Học vần
Bài 60: om- am
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được om, am, làng xóm, rừng tràm; từ và câu ứng dụng.
- Viết đượcom, am, làng xóm, rừng tràm.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ ghép chữ Học vần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV đính bảng ôn, gọi 2 HS đọc lại bài cũ (GV chỉ vài vần cho HS đọc). 1 HS đọc 3 từ ứng dụng, 1 HS đọc câu thơ ứng dụng. GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
- Cho HS viết bảng con bình minh, nhà rông.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
* Vần om:
a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần om và nói: Đây là vần om.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần om.
TUẦN 15 Thứ, ngày Tiết Môn PPCT Tên bài dạy Hai 24/11 1 2 3 4 5 Chào cờ Học vần Học vần Thể dục Đạo đức 15 129 130 15 15 Chào cờ đầu tuần om-am (Tiết 1) om- am (Tiết 2) Đi học đều và đúng giờ (Tiết 2) Ba 25/11 1 2 3 4 Toán Học vần Học vần Hát nhạc 57 131 132 15 Luyện tập ăm- âm (Tiết 1) ăm- âm (Tiết 2) Tư 26/11 1 2 3 4 Toán Học vần Học vần TNXH 58 133 134 15 Phép cộng trong phạm vi 10 ôm- ơm (Tiết 1) ôm- ơm (Tiết 2) Lớp học Năm 27/11 1 2 3 4 5 Toán Học vần Học vần Mĩ thuật Thủ công 59 135 136 15 15 Luyện tập em- êm (Tiết 1) em- êm (Tiết 2) Gấp cái quạt Sáu 28/11 1 2 3 4 5 Toán Tập viết Tập viết KNS HĐTT 60 13 14 15 15 Phép trừ trong phạm vi 10 Nhà trường, buôn làng, hiền lành Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm Bài 8: Tập trung để học tốt (Tiết 1) Sh cuối tuần- HĐ ngoại khóa (Từ ngày 24/11 đến ngày 28/11/2014) Thứ hai, ngày 24 tháng 11 năm 2014 Học vần Bài 60: om- am I. MỤC TIÊU: - Đọc được om, am, làng xóm, rừng tràm; từ và câu ứng dụng. - Viết đượcom, am, làng xóm, rừng tràm. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Nói lời cảm ơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ ghép chữ Học vần. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh TIẾT 1 I. Kiểm tra bài cũ: - GV đính bảng ôn, gọi 2 HS đọc lại bài cũ (GV chỉ vài vần cho HS đọc). 1 HS đọc 3 từ ứng dụng, 1 HS đọc câu thơ ứng dụng. GV nhận xét, ghi điểm cho HS. - Cho HS viết bảng con bình minh, nhà rông. II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy vần: * Vần om: a). Nhận diện vần: - GV viết bảng vần om và nói: Đây là vần om. b). Phát âm và đánh vần tiếng: - GV yêu cầu HS phân tích vần om. - GV yêu cầu HS ghép vần om trong bộ học vần. - GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần o – mờ - om - om. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV yêu cầu HS ghép tiếng xóm. - GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng xóm. - GV cho HS phân tích tiếng xómvà đánh vần tiếng xóm. - GV đánh vần mẫu xờ - om – xom – sắc – xóm – xóm. - GV đưa tranh rút ra từ khóa làng xóm. Cho HS ghép từ khóa. - GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng từ khóa làng xóm. - Gọi HS phân tích và đọc từ khóa: làng xóm. * Vần am: Tiến hành tương tự như dạy vần om. - GV cho HS so sánh vần om và vần am: \ c). Hướng dẫn viết vần om, am, làng xóm, rừng tràm: - GV hướng dẫn HS viết om, am, làng xóm, rừng tràm vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng bút, khoảng cách giữa các âm. 3. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: chòm râu, đom đóm, quả tram, trái cam. - GV gọi HS đọc trơn cá nhân. - GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng. - GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đồng thanh. TIẾT 2 4. Luyện tập: a). Luyện đọc: - Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp. - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc mẫu câu ứng dụng. Mưa tháng bảy gãy cành tram Nắng tháng tám rám trái bòng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. b). Luyện viết: - HS luyện viết om, am, làng xóm, rừng tràm vào tập viết 1. c). Luyện nói: - GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói Nói lời cảm ơn. - GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Khi nào chúng ta nên nói lời cảm ơn?...GV chú ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh. III. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp. - Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 61. - Nhận xét tiết học. - 4 HS đọc lại bài cũ. - HS viết bảng con bình minh, nhà rông. - HS quan sát. - HS phân tích vần om gồm 2 âm ghép lại với nhau, âm o đứng trước, âm m đứng sau. - HS ghép vần om trong bộ chữ học vần. - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát âm cá nhân. - HS ghép tiếng xóm bằng bộ học vần. - HS quan sát. - HS phân tích, đánh vần cá nhân. - HS lắng nghe. - HS ghép từ khóa làng xóm. - HS quan sát. - HS phân tích, đọc từ khóa cá nhân,. - HS so sánh: + Giống: đều kết thúc bằng âm m. + Khác: vần om bắt đầu bằng âm o, vần am bắt đầu bằng âm a. - HS viết bảng con om, am, làng xóm, rừng tràm. - HS đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh. - HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp. - HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh trời nắng và trời mưa. - HS lắng nghe. - HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp. - HS luyện viết vào tập viết 1. - HS quan sát, lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi thành câu. - HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp. - HS lắng nghe. ĐẠO ĐỨC (Tiết 2) Bài 6: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (GDKNS) Đã soạn ở Tiết 1 tuần 14. Thứ ba, ngày 25 tháng 11 năm 2014 TOÁN Bài: LUYỆN TẬP (trang 80) I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 9. - Việt được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Làm BT 1 (cột 1, 2), BT2 (cột 1), BT3 (cột 1,3), BT4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi đề bài tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 9; 2 HS đọc bảng trừ trong phạm vi 9. - GV nhận xét, ghi điểm. II. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. III.Luyện tập: * Bài 1: - GV ghi đề bài tập cột 1, 2 lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu bài tập và yêu cầu HS làm bài vào tập. - GV hỏi: + Em có nhận xét gì về 2 phép tính 8+1 và 1+8? + Vậy ta rút ra kết luận gì? + GV kết luận: trong phép cộng, vị trí các số có thể đổi chỗ cho nhau mà kết quả thì không thay đổi. * Bài 2: - GV ghi đề bài tập cột 1lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu bài tập và yêu cầu HS làm bài vào tập. * Bài 3: - GV ghi đề bài tập cột 1, 3 lên bảng, gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài vào tập. * Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập : Viết phép tính thích hợp và cho HS tự làm bài và đọc kết quả. * GV thu tập chấm và chữa bài cho HS. III. Dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà làm vào Vở bài tập toán. - 2 HS đọc bảng cộng, 2 HS đọc bảng trừ. * Bảng cộng trong phạm vi 9: 1+8=9 5+4=9 2+7=9 6+3=9 3+6=9 7+2=9 4+5=9 8+1=9 * Bảng trừ trong phạm vi 9 9-1=8 9-5=4 9-2=7 9-6=3 9-3=6 9-7=2 9-4=5 9-8=1 - HS nêu yêu cầu bài tập là Tính và làm bài tập. Lời giải: 8+1=9 7+2=9 1+8=9 2+7=9 9-8=1 9-7=2 9-1=8 9-2=7 - HS trả lời: + 2 phép tính 8+1 và 1+8 đều có kết quả bằng 9. + Ta rút ra kết luận: 8+1=1+8 - HS nêu yêu cầu bài tập: Điền số thích hợp để có kết quả đúng - HS làm bài Lời giải: 5+4=9 4+4=8 2+7=9 - HS nêu yêu cầu bài tập: tính kết quả và so sánh hai kết quả với nhau, điền dấu >, <, = cho đúng. - HS làm bài. Lời giải: 5+4=9 9-0>8 9-2<8 4+5=5+4 - HS làm bài và đọc kết quả 3+6=9 hoặc 6+3=9 hoặc 9-6=3 hoặc 9-3=6 Học vần Bài 61: ăm- âm I. MỤC TIÊU: - Đọc được ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm; từ và câu ứng dụng. - Viết được ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ ghép chữ Học vần. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh TIẾT 1 I. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm cho HS. - Cho HS viết bảng con om, am, làng xóm, rừng tràm. II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy vần: * Vần ăm: a). Nhận diện vần: - GV viết bảng vần ăm và nói: Đây là vần ăm. b). Phát âm và đánh vần tiếng: - GV yêu cầu HS phân tích vần ăm. - GV yêu cầu HS ghép vần ăm trong bộ học vần. - GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần á – mờ - ăm - ăm. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV yêu cầu HS ghép tiếng tằm. - GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng tằm. - GV cho HS phân tích tiếng tằmvà đánh vần tiếng tằm. - GV đánh vần mẫu tờ - ăm – tăm – huyền – tằm – tằm. - GV đưa tranh rút ra từ khóa nuôi tằm. Cho HS ghép từ khóa. - GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng từ khóa nuôi tằm. - Gọi HS phân tích và đọc từ khóa: nuôi tằm. * Vần âm: Tiến hành tương tự như dạy vần ăm. - GV cho HS so sánh vần ăm và vần âm: c). Hướng dẫn viết vần ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm: - GV hướng dẫn HS viết ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng bút, khoảng cách giữa các âm. 3. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm. - GV gọi HS đọc trơn cá nhân. - GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng. - GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đồng thanh. TIẾT 2 4. Luyện tập: a). Luyện đọc: - Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp. - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc mẫu câu ứng dụng. Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. b). Luyện viết: - HS luyện viết ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm vào tập viết 1. c). Luyện nói: - GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện Thứ, ngày, tháng, năm. - GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Trong tờ lịch ghi thứ mấy? Ngày mấy? Tháng mấy? Năm? Hôm nay là thứ mấy?...GV chú ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh. III. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp. - Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 62. - Nhận xét tiết học. - 3 HS đọc lại bài cũ. - HS viết bảng con om, am, làng xóm, rừng tràm. - HS quan sát. - HS phân tích vần ăm gồm 2 âm ghép lại với nhau, âm ă đứng trước, âm m đứng sau. - HS ghép vần ăm trong bộ chữ học vần. - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát âm cá nhân. - HS ghép tiếng tằm bằng bộ học vần. - HS quan sát. - HS phân tích, đánh vần cá nhân. - HS lắng nghe. - HS ghép từ khóa nuôi tằm. - HS quan sát. - HS phân tích, đọc từ khóa cá nhân. - HS so sánh: + Giống: đều kết thúc bằng âm m. + Khác: vần ăm bắt đầu bằng âm ă, vần âm bắt đầu bằng âm â. - HS viết bảng con ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm. - HS đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đồng thanh. - HS luyện đọc lại ... ng cố – dặn dò: - Gọi HS nhắc lại quy trình gấp cái quạt. - Nhận xét tiết học. - HS nhắc lại tựa bài: Gấp cái quạt. - HS quan sát và trả lời: + Cái quạt được gấp bởi những đoạn thẳng cách đều nhau. - HS lắng nghe. - HS trả lời: Muốn có cái quạt, chúng ta phải dán hồ ở giữa để được hình cái quạt. - HS lắng nghe. - HS quan sát GV hướng dẫn mẫu gấp cái quạt. - HS nhắc lại quy trình gấp cái quạt cá nhân. - HS thực hành gấp cái quạt trên giấy trắng có kẻ ô. - HS nhắc lại quy trình gấp cái quạt. Thứ sáu, ngày 28 tháng 11 năm 2014 TOÁN Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 I. MỤC TIÊU: - Làm được tính trừ trong phạm vi 10. - Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. - Làm BT 1, 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ học Toán, các mô hình phù hợp với nội dung bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - GV lần lượt gọi 3 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con. 9+1=... 2+8=... 4+6=... 7+3=... - GV nhận xét, ghi điểm cho HS. IIDạy bài mới: 1. Hướng dẫn HS thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10: a). Hướng dẫn HS thành lập công thức 9-1=8, 9-8=1: - GV đưa mô hình, nêu bài toán: “Tất cả có 10 hình tam giác, bớt đi 1 hình. Hỏi còn lại mấy hình tam giác?”. Gọi HS nêu lại bài toán cá nhân. -GV hỏi: 10 hình tam giác bớt 1 hình tam giác. Vậy còn lại mấy hình tam giác? - GV yêu cầu HS lấy 10 que tính, bớt 1 que tính, vừa làm vừa nói: “mười bớt một còn chín”. - GV hỏi: Muốn biết 10 bớt 1 là 9. Vậy ta làm phép tính gì? - GV cho HS ghép phép tính. GV nhận xét và ghi bảng phép tính 10 – 1 = 9. Gọi HS đọc cá nhân. - GV hướng dẫn tương tự cho HS thành lập công thức 10 – 9 = 1. b). Hướng dẫn HS học phép trừ 10-2, 10-8, 10-3, 10-7, 10-4, 10-6, 10-5:Quy trình làm tương tự như hướng dẫn 10-11, 10-9: - Gọi HS lấy que tính vừa thực hành vừa nhắc lại bảng trừ trong phạm vi 10. c). Hướng dẫn HS thuộc bảng trừ trong phạm vi 10: - GV gọi nhiều HS đọc bảng trừ trong phạm vi 10. - GV xóa bảng từ từ, không theo thứ tự và cho HS đọc thuộc bảng trừ. GV có thể nêu câu hỏi gợi ý để HS thuộc bảng trừ. - Gọi vài HS đọc thuộc bảng trừ trước lớp. 2. Thực hành: * Bài 1: - GV ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS làm bài vào bảng con. - GV lưu ý HS bài tập 1a thực hiện phép tính theo cột dọc, nhắc nhở HS viết số thẳng hàng với nhau. * GV nhận xét, chữa bài cho HS. * Bài 4: - GV yêu cầu HS tự làm bài vào sách giáo khoa và đọc kết quả. - GV ghi kết quả lên bảng III. Củng cố – dặn dò: - GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức: mỗi đội có 3 thành viên, thi đua ghi lại các phép tính trừ trong phạm vi 10 trong thời gian 2 phút. Đội nào ghi được nhiều và đúng các phép tính trừ trong phạm vi 10 thì thắng cuộc. - Dặn HS về nhà làm bài vào Vở bài tập toán. - Nhận xét tiết học. - 4 làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con. - HS lắng nghe. - HS nêu lại bài toán cá nhân. - HS trả lời: 10 hình tam giác, bớt 1 hình tam giác. Còn lại 9 hình tam giác. - HS thực hành trên que tính - HS trả lời: Ta làm phép tính trừ. - HS ghép phép tính trừ 10 – 1 = 9. Đọc cá nhân. - HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 cá nhân, lớp. - Vài HS thi đua đọc thuộc bảng trừ trước lớp. - HS làm bài. Lời giải 1a: 10 10 10 10 10 10 - - - - - - 1 2 3 4 5 10 9 8 7 6 5 0 Lời giải 1b: 1+9=10 2+8=10 3+7=10 4+6=10 10-1=9 10-2=8 10-3=7 10-4=6 10-9=1 10-8=2 10-7=3 10-6=4 5+5=1 10-5=5 10-0=10 - HS làm bài. Lời giải: 10 - 4 = 6 - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. Sau đó tiến hành thi đua với nhau. - HS lắng nghe. TẬP VIẾT Bài: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đỏ thắm, chôm chôm, trẻ em, mầm non, ghế đệm I. MỤC TIÊU: - Viết đúng các chữ:nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện; đỏ thắm, hôm chôm, trẻ em, mầm non, ghế đệm,kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1. - HS khá, giỏi: viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I. Giới thiệu bài: II. Dạy bài mới: TIẾT 1 Bài: Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện. - GV đính bảng phụ ghi các từ: Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện. Gọi HS đọc các từ. - GV lần lượt viết bảng hướng dẫn HS cách viết các từ Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện. Chú ý HS về cỡ chữ, nét nối giữa các chữ, vị trí dấu thanh. - Yêu cầu HS phân tích độ cao của các con chữ. + Các chữ nào cao 5 ô li? + Các chữ nào cao 4 ô li? + Các chữ nào cao 2 ô li? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào? - Yêu cầu HS viết bảng con các từ:Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện - Yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập 1. GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. - GV chú ý giúp đỡ một số HS chưa viết được. TIẾT 2 Bài: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm. - GV đính bảng phụ ghi các từ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm. Gọi HS đọc các từ. - GV lần lượt viết bảng hướng dẫn HS cách viết các từ: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm. Chú ý HS về cỡ chữ, nét nối giữa các chữ. - Yêu cầu HS phân tích độ cao của các chữ. + Các chữ nào cao 5 ô li? + Các chữ nào cao 3 ô li? + Các chữ nào cao 2 ô li? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào? - Yêu cầu HS viết bảng con các từ:đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, ghế đệm. - Yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập 1. GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. - GV chú ý giúp đỡ một số HS chưa viết được. * GV chấm tập, nhận xét một vài bài của HS. - HS đọc các từ. - HS trả lời: + Các chữ được viết cao 5 ô li là chữ h, b, l, g. + Các chữ cao 4 ô li là chữ đ. + Các chữ còn lại cao 2 ô li. + Khoảng cách giữa các con chữ bằng 1 chữ o nhỏ. - HS viết bảng con. - HS viết vào vở Tập viết 1, tập 1. - HS đọc từ. - HS phân tích: + Các chữ được viết cao 5 ô li là chữ h, g. + Các chữ cao 3 ô li là chữ t. + Các chữ còn lại cao 2 ô li. + Khoảng cách giữa các con chữ bằng 1 chữ o nhỏ. - HS viết bảng con. - HS viết vào vở Tập viết 1, tập 1. THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG BÀI 8: TẬP TRUNG ĐỂ HỌCTỐT I. Mục tiêu: - Giúp học sinh tập trung vào bài dạy để học tốt - Hình thành khói quen không làm việc riêng trong giờ học - Giáo dục học sinh vai trò quan trọng của việc tập trung trong giờ học. II. Phương tiện dạy học - Sách thực hành kĩ năng sống lớp 1 - Dụng cụ học tập III. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/Khám phá - Gv kể chuyện “ Giờ học toán” - Gv rút kết luận: tập trung rất cần thiết trong giờ học 2/ kết nối 2.1/Tìm hiểu tại sao em cần phải tập trung 1. Em hãy dùng bút để lần lượt tô hình vuông và hình tròn theo các nét đứt có sẵn dưới đây. 2. Em hãy cầm hai chiếc bút trên hai tay và cùng một lúc, một tay tô hình vuông, một tay tô hình tròn 2.2/ Gv lấy ví dụ thực tế trong cuộc sống 1. So sánh giữa hai bạn: một bạn chăm chú nghe cô giảng bài thì tiếp thu bài tốt hơn hay kém hơn bạn không chăm chú. 2. Trong một buổi họp: So sánh giữa hai phụ huynh một người thì lắng nghe những thông báo của cô và một phụ huynh khác thì đang bàn tán, nói chuyện . Các em hãy cho cô ai sẽ nhớ hết những thông tin cô giáo triển khai? 3/ Thực hành Gv lấy ví dụ thực tế trong giờ học 3.1/ Tập trung học trên lớp - Để tập trung trong giờ học trên lớp, em phải: £ Chăm chú £ Ngủ gật £ Chơi đồ chơi £ Ngồi ngay ngắn £ Hăng hái phát biểu £ Nói chuyện riêng với bạn 3.2/ Tập trung học bài khi ở nhà - Có góc học tập riêng: yên tĩnh, gọn gàng £ Vừa học bài vừa xem ti vi £ Đê đồ chới trên bàn học £ Học bài ở nơi có thể nhìn ra sân chơi. £ Có tâm trạng thoải mái £ Ngồi học đúng tư thế - Gv: Rút ra các nguyên tắc giúp em tập trung. 4/ Vận dụng a. Em tự lập cho mình thời gian biểu: Khi nào em học bài, khi nào chơi, khi nào ăn cơm, khi nào ngủ b. sắp xếp lại góc học tập cuả mình để em có thể tập trung học bài tốt nhất. Áp dụng cho tất cả các môn học - HS lắng nghe - HS tô hình - Thảo luận và đánh dấu vào ô vuông - HS lắng nghe - HS lắng nghe. SINH HOẠT LỚP CHỦ ĐIỂM: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I. MỤC TIÊU: - Giúp cho HS biết được công lao to lớn của thầy, cô giáo, xác định được trách nhiệm của bản thân người HS. - Có thái độ biết ơn và kính trọng thầy cô giáo. - Rèn kỹ năng ứng xử có văn hóa với thầy cô giáo. - Kiểm điểm lại các hoạt động về học tập, chuyên cần của HS trong tuần qua.. II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Công việc chuẩn bị: bài hát về ngày 20.11 Thời gian tiến hành: Thứ sáu, ngày 28 tháng 11 năm 2014 Địa điểm: tại phòng học lớp 1A5 Nội dung hoạt động: kiểm điểm lại tình hình của lớp trong tuần, tiếp tục triển khai chủ điểm của tháng. Tiến hành hoạt động: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - GV nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần 15. + Về học tập: nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt các bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những HS có sự tiến bộ trong học tập. Khen ngợi những HS viết chữ đẹp, tập vở sạch sẽ. + Về chuyên cần: nhắc nhở HS còn đi học trễ. + Về nề nếp, trật tự: nhắc HS không xả rác, không vẽ bậy lên tường, lên bàn, không phá hoa trang trí trong lớp học. + Nhắc những HS được viết bút mực phải chuẩn bị giấy nháp, khăn lau, không được giũ bút xuống sàn, lên tường. - GV rút ra những điểm đã làm được và những điểm chưa làm được trong tuần qua. Tuyên dương những HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt. - Triển khai chủ điểm của tháng: « Tôn sư trọng đạo »: đây là tháng thể hiện lòng biết ơn của HS đối với thầy cô giáo. - Tiếp tục ôn cho HS thi kể chuyện theo sách. - Tổ chức cho HS thi hát về chủ đề: Thầy cô. - Tuyên dương bạn hát hay. - Thông qua đó, GV tiếp tục giáo dục tư tưởng tôn sư trọng đạo cho HS. - HS lắng nghe - Những em bị nhắc nhở đứng lên trước lớp và hứa lần sau không tái phạm. - Lắng nghe. - Cả lớp vỗ tay khen các bạn thực hiện tốt. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe. Soạn xong tuần 15 Người soạn Khối trưởng kí duyệt Hoàng Thị Lệ Trinh Nguyễn Thị Thanh Tuyết
Tài liệu đính kèm: