Giáo án Học vần - Trường tiểu học Ngô Văn Tô

Giáo án Học vần - Trường tiểu học Ngô Văn Tô

Môn: Học vần

N M

I/ Mục tiêu:

- HS đọc, viết được n, m. Đọc được các tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng.

 Nhận ra chữ n, m trong các tiếng của một văn bản bất kì.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má

- Rèn hs thực hiện thành thạo các thao tác nge, nói, đọc, viết.

- Tập cho học sinh có thói quen trật tự, tập trung xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết cẩn thận, chính xác.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Vỡ tập viết mẫu-bộ ghép chữ tiếng việt, cái nơ, trái me.

III/ Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động 1: Kiến thức cũ

- Vừa qua các em học vần gì?

- Gv gọi hs đọc bài, kèm hs yếu đọc

- GV nhận xét, ghi điểm

- Gv đọc hai lần: i, a, bi, cá, bi ve, ba lô

- GV nhận xét

 

doc 42 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Học vần - Trường tiểu học Ngô Văn Tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
	Thứ . . . . . , ngày . . . . tháng . . . . năm . . . . . .
Bài 13:	Môn: Học vần
N M
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được n, m. Đọc được các tiếng, từ ngữ và câu ứng dụng.
	Nhận ra chữ n, m trong các tiếng của một văn bản bất kì.
	Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má
Rèn hs thực hiện thành thạo các thao tác nge, nói, đọc, viết.
Tập cho học sinh có thói quen trật tự, tập trung xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Vỡ tập viết mẫu-bộ ghép chữ tiếng việt, cái nơ, trái me.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Vừa qua các em học vần gì?
Gv gọi hs đọc bài, kèm hs yếu đọc
GV nhận xét, ghi điểm
Gv đọc hai lần: i, a, bi, cá, bi ve, ba lô
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Trên tay cô cầm cái gì? (nơ)
Tiếng nơ có âm gì em đã học rồi? (ơ)
GV giới thiệu n in n viết
GV phát âm mẫu âm n hai lần (đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng và mũi)
Các em tìm âm n đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính âm n
Có âm n muốn có tiếng nơ ta thêm âm gì? (ơ) Đứng ở đâu? (trước âm ơ)
Các em tìm ghép âm n với các âm đã học để tạo thành tiếng mới.
* Đây là m in, m viết
GV phát âm mẫu m hai lần (hai môi khép lại rồi bật ra hơi thoát ra qua cả miệng và mũi)
Các em tìm âm m đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh.
So sánh âm n với âm m
+ Giống nhau: Đều có nét móc xuôi và nét móc hai đầu
+ Khác nhau: n có 1 nét móc xuôi, m có 2 nét móc xuôi – Thực hiện tương tự như âm n
* Nghĩ giải lao
Muốn viết chữ n ta viết như thế nào? (1 nét móc xuôi, 1 nét móc hai đầu)
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ n, hs viết, đọc
Các em viết lại chữ n, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có chữ n: nó, nổ, nề, na, nỉ (đọc nhiều em)
Muốn viết chữ m ta viết như thế nào? (2 nét móc xuôi, 1 nét móc hai đầu)
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ m, hs viết, đọc vài em – các em viết lại chữ m, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có chữ m: mẹ, má, mì, mế, mõ, mợ . . 
GV giới thiệu từ: ca nô, bó mạ
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài
GV nhận xét, ghi điểm
Chuẩn bị dụng cụ học tiết 2.
Tiết 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học âm gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Đọc bảng lớp
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu, phân tích tiếng
Luyện viết
Viết bảng con
GV đọc: n, m, nơ, me hs viết, đọc vài em
Viết tập
GV nhắc nhỡ hs cách để vỡ, cách cầm bút và tư thế ngồi viết
GV viết mẫu chữ n, viết lần hai xong, gv dến từng bàn xem và giúp đỡ
Tương tự: nơ, m, me
GV kiểm tập hs ghi điểm vài em
* Nghỉ giải lao
Đọc sách giáo khoa
GV đọc mẫu SGK
GV gọi hs đọc, phân tích tiếng nhiều em
GV kèm hs yếu đọc.
Luyện nói
GV giới thiệu tranh rút ra tên chủ đề: bố mẹ, ba má
+ Ở quê mình người sinh ra ta gọi là gì? (ba, má)
+ Con còn biết cách gọi nào khác không? (bố, mẹ, tía, bầm, u, mế, cha, thầy, dú, cậu)
+ Nhà con có mấy anh em?
+ Ở Miền Bắc người sinh ra mình gọi là gì? (bố, mẹ, bầm, u, thầy)
+ Em là con thứ mấy?
+ Bố mẹ con làm nghề gì?
+ Hằng ngày ba mẹ làm gì để chăm sóc và giúp đỡ con trong học tập (nhắc nhỡ học bài, làm bài, chuẩn bị dụng cụ học tập)
+ Em có yêu bố mẹ không? Vì sao? (yêu bố mẹ làm lụng vất vả để nuôi, dạy com)
+ Em làm gì để vui lòng bố, mẹ? (học tốt, vâng lời cha mẹ)
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Trò chơi: thi đua tìm tiếng có chữ n, m
GV nhận xét
Đọc, viết lại bài vừa học
Xem trước bài 14
Thứ . . . . . , ngày . . . . tháng . . . . năm . . . . . .
Bài 14:	Môn: Học vần
D Đ
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được d, đ, dê, đò. Đọc được các tiếng, từ và câu ứng dụng.
	Nhận ra chữ d, đ trong các tiếng của một văn bản bất kì.
	Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: d6e1, cá cờ, bi ve, lá đa
Rèn hs thực hiện thành thạo các thao tác nge, nói, đọc, viết chính xác
Tập cho học sinh có thói quen trật tự, tập trung xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết cẩn thận
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, vỡ tập viết, tranh vật thật.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Vừa qua các em học âm gì?
Gv gọi hs đọc cả bài, kèm hs yếu đọc
GV nhận xét, ghi điểm
Gv đọc hai lần: n, m, nơ, me, hs viết, đọc
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tranh bên trái vẽ con gì? (dê)
Tiếng dê có âm gì đã học rồi? (ê)
GV giới thiệu d in d viết
GV phát âm mẫu hai lần, hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm âm d đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh
Gv đính âm d trên bảng
Có âm d muốn có có tiếng dê ta thêm âm gì? (ê)
Các em tìm ghép tiếng dê cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính tiếng dê trên bảng.
Các em tìm ghép tiếng mới có âm d
* Đây là đ in, đ viết
GV phát âm mẫu đ hai lần hs phát âm vài em, đồng thanh
So sánh âm d với âm đ.
+ Giống nhau: Nét cong hở phải và nét móc ngược
+ Khác nhau: d không có nét ngang, đ có nét ngang
Thực hiện tương tự như d
* Nghĩ giải lao
Muốn viết âm d ta viết như thế nào? ( nét công hở phải và nét móc ngược)
GV vừa nói vừa viết mẫu chữ d, hs viết, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có âm d: dì, dạ, dò, dở, . . 
Muốn viết âm đ ta viết như thế nào? (Viết âm d sau đó viết nét ngang)
GV vừa nói vừa viết mẫu chữ đ, hs viết, đọc vài em 
Gv xóa chữ đ, hs viết lại, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có âm đ: đi, đa, đe, đê . . 
GV giới thiệu từ: da dê, đi bộ
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài
GV nhận xét, ghi điểm
Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau
Tiết 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học âm gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Đọc bảng lớp
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu, phân tích 
Luyện viết
Viết bảng con
GV đọc: d, đ, dê, đò 
Viết tập
GV nhắc nhỡ hs cách để vỡ, cách cầm bút và tư thế ngồi viết
GV viết mẫu chữ d, viết lần hai xong, gv dến từng bàn xem và giúp đỡ
Tương tự: đ, dê, đò
GV kiểm tập ghi điểm 
* Nghỉ giải lao
Đọc sách giáo khoa
GV đọc mẫu SGK
GV gọi hs đọc, phân tích tiếng nhiều em, kèm hs yếu đọc.
Luyện nói
GV giới thiệu tranh rút ra tên chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa
+ Em biết những loại bi nào? (bi ve, bi nhựa, bi đá)
+ Bi ve có gì khác với các loại bi khác? (Bi ve làm bằng thủy tinh, bi nhựa làm bằng mũ, bi đá làm bằng đá)
+ Em có hay chơi bi không?
+ Em có biết truyện nào kể về dế không? (Truyện: Phiêu lưu ký kể về chú dế mèn)
+ Cá cờ thường sống ở đâu? (bồn kiểng)
+ Cá cờ có màu gì? (đỏ)
+ Em có biết lá đa cắt như trong tranh là đồ chơi gì không? (trâu lá đa)
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Trò chơi: thi đua tìm tiếng có chữ d, đ
GV nhận xét
Xem trước bài 15
Đọc, viết lại bài vừa học
Thứ . . . . . , ngày . . . . tháng . . . . năm . . . . . .
Bài 15:	Môn: Học vần
T	TH
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được t, th, tổ, thơ. Đọc được các tiếng và từ, 
Nhận ra chữ t, th trong các tiếng của một văn bản bất kì.
	Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ
Rèn hs thực hiện thành thạo các thao tác nge, nói, đọc, viết.
Tập cho học sinh có thói quen trật tự, tập trung xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, vỡ tập viết mẫu, tranh SGK, bộ chữ viết, tổ chim
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Hôm qua các em học âm gì?
Gv gọi hs đọc bài, kèm hs yếu đọc
GV nhận xét, ghi điểm
Gv đọc hai lần: d, đ, đò, da dê, đi bộ, hs viết, đọc vài em
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Trên tay cô cầm cái gì? (tổ chim)
Tiếng tổ có âm và thanh gì em đã học rồi? (ô và thanh hỏi)
GV phát âm hai lần âm t (đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra, không có tiếng thanh)
Các em tìm âm t đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính âm t
Có âm t muốn có tiếng tổ ta thêm âm và thanh gì? (ô và thanh hỏi) 
Các em tìm ghép tiếng tổ đọc đánh vần cá nhân, cả lớp, đồng thanh, gv đính tiếng tổ
Các em đọc trơn tiếng tổ cá nhân, cả lớp, đồng thanh, gv viết tiếng tổ trên bảng.
Các em tìm ghép tiếng mới có âm t
* Đây là th in, th viết
Có những âm được ghép bằng hai âm, vậy em nào cho biết âm th được ghép bởi những âm nào? (t và h)
GV phát âm mẫu âm th hai lần (hai đầu lưỡi chạm răng rồi bật mạnh không có tiếng thanh, gv đính âm th)
So sánh âm t với âm th
+ Giống nhau: Đều có âm t
+ Khác nhau: âm t không có âm h, âm th có âm h
Thực hiện tương tự như âm t
* Nghĩ giải lao
Muốn viết chữ t ta viết như thế nào? (viết nét xiên phải,nét móc ngược và nét ngang)
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ t, hs viết, đọc vài em
GV xóa âm t, hs viết lại, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có chữ t: te, to, tô, tơ . . 
Muốn viết chữ th ta viết như thế nào? (Viết chữ t ho sang chữ h)
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ th, hs viết, đọc vài em 
Các em tìm viết tiếng mới có chữ th: thế, thì, thả, tho, thổ, thợ . . 
GV giới thiệu từ: ti vi, thợ nề
Gv gọi hs đọc từ tiếng có âm vừa học
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài
GV nhận xét, ghi điểm
Chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
Tiết 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học âm gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Đọc bảng lớp
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu, phân tích tiếng
Luyện viết
Viết bảng con
GV đọc: t, th, tổ, thỏ, hs viết, đọc vài em
Viết tập
GV nhắc nhỡ hs cách để vỡ, cách cầm bút và tư thế ngồi viết
GV viết mẫu chữ t, viết lần hai xong, gv dến từng bàn xem và giúp đỡ
Tương tự: th, tổ, thỏ
GV kiểm tập hs ghi điểm 
* Nghỉ giải lao
Đọc sách giáo khoa
GV đọc mẫu SGK
GV gọi hs đọc, phân tích tiếng, kèm hs yếu đọc.
Luyện nói
GV giới thiệu tranh SGK rút ra tên chủ đề: ổ, tổ
+ Con gì có ổ? (gà, vịt, ngỗng, chó, mèo)
+ Con gì có tổ? (chim, kiến, ong, mối)
+ Các con vật có ổ, tổ để ở. Con người có cái gì để ở? (nhà)
+ Em có nên phá ổ, tổ các vật không? (không) tại sao? (mất nơi nương tựa, mất chổ ở)
Không nên phá tổ chim, ong, gà . . cần bảo vệ chúng vì nó đem lại lợi ích cho con gười.
Nên phá ổ mối, kiến để chúng khỏi phá hoại
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Gv gọi hs đọc bài, phân tích tiếng
GV nhận xét
Đọc, viết lại bài âm t, th
Xem trước bài 16
Thứ . . . . . , ngày . . . . tháng . . . . năm . . . . . .
Bài 14:	Môn: Học vần
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
 ... ách chơi: Mỗi hs chỉ được điền 1 chữ vào chổ trống và hs chỉ được lên 1 lần
Đội nào vi phạm xem như thua
Đội nào thắng là đội rồi trước và đúng
Đội 1(g, gh)	Đội 2 (g, gh)
. . . . ạch	 . . . .ạo tẻ
 . . . . ác xếp	bàn . . . ế
 . . . .ế tựa	 . . . ầy yếu
Gv nhận xét
Đọc, viết lại bài vừa học
Xem trước bài 24.
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 24	Môn: Học vần
Q QU GI
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được q, qu, gi, chợ quê, cụ già. HS đọc được từ và câu ứng dụng
Mở rộng vốn từ theo lối nói tự nhiên với chủ đề: quà quê. HS biết dùng q, qu, gi trong khi viết bài
Rèn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác nghe, nói, đọc, viết.
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, vỡ tập viết mẫu, tranh sách giáo khoa (SGK), quả thật.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Trên tay cô cầm quả li?
Tiếng quả có âm gì đã học rồi? (a hỏi)
Trong âm qu có âm gì em đã học rồi
GV giới thiệu q in, q viết
GV phát âm mẫu âm q hai lần, hs phát âm vài em, đồng thanh (âm g không bao giờ đứng riêng một mình, bao giờ cũng đi đôi với u tạo thành que)
Các em tìm âm q đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính âm q
Hoạt động 2: Còn đây là qu in, qu viết
Âm qu được ghép bởi những âm nào?
GV phát âm mẫu âm qu hai lần (môi tròn lại góc lưỡi nhích về phía dưới, hơi thoát ra xát nhẹ)
Các em tìm ghép âm qu gv đọc cá nhân, cả lớp, đồng thanh, gv đính âm qu
Có âm qu muốn có tiếng quả ta thêm âm và thanh gì? 
Các em tìm ghép tiếng quả đọc đánh vần cá nhân cả lớp, đồng thanh. Gv đính tiếng quả
Các em tìm ghép tiếng mới có âm qu 
Hoạt động 3: Còn đây là gi in, gi viết
Âm gi được ghép bởi những âm nào?
GV phát âm mẫu âm gi hai lần hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm ghép âm gi đọc cá nhân, cả lớp, đồng thanh, gv đính âm gi
Có âm gi muốn có tiếng già ta thêm âm và thanh gì? 
Các em tìm ghép tiếng già đọc đánh vần cá nhân cả lớp, đồng thanh. Gv đính tiếng già
Các em tìm ghép tiếng mới có âm gi
* Nghĩ giải lao
Muốn viết chữ q ta viết như thế nào? (viết nét cong hở phải và nét sổ).
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ q, đọc vài em.
Muốn viết chữ qu ta viết như thế nào? (q lia sang u liền bút không nhấc bút).
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ qu, hs viết, đọc
Gv viết lại chữ qu, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có chữ qu: quà, quả, que, quê, quá . . .
Muốn viết chữ gi ta viết như thế nào? (g lia sang I liền bút không nhấc bút)
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ gi, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có chữ gi: giá, gió, giạ, giổ, giữ, giẻ . . .
GV giới thiệu từ: quả nho, qua đò, giữ nhà, giổ tổ
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài.
GV nhận xét ghi điểm
Chuẩn bị dụng cụ học tập cho tiết sau. 
Tiết: 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học âm gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Đọc bảng lớp:
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu phân tích.
Hoạt động 2.2: Luyện viết
GV đọc: q, qu, gi, chợ quê, cụ già, hs viết, đọc vài em
GV nhắc nhỡ hs cách để vỡ, cách cầm bút và tư thế ngồi viết
GV viết mẫu chữ q lần 1, viết chữ q lần hai xong, gv đến từng bàn xem và giúp đỡ. 
Tương tự: qu, gi, chợ quê, cụ già
* Nghĩ giải lao
Hoạt động 2.3: Đọc sách giáo khoa
GV đọc mẫu SGK
GV gọi hs đọc phân tích tiếng, kèm hs yếu đọc
Hoạt động 2.4: Luyện nói
GV giới thiệu tranh rút ra tên chủ đề: quà quê,
Quà quê gồm những thứ gì? (bưởi, mít, bánh tráng, mãng cầu . .)
Con thích quả gì nhất
Con hay được ai mua quà cho con?
Khi được mua quà em có chia cho mọi người không?
Mùa nào thường có nhiều quà từ làng quê (hè)
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Gv nhận xét
Đọc, viết lại bài vừa học
Xem trước bài 25.
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 25	Môn: Học vần
NG	NGH
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được ng, ngh, ngà, nghệ, cá ngừ, củ nghệ. HS đọc được từ và câu ứng dụng
HS mở rộng vốn từ theo lối nói tự nhiên với chủ đề: bê, nghé, bé. HS đọc được các từ, câu có âm ng, ngh
Rèn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác nghe, nói, đọc, viết.
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, tranh sách giáo khoa (SGK), vỡ tập viết mẫu,.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Hôm qua các em học âm gì?
GV gọi hs đọc cả bài, kèm hs yếu đọc.
GV nhận xét ghi điểm
GV đọc hai lần: q, qu, gi, quả, giờ, quả khế
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Trên tay cô có chiếc gì? (ngà) 
Tiếng ngà có âm và thanh gì em đã học rồi? (a, thanh quyền)
GV giới thiệu ng in ng viết
GV phát âm mẫu âm ng hai lần(gốc lưỡi nhích về phía vòm miệng, hơi thoát ra cả hai đường mũi và miệng) 
Gv gọi hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm âm ng đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính âm ng
Có âm ng muốn có tiếng ngà ta thêm âm và thanh gì? 
Các em tìm ghép tiếng ngà đọc đánh vần cá nhân cả lớp, đồng thanh, gv đính tiếng ngà.
Các em đọc trơn tiếng ngà cá nhân, cả lớp đồng thanh, gv viết tiếng ngà
Các em tìm ghép tiếng mới có âm ng (không đi cùng e, ê, I theo luật chính tả)
Hoạt động 2.2: Đây là ngh in, ngh viết 
Âm ngh được ghép bởi những âm nào? (n, g và h)
GV phát âm mẫu âm ngh hai lần (giống nhau về cách phát âm) ngh đi cùng e, ê, i
Gv gọi hs phát âm vài em, đồng thanh
So sánh ng và ngh
+ Giống nhau: Đều có âm ng
+ Khác nhau: âm ngh có thêm âm h
- Thực hiện tương tự âm ng
* Nghỉ giải lao
Muốn viết chữ ng ta viết như thế nào? (viết chữ n lia sang chữ g liền bút không nhấc bút)
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ ng, hs viết, đọc
Các em viết lại chữ ngh, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có chữ ng: nga, ngõ, ngô, ngủ, ngừ, ngõ . . 
Muốn viết chữ ngh kép ta viết như thế nào? (Viết ng lia sang h liền bút không nhấc bút)
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ ngh, hs viết, đọc vài em.
Các em tìm viết tiếng mới có chữ ngh: nghe, nghé, nghề, nghỉ, nghị, nghì . . 
GV giới thiệu từ: bé nga, ngã tư, đi nghỉ, nghệ sĩ
GV gọi hs đọc từ tiếng có âm vừa học
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài.
GV nhận xét ghi điểm
Chuẩn bị dụng cụ học tiết 2
 Tiết: 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học âm gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Đọc bảng lớp:
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu, cả bài, phân tích.
Hoạt động 2.2: Luyện viết
GV đọc: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ
GV nhắc nhỡ hs tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vỡ
GV viết mẫu chữ ng, viết chữ ng lần hai xong, gv đến từng bàn xem và giúp đỡ. 
Tương tự: ngh, cá ngừ, củ ngệ
* Nghĩ giải lao
Hoạt động 2.3: Đọc sách giáo khoa
GV đọc mẫu SGK
GV gọi hs đọc phân tích tiếng có âm ng, ngh, và kèm hs yếu đọc
Hoạt động 2.4: Luyện nói
GV giới thiệu tranh rút ra tên chủ đề: bê, nghé, bé
Con bê là con của con gì? (bò) có màu gì? (thường màu vàng sẫm)
Con nghé là con của co gì? (trâu) có màu gì? (đen)
Con bê và con nghé thường ăn gì? (cỏ)
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
Trò chơi: Tìm tiếng có âm ng, ngh
GV phổ biến cách chơi và thời gian
Gv nhận xét
Đọc, viết lại bài vừa học
Xem trước bài 26.
Thứ . . . . . . . . . . . . . , ngày . . . . . . tháng . . . . . . năm . . . . . .
Bài: 26	Môn: Học vần
Y TR
I/ Mục tiêu:
HS đọc, viết được y, tr, y tá, tre ngà. HS đọc được từ và câu ứng dụng
HS mở rộng lời nói tự nhiên với chủ đề: nhà trẻ. 
Rèn học sinh đọc, viết thành thạo tiếng, từ có âm y, tr, nghe, nói, đọc, viết
Tập cho hs có thói quen trật tự, tập trung, xây dựng bài, nghe, nói, đọc, viết chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ tiếng việt, vỡ tập viết mẫu, tranh sách giáo khoa (SGK), lá tre
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Hôm qua các em học âm gì?
GV kèm hs yếu đọc, gọi hs đọc cả bài.
GV nhận xét ghi điểm
GV đọc hai lần: ng, ngh, ngô, nghê, nghỉ hè
GV nhận xét
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tranh vẽ gì? (cô y tá) 
GV giới thiệu y in y viết
GV phát âm mẫu âm y hai lần hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm âm y đọc cá nhân cả lớp, đồng thanh
Hoạt động 2.2: Còn đây là tr in, tr viết 
Âm tr được ghép bởi những âm nào? (t, r)
GV phát âm mẫu âm tr hai lần (đầu lưỡi uốn chạm vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh) hs phát âm vài em, đồng thanh
Các em tìm ghép âm tr đọc cá nhân, cả lớp, đồng thanh, gv đính âm tr
Có âm tr muốn có tiếng tre ta thêm âm gì? (e) đứng ở đâu? (sau tr)
Các em tìm ghép tiếng tre đọc đánh vần cá nhân, cả lớp, đồng thanh, gv đính tiếng tre.
Các em tìm ghép tiếng mới có âm tr
* Nghỉ giải lao
Muốn viết chữ y ta viết như thế nào? (nét xiên, nét móc ngược và nét khuyết dưới)
GV vừa nêu vừa viết mẫu chữ y, hs viết, đọc
Các em viết lại chữ y, đọc vài em
Các em tìm viết tiếng mới có chữ tr: trẻ, trê, trí, trà, trú, tra, trò . . 
GV giới thiệu từ: ý nghĩ, chú ý, cư trú, cá tra
GV gọi hs đọc từ tìm tiếng có âm vừa học
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, cả bài.
GV nhận xét ghi điểm
Chuẩn bị dụng cụ học tiết sau
 Tiết: 2
Hoạt động 1: Kiến thức cũ
Các em vừa học âm gì?
Hoạt động 2: Kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Đọc bảng lớp:
GV gọi hs đọc âm, tiếng, từ, câu, cả bài, phân tích.
Hoạt động 2.2: Luyện viết
GV đọc: y, tr, y tá, tre ngà, hs viết, đọc
GV nhắc nhỡ hs tư thế ngồi viết, cách cầm bút và cách để vỡ
GV viết mẫu chữ y, viết chữ y lần hai xong, gv đến từng bàn xem và giúp đỡ. 
Tương tự: tre, y tá, tre ngà
GV kiểm tập ghi điểm
* Nghĩ giải lao
Hoạt động 2.3: Đọc sách giáo khoa
GV đọc mẫu SGK
Hs đọc phân tích tiếng, kèm hs yếu đọc
Luyện nói
GV giới thiệu tranh rút ra tên chủ đề: nhà trẻ
Các em nhỏ đang làm gì? (Vui chơi
Người lớn trong tranh gọi là gì? (co bảo mẫu tức là cô giữ trẻ)
Nhà trẻ khác lớp một ở chổ nào? (vui chơi, ca hát, đọc thơ, chưa học như lớp 1)
Hoạt động 3: Kết thúc
Các em vừa học âm gì?
GV gọi hs đọc cả bài, em hs yếu đọc
Gv nhận xét
Đọc, viết lại bài vừa học
Ôn lại các âm đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoc van.doc