Giáo án giảng dạy Tuần 17 - Lớp Một

Giáo án giảng dạy Tuần 17 - Lớp Một

Tiết 2 + 3:

Tiếng Việt

Bài 69 : ăt – ât.

 I- Mục đích – yêu cầu :

 - Nắm đ¬ược cấu tạo vần ăt, ât.

- Đọc đư ợc: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.

- Đọc đ¬ược các từ ngữ và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật.

 II- Đồ dùng dạy học :

 GV : Chữ mẫu

 HS : Bộ đồ dùng T.V

 Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’- 5’)

- Đọc: ot, at.

GV nhận xét.

B. Dạy bài mới :( 20’ – 22’)

 1. Giới thiệu bài : ( 1’- 2’)

 * Giới thiệu vần :( 15’- 17’)

* Vần ăt:

Giới thiệu vần ăt – ghi bảng.

- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.

- Đánh vần mẫu: ă - t – ăt.

- Phân tích vần ăt?

- Chọn ghép vần ăt?

- GV kiểm tra thanh cài.

- Chọn âm m ghép trước vần ăt, thêm thanh nặng dưới ă, tạo tiếng mới?

- Đánh vần mẫu: m–ăt – măt – nặng – mặt.

- Phân tích tiếng mặt?

- Quan sát tranh 1 vẽ gì ? Đọc từ dưới tranh?

- Từ “rửa mặt” có tiếng nào chứa vần ăt vừa học?

*Vần ât:

 Hướng dẫn tương tự.

* Từ ứng dụng : ( 5’- 7’)

-GV ghi bảng.

-Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.

- Vần ăt - ât có gì giống và khác nhau?

 

doc 18 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 17 - Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008
Tiết 2 + 3:
Tiếng Việt
Bài 69 : ăt – ât.
 I- Mục đích – yêu cầu :
 - Nắm được cấu tạo vần ăt, ât. 
- Đọc đư ợc: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật.
 II- Đồ dùng dạy học :
 GV : Chữ mẫu 
 HS : Bộ đồ dùng T.V
 Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’- 5’)
- Đọc: ot, at. 
GV nhận xét.
 HS viết bảng con.
2 HS đọc SGK bài 68.
B. Dạy bài mới :( 20’ – 22’)
 1. Giới thiệu bài : ( 1’- 2’)
 * Giới thiệu vần :( 15’- 17’)
* Vần ăt:
Giới thiệu vần ăt – ghi bảng.
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Đánh vần mẫu: ă - t – ăt.
- Phân tích vần ăt?
- Chọn ghép vần ăt?
- GV kiểm tra thanh cài.
- Chọn âm m ghép trước vần ăt, thêm thanh nặng dưới ă, tạo tiếng mới?
- Đánh vần mẫu: m–ăt – măt – nặng – mặt.
- Phân tích tiếng mặt?
- Quan sát tranh 1 vẽ gì ? Đọc từ dưới tranh?
- Từ “rửa mặt” có tiếng nào chứa vần ăt vừa học? 
*Vần ât:
 Hướng dẫn tương tự.
* Từ ứng dụng : ( 5’- 7’)
GV ghi bảng.
Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Vần ăt - ât có gì giống và khác nhau?
Đọc theo dãy.
Đánh vần theo dãy.
HS phân tích theo dãy: vần “ăt” có âm ă đứng trước, âm t đứng sau.
HS thao tác.
HS thao tác.
HS đọc theo dãy: mặt.
Đánh vần theo dãy.
Phân tích: tiếng mặt có âm m đứng trước, vần ăt đứng sau, thanh nặng dưới ă.
HS nêu: rửa mặt
HS nêu: tiếng mặt chứa vần ăt.
HS ghép theo dãy: D1: mắt, D2: mật, D3: thật.
HS đọc theo dãy- đánh vần, phân tích.
Đọc cả bảng.
Cùng kết thúc bằng âm t, vần ăt bắt đầu bằng âm ă, vần ât bắt đầu bằng âm â.
 3. Viết bảng con : ( 10’- 12’)
- Đưa chữ mẫu.
* Chữ ăt:
- Chữ ăt được viết bằng mấy con chữ? Nhận xét độ cao của các con chữ ?
- GV hướng dẫn viết .
*Chữ ât:
 Hướng dẫn tương tự.
* rửa mặt:
- “rửa mặt” được viết bằng mấy chữ? Nêu độ cao các con chữ? Khoảng cách giữa các chữ?
- GV hướng dẫn viết.
* lưu ý: cách viết con chữ r.
* đấu vật:
 Hướng dẫn tương tự.
* Lưu ý: vị trí đánh dấu thanh.
Nêu yêu cầu .
HS nhận xét.
HS viết bảng con.
HS nhận xét.
HS viết bảng con.
 Tiết 2
 C. Luyện tập : 
1. Luyện đọc : ( 10’- 12’ )
- GV chỉ trên bảng.
- GV giới thiệu câu ứng dụng.(Sgk)
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Đọc mẫu SGK.
Đọc , đánh vần , phân tích , đọc trơn.
HS quan sát SGK.
HS đọc câu ứng dụng , tìm tiếng có chứa vần vừa học ăt, ât.
Đọc SGK.
 2. Viết vở : ( 15’- 17’)
- Bài hôm nay viết mấy dòng ?
- Dòng thứ nhất viết chữ gì ?
 GV hướng dẫn cách viết , khoảng cách trình bày chữ ăt.
Cho HS quan sát vở mẫu.
* Dòng còn lại :
 Hướng dẫn tương tự.
- Chấm bài , nhận xét.
HS nêu yêu cầu.
Chữ ăt.
HS quan sát.
Chỉnh sửa tư thế ngồi ,cầm bút.
HS viết dòng 1.
 3. Luyện nói : ( 5’- 7’)
- Nêu chủ đề luyện nói ? 
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Ngày chủ nhật em thường làm gì?
+ Ngày chủ nhật, bố mẹ cho em đi chơi ở đâu?
+ Em thấy những gì ở nơi em đến?
+ Em có thích được bố mẹ cho đi chơi không?
 - GV nhận xét , sửa câu cho HS.
HS nêu: Ngày chủ nhật.
Thảo luận .
Trình bày.
D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Thi tìm tiếng có vần ăt, ât?
- Nhận xét giờ học .
HS thi tìm .
1 HS đọc toàn bài.
 Toán
Tiết 64. LUYỆN TẬP CHUNG.
I- Mục tiêu : 
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.
- Cách viết, đếm các số trong phạm vi 10.
- Kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Các kĩ năng ban đầu để chuẩn bị giải toán có lời văn.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
 III- Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
 Tính:
 10 - 8 = 7 + 2 = 10 - 5 = 
Bảng con.
 B. Luyện tập :30 -32’
Bài 1 : ( SGK) Số ?
KT: Cấu tạo các số từ 2 10
Chốt : dựa vào đâu em tìm được các số cần tìm ?
Bài 2: (SGK)
KT: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn , từ lớn đến bé ?
Dựa vào đâu em sắp xếp được các số đã cho ?
Bài 3: (SGK)
KT: Đặt tính cột dọc.
Chốt: Lưu ý gì khi đặt tính cột dọc?
Bài 3: ( SGK)
KT: Quan sát tranh và đọc tóm tắt, nhẩm thầm đề toán, viết phép tính thích hợp.
HT: Nêu phép tính, đọc đề toán tương ứng.
** Dự kiến sai lầm 
Bài 2 : Hs sắp xếp các số không đúng theo thứ tự .
C. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Bảng con: Cho các số: 10, 5, 5 và các dấu +, - 
 Hãy lập các phép tính đúng.
 - Nhận xét giờ học.
Dựa vào các phép cộng trừ trong các phạm vi đã học .
Dựa vào vị trí các số đã học .
Viết kết quả thẳng cột với các số đã cho .
Hs làm bài và nêu phép tính .
 ----*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
 __________________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008
Tiếng Việt
Bài 70 : ôt – ơt.
 I- Mục đích – yêu cầu :
 - Nắm được cấu tạo vần ôt, ơt. 
- Đọc được: ôt, ơt, cột cờ, cái vợt.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Những người bạn tốt.
 II- Đồ dùng dạy học :
 GV : Chữ mẫu 
 HS : Bộ đồ dùng T.V
 Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’- 5’)
- Đọc bài : ăt, ât. 
GV nhận xét.
2 HS đọc SGK bài 69.
B. Dạy bài mới :( 20’ – 22’)
 1. Giới thiệu bài : ( 1’- 2’)
 * Giới thiệu vần :( 15’- 17’)
* Vần ôt:
Giới thiệu vần ôt – ghi bảng.
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Đánh vần mẫu: ô - t – ôt.
- Phân tích vần ôt?
- Chọn ghép vần ôt?
- GV kiểm tra thanh cài.
- Chọn âm c ghép trước vần ôt, thêm dấu thanh nặng dưới ô, tạo tiếng mới?
- Đánh vần mẫu: c – ôt – côt – nặng – cột.
- Phân tích tiếng cột?
- Quan sát tranh 1 vẽ gì ? Đọc từ dưới tranh?
- Từ “cột cờ” có tiếng nào chứa vần ôt vừa học? 
*Vần ơt:
 Hướng dẫn tương tự.
* Từ ứng dụng : ( 5’- 7’)
GV ghi bảng.
Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Vần ôt - ơt có gì giống và khác nhau?
Đọc theo dãy.
Đánh vần theo dãy.
HS phân tích theo dãy: vần “ôt” có âm ô đứng trước, âm t đứng sau.
HS thao tác.
HS thao tác.
HS đọc theo dãy: cột.
Đánh vần theo dãy.
Phân tích: tiếng cột có âm c đứng trước, vần ôt đứng sau, dấu thanh nặng dưới ô.
HS nêu: cột cờ
HS nêu: tiếng cột chứa vần ôt.
HS ghép theo dãy: D1: sốt, D2: ớt, D3: bột.
HS đọc theo dãy- đánh vần, phân tích.
Đọc cả bảng.
Cùng kết thúc bằng âm t, vần ôt bắt đầu bằng âm ô, vần ơt bắt đầu bằng âm ơ.
 3. Viết bảng con : ( 10’- 12’)
- Đưa chữ mẫu.
* Chữ ôt:
- Chữ ôt được viết bằng mấy con chữ? Nhận xét độ cao của các con chữ ?
- GV hướng dẫn viết : đặt phấn từ dưới kẻ li thứ 3 viết nét cong kín được con chữ o 
*Chữ ơt:
 Hướng dẫn tương tự.
* cột cờ:
- “cột cờ” được viết bằng hai chữ . Nêu độ cao các con chữ? Khoảng cách giữa các chữ?
- GV hướng dẫn viết: Đặt phấn dưới đường kẻ li thứ 3 viết con chữ c 
* cái vợt:
 Hướng dẫn tương tự.
Nêu yêu cầu .
HS nhận xét: t cao 3 dòng li , ô cao 2 dòng li .
Hs tô khan 
HS viết bảng con.
T cao 3 dòng li còn lại cao hai dòng li .
HS viết bảng con.
 Tiết 2
 C. Luyện tập : 
1. Luyện đọc : ( 10’- 12’ )
- GV chỉ trên bảng.
- GV giới thiệu câu ứng dụng.
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Đọc mẫu SGK.
Đọc , đánh vần , phân tích , đọc trơn.
HS quan sát SGK.
HS đọc câu ứng dụng , tìm tiếng có chứa vần vừa học ôt, ơt.
Đọc SGK.
 2. Viết vở : ( 15’- 17’)
- Bài hôm nay viết mấy dòng ?
- Dòng thứ nhất viết chữ gì ?
 GV hướng dẫn cách viết , khoảng cách trình bày chữ ôt.
Cho HS quan sát vở mẫu.
* Dòng còn lại :
 Hướng dẫn tương tự.
- Chấm bài , nhận xét.
HS nêu yêu cầu.
Chữ ôt.
HS quan sát.
Chỉnh sửa tư thế ngồi ,cầm bút.
HS viết dòng 1.
 3. Luyện nói : ( 5’- 7’) 
- Nêu chủ đề luyện nói ? 
+ Trong tranh vẽ gì?
+Giới thiệu tên người bạn mà em thích nhất?
+ Vì sao em lại yêu quý bạn đó?
+ Người bạn tốt đã giúp đỡ em những gì?
 - GV nhận xét , sửa câu cho HS.
HS nêu: Những người bạn tốt
Thảo luận .
Trình bày.
 D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Thi tìm tiếng có vần ôt, ơt?
- Nhận xét giờ học .
HS thi tìm .
1 HS đọc toàn bài.
 ________________________________
Toán
Tiết 65. LUYỆN TẬP CHUNG.
I- Mục tiêu : Củng cố cho HS:
- Thứ tự các số trong dãy số từ 0 – 10.
- So sánh các số trong phạm vi 10.
- Kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Các kĩ năng ban đầu để chuẩn bị giải toán có lời văn.
- Xếp các hình theo thứ tự xác định.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
 III- Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
 Đặt tính rồi tính:
 10 - 6 8 - 5 7 - 3 
- Khi đặt tính cột dọc, em lưu ý gì?
B. Luyện tập :30 -32’
Bài 1 : ( SGK)
KT: các số từ 0 đến 10 số nào lớn nhất , số nào bé nhất ?.
Bài 2: (SGK)
KT: Đặt tính cột dọc, tính kết quả phép tính dạng: 4 + 5 - 7
Chốt: Lưu ý gì khi đặt tính cột dọc?
Khi thực hiện dãy tính em làm như thế nào ?
Bài 3: (SGK
KT: Điền dấu >, < , =
HT: Chữa bảng phụ.
Chốt: Để điền dấu đúng cần thực hiện theo mấy bước ?.
Bài 4: ( SGK)
KT: Quan sát tranh, nhẩm thầm đề toán, viết phép tính thích hợp. 
Bài 5: (SGK)
KT: Xếp hình.
Chốt: Quan sát kĩ.
* Dự kiến sai lầm :
Bài 2 : Hs thực hiện dãy tính .
Bài 3 : Hs thực hiện điền dấu không đúng .
C. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Bảng con: Cho các số: 10, 9, 6, 3, 2 :
 + Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại
 - Nhận xét giờ học.
Bảng con.
Viết kết quả thẳng cột với các số đã cho.
Số 0 bé nhất , số 10 lớn nhất .
Lưu ý đặt tính thẳng cột tính từ phải sang trái .
Khi thực hiện dãy tính ta thực hiện từ trái sang phải .
Thực hiện theo 3 bước : thực hiện phép tính ,so sánh , điền dấu .
Nêu phép tính, đọc đề toán tương ứng.
Hs làm bài .
 ----*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
Đạo đức
Tiết 17. TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (T2)
I – Mục tiêu: HS hiểu:
- Có ý thức giữ trật tự trong lớp học.
II- Chuẩn bị :
- Màu vẽ.
 III- Các hoạt động dạy học :
A.Khởi động : ( 3’- 5’)
- Hát bài hát: Em yêu trường em.
B.Dạy bài mới :
1.Hoạt động1: Thảo luận:8’- 10’
Mục tiêu : Hs biết phải giữ trật tự trong giờ học .
- GV nêu yêu cầu.
- Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào?
HS hát .
Quan sát tranh, thảo luận.
Các nhóm trình bày.
* GV chốt: Cần trật tự khi nghe giảng, không nói chuyện đùa nghịch, có ý kiến cần giơ tay.
2. Hoạt động 2 : Tô màu tranh( 7’- 8’)
Mục tiêu : Hs có ý thức giữ gìn trật tự trong giờ học .
- Yêu cầu tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong lớp.
+ Vì sao em tô màu vào quần áo bạn đó ...  Đọc mẫu SGK.
Đọc , đánh vần , phân tích , đọc trơn.
HS quan sát SGK.
HS đọc câu ứng dụng , tìm tiếng có chứa vần vừa học et, êt.
Đọc SGK.
 2. Viết vở : ( 15’- 17’)
- Bài hôm nay viết mấy dòng ?
- Dòng thứ nhất viết chữ gì ?
 GV hướng dẫn cách viết , khoảng cách trình bày chữ et.
Cho HS quan sát vở mẫu.
* Dòng còn lại :
 Hướng dẫn tương tự.
- Chấm bài , nhận xét.
HS nêu yêu cầu.
Chữ et.
HS quan sát.
Chỉnh sửa tư thế ngồi ,cầm bút.
HS viết dòng 1.
3. Luyện nói : ( 5’- 7’)
- Nêu chủ đề luyện nói ? 
+ Trong tranh vẽ gì?
+Em được đi chợ Tết vào dịp nào?
+ Chợ Tết có những gì đẹp?
+ Mẹ thường mua gì vào dịp đi chợ Tết?
 - GV nhận xét , sửa câu cho HS.
HS nêu: Chợ Tết
Thảo luận .
Trình bày.
D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Thi tìm tiếng có vần et, êt?
- Nhận xét giờ học .
HS thi tìm .
1 HS đọc toàn bài.
Toán
Tiết 66. LUYỆN TẬP CHUNG.
I- Mục tiêu : Củng cố cho HS:
- Cộng trừ và cấu tạo các số trong phạm vi 10.
- So sánh các số trong phạm vi 10.
- Viết phép tính để giải bài toán.
- Nhận dạng hình tam giác.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
 III- Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
 Tính:
10 - 7 =
10 - 3 =
7 + 2 =
B. Luyện tập :30 – 32’
Bài 1: (SGK)
KT: tính cột dọc, tính theo hàng ngang.
Chốt: Lưu ý gì khi tính theo cột dọc?
Để thực hiện phép tính cần thực hiện theo thứ tự nào ?
Bài 2 : ( SGK)
KT: Điền số
HT: Chữa bảng phụ.
Chốt: Để điền được số đúng ta cần dựa vào đâu ?
Bài 3: (SGK)
KT: Tìm số lớn nhất và số nhỏ nhất.
Dựa vào đâu em điền đúng các số lớn nhất , bé nhất ?
Bài 4: ( SGK)
KT: Quan sát tóm tắt, nhẩm thầm đề toán, viết phép tính thích hợp.
HT: Nêu phép tính, đọc đề toán tương ứng.
 Chốt : Khi bài toán hỏi “tất cả có bao nhiêu” ta làm phép tính gì ?
Bài 5: (SGK)
KT: Xác định số hình tam giác.
Chốt: Quan sát và tìm hình.
Dự kiến sai lầm : 
Bài 1b : Hs thực hiện không đúng dãy tính .
Bài 3 : Hs tìm không đúng các số .
Bài 5 : HS tìm không đúng số hình tam giác .
C. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Bảng con: 
 10 – 8  5 + 2
 7 - 5. 6 + 1
 - Nhận xét giờ học.
Bảng con.
Khi tính theo côt dọc cần lưu ý viết kết quả thẳng cột ,tính từ phải sang trái .
Dựa vào các số đã cho , dựa vào các phép cộng đã học .
Dựa vào vị trí các số trong phạm vi10.
Ta làm phép tính cộng .
Hs làm bài .
 ----*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
 QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM
Ý KIẾN CỦA EM
I . Mục tiêu
- Hs hiểu được các em có quyền có mong muốn riêng và có quyền được nói ra những mong muốn đó , em cần bày tỏ những mong muốn của mình với cha mẹ , thầy cô ,bạn bè .ý kiến của em được mọi người tôn trọng .Em cũng cần tôn trọng ý kiến của bạn , của mọi người .
- Hs có thái độ bạo dạn , tự tin , mạnh dạn phát biểu ý kiến trong lớp học.
II . Đồ dùng 
III . Các hoạt động dạy học 
Khởi động
Trò chơi : Hãy đoán xem ai .
Cách chơi :Gv hướng dẫn Hs cách chơi 
Hoạt động 
Em thích gì nhất ?
HS từng đôi một kể vcho nhau nghe về một điều gì đó .
+ người mà em yêu quý nhất .
+ Loài hoa mà em thích nhất .
Gv cho một số hs chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp .
Gv hỏi : Em có đồng ý với ý kiến của bạn không ?
@ Gv chốt : Các em có quyền có những sở thích riêng , ý kiến riêng .
Các em có quyền được chia sẻ với bạn bè , cô giáo , cha mẹ về những điều bạn nghĩ .
+ ý kiến của các em được mọi người lắng nghe và tôn trọng .
 ________________________________
Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2008
Tiếng Việt
Bài 72 : ut – ưt.
 I- Mục đích – yêu cầu :
 - Nắm được cấu tạo vần ut, ưt. 
- Đọc được: ut ưt, bút chì, mứt gừng.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngón út, em út, sau rốt.
 II- Đồ dùng dạy học :
 GV : Chữ mẫu 
 HS : Bộ đồ dùng T.V
 Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’- 5’)
- Đọc bài: et, êt. 
GV nhận xét.
2 HS đọc SGK bài 71.
B. Dạy bài mới :( 20’ – 22’)
 1. Giới thiệu bài : ( 1’- 2’)
 * Giới thiệu vần :( 15’- 17’)
* Vần ut:
Giới thiệu vần ut – ghi bảng.
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Đánh vần mẫu: u - t – ut.
- Phân tích vần ut?
- Chọn ghép vần ut?
- GV kiểm tra thanh cài.
- Chọn âm b ghép trước vần ut, thêm dấu thanh sắc trên u, tạo tiếng mới?
- Đọc trơn : bút .
- Đánh vần mẫu: b – ut – but – sắc – bút.
- Phân tích tiếng bút?
- Quan sát tranh 1 vẽ gì ? 
- Đọc mẫu .
- Từ “bút chì” có tiếng nào chứa vần ut vừa học? 
*Vần ưt:
 Hướng dẫn tương tự.
* Từ ứng dụng : ( 5’- 7’)
GV ghi bảng.
Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
-Vần ut – ưt có gì giống và khác nhau?
Đọc theo dãy.
Đánh vần theo dãy.
HS phân tích theo dãy: vần “ut” có âm u đứng trước, âm t đứng sau.
HS thao tác.
HS thao tác.
HS đọc theo dãy: bút.
Đánh vần theo dãy.
Phân tích: tiếng bút có âm t đứng trước, vần ut đứng sau, dấu thanh sắc trên u.
HS nêu: bút chì
HS nêu: tiếng bút chứa vần ut.
HS ghép theo dãy: D1: sứt, D2: sút, D3: nứt.
HS đọc theo dãy- đánh vần, phân tích.
Đọc cả bảng.
Cùng kết thúc bằng âm t, vần ut bắt đầu bằng âm u, vần t bắt đầu bằng âm .
 3. Viết bảng con : ( 10’- 12’) 
- Đưa chữ mẫu.
* Chữ ut:
- Chữ ut được viết bằng hai con chữ . Nhận xét độ cao của các con chữ ?
- GV hướng dẫn viết : đặt phấn từ đường kẻ 2 viết nét xiên , đưa phấn viết nét móc ngược 
*Chữ t:
 Hướng dẫn tương tự.
* bút chì:
- “bút chì”” được viết bằng mấy chữ? Nêu độ cao các con chữ? Khoảng cách giữa các chữ?
- GV hướng dẫn viết: đặt phấn từ đường kẻ hai viét con chữ b 
* mứt gừng:
 Hướng dẫn tương tự.
 Tiết 2
Nêu yêu cầu .
HS nhận xét : u cao 2 dòng li , t cao 3 dòng li .
Hs tô khan .
HS viết bảng con.
HS nhận xét.
HS viết bảng con.
C. Luyện tập : 
 1. Luyện đọc : ( 10’- 12’ )
- GV chỉ trên bảng.
- GV giới thiệu câu ứng dụng.
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Đọc mẫu SGK.
Đọc , đánh vần , phân tích , đọc trơn.
HS quan sát SGK.
HS đọc câu ứng dụng , tìm tiếng có chứa vần vừa học ut, t.
Đọc SGK.
 2. Viết vở : ( 15’- 17’) 
- Bài hôm nay viết mấy dòng ?
- Dòng thứ nhất viết chữ gì ?
 -GV hướng dẫn cách viết , khoảng cách trình bày chữ ut.
-Cho HS quan sát vở mẫu.
* Dòng còn lại :
 Hướng dẫn tương tự.
- Chấm bài , nhận xét.
HS nêu yêu cầu.
Chữ ut.
HS quan sát.
Chỉnh sửa tư thế ngồi ,cầm bút.
HS viết dòng 1.
3. Luyện nói : ( 5’- 7’)
- Nêu chủ đề luyện nói ? 
+ Trong tranh vẽ gì?
+Hãy giơ ngón tay út?
+ Nhận xét xem ngón út và các ngón khác khác nhau như thế nào?
+ Ở nhà em là út hay lớn ? Em út là lớn nhất hay bé nhất?
+ Con vịt đi sau cùng còn gọi là gì?
 - GV nhận xét , sửa câu cho HS.
HS nêu: Ngón út, em út, sau rốt
Thảo luận .
Trình bày.
D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Thi tìm tiếng có vần ut, ưt?
- Nhận xét giờ học .
HS thi tìm .
1 HS đọc toàn bài.
_________________________________________________________
Toán
Kiểm tra học kì 1
Bài 1: (1 điểm)
 a, Khoanh vào số lớn nhất : 3 , 9 , 7 , 10 , 5 .
 b, Khoanh vào số bé nhất : 6 , 8 , 2 , 4 , 1 .
Bài 2: Số ? (2 điểm) 
 7 + .. = 10  + 3 > 6
 9 - .. = 8 10 = 6 + ..
Bài 3: Tính . ( 5 điểm ) 
 a. (3đ )
+
5
+
9
+
2
-
10
-
8
-
9
4
1
3
 7
2
0
.
.
.
.
..
 b. (2đ)
	4 + 0 + 2 = .. 	10 – 9 – 0 = ..
	7 – 0 + 3 = .. 	5 + 3 – 4 = ...
Bài 4: Viết phép tính thích hợp (1đ)
Có: 	 9 bông hoa.
Tặng bạn: 5 bông hoa.
Còn lại:	 ? bông hoa.
Bài 5 (1đ): Số?
 Có . Hình tam giác.
 _________________________________________________________
Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2008
Tiếng Việt 
 Tập viết tuần 15
I – Mục đích – yêu cầu :
- Tập viết các chữ : thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà.
- Viết đúng quy trình và viết đẹp các chữ trên.
- Rèn kỹ năng cầm bút viết và ngồi đúng tư thế.
II- Đồ dùng dạy học :
 - Chữ mẫu : thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà.
III- Các hoạt động dạy học :
A. Bài mới:
1- Giới thiệu bài : 1'- 2'
- Đưa bảng các chữ mẫu.
- Hướng dẫn đọc .
Đọc .
 2- Hướng dẫn viết bảng con : 10’ – 12’
 a, “thanh kiếm” :
- Từ “thanh kiếm”được viết bằng haichữ. 
 Nhận xét độ cao các con chữ ? Khoảng cách giữa hai chữ? Vị trí dấu thanh?
H,k cao 5 dòng li ,t cao 3 dòng li còn lại cao 2 dòng li 
- Hướng dẫn viết: đặt phấn từ đường kẻ hai viết con chữ t nối với con chữ h 
*, Các chữ còn lại :
 GV hướng dẫn tương tự . 
Viết bảng con.
 3- Viết vở : 15’- 17’
- Bài hôm nay viết mấy dòng ? 
- Dòng thứ nhất viết chữ gì ? 
- Hướng dẫn cách viết, cách trình bày.
HS nêu yêu cầu.
thanh kiếm
Chỉnh sửa tư thế ngồi , cầm bút của HS.
*, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà:
- Hướng dẫn tương tự.
4 . Chấm bài, 5- 7'
5, Củng cố - dặn dò : 2'- 3'
- Nhận xét giờ học.
Viết dòng 1.
Tiết 3:
 Tiếng Việt
 Tập viết tuần 16.
I – Mục tiêu:
- Nắm vững quy trình viết chữ : xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.
- Viết đúng, đẹp các chữ trên.
- Rèn kỹ năng cầm bút viết và ngồi đúng tư thế.
II- Đồ dùng dạy học: 
Chữ mẫu: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: (1’- 2’)
2.Hướng dẫn viết bảng con: (10’- 12’)
- Đưa chữ mẫu.
* xay bột:
- Từ “xay bột” được viết bằng mấy chữ? Nhận xét độ cao các con chữ ? 
 GV hướng dẫn viết: đặt phấn dưới đường kẻ 3 viết con chữ x cao 2 dòng li 
 * nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.
 GV hướng dẫn viết tương tự.
 +chim cút, con vịt: độ rộng của con chữ c.
Đọc.
HS nhận xét:b ,y cao 5 dòng li , t cao3 dòng li , còn lại cao 2 dòng li .
HS viết bảng con
3. Viết vở : ( 15’- 17’)
- Bài hôm nay viết mấy dòng ? 
- Dòng thứ nhất viết chữ gì ? 
 Hướng dẫn cách viết , trình bày, cách nối 
– Cho quan sát vở mẫu.
*, Các dòng còn lại :
 Hướng dẫn tương tự.
*Chấm bài, nhận xét.(5-7’)
4. Củng cố: ( 2’- 3’)
- Nhận xét giờ học.
HS nhận xét.
HS viết dòng 1.
Hoạt động ngoài giờ
Chủ điểm : Uống nước nhớ nguồn
I . Mục tiêu 
-Thi tìm hiểu về các di tích lịch sử , di tích cách mạng ở địa phương 
II. Hoạt động 
Cho Hs viếng nghĩa trang liệt sĩ .Em có biết nghĩa trang liệt sĩ là nơi yên nghỉ của những người như thế nào không ?Gv nói chuyện về những tấm gương liệt sĩ tại địa phương đã hi sinh vì Tổ quốc .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 17.doc