Giáo án Kể chuyện 1 - Trí khôn (1 Tiết )

Giáo án Kể chuyện 1 - Trí khôn (1 Tiết )

Thiết kế bài giảng Tiếng việt 1

Kể chuyện

Trí khôn

( 1 Tiết )

Ng­ời thực hiện : Trần thị Hân

Lớp : Cao đẳng TH3A

Tr­ờng Cao dẳng Hải D­ơng

I. Mục tiêu :

- Dựa vào trí nhớ & tranh minh họa, HS kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi trí khôn của con người, con người nhờ có trí khôn mà có thể làm chủ mọi hoạt động sản xuất trong đời sống, có thể bắt loài vật phục vụ con người & thuần hóa mọi loài vật dù là hung dữ .

Đồ dùng dạy – học :

- Tranh minh họa truyện trong SGk phóng to.

- Một vài đồ dùng để đóng vai các nhân vật trong truyện.

- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.

Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 3 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 1 - Trí khôn (1 Tiết )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ThiÕt kÕ bµi gi¶ng TiÕng viÖt 1
KÓ chuyÖn
TrÝ kh«n
( 1 Tiết )
Ng­êi thùc hiÖn	: TrÇn thÞ H©n
Líp	: Cao ®¼ng TH3A
Tr­êng Cao d¼ng H¶i D­¬ng
I. Mục tiêu :
- Dựa vào trí nhớ & tranh minh họa, HS kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi trí khôn của con người, con người nhờ có trí khôn mà có thể làm chủ mọi hoạt động sản xuất trong đời sống, có thể bắt loài vật phục vụ con người & thuần hóa mọi loài vật dù là hung dữ .
Đồ dùng dạy – học :
- Tranh minh họa truyện trong SGk phóng to.
- Một vài đồ dùng để đóng vai các nhân vật trong truyện.
- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Các bước
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
A. Hoạt động 1 :
Kiểm tra bài cũ.
(5’)
* Kiểm tra 4 HS :
- HS 1: kể đoạn 1.
- HS 2: kể đoạn 2.
- HS 3: kể đoạn 3.
- HS 4: kể đoạn 4.
* GV nhận xét, cho điểm.
- Cả lớp mở SGK trang 63 bài kể chuyện Cô bé trùm khăn đỏ ( xem tranh & đọc gợi ý).
- 4 HS lần lược lên kể.
B. Bài mới.
* Hoạt động 2 :
Giới thiệu bài
(1’)
- Trí khôn là câu chuyện cổ tích rất hay trong kho tàng truyện cổ mà hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe. Câu chuyện nói về ai ? Tại sao truyện lại có tên là trí khôn ? Các em hãy chú ý lắng nghe cô kể để biết điều đó nhé !
- HS chú ý lắng nghe
* Hoạt động 3:
GV kể chuyện
(2’)
(4’)
a. GV kể chuyện lần 1 : Chú ý kỹ thuật kể
- Biết chuyển giọng kể 1 cách linh hoạt từ lời kể sang lời của trâu, hổ & lời của bác nông dân.
+ Lời người dẫn chuyện : kể chậm rãi, cảm động.
+ Lời bác nông dân : ôn tồn.
+ Lời con trâu : chậm và buồn.
+ Lời con hổ : hung dữ.
- Khi kể GV có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động.
b. GV kể lần 2, 3
- Khi kể lần 2, 3 GV kết hợp với tranh minh họa.
- Yêu cầu HS nhớ câu chuyện.
Nội dung
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
* Hoạt động 4:
HS kể từng đoạn theo tranh
(4’)
(4’)
(5’)
(5’)
* Tranh 1: 
- GV treo tranh 1 lên bảng lớp : cô có bức tranh, các em hãy quan sát & đọc câu hỏi ghi dưới tranh & tìm câu trả lời.
+ Hỏi : Tranh 1 vẽ cảnh gì?
+ Hỏi : Câu hỏi dưới tranh là gì? 
+ Trâu làm việc như thế nào?
- Cho HS kể : Mỗi tổ các em cử 1 bạn đại diện lên thi kể theo bức tranh số 1.
- GV nhận xét.
* Tranh 2: 
- GV treo tranh 2 lên bảng lớp : 
+ Hỏi : Tranh 2 vẽ gì?
+ Hỏi : Câu hỏi dưới tranh là gì? 
+ Trâu đã nói gì?
- Cho HS thi kể.
- GV nhận xét.
* Tranh 3: 
- Cho HS quan sát tranh : 
+ Hỏi : Tranh 3 vẽ gì?
+ Hỏi : Hổ đã nói gì với bác nông dân? 
+ Sau khi nghe hổ nói vậy, bác nông dân trả lời như thế nào?
- Cho HS thi kể (hoặc cá nhân).
* Tranh 4: 
- Cho HS quan sát & đọc câu hỏi dưới tranh : 
+ Hỏi : Tranh 4 vẽ gì?
+ Hỏi : Câu hỏi dưới tranh là gì? 
+ Hỏi : Vậy câu chuyện kết thúc ra sao? 
- Tranh vẽ: Ngoài đồng, bác nông dân đang bắt trâu đi cày. Trong bụi cây có con hổ đang rình xem.
- Hổ nhìn thấy gì?
- Trâu làm việc chăm chỉ.
- Mỗi tổ cử 1 đại diện lên thi kể.
- Lớp nhận xét.
- Tranh vẽ: hổ nói chuyện với trâu.
- Hổ & trâu nói gì với nhau?
- Trâu nói : ” Con người có trí khôn ”.
- Đại diện tổ lên thi kể theo tranh2.
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát tranh 3.
- Tranh vẽ: hổ nói chuyện với trâu.
- Hổ đòi xem trí khôn của bác nông dân.
- Bác nông dân bảo : ”Trí khôn bỏ quên ở nhà ”.
- Đại diện các tổ (hoặc cá nhân) lên thi kể. 
- HS quan sát tranh 4, đọc câu hỏi dưới tranh.
- Tranh vẽ: hổ đang bị trói & bị thiêu. Bên cạnh là bác nông dân đang cầm đuốc.
- Câu chuyện kết thúc thế nào?
- Bác nông dân chiến thắng.
- Hổ bị đốt nên từ đó trên người có những vết lằn đen.
- Từ đó hổ không dám đến gần con người.
Nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
- Cho HS kể phân vai.
- 1 HS đóng vai bác nông dân, 1 HS đóng vai hổ & 1 HS đóng vai trâu.
* Hoạt động 5:
Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
(2’)
- Hỏi : Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? 
- GV nhận xét & cho HS liên hệ thực tế.
- Không được kiêu ngạo tỏ ra oai vệ trước người khác.
- Phải bình tĩnh, không run sợ trước mọi việc bất ngờ sẽ xảy đến.
- Bây giờ em đã hiểu vì sao bộ lông của hổ lại có những vết đen.
- Trí khôn là sức mạnh tiềm ẩn của con người,..,
- Lớp nhận xét.
* Hoạt động 6:
Củng cố, dặn dò
(3’)
- GV nhận xét tiết học, đánh giá tinh thần, thái độ của HS.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Về nhà HS xem trước tranh minh họa & đọc lời gợi ý dưới tranh ( trang 81 – Sư Tử & Chuột Nhắt ).
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docke chuyen Tri khon.doc