục, số 0 là 0 đơn vị.
3.H thực hành:
a.Bài 1: 
- Nêu yêu cầu: Viết và đọc các số từ 10 đến 20.
- Cho H viết vào tập các số từ 10 đến 20, rồi đọc các số đó.
- Nhận xét, chữa bài, biểu dương.
b.Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của bài: Trả lời câu hỏi theo sách
- Hướng dẫn H: số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Rồi gọi H đọc các số đã viết.
- Nhận xét, chữa bài, biểu dương.
c.Bài 3: 
- Nêu yêu cầu: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó.
- Cho H viết số vào vạch tia số rồi đọc các số trên tia số. 
- Nhận xét, chữa bài, biểu dương.
d.Bài 4: 
- Nêu yêu cầu của bài: Trả lời câu hỏi?
- Hướng dẫn H: Số liền sau số 15 là 16. Rồi gọi H đọc các số đã viết.
- Nhận xét, chữa bài, biểu dương.
III.Củng cố dặn dò:
- GV cùng H hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Học bài, chuẩn bị bài mới.
- H nêu: các số 16, 17, 18, 19 gồm: 1 chục và (6, 7, 8, 9) đơn vị.
- 4 H viết các số đó.
- Lắng nghe, quan sát.
- H đếm và nêu: Có 20 que tính. 
- H nhắc lại.
- H viết số 20 vào bảng con.
- Cho H nhắc lại số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị.
- Lắng nghe, quan sát.
- Làm bài vào sách.2 H lên bảng viết.
- Lắng nghe, quan sát.
- Lắng nghe.
- H làm bài vào sách, từng H nối tiếp đọc kết quả:
Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
Số 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị.
Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị.
- Lắng nghe, quan sát.
- H viết và đọc các số trên tia so vào sách, 2 H lên bảng chữa bài.
- Lắng nghe, quan sát.
- H viết theo mẫu vào sách, từng em nêu kết quả: 
Số liền sau số 10 là 11.
Số liền sau số 19 là 20.
- Lắng nghe, quan sát.
- Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị, số 20 là số có 2 chữ số.
- Lắng nghe.
.................—&™...........................
Tiết 2
MÔN: TẬP VIẾT
BÀI: XAY BỘT – NÉT CHỮ – KẾT BẠN
 CHIM CÚT – CON VỊT – THỜI TIẾT
I.Mục tiêu :
 - Viết đúng các chữ: Xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết, kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu viết bài 16, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động H
5’
30’
5’
I.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 H lên bảng viết.
- Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
- Nhận xét , đánh giá.
II.Bài mới :
1.Giới thiệu bài và ghi bảng.
2.GV hướng dẫn H quan sát bài viết.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết: Xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.
- Gọi H đọc nội dung bài viết.
- Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết? 
- H viết bảng con: kết bạn, chim cút.
- GV nhận xét và sửa sai cho H trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
- GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành : Cho H viết bài vào tập.
- GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết.
III.Củng cố , dặn dò:
- Gọi H đọc lại nội dung bài viết.
- Thu vở chấm 10 em.
- Nhận xét tuyên dương.
- Viết bài ở nhà, xem bài mới.
- 4 H lên bảng viết: Thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt.
- Lắng nghe, quan sát.
- H theo dõi ở bảng lớp.
- H đọc: Xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.
- H nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h, b, k. Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t .Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: y còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
- H viết bảng con.
- H thực hành bài viết.
- H nêu: Xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.
- Lắng nghe, quan sát.
.................—&™...........................
Tiết 3
MÔN: TẬP VIẾT
BÀI: CON ỐC – ĐÔI GUỐC – RƯỚC ĐÈN 
KÊNH RẠCH – VUI THÍCH – XE ĐẠP
I.Mục tiêu :
 - Viết đúng các chữ: Con ốc, đôi guốc, cá diếckiểu chữ viết thường, cở vừa theo vở Tập viết 1, tập hai.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu bài viết, vở viết, bảng  .
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động H
5’
30’
5’
I.Ổn định lớp:
II.Bài mới :
1.Giới thiệu bài và ghi bảng.
2.GV hướng dẫn H quan sát bài viết.
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết: Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.
- Gọi H đọc nội dung bài viết.
- Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết?
- Yêu cầu H viết bảng con: đôi guốc, kênh rạch.
- GV nhận xét và sửa sai cho H trước khi tiến hành viết vào vở tập viết.
- GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp.
3.Thực hành : Cho H viết bài vào tập.
- GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết.
III.Củng cố , dặn dò:
- Gọi H đọc lại nội dung bài viết.
- Thu vở chấm 10 em.
- Nhận xét tuyên dương.
- Viết bài ở nhà, xem bài mới.
- Hát.
- H theo dõi ở bảng lớp.
- Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.
- H nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: k, h. Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: đ. Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t .Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, kéo xuống tất cả 4 dòng kẻ là: p, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ (riêng r cao 2.25 dòng kẻ). Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín.
- H viết bảng con.
- H thực hành bài viết.
- H nêu: Con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp.
- Lắng nghe. Quan sát.
.................—&™...........................
Tiết 4
MÔN : THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách thực hiện hai động tác vương thở, tay của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II.Chuẩn bị: 
- Dọn vệ sinh nơi tập, kẽ ô chuẩn bị cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động H
10’
20’
10’
I.Phần mở đầu:
- Thổi còi tập trung H.
- Phổ biến nội dung yêu cầu của bài học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc ở sân trường 40 mét.
- Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu. II.Phần cơ bản:
1.Động tác vươn thở: 2 – 3 lần, 2x4 nhịp.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích và cho H tập bắt chước. Sau lần tập thứ nhất, GV nhận xét uốn nắn động tác sai, cho tập lần 2. chọn H thực hiện động tác tốt lên làm mẫu và cùng cả lớp tuyên dương. Cho tập thêm 2 – 3 lần nữa để các em quen động tác.
Chú ý: Nhịp vươn thở chậm, giọng hô kéo dài kết hợp hít thở sâu khi tập động tác.
2.Động tác tay: 2 – 3 lần.
Hướng dẫn tương tự như động tác trên.
Ôn 2 động tác vươn thở và tay: 1 – 2 lần, 2 x 4 nhịp.
3.Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
- GV nêu trò chơi sau đó giải thích cách chơi, tổ chức cho H chơi thử vài lần rồi tổ chức chơi thật.
III.Phần kết thúc :
- GV dùng còi tập hợp H.
- Yc đi thường theo nhịp và hát 2 ->3 hàng dọc.
- Trò chơi: Diệt con vật gây hại
- GV cùng H hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn về nhà thực hành.
- H ra sân, khởi động.
- H lắng nghe nắm YC nội dung bài học.
- H thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng.
- H thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- H nêu lại quy trình tập động tác vươn thở.
- H tập thử.
- H thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- H nêu lại quy trình tập động tác tay.
- H tập thử.
- H ôn lại 2 động tác.
- Lớp trưởng tổ chức chơi, GV theo dõi uốn nắn và sữa sai.
- Tập hợp.
- Đi thường theo nhịp và hát 2 ->3 hàng dọc.
- Chơi trò chơ: Diệt con vật gay hại
- Lắng nghe, quan sát
.................—&™...........................
Tiết 5
SINH HOẠT TUẦN 19
 I. Mục tiêu:
 - Giúp H nhận ra khuyết điểm của bản thân và nêu ra phương hướng giải quyết thích hợp.
 - H nhận ra điểm tốt, mặt mạnh để tiếp tục phát huy.
 - Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết, noi gương các bạn.
 II. Chuẩn bị:
 - Công tác, hoạt động tuần 20.
 III.Nội dung sinh hoạt:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
3’
27’
A.Ổn định:
B.Nội dung:
1.Giới thiệu nội dung tiết sinh hoạt
2. Báo cáo kết quả hoạt động tuần 14( Với sự giúp đỡ của GV).
- Các tổ trưởng nhận xét trong tổ.
- Lớp trưởng tổng kết tuần 14.
2.Nhận xét chung của GV:
- Ưu điểm:
+ Vệ sinh lớp học tương đối tốt.
+ Phát hoa diểm tốt cho Quang.
+ Đã tổ chức thi xong các môn.
- Tồn tại:
+ Vệ sinh CN chưa tốt lắm đặc biệt là: Củ, Chinh.
+ Một số bạn chưa ngoan: cịn nĩi. chuyện trong giờ học, chưa chú ý nghe cơ giảng bài.
+ Vắng học khơng cĩ lý do: Tinh.
3.Cơng tác tuần tới:
- Tuần tới chúng ta phải học tập ngoan ngỗn hơn nữa. Các bạn chưa ngoan cần phải học tập các bạn được tuyên dương.
4. Hát tập thể:
- Yêu cầu H hát kết thúc tiết sinh hoạt.
- Hát tập thể.
- Lắng nghe.
- Tổ trưởng thực hiện.
- Lớp trưởng thực hiện.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Hát tập thể.
..............–˜™ ..............

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 19(7).doc