Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 25

Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 25

Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I-MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với tháI độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II-ĐỒ DÙNG : Tranh minh họa trong SGK.

III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A-Bài cũ:

-Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật.

-Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?

B-Bài mới:

HĐ 1: Luyện đọc:

-Một HS đọc toàn bài văn.

-HS đọc đoạn nối tiếp.

Đoạn 1: Từ đầu . chính giữa.

Đoạn 2: Tiếp theo .xanh mát.

Đoạn 3: Phần còn lại.

-Luyện đọc các từ ngữ: chót vót,dập dờn,uy nghiêm,sừng sững,Ngã Ba Hạc.

-HS đọc đoạn trong nhóm.

-GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 30 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy môn lớp 5 - Trường Tiểu học Thạch Hạ - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 
 Thứ 2 ngày 4 tháng 3 năm 2013
Tập đọc
Phong cảnh đền Hùng
I-Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với tháI độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II-Đồ dùng : Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật.
-Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
B-Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc:
-Một HS đọc toàn bài văn.
-HS đọc đoạn nối tiếp.
Đoạn 1: Từ đầu .... chính giữa.
Đoạn 2: Tiếp theo ...xanh mát.
Đoạn 3: Phần còn lại.
-Luyện đọc các từ ngữ: chót vót,dập dờn,uy nghiêm,sừng sững,Ngã Ba Hạc...
-HS đọc đoạn trong nhóm.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
-Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
-Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
-Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
LHBVMT: Để phong cảnh đền Hùng ngày càng đẹp hơn người dân và du khách đến tham quan đền Hùng cần phải làm gì để bảo vệ môi trường ở đó?
-Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
HĐ 3: Đọc diễn cảm.
-HS đọc diễn cảm bài văn.
-HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét,khen những HS đọc hay.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Bài văn nói lên điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Toán
Kiểm tra 
 I . mục tiêu:
Tập rung vào việc kiểm tra:
 - Tỷ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỷ số phần trăm.
 - Thu thập và xử lý thông tin từ biểu đồ hình quạt.
 - Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II.Các hoạt động dạy học.
HĐ1 : GV nêu mục tiêu yêu cầu tiết kiểm tra.
Đề bài: 
Phần 1: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỷ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh cả lớp:
A.18 %	B. 30 %
C. 40 %	D. 60%
Biết 25 % của một số là 10. Hỏi số đó là bao nhiêu?
A. 10 B.. 20
C. 30 D. 40
 3) Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn	
 thể thao của một trăm học sinh lớp 5 được thể
 hiện trên biểu đồ hình quạt bên. Trong 100 học
 sinh đó số học sinh thích bơi là:
A.12 học sinh B. 13 học sinh 
C. 15 học sinh D. 60 học sinh
4) Diện tích của phần tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là:
A. 14 cm	12cm
	4cm
B.20 cm	
C.24 cm
D.34 cm 5cm
 Phần 2:
1. Một bể cá dạng hìnhhộp chữ nhật có các kích thước trong lòng bể là: 25 cm, 40 cm, 50 cm. Hiện nay thể tích của bể có chứa nước . Hỏi cần phải đổ vào bể bao nhiêu lít nước để 95% thể tích của bể có chứa nước?
2:Một hình hộp chữ nhật có chiều cao bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng của đáy.Diện tích xung quanh của hình hộp là 2500 cm2.Tính thể tích hình hộp đó biết chiều dài hơn chiều rộng 20 cm.
 HĐ2: HS làm bài GV theo dõi 
HĐ3: GV thu bài
Biểu điểm: Phần1: 4 điểm( Mỗi bài đúng 1 điểm )
Phần 2: 5 điểm( Bài 1: 2 điểm; Bài 2 : 3 điểm ). Trình bày toàn bài : 1 điểm
_____________________________
Chính tả(Nghe-viết)
 Ai là thủy tổ của loài người?
I-Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả. 
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2). 
II-Hoạt động dạy học:
A- BàI cũ:
-Hai HS viết lại lời giải câu đố tiết LTVC trước.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Viết chính tả.
-GV đọc bài Ai là thủy tổ của loài người?
-Gọi 1 HS đọc bài chính tả,cả lớp đọc thầm.
-Bài chính tả nói về điều gì?
-HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: Chúa Trời,A-Đam,Ê-va,Trung Quốc,Nữ Oa,Ân Độ,Bra-hma,Sác-lơ Đác- uyn...
-GV đọc cho HS viết chính tả.
-GV đọc bài,HS soát lỗi.
-GV chấm một số bài.
-GV nhận xét chung và nhắc lại cách viết hoa tên người,tên địa lí nước ngoài.
HĐ 2: Làm bài tập.
-Các em đọc lại mẫu chuyện vui,đọc chú thích trong SGK.
-Tìm tên riêng trong mẫu chuyện vui.
+Tên riêng trong bài: Khổng Tử,Chu Văn Khang,Ngũ Đế,Chu,Cửa Phủ,
Khương Thái Công.
+Cách viết các tên riêng đó: Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người,tên địa lí nước ngoài.
_____________________________
Khoa học
 Ôn tập: Vật chất và năng lượng
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS được củng cố về:
-Các kiến thức phần vật chất và năng lượng,các kĩ năng quan sát,thí nghiệm.
-Những kĩ năng về bảo vệ môi trường,giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng
-Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II-Đồ dùng:
-Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sin hoạt hàng ngày.
-Pin,bóng đèn,dây dẫn.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Củng cố kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sư biến đổi hóa học.
-GV lần lượt đọc từng câu hỏi trong SGK trang 100,101.
-Nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng là nhóm đó thắng cuộc.
-Đáp án câu trả lời đúng: 1-d;2-b;3-c;4-b;5-b;6-c.
Câu 7: Điều kiẹn xảy ra sự biến đổi hóa học:
a.Nhiệt độ bình thường.
b.Nhiệt độ cao.
c.Nhiệt độ bình thường.
d.Nhiệt độ bình thường.
HĐ 2: Củng cố kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
-GV y/c HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
-HS lần lượt trả lời các câu hỏi,GV kết luận:
Năng lượng cơ bắp của người.
Năng lượng chất đốt từ xăng.
Năng lượng gió.
Năng lượng chất đốt từ xăng.
Năng lượng nước.
Năng lượng chất đốt từ than đá.
Năng lượng mặt trời.
IV-Củng cố,dặn dò: Ôn lại kiến thức phần đã ôn tập.
_____________________________
Buổi chiều:
Địa lí
 Châu Phi
I-Mục tiêu: 
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
 + Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía Tây Nam châu á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hinhg, khí hậu:
 + Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
 + Khí hậu nóng và khô.
 + Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xavan.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi. 
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ.
II-Đồ dùng:
-Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới.
-Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Em hãy nêu những nét chính về châu á?
-Nêu những nét chính về châu Âu?
B-Bài mới: 
HĐ 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.
-GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.
-HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết:
+Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái Đất?
+Châu Phi giáp các châu lục,biển và đại dương nào?
+Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
-HS mở SGK trang 103 xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục để:
+Tìm số đo diện tích châu Phi?
+So sánh diện tích châu Phi với các châu lục khác?
-GV kết luận.
HĐ 2: Địa hình châu Phi.
-HS làm việc theo cặp,quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời câu hỏi:
+Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực biển?
+Kể tên và nêu vị trí của các bồn địa ở châu Phi?
+Kể tên và nêu các cao nguyên của châu Phi?
+Kể tên các hồ lớn của châu Phi?
-HS trình bày trước lớp,GV nhận xét ,bổ sung.
HĐ 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi?
-HS thảo luận theo nhóm,cùng đọc SGK để hoàn thành bài tập:
1.Điền các thông tin sau vào ô trống thích hợp của sơ đồ tác động của vị trí địa lí,đặc điểm lãnh thổ đến khí hậu của châu Phi.
Khô và nóng bậc nhất thế giới.
Rộng.
Vành đai nhiệt đới.
Không có biển ăn sâu vào đất liền.
1)
4)
Châu Phi
3)
2)
2.Hoàn thành bảng thống kê sau:
Cảnh thiên nhiên châu Phi
Đặc điểm khí hậu,sông ngòi và động,thực vật
Phân bố.
Hoang mạc Xa-ha-ra
Rừng rậm nhiệt đới
Xa-van
-Vì sao hoang mạc xa-ha –ra thực vật và động vật lại rất nghèo nàn?
-Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các động vật ăn cỏ?
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV tổ chức cho HS kể những câu chuyện,giới thiệu những bức ảnh,thông tin sưu tầm được về hoang mạc xa-ha-ra và rừng râm nhiệt đới ở châu Phi.
-GV tổng kết giờ học,về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
_____________________________
Hướng dẫn tự học(lịch sử)
Ôn : Đường Trường Sơn
I-Mục tiêu:
HS nắm được:
-Mốc thời gian mở đường Trường Sơn.
-Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quan trọng góp phần thắng lợi cho cách mạng miền Nam và cả hiện nay.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: ễn tập lại lớ thuyết
-Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
-Em hãy nêu sự phát triển của con đường?
-Nhà nước ta xây dựng lại đường Trường Sơn thành con đường đẹp,hiện đại có ý nghĩa như thế nào với công cuộc xây dựng đất nước của dân tộc ta?
HĐ 2: HS làm bài tập:
Bài 1: Ghi dấu nhân vào ô trống trước ý đúng:
1.Đường Trường Sơn được khởi công xây dựng:
 Ngày 19- 5 –1958.
 Ngày 19- 5-1959.
 Ngày 19- 5-1960
2.Đường Trường Sơn còn có tên gọi là:
 Đường giải phóng
 Đường thống nhất.
 Đường Hồ Chí Minh.
Bài 2; Điền vào chỗ trống số liệu nói lên sức sống của đường Trường Sơn và tội ác tàn bạo của kể thù.
Tính đến ngày giải phóng miền Nam,đường Trường Sơn tồn tại..... năm.
Số lượng bom đạn và chất độc hóa học mà địch trút xuống đường TRường Sơn là .... tấn.
Bài 3:Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý nêu rõ ý nghĩa to lớn của đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Là con đường giao thông để nhân dân các vùng miền đi lại.
Là con đường huyết mạch để hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
Góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đát nước.
Góp phần mở rộng giao thông miền núi.
HĐ 3: HS chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò: Ôn lại kiến thức đã học.
______________________
Đạo đức
Thực hành giữa học kì II
I .mục tiêu:
Hướng dẫn hs ôn tập, thực hành bài 1 đến bài 11
Củng cố hành vi đạo đứcđã học.
II. Chuẩn bị:
Phiếu học tập
III Hoạt động dạy học:
HĐ1: Ôn lại nội dung của các bài đạo đức đã học.
Thảo luận nhóm 4 các câu hỏi.
Em đã được học những bài đạo đức nào?
Nêu bài học được rút ra từ bài học đó ?
HĐ2: Thực hành làm bài tập
Bài 1: Hãy ghi những việc hs nên làm và những việc không nên làm thành 2 c ...  tốt. 
 + Xây dựng tốt nề nếp tự quản trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
 + Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 + Học bài và làm bài đầy đủ.
 + Thường xuyên có ý thức viết chữ đẹp, trình bày bài sạch sẽ.
 + Động viên học sinh hoàn thành các khoản đóng đậu.
Nhận xét tiết sinh hoạt
Luyện Tiếng Viêt
Luyện tập tiết 2 ( tuần 24)
I-Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: Biết sử dụng biện pháp tu từ,nhân hóa khi miêu tả đồ vật.
- Xác định được các phần mở bài, thân bài, kết bài và nội dung từng phần của bài Cô bé chổi rơm.
- HS lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần;đủ ý.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài và nội dung bài1:
-HS đọc thầm lại bài văn: Cô bé chổi rơm.
-Tìm phần thân bài,mở bài,kết bài cho bài văn. Tóm tắt nội dung của từng phần.
-HS làm việc cá nhân.
Bài 2:
-GV mời môt HS đọc 2 đề bài ở vở thực hành.
-GV giúp HS hiểu yêu cầu của từng đề bài
-Một vài HS nêu đề bài mình lựa chọn.
HS làm dàn bài.
-HS lập dàn ý chi tiết cho đề bài mình đã lựa chọn và nối tiếp nhau đọc bài mình đã viết.
 Yêu cầu những HS về nhà dựa vào dàn ý đã lập viết thành bài văn.
GV nhận xét tiết học.
_____________________________ 
Luyện Toán
Luyện tập tiết 1 ( tuần 25)
I-Mục tiêu: 
-Rèn luyện kĩ năng cộng số đo thời gian.
-Vận dụng giải các bài toán vào thực tiễn.
II-Hoạt động dạy học:
1)Bài cũ:
Gọi 2 HS đồng thời lờn bảng làm bài tõp. HS cả lớp nhỏp bài:
GV treo bảng phụ:
Bài 1: Tính.
a. 6 năm 6 tháng + 2 năm 8 tháng; b. 7 giờ 3 phút + 65 phút.
 6phút + 2 phút 15 giây; 4 giờ 43 phút +1 giờ 30 phút.
 10 năm 2 tháng +6 năm 6 tháng; 11 giờ 15 phút +4 giờ 5 phút.
Bài 2 : Lúc 7 giờ 15 phút một xe máy đi từ A đến B.Biết xe máy đi từ A đến B hết 1 giờ 20 phút.Hỏi xe máy đến B lúc mấy giờ?
HS khỏc nhận xột bài làm của bạn:
2) Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài tập 1,2,3,4 ở Vở thực hành.
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
? Nội dung và yêu cầu của từng bài?
HS làm bài vào vở tực hành, 3 HS làm bài vào bảng phụ.
GV chấm và HD HS chữa bài.
3 HS làm bài vào bảng phụ treo bảng phụ.
HS cả lớp nhận xột sửa chữa, Gv kết luận
HĐ2: HD HS làm thêm ( nếu còn thời gian)
Bài 1: Một ca nô đi từ bến sông A đến bến sông B lúc 8 giờ15 phút.Biết ca nô đi hết 3 giờ 55phút.Hỏi ca nô đến B lúc mấy giờ?
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
_________________________________
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
Tập viết đoạn đối thoại
I-Mục tiêu:
-Chọn một trong ba đoạn truyện Cây khế,các em dợng lại màn kịch nhỏ.
-Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Làm bài tập.
* HS làm việc theo nhóm.
-Các em kể lại từng đoạn truyện .
N1: Đoạn hai anh em chia gia tài.
N2: Đoạn kể về việc chim đại bàng đến ăn khế nhà người em.
N3: Đoạn về việc chim đai bàng đến ăn khế nhà người em.
-Dựa theo nội dung viết tiếp một số lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch .
*HS trình bày kết quả bài làm.
-GV cùng cả lớp bình chọn nhóm viết đoạn đối thoại tốt nhất.
Từng nhóm HS đọc phân vai hoặc diễn kịch.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
_______________________________
TH Kỹ thuật
Thực hành Lắp xe ben
I.mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.(Với HS khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được). 
II.đồ dùng dạy học
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. các hoạt động dạy học.
HĐ1:Ôn lại lý thuyết
 ? Để lắp được xe ben, cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên những bộ phận đó
? Để lắp khung sàn xe và giá đỡ , em cần phải chọn những chi tiết nào?
? Để lắp được sàn ca bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở hình2, em phải chọn thêm các chi tiết nào?
Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau
Lắp trục bánh xe trước.
Lắp ca bin
HĐ2: HS thực hành lắp ráp xe ben
HD lắp ráp xe ben theo các bước SGk ( HS thực hành theo nhóm). GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm
HĐ2: Đánh giá sản phẩm
GV tổ chức cho học sinh trưng bàysản phẩm theo nhóm hoăc chỉ dịnh một số em mang sản phẩm lên để đánh giá.
GVnêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm . HS đánh giá sau đó Gv đánh giá.
HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
Nhận xét tiết học
_____________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập: Tả đồ vật
I-Mục tiêu: 
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HD HS chọn một đề bài ở tiết kiểm tra viết hôm trước và viết được một bài văn theo yêu cầu
Gọi một số HS đọc đề bài mình chọn
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
-HS đọc thầm lại đề bài.
-Tìm phần thân bài,mở bài,kết bài cho bài văn.
-Tìm các hình ảnh so sánh,nhân hóa trong bài văn.
-HS làm việc cá nhân.
HĐ 2:Hướng dẫn HS trình bày bài văn.
-HS trình bày bài văn .
-HS trình bày bài văn trước lớp.
-GV cùng cả lớp nhận xét,khen những HS viết hay.( chú ý tìm những ý hay và chưa hay của bạn )
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Những HS viết bài văn chưa đạt về nhà viết lại.
____________________________
Luyện:Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu:
-Củng cố cách tính diện tích,thể tích các hình.
-Ôn bảng đơn vị đo thể tích.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò:
-Ôn lại kiến thức đã học.
-Hoàn thành bài tập.
_______________________________________
Buổi chiều
Mĩ thuật
(GV chuyên trách lên lớp)
______________________________
TH Mĩ thuật
Xem tranh Bác Hồ đi công tác
I-Mục tiêu:
-HS tiếp xúc và làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ.
-HS nhận xét dược sơ lược về hình ảnh màu sắc trong tranh.
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II-Đồ dùng:
-Một số tranh vẽ về Bác Hồ của các họa sĩ.
-Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ.
-HS xem mục 1 trang 77 SGK và gợi ý các em tìm hiểu về tác giả.
-GV giới thiệu thêm về họa sĩ Nguyễn Thụ.
HĐ 2: Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
-Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?
-Dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh như thé nào?
-Hình dáng của hai con ngựa như thế nào?
-Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay trầm ấm?
-Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ hay nhẹ nhàng uyển chuyển?
HĐ 3: Nhận xét đánh giá:
-GV nhận xét chung tiết học.
-Khen những HS tích cực phát biểu xây dựng bài.
-Sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh đậm ở sách báo.
_____________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc bài: Cửa sông
I-Mục tiêu: 
-Đọc trôi chảy,diễn cảm bài thơ;gịong đọc nhẹ nhàng,tha thiết,giàu tình cảm.
-Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông,tác giả ca ngợi tình cảm thủy chung,uống nước nhớ nguồn.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Ôn nội dung bài Cửa sông.
-HS đọc toàn bài 1 lượt.
-Cửa sông là một đặc điểm đặc biệt như thế nào?
-Bài thơ nói lên điều gì?
HĐ 2: Luyện đọc bài thơ.
-HS luyện đọc trong nhóm.
-HS nối tiếp đọc bài thơ trước lớp.
-HS thi đọc diễn cảm.
III-Củng cố,dặn dò:
-Bình chọn bạn đọc hay nhất.
-Về nhà luyện đọc bài thơ nhiều lần.
_____________________________
Luyện: Toán
Luyện tập: Cộng số đo thời gian
I-Mục tiêu:
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: HS chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò:
-Ôn cộng trừ số đo thời gian.
-Hoàn thành bài tập.
_____________________________
Luyện:Địa lí
	 Ôn: Châu phi
I. Mục tiêu
 Củng cố lại những kiến thức :
 - Xác định lại môt lần nữa trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
 - Nêu lại một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
 - Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi.
II. Các hoạt động dạy - học
 HĐ1: Ôn tập về lý thuyết:
 1. Vị trí giới hạn
 HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí giới hạn của châu Phi.
( Châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa hai chí tuyến).
Nhắc lại kết luận: Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu á và châu Mĩ.
 2 . Đặc điểm tự nhiên
 + Địa hình châu phi có đặc điểm gì?
 + Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác châu lục khác các châu lục đã học? Vì sao?
 HS trình bày kết quả. HS chỉ bản đồ quang cảnh tự nhiên của châu Phi.
 Nhắc lại kết luận: 
 - Địa hình châu Phi tơng đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ.
 - Khí hậu nóng khô bậc nhất thế giới .
 - Châu Phi có các quang cảnh tự nhiên:Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất.
 HS trình bày đặc điểm thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên
 GV tổ chức cho HS thi gắn các bức ảnh vào vị trí của chúng trên bản đồ.
Thi hướng dẫn viên du lịch: giới thiệu về thiên nhiên châu Phi.
 HĐ2: HD HS hoàn thành bài tập ở VBT
GV chấm và hướng dẫn học sinh chữa bài
 GV nhận xét tiết học .
____________________________
Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
Cụm từ: anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu.
Bài 2: Tính thể tích hình lập phương biết diện tích toàn phần của nó là 216 cm2.Nếu tăngcạnh hình lập phương này lê hai lần thì thể tích của nó tăng lên mấy lần?
Thể dục
Bài 49: Phối hợp chạy đà - Bật cao.
Trò chơi: chuyển nhanh,nhảy nhanh.
I-Mục tiêu:	
-Tiếp tục ôn bật cao,phối hợp chạy-bật cao.Yêu cầu thực hiện động tác đúng và bật tích cực.
-Chơi trò chơi: Chuyển nhanh,nhảy nhanh.
II-Địa điểm ,phương tiện:
-Trên sân trường.
-Kẻ vạch và ô cho trò chơi,2-4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá.
III-Hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu:
-GV phổ biến y/c giờ học.
-Xoay các khớp cổ chân,đầu gối,hông,vai.
-Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
2.Phần cơ bản:
-Ôn phói hợp chạy-bật nhảy-mang vác.
-Bật cao,phối hợp chạy đà-bật cao.
Chơi trò chơi: Chuyển nhanh,nhảy nhanh.
3.Phần kết thúc:
-GV cho HS đứng thành vòng tròn,vừa di chuyển,vừa vỗ tay và hát.
-GV hệ thống lại bài học.
-Về nhà tự luyện tập chạy đà bật cao với chạm vật chuẩn để tăng cường sức bật.
_____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc