Giáo án Kể chuyện - Bài: kể chuyện: chuyện bốn mùa

Giáo án Kể chuyện - Bài: kể chuyện: chuyện bốn mùa

1. Khả năng

A biết cách vẽ đơn giản, chép được bài trên bảng, đọc khá trôi chảy, làm được phép cộng trừ trong phạm vi 10, viết khá đẹp.

A biết giúp bố mẹ việc nhà, trông em, tự đi bộ từ trường về nhà được, biết chào hỏi, chơi một số trò chơi đơn giản như nhảy dây, trốn tìm,.

Ngoan ngoãn, lễ phép, biết chào hỏi. Có thể giao tiếp nhưng tốc độ nói chậm, thích dùng cử chỉ điệu bộ khi nói chuyện.

Đeo máy trợ thính số 2, điếc 2 tai mức độ ngang bằng nhau.

 

docx 6 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 2437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện - Bài: kể chuyện: chuyện bốn mùa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÒA NHẬP MÔN TOÁN
Phân môn: Kể chuyện
 Bài: Kể chuyện: CHUYỆN BỐN MÙA
Học kì-Tuần-Lớp
Đối tượng học sinh học hòa nhập
Họ tên: Nguyễn Thị Mai A 
Tuổi: 9 tuổi
A là học sinh lớp 2A.
Khả năng
A biết cách vẽ đơn giản, chép được bài trên bảng, đọc khá trôi chảy, làm được phép cộng trừ trong phạm vi 10, viết khá đẹp.
A biết giúp bố mẹ việc nhà, trông em, tự đi bộ từ trường về nhà được, biết chào hỏi, chơi một số trò chơi đơn giản như nhảy dây, trốn tìm,...
Ngoan ngoãn, lễ phép, biết chào hỏi. Có thể giao tiếp nhưng tốc độ nói chậm, thích dùng cử chỉ điệu bộ khi nói chuyện.
Đeo máy trợ thính số 2, điếc 2 tai mức độ ngang bằng nhau.
2. Khó khăn
Tốc độ nghe viết chậm, hay mắc lỗi
Đọc với giọng bé và còn sai các phụ âm như b-m, l-n ,ch-tr, s-x .
Hay lơ đãng không tập trung
Sở thích
Thích hát, thích kể chuyện, thích chơi cùng các bạn, thích vẽ
Mục tiêu:
 HS Lớp 2A được thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, quan sát tranh, nghe hướng dẫn.
1. Kiến thức:
- Biết dựa vào gợi ý và tranh kể lại được đoạn 1 câu chuyện “ Câu chuyện bốn mùa ”(BT1)
2. Kĩ năng:
- Kể lại được nối tiếp từng đoạn câu chuyện.(BT2)
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện (dành cho HS khá giỏi). HS khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện.( BT3)
3. Thái độ:
- GDHS tính tự tin mạnh dạn, biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không có thái độ phân biệt đối xử.
* HS A: Tập trung rèn cách diễn đạt cho A, rèn sự tập trung chú ý 
Được thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, được hướng dẫn bằng các phương tiện hỗ trợ, quan sát tranh.
- Dựa vào gợi ý và tranh kể lại được đoạn 1 Chuyện bốn mùa.
- Kể lại được đoạn 1 câu chuyện khi không có tranh minh họa.
- Đóng vai nàng tiên mùa Đông
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp kể theo mẫu
- Phương pháp sắm vai.
Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: 
- Sgk, sgv Tiếng việt 2
- Tranh minh họa, một vài trang phục đơn giản
2. Học sinh:
 - Sgk, sgv Tiếng việt 2.
Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định lớp:(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
GV gọi 4HS kể tên các câu chuyện mà các em đã được học trong HKI. 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
Tiết trước các em đã được tập đọc câu chuyện “Chuyện bốn mùa”. Hôm nay các em được kể lại toàn bộ câu chuyện.
Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
Hoạt động của HS A
10’
3.2.1. Hoạt động 1: Kể lại đoạn 1 theo tranh.
a. Mục tiêu: Kể lại được đoạn 1 theo tranh
b. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
-A đọc yêu cầu bài tập 1
- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- HS trả lời câu hỏi.
-A lắng nghe kết hợp đọc hình miệng
- GV đính tranh minh họa lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Cho biết từng tranh vẽ gì?
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- A quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- GV gợi ý: Trong tranh 1 vẽ cảnh mùa nào? Nàng nào là nàng đông và nàng nào là nàng xuân?
+ Tranh 1: Vẽ cảnh mùa xuân
-A trả lời tranh 1 vẽ cảnh mùa xuân.
+ Trong tranh 3 nàng nào là nàng thu? Vẽ cảnh mùa nào?
+ Tranh 3: Vẽ cảnh mùa thu.
-A chỉ được đúng nàng Thu
+ Tranh 2 vẽ cảnh mùa nào? Tranh 4 vẽ cảnh mùa nào?
+ Tranh 2: Vẽ cảnh mùa hè. 
+ Tranh 4: Vẽ cảnh mùa đông.
-Nghe kết hợp đọc hình miệng.
- GV nhận xét và chốt ý: 
+ Tranh 1: Cuộc nói chuyện giữa nàng xuân và nàng đông.
+ Tranh 2: Cuộc nói chuyện giữa nàng xuân và nàng hạ.
+ Tranh 3: Cuộc nói chuyện giữa nàng hạ và nàng thu.
+ Tranh 4: Cuộc nói chuyện giữa nàng thu và nàng đông.
- HS lắng nghe
-A lắng nghe kết hợp đọc hình miệng
- Gọi HS nối tiếp nhau nhắc nội dung của từng bức tranh.
-4 HS nhắc lại
-A nhắc lại được dưới sự giúp đỡ của giáo viên
- GV chia nhóm ( mỗi nhóm 4HS)
- Lớp chia thành các nhóm.
-A về nhóm của mình
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 4HS nối tiếp nhau kể lại đoạn 1 câu chuyện trước lớp dựa theo gợi ý của từng bức tranh
- HS kể chuyện theo nhóm.
-A kể chuyện theo nhóm
- Gọi 1-2 nhóm kể chuyện trước lớp.
- Các nhóm kể chuyện trước lớp
-Theo dõi kết hợp đọc hình miệng
- Gọi HS nhận xét, bình chọn.
-HS nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất
-Nhận xét thích phần kể chuyện của nhóm nào
- GV nhận xét, đánh giá.
8’
3.2.2. Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện
a. Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện
b. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài tập 2
HS đọc đề bài tập 2.
-Đọc đề bài bài tập 2
- GV hỏi: Bài tập 2 yêu cầu gì?
- HS trả lời câu hỏi.
-A lắng nghe kết hợp đọc hình miệng
- Gọi HS kể lại đoạn 2 câu chuyện
- HS kể lại đoạn 2 câu chuyện
-Kể lại đoạn 2trước lớp bằng ngôn ngữ kí hiêu
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- A làm việc trong nhóm nhỏ
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp.
- 1-2 nhóm thi kể chuyện trước lớp.
-A theo dõi các bạn kể kết hợp đọc hình miệng
- Yêu cầu HS nhận xét.
-HS nhận xét
-A lắng nghe kết hợp đọc hình miệng
- GV nhận xét đánh giá.
- HS lắng nghe.
-A lắng nghe kết hợp đọc hình miệng
12’
3.2.3. Hoạt động 3: Dựng chuyện theo vai.
a. Mục tiêu: Dưng lại được câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện ,Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất
b. Cách tiến hành:
- GV hỏi: Thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai?
- HS trả lời câu hỏi.
-A lắng nghe kết hợp đọc hình miệng
- GV nhận xét chốt ý: Dựng câu chuyện theo vai là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình. 
VD: Để dựng lại câu chuyện “ Chuyện bốn mùa” cần có 6 người nhập vai: người kể chuyện, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất Mỗi nhân vật tự nói lời của mình.
- HS lắng nghe
-A lắng nghe kết hợp đọc hình miệng
- GV gọi HS thực hành dựng lại câu chuyện: 1HS là người kể chuyện, 1HS là nàng Đông và 1HS là nàng Xuân, 1 HS là nàng Hạ, 1 HS là nàng Thu và 1 HS là bà Đất.
- 6HS thực hành.
-A đóng vai nàng Đông
- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 6HS)
-HS thực hiện về nhóm
- A về nhóm hoạt động
- Yêu cầu HS ở các nhóm phân vai dựng lại câu chuyện theo nhóm.
-HS thực hành đóng vai
-A đóng vai
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện, mỗi đại diện nhập 1 vai.
- HS phân vai kể chuyện theo vai của mình.
-A đóng vai 
-A quan sát kết hợp đọc hình miệng.
- Gọi HS nhận xét bình chọn nhóm nào kể hay nhất.
-HS nhận xét
-A quan sát kết hợp đọc hình miệng
-GV nhận xét đánh giá nhóm nào dựng lại câu chuyện tốt nhất.
- HS lắng nghe.
-A quan sát kết hợp đọc hình miệng
- GV hỏi: Câu chuyện này nói lên điều gì?
-HS trả lời
-A lắng nghe kết hợp đọc hình miệng
- GV nhận xét, bổ sung: Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông mỗi người một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- HS lắng nghe
-A lắng nghe kết hợp đọc hình miệng
- GDHS: Các đồ dùng học tập của các em một thứ có một lợi ích riêng. Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn và quý trọng. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy mọi vật đều có một vẻ đẹp riêng đều có lợi ích riêng, chúng ta cần phải biết bảo vệ và quý trọng.
- HS lắng nghe
-A nghe kết hợp đọc hình miệng
4. Củng cố- Dặn dò:(4’)
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GDHS: Phải biết yêu thương quý trọng giữ gìn không nên có thái độ phân biệt đối xử.
- Về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện cho mọi người cùng nghe
- Chuẩn bị bài mới
5. Nhận xét tiết học:
...

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an hoa nhap lop 2.docx