Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần học 32 (chi tiết)

Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần học 32 (chi tiết)

Tập đọc:

BÀI 21: HỒ GƯƠM

A- Mục đích - Yêu cầu:

1- HS đọc trơn cả bài Hồ Gươm

Luyện đọc các từ ngữ, khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê; bước đầu biết nghỉ hơI ở chỗ có dấu câu .

2- Ôn các vần:

- Tìm tiếng trong bài có vần ươm

- Nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.

3- Hiểu nội dung bài:

- Hồ gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội

- Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK)

B- Đồ dùng dạy - Học.

- Phần mềm PowerPoint

 

doc 15 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 1 - Tuần học 32 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Thứ hai ngày 03 tháng 5 năm 2010
Chào cờ
Tập trung đầu tuần.
____________________________
Mĩ thuật
Đồng chí Năm dạy.
_______________________________
Tập đọc:
Bài 21: Hồ Gươm
A- Mục đích - Yêu cầu:
1- HS đọc trơn cả bài Hồ Gươm
Luyện đọc các từ ngữ, khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê; bước đầu biết nghỉ hơI ở chỗ có dấu câu .
2- Ôn các vần:
- Tìm tiếng trong bài có vần ươm
- Nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
3- Hiểu nội dung bài:
- Hồ gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội
- Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK)
B- Đồ dùng dạy - Học.
- Phần mềm PowerPoint
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
I- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài "Hai Chị Em"
- TLCH: Vì sao cậu em thấy buồn khi gồi chơi một mình ?
Học sinh.
- 2 em đọc và trả lời.
II- Dạy bài mới:
 1- Giới thiệu bài: Chiếu hình ảnh Hồ Gươm lên màn hình, giới thiệu:
 - Hà Nội là thủ đô của nước ta. Hà Nội có Hồ Gươm là một cảnh đẹp. Hôm nay cả lớp ta đi thăm Hồ Gươm qua lời miêu tả của nhà văn Ngô Quân Miêm
2- Hướng dẫn HS luyện đọc:
a- GV đọc mẫu toàn bài:
b- HS luyện đọc:
- HS theo dõi.
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
- GV gạch chân các từ ngữ, khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê, Hà Nội,.....
- GV sửa lỗi phát âm cho HS 
- HS tìm, phân tích, luyện đọc CN, N, lớp, các tiếng, từ
- Theo dõi, sửa phát âm. 
- GV hướng dẫn HS cách ngắt hơi khi gặp dấu phẩy.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- GV chia đoạn: 2 đoạn
Đoạn 1: Nhà tôi...................long lanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- 2 em một nhóm nối tiếp nhau đọc từng đoạn
Đoạn 2: Thê húc..................xanh um.
- Thi đọc cả bài
-Cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua.
- Các nhóm cử đại diện lên đọc
- Nghỉ giữa tiết
- Lớp trưởng điều khiển
3- Ôn các vần ươm, ươp:
a- Nêu yêu cầu 1 trong SGK: 
? Tìm tiếng trong bài có vần ươm ?
- GV nói: Vần cần ôn là vần ươm, ươp.
+ Giúp HS củng cố cấu tạo vần.
b- GV nêu yêu cầu 2 trong SGK:
- Gươm (HS phân tích tiếng Gươm)
- Nói câu chứa tiếng có vần ươm
+ Gọi 1HS đọc câu mẫu trong SGK.
? Tiếng nào trong câu có chứa từ ươm?
? Em hãy phân tích tiếng đó 
-Đàn bướm bay quanh vườn hoa 
- Bướm
- Bướm: B + ươm + dấu sắc 
- Nói câu chứa tiếng có vần ươp.
- Gọi 1 HS độc câu mẫu trong SGK.
? Tiếng nào có chứa vần ươp.
- Giàn mướp sai trĩu quả
- Mướp
? Em hãy phân tích tiếng đó.
- Cho HS thi tìm nhanh, đúng những câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
- Mướp: M + ươp + dấu sắc
- Thi đua giữa 2 tổ 
+ Vần ươm: Chiếc vòng đính hạt cườm; Chim ngói lượm hạt lúa.
- Gọi HS đọc cả bài
*Tiết 2.
+ Vần ươp: Các bạn nhỏ chơi, cướp cờ, Mẹ bỏ muối vào ướp cá.
- 1 - 2 HS đọc
4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a- Tìm hiểu bài đọc kết hợp luyện đọc:
- Gọi HS đọc đoạn 1
? Hồ Gươm là cảnh ở đâu ?
? Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ Gươm 
- 2 HS đọc
- Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Hà Nội 
trông như thế nào ? 
- Gọi HS đọc đoạn 2:
- Gọi HS đọc cả bài.
- Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ như chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh
- 2 HS đọc
- 3 HS đọc .
* GV giới thiệu tranh minh hoạ bài Hồ Gươm
Hồ Gươm là cảnh đẹp của Thủ đô.
Các em hãy xem các ảnh chụp cảnh Hồ Gươm .( Chiếu lên màn hình).
- HS quan sát tranh ảnh Hồ Gươm
b- Chơi trò chơi nhìn ảnh, tìm câu văn tả 
cảnh:
- GV nêu đề bài cho cả lớp: Các em nhìn các bức ảnh, đọc tên cảnh trong ảnh ghi phía dưới và tìm câu văn trong bài tả cảnh đó.
- GV gọi mỗi em đọc một câu văn tả cảnh trong bức tranh 1.
- 3 Hs đọc
- Cầu thê húc mầu son, cong như con tôm.
+ Cảnh trong bức tranh 2
+ Cảnh trong bức tranh 3
- Đền Ngọc Sơn mài đền lấp ló bên gốc đa gìa, rễ lá xum xuê
- Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính.
III- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Khen ngợi những em học tốt
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh chụp cảnh đẹp quê hương hoặc của nước ta, chuẩn bị bài sau.
Tập viết:
Tô chữ hoa S, T
A- Mục đích yêu cầu:
- HS tập tô chữ S , T hoa.
- Tập viết chữ thường cỡ vừa, đúng mẫu chữ, đều nét: Các vần: ươm,ươp; iêng, yêng; các từ ngữ: lượm lúa, nừm nượp, tiếng chim, con yểng theo kiểu chữ viết thường, cỡ chữ trong VTV
B- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết các từ ngữ..
- Chữ hoa S,T đặt trong khung
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
I- Kiểm tra bài cũ:
- Viết bảng: Xanh mướt, dòng nước
Học sinh.
- 2 HS viết bảng lớp
- Lớp viết bảng con
II- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn tô chữ hoa.
- Cho HS quan sát chữ S, T hoa 
? Chữ hoa S gồm mấy nét ?
- HS quan sát, nhận xét
- Chữ hoa S gồm 1 nét
? Kiểm nét ?
? Độ cao?
- Nét cong thắt.
- Cao 5 ô li
- GV hướng dẫn cách đưa bút tô chữ hoa (vừa nói vừa tô trên chữ mẫu).
- GV viết mẫu trên bảng lớp kết hợp hướng dẫn cách viết.
- HS dùng que chỉ cách đưa bút trên chữ S.
- HS viết trên không
- HS viết bảng con
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS 
* Chữ hoa T: HD theo quy trình tương tự.
3- Hướng dẫn viết, từ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng.
- 2 HS nhìn bảng đọc
- Yêu cầu HS quan sát, phân tích các vần và từ ứng dụng.
- GV viết mẫu và HD viết :
ươm, ươp, iêng, yêng; lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS viết bảng con
- GV nhắc HS cách đưa bút để viết cách đánh các dấu phụ trong các con chữ ư, ơ, các dấu thanh .
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS
4- HD HS viết bài vào vở:
- GV HD HS viết bài vào vở
- HS viết bài vào vở: tô chữ hoa, viết các vần, từ ngữ ứng dụng.
* Hs khá giỏi viết đủ số dòng quy định.
- GV HD viết vần, từ ứng dụng
cỡ chữ nhỏ.
- Uốn nắn những em ngồi viết chưa đúng tư thế, cầm bút sai.
III- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, khen những em có tiến bộ.
- Dặn HS tiếp tục luyện viết phần bài còn lại.
Bài thứ ba, đồng chí Hương dạy thay khối trưởng
_______________________________________________________________
Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Tập đọc:
Bài 22: Luỹ tre
A- Mục đích - yêu cầu:
1- HS đọc trơn cả bài thơ "Luỹ tre" luyện đọc các từ ngữ: Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm; Bước đầu biết nghỉ hơI ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
2- Ôn vần iêng:
- Tìm tiếng trong bài có vần iêng
- Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng
3- Hiểu ND bài: Vẻ đpj của lũy tre vào những lúc khác nhau trong ngày.
B- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc( SGK)
C- Các hoạt động dạy học:
GV
HS
I- Kiểm tra bài:
- HS đọc bài "Hồ Gươm"
- TLCH trong SGK 
- 2 HS đọc.
II- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài:
Làng quê ở các tỉnh phía bắc thường có luỹ tre bao bọc. Bài thơ chúng ta đọc hôm nay tả vẻ đẹp của luỹ tre làng vào buổi sang sớm và buổi trưa.
2- HD HS luyện đọc.
a- GV đọc mẫu bài: Nhấn giọng một số từ: Sớm mai, rì rào, cong, kéo.
- GV chỉ theo lời đọc của GV
b- HS luyện tập.
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- Cho HS tìm và luyện đọc tiếng, từ khó.
- Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
- Luyện đọc câu.
- Theo dõi, sửa phát âm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Luyện đọc đoạn, bài:
- GV cùng cả lớp nhận xét, chỉnh sửa.
- Từng cặp HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- Gọi HS đọc cả bài 
- Cho cả lớp đọc ĐT cả bài 
- 3 HS đọc .
- Lớp đọc ĐT.
3- Ôn vần iêng:
a- GV nêu Y/c 1 trong SGK
- Tìm tiếng trong bài có vần iêng ?
- Tiếng
b- GV nêu Y/c 2 trong SGK
- Cho HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần iêng?
- HS thi tìm đúng, nhanh, nhiều 
vần iêng: bay liệng, liểng xiểng
của riêng, chiêng chống...
c- GV nêu Y/c 3 trong SGK:
- Y/c HS điền vào chỗ chấm vần iêng hoặc Yêng rồi lên bảng điền.
- Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên. Chim Yểng biết nói tiếng người.
Nghỉ chuyển tiết 
4- tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a- Tìm hiểu bài kết hợp luyện đọc:
- Gọi HS đọc khổ thơ 1
- Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm ?
- 2 HS đọc
- Luỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
- Gọi HS đọc khổ thơ 2.
- Đọc những câu thơ tả luỹ tre vào buổi trưa?
- 2 HS đọc
- Tre bần thần, nhớ gió 
Chợt về đầy tiếng chim
- Gọi HS đọc cả bài thơ ?
- Bức tranh minh hoạ vẽ cảnh nào trong bài thơ ?
- 3 HS đọc
- Vẽ cảnh luỹ tre vào buổi trưa trâu nằm nghỉ dưới bóng râm.
b- HTL bài thơ:
- HD HS HTL bài thơ.
c- Luyện nói:
- HS học thuộc lòng
+ HS giỏi thi đọc trước lớp.
- Y/c HS đọc tên chủ đề luyện nói hôm nay.
- GV chia nhóm và câu yêu cầu 
- Gọi từng nhóm hỏi đáp về các loài cây vẽ trong SGK.
* Hỏi- đáp về các loài cây.
- 2 Hs một nhóm TL
- Từng nhóm hỏi - đáp về các loài cây trong SGK
- 2 HS đọc M.
- M: H: Hình 1 vẽ cây gì ?
 Đ: Hình 1 vẽ cây chuối
- Cho HS thảo luận hỏi đáp về các loài cây không vẽ trong sách. Người hỏi nêu 
- HS thảo luận.
một số đặc điểm của loài cây, người trả lời căn cứ vào đó để xác định tên cây.
- Nhận xét. 
- Nhận xét, sửa câu.
- Hs khá, giỏi làm mẫu.
- Lớp thực hành nói theo cặp.
III- Củng cố - dặn dò:
- GV NX tiết học: khen những em học tốt
- Dặn HS học bài xem trước bài sau: Sau cơm mưa.
_____________________________________
Toán 
Tiết 122: Luyện tập chung
A- Mục tiêu:
+ Củng cố các kỹ năng
- Làm tính cộng , trừ (không nhớ) trong phạm vi 100
+ Kỹ năng so sánh hai số trong phạm vi 100
+ Làm tính cộng, trừ với số đo độ dài 
+ Củng cố kỹ năng giải toán.
B- Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
C- Các hoạt động dạy - học:_
II- Luyện tập: 
Bài 1: ( 169- SGK). >, < , = ?
- HD và giao việc
- Nhận xét, chữa bài.
a, 32+7 < 40 b, 32+14 = 14 + 32
 45+4 < 54+5 69-9< 96 - 6
Bài 2: Vở
- HD HS tự đọc đề toán, tìm hiểu, tóm tắt và giải bài toán.
- Chữa bài.
Bài giải
Thanh gỗ còn lại dài :
97 - 2 = 95 (cm)
Đáp số: 95cm
Bài 3: GV ghi bảng TT
Giỏ 1 có: 48 quả cam
Giỏ 2 có: 31 quả cam
Tất cả có: .......... quả cam ?
- HD học sinh tìm hiểu các dữ kiện trình bày bài giải rồi chữa bài.
Bài giải
Cả hai giỏ cam có tất cả số quả:
48 + 31 = 79 (quả)
Đ/s: 79 quả cam.
* Củng cố về giải toán có lời văn.
III- Củng cố - Dặn dò:
+ Trò chơi: giải toán nhanh
- GV NX chung giờ học.
ờ: Luyện giải toán ở nhà.
- 4 HS nối tiếp đọc YC của bài.
- HS làm bài trong sách, 2 HS lên bảng.
- HS làm trong sách, 1 HS lên bảng
Tóm tắt
Thanh gỗ dài: 97cm
Cưa bớt đi: 2cm
Thanh gỗ còn: .... cm ?
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng
- 2 HS đọc TT bài toán
- HS khác đặt đề toán 
- HS tự nêu câu hỏi để ...  luôn.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu
- HS thực hành
IV- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét sản phẩm của HS qua tiết học 
- Nhận xét thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS .
ờ: Chuẩn bị cho tiết dán ngôi nhà 
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010
Tập đọc:
Sau cơn mưa.
A- Mục đích - Yêu cầu:
1- Đọc trơn cả bài: Sau cơn mưa, luyện đọc các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh, vườn, chú ý cách ngắt, nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm.
2- Ôn các vần ây, uây.
- Tìm tiếng trong bài có vần ây 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây 
3- Hiểu nội dung bài.
Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẻ sau trận mưa rào. Trả lời được câu hỏi 1,2 ( SGK)
B- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
C- Các hoạt động dạy học.
GV
HS
I- Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Luỹ tre 
- Kết hợp TLCH trong SGK.
- 2 HS đọc
II- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- Mùa hè thường có các trận mưa rào rất to nhưng mau tạnh gọi là mưa rào. 
Hôm nay các em sẽ học một bài văn tả cảnh vật sau cơm mưa rào.
2- Hướng dẫn HS luyện đọc.
a- GV đọc mẫu toàn bài một lần giọng chậm đều, tươi vui.
- HS theo dõi trong SGK.
b- HS luyện đọc.
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ.
- GV ghi bảng, mưa rào, râm bụt. Xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh vườn.
- HS luyện đọc Cn, ĐT các tiếng, từ khó, kết hợp phân tích tiếng.
* Luyện đọc câu:
- HD HS luyện đọc từng câu.
- HS đếm số câu (5 câu)
- Đọc nối tiếp.
- GV chú ý uốn nắn giúp HS.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- GV chia đoạn: 2 đoạn.
Đoạn 1: Sau cơn mưa... mặt trời 
Đoạn 2: Mẹ gà..... trong vườn.
- Nhận xét, sửa sai.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Gọi HS đọc cả bài 
- Thi đọc đoạn 1 của bài 
- 3 HS đọc .
- HS cử đại diện lên thi
3- Ôn các vần uây, uây:
a- GV nêu Y.c 1 trong SGK
- Tìm tiếng trong bài có vần ây
b- GV nêu Y.c 2 trong SGK.
- Mây (HS phân tích tiếng Mây)
- Cho HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần ây, vần uây.
- GV NX, tính điểm thi đua.
- HS thi đua giữa hai tổ
+ Vần ây: Xây nhà, mây bay, cây cối, lẩy bẩy...
- Gọi HS đọc cả bài
+ Vần uây: khuấy bột, khuây....
- Hs khá giỏi đọc.1, 2 em đọc
Tiết 2
4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a- Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc:
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- 2 HS đọc
- Sau cơm mưa rào, mọi vật thay đổi thế nào?
- Những đoá râm bụt thêm đỏ trói, bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa, mấy đám mây bóng sáng rực lên.
- Gọi HS đọc đoạn 2 ?
- 2 HS đọc
- Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa rào ?
- Mẹ gà mừng rỡ "tục tục" dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn.
- Gọi HS đọc cả bài.
- 2 HS đọc
b- Luyện nói:
- Y/c HS đọc tên chủ đề luyện nói hôm nay ?
- Trò chuyện về mưa.
- GV chia nhóm và nêu Y/c 
- Từng nhóm hỏi chuyện nhau về mưa.
- Gọi 1 nhóm lên nói câu mẫu.
H: Bạn thích trời mưa hay trời nắng
- 2 HS khá, giỏi nói mẫu
T: Tôi thích trời mưa vì không khí mát mẻ
- Nhận xét, sửa câu..
- Đại diện các nhóm trình bày.
III- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học: Khen ngợi những em học tốt.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài nhiều lần.
Xem trước bài: Cây bàng.
Toán
Kiểm tra 
Đề chung của khối.
_____________________________________
Âm nhạc
Đồng chí Ngời dạy
______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Chính tả:
Luỹ tre
A- Mục đích, yêu cầu:
- Tập chép chính xác khổ thơ đầu bài: Luỹ tre trong khoảng 10 phút.
- Làm bài tập: Điền n hay l, điền dấu ? hay ngã.
B- Đồ dùng dạy -học:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập.
C- Các hoạt động dạy học:
GV
HS
I- Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết câu: "Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính"
- GV nhận xét, cho điểm
II- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
2- Hướng dẫn HS tập viết chính tả.
- GV đọc khổ thơ 1 bài "Luỹ tre"
- Cho HS nêu những tiếng khó, dễ viết sai
- HS lắng nghe
- HS nêu
- GV đọc cho HS viết tiếng khó
- GV kiểm tra, HD những em viết sai viết lại
- HS viết bảng con: lũy tre, gọng vó, kéo.
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho những em viết chậm.
- HD HS đổi vở để soát lỗi
- HS nhìn sách, chép bài vào vở
- HS thực hiện theo HD
- GV đọc lại bài.
- HS dùng bút chì soát lỗi, gạch chân những chữ viết sai, ghi số lỗi
- Y.c HS nhận lại vở chữa lỗi
- GV chấm, chữa bài.
- Thực hiện theo HD
3- HD HS làm bài tập chính tả.
a- Điền n hay l ?
- Giao việc
- Chữa bài:
+ Trâu no cỏ + Chùm quả lê
+ Lắng tai nghe + Gà mới nở
+ Nắm tay nhau + Củ khoai lang
- Gọi từng HS đọc bài đã hoàn chỉnh 
- GV nhận xét chữa lỗi phát âm
b- Điền dấu ? hay ngã
- 2 Hs lên bảng làm bài
- Lớp làm = bút chì vào vở
- Từng em đọc.
- HS sửa bài theo lời giải đúng
 (Cách làm tương tự phần a)
Lời giải:
- Bà đưa võng ru bé ngủ ngon.
 - Cô bé trùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ
III- Củng cố - dặn dò:
- GV NX tiết học, khen những em viết đạt điểm cao.
- Dặn HS chép lại bài (những em chưa đạt yêu cầu.
Toán:
Tiết 124: Ôn tập các số đến 10
A- Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về 
- Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10
- Đo độ dài đoạn thẳng.
B- Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ cho BT2
B- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
GV
HS
I- Kiểm tra bài cũ:
- Trả và nhận xét bài kiểm tra.
- HS chú ý nghe.
II- Luyện tập:
1 Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Viết các số vào dưới mỗi v ạch của tia số:
- Gọi HS đọc Y/c của bài 
- 3 em đọc. 
- HS và giao việc
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
- HS làm trong sách, nêu miệng kết quả.
- HS đọc các số từ 0 đến 10, và ngược lại.
Bài 2: >, <, = ?
- Bài Y/c gì ?
- Viết dấu >, <, = vào chỗ chấm
Làm thế nào để viết được dấu ?
- So sánh số bên trái với số bên phải.
- Gọi HS khác nhận xét, GV chỉnh sửa 
a. 9 > 7 2 6
 7 2 6 = 6
b. 6 > 4 3< 8 2< 6
 4 > 3 8 < 10 6 < 10
 6 > 3 3< 10 2 = 2
Bài 3:
- HS cả lớp làm vào sách cột 1,2,4, 1 em làm vào bảng phụ, trình bầy kết quả.HS khá làm thêm cột 3
- Gọi HS đọc Y/c của bài ?
- Y/c HS nêu cách làm ?
a- Khoanh vào số lớn nhất
b- Khoanh vào số bé nhất
- So sánh các số để tìm ra số 
- Cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
a- 6 , 3 , 4 , 9
b- 5 , 7 , 3 , 8
Bài 4. Viết các số theo thứ tự .
- Nêu yêu cầu, gợi ý.
- Chữa bài:
a. 5,7,9,10 b, 10,9,7,5
bé nhất, số lớn nhất và khoanh vào
- Tự làm bài trong SGK
- Trao đổi theo cặp
- Tình bày kết quả.
Bài 5:
Bài yêu cầu gì ?
- Đo độ dài các đoạn thẳng
- Y/c HS dùng thước có vạch để đo độ dài đt rồi viết kết quả số đo trên đt đó.
- HS đo trong sách; 3 HS lên bảng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Đoạn AB: 5cm PQ: 2cm 
 MN: 9cm 
III- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Thi lập những phép tính thích hợp với các số và dấu.
(2, 6, 4, +, - , = )
- Các tổ cử đại diện lên chơi thi.
- GV nhận xét chung giờ học
ờ: Làm bài tập (VBT)
- HS nghe và ghi nhớ.
Kể chuyện:
Con rồng cháu tiên
A- Mục đích, yêu cầu:
1- HS thích thú nghe kể chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ, các câu hỏi gợi ý và ND câu chuyện do GV kể, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện. Giọng kể hào hùng, sôi nổi.
2- Qua câu chuyện HS thấy được lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiên của dân tộc mình.
B- Đồ dùng dạy học:
- Phần mềm PowerPoint.
C- Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1- Giới thiệu bài:
Các dân tộc thường có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có câu chuyện "Con rồng cháu tiên" nhằm giải thích nguồn gốc của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các em hãy nghe câu chuyện hấp dẫn này.
2- GV kể chuyện: 
- GV kể lần 1 giọng diễn cảm
- GV kể lần 2, 3 .
- HS lắng nghe
- Hs nghe, kết hợp quan sát tranh trong SGK.
3- HD HS kể từng đoạn theo tranh
+ Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh, TL?
- Tranh vẽ cảnh gì ?
- HS xem tranh, TL nhóm
- Tranh vẽ gia đình Lạc Long Quân
- Câu hỏi dưới tranh là gì ?
- GĐ Lạc Long Quân sống như thế nào ?
- GĐ Lạc Long Quân sống NTN ?
- GĐ sống rất đầm ấm, hạnh phúc
- GV Y.c các tổ cử đại diện lên kể đoạn 1 dựa vào tranh minh hoạ.
- Đại diện các tổ lên thi kể
- Lớp nhận xét.
- GV HD, uốn nắn HS nếu kể sai, kể thiếu
- tranh 2,3,4 (cách làm tương tự tranh 1)
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn
4- Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện "Con Rồng, cháu Tiên"
muốn nói với mọi người điều gì ?
- Chiếu video minh họa truyện và bài hát về truyền thuyết Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ
- HS theo dõi, thảo luận, trả lời.
- Theo chuyện con Rồng cháu Tiên thì tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loài Rồng, mẹ thuộc loài Tiên: Nhân dân tự hào về dòng dõi cao quý đó. Bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 
được sinh ra cùng một bọc.
5- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Khen những em học tốt
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau.
Sinh hoạt lớp
Nhọ̃n xét tuõ̀n 32
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần.
	- Có thái độ sửa chữa những thiếu sót, vi phạm mắc phải.
	- Học tập và rèn luyện theo “5 điều Bác Hồ dạy”
I. Nhận xét chung:
 1. Đạo đức:
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè.
- Không có hiện tượng gây mất đoàn kết.
- Ăn mặc đồng phục chưa đúng qui định, chưa phù hợp với thời tiết.
 2. Học tập:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ không có bạn nào nghỉ học hoặc đi học muộn .
- Một số em có tinh thần vươn lên trong học tập, như: Hà, Thủy, Thu
- Bên cạnh đó còn một số em chưa có ý thức trong học tập còn nhiều điểm yếu( Trõ̀n Quang, Toàn , Nhung.)
 3. Công tác Văn hoá - Văn nghệ.
	- Các em có ý thức tham gia hát đầu giờ, chuyển tiết đều đặn.
	- Cần hát đầu giờ và chuyển tiết đều đặn không chờ giáo viên nhắc nhở.
	- Trang phục cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ....
 4. Công tác thể dục vệ sinh
- Vệ sinh đầu giờ:
+ Các em tham gia đầy đủ.
+ Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
II. Phương hướng:
 *Đạo đức:
- Học tập theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc trả cho lớp trực tuần.
III. Hoạt động tập thể
	- Vui múa hát về chủ đề Bác Hồ, Quê hương đất nước.
____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1 tuan 32 chuan(1).doc