Giáo án giảng dạy Tuần 28 đến 32 - Lớp Một

Giáo án giảng dạy Tuần 28 đến 32 - Lớp Một

Hoạt động tập thể

Chào cờ

Tập đọc

NGÔI NHÀ.

I- Mục đích- yêu cầu :

- HS đọc trơn cả bài; phát âm đúng các từ khó: hàng xoan, xao xuyến , lảnh lót, đất nước.

- Ôn vần: iêu, yêu: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần yêu, iêu.

- Biết đọc và nghỉ hơi đúng dấu câu.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: xao xuyến nở.

- Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà.

II- Đồ dùng dạy học :

- Tranh SGK.

 III- Các hoạt động dạy học :

 Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)

GV đưa câu hỏi:

- Vì sao Sẻ thoát nạn?

B. Dạy bài mới : ( 20’- 22’)

 1. Giới thiệu bài : (1’- 2’)

 2. Luyện đọc: ( 20’ – 21’)

- GV đọc mẫu toàn bài.

- Bài được chia là mấy khổ thơ?

a. Luyện đọc tiếng, từ:

- GV ghi: hàng xoan, xao xuyến

 lảnh lót, đất nước.

- GV hướng dẫn đọc:

 + hàng xoan: có âm x đọc thẳng lưỡi, lưỡi chạm ngạc dưới.

+ xao xuyến : tiếng xuyến có vần uyên

- Gv giải nghĩa từ: xao xuyến nở.

 + lảnh lót: âm đầu l đọc cong lưỡi.

 + đất nước: âm đầu n trong tiếng nước đọc thẳng lưỡi.

- GV đọc mẫu.

 

doc 94 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần 28 đến 32 - Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Hoạt động tập thể
Chào cờ
Tập đọc
NGÔI NHÀ.
I- Mục đích- yêu cầu :
- HS đọc trơn cả bài; phát âm đúng các từ khó: hàng xoan, xao xuyến , lảnh lót, đất nước.
- Ôn vần: iêu, yêu: tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần yêu, iêu.
- Biết đọc và nghỉ hơi đúng dấu câu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: xao xuyến nở.
- Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà.
II- Đồ dùng dạy học :
- Tranh SGK.
 III- Các hoạt động dạy học :
 Tiết 1 
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
GV đưa câu hỏi:
- Vì sao Sẻ thoát nạn?
2 H đọc bài”Mưu chú Sẻ”và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới : ( 20’- 22’)
 1. Giới thiệu bài : (1’- 2’)
 2. Luyện đọc: ( 20’ – 21’)
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Bài được chia là mấy khổ thơ?
HS theo dõi SGK, nhẩm theo để HTL một khổ thơ.
Chia 3 khổ.
HS dùng bút chì đánh dấu.
a. Luyện đọc tiếng, từ:
- GV ghi: hàng xoan, xao xuyến 
 lảnh lót, đất nước.
- GV hướng dẫn đọc: 
 + hàng xoan: có âm x đọc thẳng lưỡi, lưỡi chạm ngạc dưới.
+ xao xuyến : tiếng xuyến có vần uyên 
- Gv giải nghĩa từ: xao xuyến nở.
 + lảnh lót: âm đầu l đọc cong lưỡi.
 + đất nước: âm đầu n trong tiếng nước đọc thẳng lưỡi.
- GV đọc mẫu.
H phân tích tiếng xuyến .
HS đọc các tiếng từ .
b. Luyện đọc câu:
- GV hướng dẫn đọc câu:
+ 4 dòng thơ đầu: Đọc liền từ, phát âm đúng từ “hàng xoan, xao xuyến nở”, ngắt hơi sau dấu phẩy– GV đọc mẫu.
+ 4 dòng thơ tiếp theo: Đọc liền từ, phát âm đúng từ “lảnh lót” – GV đọc mẫu.
+ 4 dòng thơ cuối : Đọc liền từ, phát âm đúng từ “đất nước” – GV đọc mẫu.
HS đọc 4 dòng đầu theo dãy.
HS đọc 4 dòng thơ tiếp theo dãy.
HS đọc 4 dòng thơ cuối theo dãy.
c. Luyện đọc đoạn:
* Đọc nối khổ:
HS đọc nối khổ theo dãy.
d. Đọc cả bài:
- GV hướng dẫn đọc: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm – Gv đọc mẫu 
HS đọc cả bài.
3.Ôn vần: 
- GV ghi vần: yêu, iêu
- GV: nêu yêu cầu bài 1.
* Yêu cầu HS quan sát tranh1
- Trong câu tiếng nào chứa vần iêu?
- GV nhận xét, sửa câu cho HS.
HS đọc trơn.
HS nêu yêu cầu bài 1.
HS dùng bút chì tìm và đọc dòng thơ có vần yêu.
HS nêu yêu cầu bài 2.
HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần iêu theo dãy.
HS nêu yêu cầu bài 3.
HS quan sát tranh và đọc mẫu tranh 1: 
+ Bé được phiếu bé ngoan. 
Tiếng “phiếu” chứa vần iêu
HS nói câu chứa tiếng có vần iêu .
HS đọc lại 2 vần: iêu, yêu.
 Tiết 2
 C. Luyện tập : 
1. Luyện đọc : ( 10’- 12’ )
- GV đọc mẫu SGK
- GV nhận xét, cho điểm.
Đọc khổ thơ, nối khổ thơ, cả bài.
2. Tìm hiểu nội dung : ( 8’- 10’)
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 1?
- Ở ngôi nhà mình, bạn nhỏ:
 + nhìn thấy gì?
 + nghe thấy gì?
 + ngửi thấy?
- Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
- Gv đọc mẫu toàn bài.
* Học thuộc lòng:
- GV dành thời gian cho HS nhẩm lại bài.
HS đọc to cả bài.
Nhìn thấy hàng xoan trước ngõ có hoa đang nở ..
Nghe thấy tiếng chim đang hót .
Ngửi thấy mùi thơm của rơm rạ 
HS trả lời câu hỏi 2
HS đọc bài: 2- 3 HS.
HS nhẩm bài, đọc thuộc lòng một khổ thơ.
3. Luyện nói : ( 8’- 10’)
- Nêu chủ đề luyện nói ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận.
- GV nhận xét, sửa câu cho HS.
HS nêu yêu cầu: Nói về ngôi nhà em mơ ước.
HS quan sát tranh, thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Nhận xét giờ học .
1 HS đọc toàn bài.
 _______________________________
Toán
Tiết 108- GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN ( tiếp).
I. Mục tiêu:
- Củng cố về kĩ năng giải toán và trình bày bài toán ( phép trừ ).
- Tìm hiểu bài toán và giải bài toán.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: ( 3’-5’)
Một bài toán có lời văn có mấy phần là những phần nào ?
Nêu các bước giải một bài toán có lời văn ? 
C. Dạy bài mới:13- 15’
1. Giới thiệu bài: ( 1’- 2’)
2. Giới thiệu cách giải toán và trình bày bài giải.
- GV đưa bài toán:
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- GV ghi tóm tắt.
Có : 9 con gà 
Bán : 3 con gà 
Còn lại ...con gà ?
- Muốn biết còn lại mấy con gà ta làm như thế nào?Hãy trình bày bài toán vào vở nháp .
- GV nhận xét.
- Để giải bài toán có lời văn ta làm theo mấy b?
- Bài toán giải được trình bày mấy dòng?
B. Luyện tập- thực hành: 15- 17’
 Bài 1: (SGK ) 
KT: Nắm được các bước giải bài toán có lời văn.
Chốt: dựa vào phần nào của bài toán em viết được phép tính .
Bài 2: ( SGK )
KT: Các bước trình bày bài giải.
Chốt: Nêu các bước trình bày bài toán giải 
HT : Chữa bảng phụ.
 Bài 3: ( V )
KT: Giải bài toán có lời văn.
Chốt: Vì sao em lại lập phép tính trừ ?
 Nêu các bước giải bài toán.
HT: 1 HS giải bảng phụ.
Dự kiến sai lầm : Hs lập không đúng các phép tính .
D. Củng cố: (1’- 3’)
Gồm có hai phần ...
Có 2 bước giải một bài toán là tìm hiểu bài toán và giải bài toán .
Đọc thầm bài toán
Nhà An có 9 con gà mẹ bán 3 con gà .
Hỏi nhà An còn lại mấy con gà ?
HS nêu tóm tắt.
HS nêu bài toán từ tóm tắt.
HS trình bày bài giải.
2 bước: Tìm hiểu bài toán và giải bài toán.
4 dòng – HS nêu từng dòng.
Hs đọc thầm bài toán , hoàn thành phần tóm tắt và ghi phép tính vào chỗ chấm .
Hs đọc thầm bài toán , hoàn thành phần tóm tắt và giải bài toán .
Vì có 9 con vịt , ở dưới ao có 5 con vịt muốn tìm số con vịt ở trên bờ ta làm phép tính trừ .
Nêu cách trình bày một bài toán giải có lời văn ?
HS nêu.
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
 - Sử dụng trực quan có hiệu quả.
 - HS thao tác tốt các bài toán giải.
 - GV chốt kiến thức sâu.
 __________________________________________________________________
Thứ ba ngày 17 tháng 3 năm 2009
Tiết 1
Đạo đức
CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT.( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu: HS hiểu:
- Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay.
- Cách chào hỏi và tạm biệt.
- Tôn trọng, lễ độ với mọi người.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: ( 3’- 5’)
- GV mượn đồ dùng của HS.
 GV cảm ơn HS.
- Tại sao cô phải cảm ơn bạn?
- Nếu làm bạn đau, em phải làm gì?
HS trả lời.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 1:( 8’- 10’)
Mục tiêu : Hs cần phải chào hỏi mọi người khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay .
- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Tranh 1 vẽ những ai? Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Tranh 2 vẽ gì? Các bạn trong tranh đang làm gì?
*GV kết luận: Chào hỏi khi gặp gỡ.
H thảo luận theo nhóm.
1 số nhóm trình bày. 
Lớp nhận xét, bổ sung.
 Chào khi tạm biệt.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi” (7’- 9’)
Mục tiêu :Hs biết cách chào hỏi mọi người .
- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS chơi.
- GV đưa tình huống.
- Nhận xét cách chào hỏi của từng đôi.
- Khi được bạn chào em cảm thấy thế nào?
* GV kết kuận : Khi gặp gỡ mọi người em cần biết chào hỏi .
Đội hình vòng tròn.
Từng đôi chào hỏi.
HS nêu ý kiến.
Nhóm khác bổ sung, nhận xét.
4. Củng cố: ( 1’- 3’)
- Hát tập thể bài: “ Con chim vành khuyên”
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể bài: “ Con chim vành khuyên”
 ______________________________
Toán
Tiết 109- LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: HS được củng cố:
- Về dạng giải toán có lời văn.
- Phép cộng, trừ trong phạm vi 20.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: (3’- 5’)
- GV đưa tóm tắt:
 Mẹ mua: 9 quả na
 Biếu bà: 4 quả na
 Mẹ còn: ...quả na?
HS viết phép tính vào bảng con.
Hs nêu miệng câu trả lời .
B. Luyện tập- thực hành:30- 32’
Bài 1: ( B )
. KT : Giải bài toán có lời văn.
Chốt: Để giải bài toán có lời văn, ta cần mấy bước?
HT: HS đọc bài giải.
 Bài 3: ( SGK)
KT: Phép trừ các số trong phạm vi 20.
HT: Chữa bảng phụ.
Chốt: Để điền đúng số em phải lưu ý gì?
Bài 2: ( V )
KT: Giải bài toán có lời văn.
Chốt: HS đọc bài toán giải.
 Để biết trên sân còn lại bao nhiêu máy bay, em áp dụng phép tính gì?
Bài 4: ( V )
KT: Giải bài toán có lời văn.
Gv chấm nhận xét bài làm của Hs .
Dự kiến sai lầm 
Hs chưa giải được bài toán có lời văn .
C. Củng cố:(1’-3’)
Chốt: Nêu các bước trình bàybài toán giải có lời văn ?
Hs làm bài 
Ta cần hai bước : đọc kĩ đề và trình bày bài toán .
Thực hiện nhẩm chính xác các phép tính .
Em làm phép tính trừ .
Trình bày theo 4 dòng 
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
 - Sử dụng trực quan có hiệu quả.
 - Phân bố thời gian hợp lí.
 - Bài tập 4, HS còn chưa xác định rõ danh số cần điền.
 __________________________________
Tiết 3
 Chính tả
NGÔI NHÀ
I. Mục đích yêu cầu:
 - H viết đúng đủ khổ thơ 3 trong bài: Ngôi nhà.
 - Viết đúng các từ: tre, mộc mạc, đất nước.
 - Viết đúng tốc độ, cư li. Trình bày đẹp.
 - Thực hiện các bài tập chính tả điền vần iêu, yêu, c, k.
II. Đồ dùng
- Bài chép mẫu.
III.Các hoạt động dạy học:
I . Kiểm tra bài cũ :2-3’
Gv đọc cho Hs viết : giỏ trứng , cặp da 
II . Bài mới :
1. Giới thiệu bài: ( 1’- 2’)
 2. Hướng dẫn tập chép
a. Hướng dẫn viết từ khó: (8’-10’)
- G đọc mẫu toàn đoạn chép.
- Trong đoạn có từ tre , mộc mạc , đất nước .
- Phân tích tiếng tre? - GV ghi bảng
- Phân tích tiếng mộc? - GV ghi bảng
- Phân tích tiếng nước ?
Gv lưu ý Hs tiếng tre âm tr ghi bằng hai con chữ t và r .
- Xoá bảng, GV đọc những tiếng khó.
Quan sát
tr + e + ( )
m + ôc + (. )
n + ươc + ( /)
HS viết bảng con.
b.Hướng dẫn chép bài:(13’-15’)
G hướng dẫn H cách trình bày bài.
Kiểm tra tư thế ngồi viết của H
Quan sát giúp H viết bài.
HS chỉnh sửa tư thế ngồi.
Viết bài.
c.Soát lỗi:(3’-5’)
G đọc soát lỗi.
Chấm 1 số bài và nhận xét.
H soát lỗi bằng bút mực và bút chì.
Ghi số lỗi và chữa lỗi (nếu có) ra lề vở.
d. Bài tập: (3’-5’)
- Nêu y/c bài 2?
- Chỗ chấm thứ nhất em điền vần gì?
- Chỗ chấm thứ hai em điền vần gì ?
- Nêu yêu câù bài 3?
*G kết luận : khi đi với i, ê, e dùng k còn các trường hợp khác đi với c....
Điền vần iêu hoặc yêu
H làm bài - đọc câu hoàn chỉnh
điền vần iêu
điền vần yêu 
điền chữ c hoặc k
H làm bài
1HS làm bảng phụ.
3. Củng cố:(1’-2’)
- Nhận xét bài viết.
- Nhận xét tiết học.
Tập viết
Tô chữ hoa : H, I, K.
I. Mục đích yêu cầu:
- H biết tô chữ hoa I, H, K đúng qui trình.
- Viết đúng các dòng từ ứ ... 
HS nêu yêu cầu: Hỏi - đáp về các loài cây.
HS quan sát tranh, đọc mẫu, thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Nhận xét giờ học .
1 HS đọc toàn bài.
 _______________________________
Toán
Kiểm tra 
Đề bài 
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
32 + 45 46 - 13
76 – 55 48 - 3
Bài 2 : Số
Bài 3 : Giải bài toán sau 
Lớp 1A có 37 học sinh sau đó có 3 học sinh chuyển đi sang lớp khác . Hỏi lớp 1A còn lại bao nhiêu học sinh ?
Bài 4 : Vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm .
II . Đánh giá 
Bài 1 : 4đ . Mỗi phép tính đúng được 1đ
Bài 2 : 2đ .Mỗi phép tính đúng được 1 đ
Bài 3 : 3đ . Viết câu lời giải đúng được 1,5 đ .Phép tính đúng được 1đ , đáp số đúng được 0 , 5 đ .
Bài 4 : 1đ .Vẽ đúng độ dài được 0,5đ , điền đúng tên được 0 ,5đ
_______________________________
Hoạt động tập thể .
Chủ điểm :Hoà bình - Hữu nghị
I .Mục tiêu .
- Hs được tìm hiểu về ngày giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước 30 -4 , các gương anh hùng liệt sĩ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước .
- Hs được nghe kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ .
II .Đồ dùng 
Tranh ảnh về các anh hùng liệt sĩ như :Lê Văn Tám , Võ Thị Sáu .
III. Các hoạt động 
1.Khởi động 
- Cho HS hát bài : Quê hương tươi đẹp .
2 .Hoạt động
- G v giới thiệu ý nghĩa lịch sử ngày 30 – 4 :Là ngày hoàn toàn giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mĩ , thống nhất nuớc nhà sau hơn 20 năm chia cắt .
_ Gv kể chuyện các gương anh hùng liệt sĩ : Lê văn Tám :ngọn đuốc sống .Chị Võ Thị Sáu .
--Qua câu chuyện cô vừa kể các em thấy anh Tám và chị Sáu là những người như thế nào ?
3 .Hs được nghe các bài hát về chị Sáu .
4. Nhận xét giờ học 
_____________________ 
Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2009
Toán
Tiết 126- ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 10
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS :
- Thứ tự các số từ 0 đến 10.
- So sánh các số trong phạm vi 10.
- Đo độ dài đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: ( 3’-5’)
- So sánh phép tính sau:
 45 + 3.... 54 + 3
 - Nêu cách so sánh?
HS làm bảng con
B. Luyện tập- thực hành:30 -32’
Bài 1: ( SGK )
KT : Thứ tự các số trong phạm vi 10
 Chốt: Các số đứng cạnh nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? Số nào bé nhất, số nào lớn nhất?
Bài 2: (SGK )
KT: So sánh các số trong phạm vi 10
Bài 3: (SGK )
KT: Số lớn nhất, số bé nhất. 
Dựa vào đâu em tìm được số lớn nhất , số bé nhất ?
Bài 4: (SGK)
KT: Xếp số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
HT: Đọc các dãy số đúng.
Bài 5: (SGK)
KT: Độ dài đoạn thẳng.
Chốt: Cách đo độ dài đoạn thẳng.
Dự kiến sai lầm :
Hs sắp xếp các số không theo đúng thứ tự .
C. Củng cố:(1’-3’)
- Trong các số từ 0 đến 10:
 Số nào bé nhất? Số nào lớn nhất?
 Số nào có 1 chữ số? Số nào có 2 chữ số?
HS viết các số .
Các số đứng cạnh nhau hơn kém nhau một đơn vị .Số lớn nhất là số 10 , số bé nhất là số 0 .
Hs làm bài .
Dựa vào vị trí các số đã học từ 0 đến 10 .
Hs làm bài 
HS làm bài .
Đặt thước thẳng , vạch 0 trùng với điểm thứ nhất , vạch thứ hai trùng với số nào thì đó chính là độ dài đoạn thẳng đó .
 Chính tả
 LUỸ TRE
I. Mục đích yêu cầu:
 - H viết đúng, đủ khổ thơ đầu trong bài ” Luỹ tre”
 - Viết đúng các từ: sớm mai, thức dậy, gọng vó.
 - Viết đúng tốc độ, cư li. Trình bày đẹp.
 - Thực hiện các bài tập chính tả điền chữ n hay l.
II. Đồ dùng
- Bài chép mẫu.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ :2-3’
cầu , kẻng
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài: ( 1’- 2’)
 2. Hướng dẫn tập chép
a. Hướng dẫn viết từ khó: (8’-10’)
- G đọc mẫu toàn đoạn chép.
- Gv đưa từ khó:
 + sớm mai: 
- Phân tích tiếng sớm? - GV ghi bảng 
 + sớm: s + ơm + (/ ) 
khi viết cần chú ý viết đúng âm s .
- Tiếng “ dậy, gọng”:
 Hướng dẫn tương tự
Lưu ý Hs :vần ây được ghi bằng hai con chữ â và y
Tiếng gọng có âm g được ghi bằng con chữ g một con chữ ( gờ đơn )
- Xoá bảng, GV đọc những tiếng khó.
Hs viết bảng con
Quan sát
s + ơm + ( / )
HS đọc lại các từ khó một lượt.
HS viết bảng con.
b.Hướng dẫn chép bài:(13’-15’)
G hướng dẫn H cách trình bày bài.
Kiểm tra tư thế ngồi viết của H
Quan sát giúp H viết bài.
HS chỉnh sửa tư thế ngồi.
Viết bài.
c.Soát lỗi:(3’-5’)
G đọc soát lỗi.
Chấm 1 số bài và nhận xét.
H soát lỗi bằng bút mực và bút chì.
Ghi số lỗi và chữa lỗi (nếu có) ra lề vở.Hs báo lỗi.
d. Bài tập: (3’-5’)
- Nêu y/c bài 2a ?
 Chỗ chấm thứ nhất em điền chữ gì?
Chỗ chấm thứ hai em điền chữ gì?
Nêu yêu cầu bài 2b?
Điền chữ n hay l
H làm bài - đọc câu hoàn chỉnh
điền chữ n
điền chữ l
Điền dấu hỏi hay dấu ngã .
1HS làm bảng phụ.
3. Củng cố:(1’-2’)
- Nhận xét bài viết.
- Nhận xét tiết học.
 _____________________
Kể chuyện
CON RỒNG CHÁU TIÊN.
I. Mục đích yêu cầu:
- H nghe, hiểu và kể lại chuyện ” Con rồng cháu tiên” theo ý hiểu.
- Hiểu được nội dung truyện: thấy được lòng tự hào của dân tộc ta về nguồn gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc mình.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ :2-3 ’
Hs kể lại câu chuyện :Dê con nghe lời mẹ
B : Bài mới :
1. Giới thiệu bài: ( 1’- 2’)
2. Bài mới
a. G kể chuyện:3- 5’
G kể lần 1: Kể diễn cảm toàn chuyện
 G kể lần 2: Kể kết hợp với tranh trong SGK.
Lần 3: G kể từng tranh .
1 Hs kể lại câu chuyện .
Lắng nghe.
Theo dõi kết hợp với tranh.
Quan sát tranh.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:23- 25’
Tranh 1: 
- Tranh vẽ gì? Nêu câu hỏi dưới tranh?
- H/d giọng kể tranh 1: giọng kể chậm rãi.
- Tranh: 2, 3, 4: 
 GV hướng dẫn các bước tương tự.
+ Đoạn cuối giộng vui vẻ, tự hào.
- GV gọi HS nhận xét.
*Trong câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
G chốt ý toàn bài – liên hệ.Câu chuyện này nói về nguồn gốc Con Rồng _ Cháu Tiên của dân ta .Mọi người dân đều có chung nguồn gốc , vì thế mà hằng năm dân ta tổ chức ngày giỗ tổ vào ngày 10 tháng 3 tại đền Hùng – Phú Thọ .
Nêu nội dung và đọc câu hỏi: Gia đình Lạc Long Quân sống như thế nào?
HS chia nhóm 2, tập kể theo nhóm.
HS nhóm khác nhận xét.
Kể nối tiếp mỗi em kể một tranh theo dãy.
 2 - 3 HS kể toàn chuyện.
H chọn vai và kể lại toàn chuyện.
HS nêu ý kiến.
3. Củng cố dặn dò: (1’- 3’)
- Nhận xét giờ học .
- Cho HS ghi vở .
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
SAU CƠN MƯA.
I- Mục đích- yêu cầu :
- HS đọc trơn cả bài; phát âm đúng các từ khó: giội rửa, lên, quây quanh ,nước.
- Ôn vần ây, uây. Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ây, uây.
- Biết đọc và nghỉ hơi đúng dấu câu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Nhắc lại được nội dung bài. Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẻ sau trận mưa rào
II- Đồ dùng dạy học :
- Tranh SGK.
 III- Các hoạt động dạy học :
 Tiết 1 
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
GV đưa câu hỏi:
- Đọc những câu thơ nào tả luỹ tre buổi trưa?
H đọc bài: ” Luỹ tre”
B. Dạy bài mới : ( 20’- 22’)
 1. Giới thiệu bài : (1’- 2’)
 2. Luyện đọc: ( 20’ – 21’)
- GV đọc mẫu toàn bài.
HS theo dõi SGK, nhẩm theo.
a. Luyện đọc tiếng, từ:
- GV ghi: giội rửa, lên, quây quanh , nước.
- GV hướng dẫn đọc:
+ giội rửa: có âm gi đọc rít đầu lưỡi. 
+ lên :có âm l đọc cong lưỡi .
+ quây quanh: đọc đúng vần uây, anh.
+ nước : âm n đọc thẳng lưỡi .
- GV đọc mẫu.
HS đọc các tiếng, kết hợp phân tích tiếng theo dãy.
b. Luyện đọc câu:
- GV hướng dẫn đọc câu:
+ Câu 1: Đọc liền từ, phát âm đúng “ mưa rào”– GV đọc mẫu
+ Câu 3: Đọc liền từ, phát âm đúng từ “ giội rửa” ngắt sau tiếng “bóng”– GV đọc mẫu.
+ Câu 4: Đọc liền từ, phát âm đúng từ “ 
sáng rực”– GV đọc mẫu.
+ Câu 5: Đọc liền từ, phát âm đúng “quây quanh” ngắt sau tiếng tục , tiếng con - GV đọc mẫu.
HS đọc câu 1 theo dãy.
HS đọc câu 3 theo dãy.
HS đọc câu 4 theo dãy.
HS đọc câu 5 theo dãy.
c. Luyện đọc đoạn:
Bài văn được chia làm mấy đoạn ?
- GV hướng dẫn đọc
 + Đoạn 1: đọc liền từ, phát âm đúng những từ đã hướng dẫn, ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm - GV đọc mẫu.
 + Đoạn 2: đọc liền từ, phát âm đúng những từ đã hướng dẫn, ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm- GV đọc mẫu.
- Đọc nối đoạn:
HS dùng bút chì đánh dấu bài có 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Sau trận mưamặt trời
 + Đoạn 2: Mẹ gà.trong vườn
HS đọc đoạn 1 theo dãy.
HS đọc đoạn 2 theo dãy.
HS đọc nối đoạn theo dãy.
d. Đọc cả bài:
- GV hướng dẫn đọc: đọc liền từ, phát âm đúng những tiếng đã hướng dẫn.
HS đọc cả bài.
3.Ôn vần : (8’- 10’)
- GV ghi vần: ây, uây
- GV nêu yêu cầu bài 1.
* Yêu cầu HS quan sát tranh 1.
*Tranh 2:
- GV hướng dẫn tương tự.
- GV nhận xét, sửa từ cho HS.
HS đọc trơn 2 vần.
HS nêu yêu cầu bài 1
HS dùng bút chì tìm và nêu tiếng trong bài có vần ây.
HS nêu yêu cầu bài 2.
HS quan sát tranh và đọc mẫu tranh 1.
HS thi nói tiếng, từ chứa tiếng có vần: ây, uây ngoài bài.
HS đọc lại 2 vần: ây, uây
 Tiết 2
1. Luyện đọc : ( 10’- 12’ )
- GV đọc mẫu SGK.
- GV nhận xét, cho điểm.
Đọc đoạn, nối đoạn, cả bài.
 2. Tìm hiểu nội dung : ( 8’- 10’)
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1?
 Sau trận mưa rào, mọi vật thay đổi như thế nào?
 + Những đoá râm bụt..
 + Bầu trời
 + Mấy đám mây bông.
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2?
 + Đọc câu văn tả đàn gà sau trận mưa?
- Gv đọc mẫu.
HS đọc đoạn 
HS trả lời câu hỏi 1.
HS đọc to đoạn 2
HS trả lời câu hỏi 2.
HS đọc bài: 2- 3 HS
3. Luyện nói : ( 8’- 10’)
- Nêu chủ đề luyện nói ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc mẫu, thảo luận.
- GV nhận xét, sửa câu cho HS.
HS nêu yêu cầu: Trò chuyện về mưa.
HS đọc mẫu.
HS thảo luận.
Các nhóm trình bày.
D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Nhận xét giờ học .
1 HS đọc toàn bài.
 _________________________________
Hoạt động ngoài giờ
Chủ điểm : Hoà bình – Hữu nghị
I . Mục tiêu 
- Hs được vẽ tranh thể hiện khát vọng một nền hoà bình trên thế giới .
- Giáo dục cho Hs lòng yêu hoà bình .
II . Vẽ tranh 
Gv gợi ý cho Hs ý tưởng vẽ tranh về khát vọng một nền hoà bình trên thế giới Hs chọn đề tài và vẽ . 
Gv theo dõi và giúp đỡ Hs còn lúng túng chưa thể hiện được .
- Gv cho treo những bức tranh vẽ tốt nhất , cho hs cả lớp cùng xem .
 - Cho Hs phát biểu về cảm nhận của em khi xem tranh .
* Gv nhận xét giờ học .
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 28- 32.doc