Giáo án Khối 1 - Tuần 3 - Buổi sáng

Giáo án Khối 1 - Tuần 3 - Buổi sáng

Học vần

Bài: l - h

I. Mục tiêu:

- Đọc được l, h, lê, hè, từ và câu ứng dụng.

- Viết được l, h, lê, hè.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le.

 *HS khá giỏi: Bước đầu nhận biết được nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở sách giáo khoa; viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ ghép chữ Học vần.

III.Các hoạt động dạy học:

1.Ổn định: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Cho HS đọc, viết e, v, bê, ve.

- GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới:

3.1 Giới thiệu bài:

- Dùng tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?

- Trong tiếng lê, hè chữ nào đã học?

- Hôm nay chúng ta sẽ học chữ mới là l,h.

3.2 Dạy chữ ghi âm:

a. Nhận diện chữ:

- GV viết bảng chữ l và nói: Đây là chữ l.

- GV hỏi: Chữ l gồm nét nào chúng ta đã học?

- GV yêu cầu HS lấy chữ l trong bộ học vần.

b.Phát âm và đánh vần tiếng:

- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm chữ l. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.

- GV ghép và viết tiếng lê lên bảng: âm l ghép với âm ê ta được tiếng lê.

- GV yêu cầu HS phân tích tiếng lê.

 

doc 27 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 - Tuần 3 - Buổi sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
(Từ ngày 1/9 đến ngày 5/9/2014)
Thứ/
ngày
Tiết 
Môn
PPCT
Tên bài dạy
Hai 1/9
1
2
3
4
5
Chào cờ
Học vần 
Học vần
Thể dục Đạo đức 
3
19
20
3
3
Chào cờ đầu tuần
l- h
l- h
Gọn gàng, sạch sẽ (BVMT-NL)
Ba
 2/9
1
2
3
4
Toán 
Học vần
Học vần
Âm nhạc
9
21
22
3
Luyện tập
o- c
o- c 
Mời bạn vui múa vui
Tư 
3/9
1
2
3
4
Toán
Học vần
Học vần
TNXH
10
23
24
3
Bé hơn. Dấu <
ô- ơ
ô- ơ
Nhận biết các vật xung quanh (KNS)
Năm 4/9
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
Mĩ thuật Thủ công
11
25
26
3
Lớn hơn. Dấu >
Ôn tập
Ôn tập
Màu và vẽ màu vào các hình đơn giản 
Xé, dán HCN, hình tam giác ( T2)
Sáu 5/9
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
HĐTT
KNS
12
27
28
3
3
Luyện tập
 i-a 
 i-a
Sinh hoạt cuối tuần- HĐ ngoại khóa
Nếp ngồi của em (Tiết 1)
Thứ hai, ngày 01 tháng 09 năm 2014
Học vần
Bài: l - h
I. Mục tiêu:
- Đọc được l, h, lê, hè, từ và câu ứng dụng.
- Viết được l, h, lê, hè.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: le le.
 *HS khá giỏi: Bước đầu nhận biết được nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở sách giáo khoa; viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ ghép chữ Học vần.
III.Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đọc, viết e, v, bê, ve.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
- Dùng tranh và hỏi: Tranh vẽ gì?
- Trong tiếng lê, hè chữ nào đã học?
- Hôm nay chúng ta sẽ học chữ mới là l,h.
3.2 Dạy chữ ghi âm:
a. Nhận diện chữ:
- GV viết bảng chữ l và nói: Đây là chữ l.
- GV hỏi: Chữ l gồm nét nào chúng ta đã học?
- GV yêu cầu HS lấy chữ l trong bộ học vần.
b.Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm chữ l. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV ghép và viết tiếng lê lên bảng: âm l ghép với âm ê ta được tiếng lê. 
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng lê. 
- GV yêu cầu HS ghép tiếng lê.
- GV đánh vần mẫu lờ - ê – lê – lê. Gọi HS đọc cá nhân, lớp.
* Chữ h: quy trình tương tự như chữ l.
c. Hướng dẫn viết chữ l, h, lê, hè.
- GV viết mẫu và hướng dẫn hs lần lượt viết chữ l,h, tiếng lê, hè trên không. Sau đó cho HS lần lượt viết bảng con: “Chữ l cao 2,5 đơn vị, có 2 nét: nét khuyết trên nối liền với nét móc”
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
d. Đọc tiếng ứng dụng:
- GV viết các từ ứng dụng lên bảng đọc mẫu và giải thích các từ ứng dụng đó: lê, lề, lễ, he, hè, hẹ
- GV gọi HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, lớp.
TIẾT 2
4. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Luyện đọc lại các âm, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng ve ve ve, hè về. Chỉ và đọc mẫu câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b). Luyện viết:
- HS luyện viết l, h, lê, hè vào tập viết 1.
- Gv uốn nắn tư thế ngồi, cầm viết, đặt vở.
- Hướng dẫn cách trình bày, theo dõi và sữa chữa cho hs. 
c). Luyện nói:
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói le le.
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ cảnh gì? Những con vật trong tranh đang làm gì? Lông của chúng màu gì? Le le đẻ trứng hay đẻ con?... GV chú ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 9.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc, viết bảng.
- HS dưới lớp viết bảng
- Tranh vẽ lê, hè
- HS: ê,h
- HS phát âm: “lờ”, “hờ”
- HS quan sát.
- HS trả lời: nét dọc (nét thẳng).
- HS lấy chữ l trong bộ chữ học vần.
- HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát âm cá nhân, lớp.
- HS quan sát.
- 2 HS phân tích tiếng lê: âm l đứng trước, âm ê đứng sau.
- HS ghép tiếng lê. 
- HS lắng nghe và đọc cá nhân, lớp.
- HS quan sát GV hướng dẫn. Sau đó viết bảng con :
- Lắng nghe
- HS đánh vần, đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân, lớp.
- HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang bắt những chú ve.
- HS lắng nghe.
- HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.
- HS luyện viết vào tập viết 1.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi thành câu: Tranh vẽ cảnh những con le le/ Chúng đang bơi lội dưới nước/ Lông của chúng màu nâu đen/..
- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- HS lắng nghe.
ĐẠO ĐỨC
Bài 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ
(GDBVMT - NL)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
*GDMT:
 - HS biết thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và biết lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
- Biết cách giữ gìn vệ sinh thân thể, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- HS biết nhắc nhở những bạn ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bài hát: “Rửa mặt như mèo”
III. các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Là hs lớp 1 em có vui không? Vì sao?
- Em phải làm gì để xứng đáng là hs lớp 1?
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: “Thế nào là ăn mặc gọn gàng. Để biết đươc điều đó, cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.”
b. Các hoạt động
 + Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS nhận biết ăn mặc gọn gàng.
- Chọn 1 hs đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ đứng lên trước lớp.
- Gv hỏi: Em thấy bạn ăn mặc như thế nào? 
- Vì sao em cho là bạn đó ăn mặc gọn gàng?
- Gv nhận xét và kết luận: Gọn gàng sạch sẽ là đầu tóc cắt ngắn, gọn gàng; quần áo sạch sẽ, móng tay, móng chân phải được cắt ngắn
- GDHS: Các em cần phải biết cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, biết sắp xếp đồ dung học tập ngay ngắn và giữ cơ thể sạch sẽ.
 + Hoạt động 2: bài tập 1
* Mục tiêu: Giúp HS thấy được những bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ sẽ được nhiếu người yêu quý.
- Quan sát và thảo luận nhóm
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh trang 7 và tìm ra những bạn có đầu tóc, giày dép, quần áo gọn gàng sạch sẽ.
- GV đính tranh lên bảng và gọi đại diện vài nhóm trình bày phần thảo luận của mình trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại kết luận: tranh 4 và 8 ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Các tranh còn lại chưa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- GV hỏi: Theo em, vì sao chúng ta phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?
- GV nhận xét, rút ra kết luận (kết hợp GDMT): Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là quần áo, đầu tóc, giày dép luôn gọn gàng, sạch sẽ. Điều đó giúp chúng ta thân thể chúng ta luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
2. Hoạt động 2: làm bài tập 2
* Mục tiêu: giúp HS biết cách lựa chọn quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- GV yêu cầu HS chọn 1 bộ quần áo đi học cho bạn nam và bạn nữ. Nêu rõ lí do vì sao em chọn bộ đồ đó.
- GV gọi vài HS nêu sự lựa chọn của mình trước lớp.
- GV kết luận: Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ, gọn gàng. Không mặc quần áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy, bẩn hôi, xộc xệch đến lớp.
TIẾT 2
3. Hoạt động 3: Làm bài tập 3.
* Mục tiêu: Giúp HS biết được những việc cần làm để giữ quần áo, thân thể luôn gọn gàng, sạch sẽ.
- GV tiến hành tương tự như bài tập 2.
- GV kết luận: chúng ta nên làm như những bạn nhỏ ở tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8.
4. Hoạt động 4: Nêu suy nghĩ.
* Mục tiêu: giúp HS biết cách giúp những bạn ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ (kết hợp GDMT).
- GV yêu cầu HS quan sát trong lớp và nêu những bạn ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ. Yêu cầu HS nêu cách chỉnh sửa để giúp bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ hơn.
- GV kết luận: Chúng ta phải biết nhắc nhở, giúp đỡ những bạn ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ như thấy bạn bị đứt khuy thì nhắc bạn đính lại khuy
5. Hoạt động 5: GV cho cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo:.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS nêu lại một số biểu hiện của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS TL câu hỏi
- HS quan sát và cho ý kiến
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài tập 1.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: vì sẽ giúp chúng ta luôn sạch sẽ, khỏe mạnh mới học tập tốt.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài tập 2 cá nhân.
- Vài HS nêu lựa chọn của mình trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và làm theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”.
- Vài HS nêu lại biểu hiện của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Thứ ba, ngày 02 tháng 09 năm 2014
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5.
- Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5.
- Làm BT 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng học Toán
- Phiếu học tập của HS.
- Tranh bài tập 1, 2, 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đếm các số từ 1 đến 5 và ngược lại.
- HS tìm số 4 và 5 trong bộ đồ dùng học toán.
- 1HS đếm các nhóm đồ vật
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta sẽ học bài “Luyện tập”
b. Hoạt động 1: Ôn luyện các kiến thức cũ
- Củng cố cho hs cách đọc, đếm, viết các số trong phạm vi 5
- Gv treo tranh minh họa trong sgk.
- Cho học sinh đếm từ 1 đến 5
- Cho hs đếm ngược lại.
c. Hoạt động 2: Luyện tập
* Bài 1:
- GV đính các tranh bài tập 1 lên bảng và gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm bài vào phiếu bài tập. Sau đó, gọi HS lên bảng sửa bài.
* Bài 2: Tiến hành tương tự như bài tập 1
* Bài 3: Tiến hành tương tự như bài tập 1
4. Củng cố - Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài vào vở bài tập toán.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đếm từ 1 đến 5 và ngược lại.
- HS tìm số 4, 5 trong bộ đồ dùng học toán.
- 1 HS đếm
- HS quan sát tranh
- HS đếm CN-tổ-lớp
- HS đếm CN
- HS nêu yêu cầu bài tập: đếm số lượng đồ vật trong tranh và viết số thích hợp.
- HS làm bài vào phiếu học tập. Sau đó 6 HS lần lượt lên bảng sửa bài. 
* Lời giải:
4 cái ghế 5 ngôi sao
5 ô tô 3 bàn ủi
2 hình tam giác 4 bông hoa.
* Lời giải:
1 2 3 4 5
* Lời giải:
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1 2 3 4 5 5 4 3 2 1
1 2 3 4 5 5 4 3 2 1
Học vần
Bài 9: o - c 
I. Mục tiêu:
- Đọc được o, c, bò, cỏ, từ và câu ứng dụng.
- Viết đ ...  vở thủ công.
- GV nhận xét một số sản phẩm của HS.
4. Đánh giá sản phẩm.
- GV cho 1 số HS làm xong trước trình bày sản phẩm lên bảng, các em còn lại làm và nộ bài cho gv nhận xét.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm: các đường xé, răng cưa, hình xé cân đối, đều, gần giống mẫu, hình dán đều, không nhăn.
5. Củng cố - Dặn dò:
- Gv hỏi lại tên bài, nêu lại cách xé dán hình tam giác.
- Dặn HS chuẩn bị giấy nháp, giấy thủ công, hồ dán cho bài học sau “Xé, dán hình vuông”.
- Tuyên dương, nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại tựa bài
- HS quan sát.
- HS quan sát và nêu tên đồ vật: khăn quàng,
- HS quan sát GV hướng dẫn.
- HS lấy giấy nháp thực hành theo từng bước GV hướng dẫn.
- HS quan sát GV hướng dẫn.
- HS thực hành vẽ, xé, dán hình tam giác bằng giấy thủ công.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS dưới lớp nhận xét.
Thứ sáu, ngày 05 tháng 09 năm 2014
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng các dấu và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh hai số.
- Bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ bé hơn và lớn hơn (có 22).
- Làm BT 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng học Toán
- Phiếu học tập bài 1, 2, 3.
- Bảng phụ bài tập 1, 2, 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng dấu lớn
- GV gọi 2-3 HS đọc liền mạch 2>1,,5>4. 
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài Luyện tập.
b. Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ:
- GV đính bảng
- 5 quả so với 2 quả như thế nào?
- Thực hiện tương tự với: 5 > 3; 3 < 5
C. Hoạt động 2: luyện tập 
* Bài 1: Điền dấu > , <
- GV đính bảng phụ bài tập 1 lên bảng.
- GV cho HS làm bài vào phiếu học tập. Gọi 2 HS lên làm bài trên bảng phụ.
- GV sửa bài trên bảng phụ và nhận xét bài làm của cả lớp.
- GV hỏi:
+ Số 3 như thế nào với số 4?
+ Số 4 như thế nào với số 3?
- GV kết luận: số 3 luôn bé hơn số 4 và số 4 luôn lớn hơn số 3. Như vây, với hai số khác nhau ta luôn tìm được một số bé hơn và một số lớn hơn.
- GV yêu cầu HS tự so sánh và nêu kết quả 3 cột còn lại.
* Bài 2: So sánh lượng và viết kết quả.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV hỏi: Em cần chú ý gì khi viết dấu lớn, dấu bé.
- GV yêu cầu HS làm bài.
* Bài 3: Nối ô trống với số cần điền vào ô trống.
- Gv chia HS thành 2 đội, mỗi đội đại diện 3 bạn thi đua lần lượt nối nhanh các số vào ô vuông. Đội nào nối đúng và nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng.
- Gv nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài trong vở bài tập toán.
- Xem trước bài bằng nhau, dấu bằng.
- Nhận xét tiết học.
- HS viết bảng. 
- 2-3 đọc liền mạch 2>1,,5>4.
- HS quan sát.
- HS nêu: 5 > 2
- Các tranh còn lại tương tự.
- HS quan sát.
- HS làm bài vào phiếu học tập, 2HS làm bảng phụ.
- HS quan sát và sửa bài.
* Lời giải:
32 1<3 2<4
4>3 21 4>2
- HS trả lời:
+ Số 3 bé hơn số 4.
+ Số 4 lớn hơn số 3.
- HS lắng nghe.
- HS so sánh 3 cột còn lại: 1 bé hơn 2 và 2 lớn hơn 1,
* Lời giải:
5>3 5>4 5>3
3<5 4<5 3<5
- HS lắng nghe.
- Khi viết dấu bé hay dấu lớn ta luôn quay đầu nhọn về số bé hơn.
- HS làm bài
- HS thi đua, lớp quan sát và nhận xét.
Học vần
Bài: i - a
I. Mục tiêu:
- Đọc được i, a, bi, cá; từ và câu ứng dụng.
- Viết được I, a, bi, cá
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: lá cờ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ ghép chữ Học vần.
- Tranh (mẫu vật) minh họa từ và câu ứng dụng.
- Tranh minh họa phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc viết lại bài cũ. 
- 2 HS đọc câu ứng dụng của bài ôn tập
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Gv treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? Vẽ ai?
- Gv đưa viên bi và hỏi đây là gì?
- Gv ghi bảng: bi, ca.
- Gv hỏi trong tiếng: bi, ca có âm nào chúng ta đã được học?
- Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ và âm mới là: i, a 
b. Dạy chữ ghi âm:
* Chữ i:
 *Nhận diện chữ:
- GV viết bảng chữ i và nói: Đây là chữ i. chữ i là một nét sổ thẳng đứng.
- GV cho HS so sánh chữ i và chữ l.
- GV yêu cầu HS lấy chữ i trong bộ học vần.
 * Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm chữ i. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV ghép và viết tiếng bi lên bảng: âm b ghép với âm i. 
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng bi.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng bi.
- GV đánh vần mẫu bờ - i – bi - bi. Gọi HS đọc cá nhân, lớp.
- Yêu cầu hs đọc lại cả phần âm i.
* Chữ a: quy trình tương tự như chữ i.
c. Hướng dẫn viết chữ i, a, bi, cá.
- Gv treo mẫu chữ viết trong khung chữ.
- Gv vừa tô lại chữ mẫu vừa nói: 
 + Chữ i gồm 2 nét: từu điểm đặt bút dưới đường kẻ ngang thứ 2 viết nét xiên phải chạm đường kẻ ngang 2 sau đơ viết nét móc phải. Điểm dừng bút chạm đường kẻ ngang 2, lia bút lên chính giữa chữ i viết dấu chấm. 
+ Chữ a gồm 2 nét: nét 1là nét cong hở phải, nét thứ 2 là nét móc phải. Khi viết nét cong điểm đặt bút thấp hơn điểm đặt bút viết chữ o sau đó lia bút lên đường kẻ ngang trên viết nét móc phải.
- GV lần lượt viết mẫu chữ i, a tiếng bi, cá. Sau đó cho HS lần lượt viết bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
d. Đọc tiếng ứng dụng:
- GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: bi, vi, li, ba, va, la, bi ve, ba lô. Đọc mẫu, giảng nghĩa.
- GV gọi HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, lớp.
- Yêu cầu học sinh nhận biết cấc âm vừa học trong từ ứng dụng.
TIẾT 2
4. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Luyện đọc lại các âm, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp.
- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng bé hà có vở ô li. Chỉ và đọc mẫu câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
b. Luyện viết:
- Gv nhắc lại cách viết để hs khắc sâu.
- Uốn nắn tư thế ngồi, cần viết, đặt vở.
- Hướng dẫn hs cách trình bày
- HS luyện viết i, a, bi, cá vào tập viết 1.
- Gv theo dõi và sửa sai cho hs.
c. Luyện nói :
- GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói bờ hồ.
- GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Đó là những lá cờ gì? Những lá cờ đó có những hình gì? Màu gì?...GV chú ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh.
- Gv nhận xét.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp.
- Tìm các tiếng mới có âm vừ học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 13.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc
- 2 HS đọc lại bài cũ.
- HS quan sát tranh và trả lời.
- Viên bi
- Có âm b và âm c đã học.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát.
- HS trả lời: chữ i giống chữ l nhưng khác là chữ i có dấu chấm ở trên.
- HS lấy chữ i trong bộ chữ học vần.
- HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát âm cá nhân, lớp.
- HS quan sát.
- 2 HS phân tích tiếng bi: âm b đứng trước, âm i đứng sau.
- HS ghép tiếng bi.
- HS lắng nghe và đọc cá nhân, lớp.
- HS đọc CN-nhóm-ĐT
- HS quan sát
- HS quan sát GV hướng dẫn. Sau đó viết bảng con i, bi:
- Lắng nghe.
- HS đánh vần, đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân, lớp.
- HS gạch chân vào âm vừa học có trong từ ứng dụng.
- HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp.
- HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ hai bạn nhỏ đang khoe vở có ô li với nhau.
- HS lắng nghe.
- HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp.
- HS lắng nghe
- HS luyện viết vào tập viết 1.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi thành câu.
- HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp.
- HS lắng nghe.
THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
Bài 2: NẾP NGỒI CỦA EM (2 Tiết)
I.Mục tiêu:	
- Hiểu được lợi ích của việc ngồi học đúng tư thế.
- Biết cách ngồi học đúng tư thế.
- Tạo thói quen ngồi học đúng tư thế.
II. Phương tiện dạy học
- Sách thực hành kĩ năng sống lớp 1
- Động tác mẫu của giáo viên. Học sinh
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Khám phá: 
- Gọi 1 HS lên ngồi mẫu và yêu cầu cả lớp quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét, giới thiệu bài.
2/ Kết nối
Tầm quan trọng
Hoạt động 1: Nếp ngồi ảnh hưởng đến xương sống.
- GV hỏi: Xương sống có tác dụng gì? 
£ Trụ cột của cơ thể
£ Duy trì hoạt động của cơ thể
£ Tạo nên dáng đứng
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết tư thế nào ảnh hưởng xấu đến xương sống?
- GV chốt lại: Ngồi học đúng tư thế giúp xương sống thẳng, ngồi sai tư thế khiến xương sống bị cong và tạo nên dáng còng.
Hoạt động 2: Tác hại của ngồi sai tư thế
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
+ Tư thế ngồi học nào giúp bảo vệ xương sống?
+ Ngồi sai tư thế có những tác hại gì?
£ Còng lưng
£ Mờ mắt
£ Mỏi mệt
£ Chán ăn
£ Vẹo xương sống
£ Tiếp thu bài chậm
- GV chốt lại: Ngồi sai tư thế rất có hại, có thể khiến lưng bị còng, dáng đi xiêu vẹo, mắt bị mờ
Hoạt động 3: Ích lợi của ngồi đúng
- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: Tư thế ngồi đúng giúp ích gì cho em?
£ Có dáng đứng thẳng, đẹp
£ Có dáng đứng nghiêng ngả
£ Có đôi mắt sáng
£ Học tập hiệu quả
- GV nhận xét, chốt lại:
Nếp ngồi của em
Trang sách mới mở ra
Trên mặt bàn xinh xắn
Nắng chiếu qua đôi mắt
Em học bài say sưa
Thoang thoảng làn gió đưa
Qua tay ngoan khép khẽ
Nếp ngồi em ngay ngắn
Sáng mặt trời bé thơ.
3/ Thực hành 
Hoạt động 4: Tư thế ngồi của em
- Tư thế ngồi đúng
+ Thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Tư thế ngồi đúng cần như thế nào?
+ GV nhận xét chốt lại:
Lưng thẳng
Giữ khoảng cách giữa mắt và mặt bàn là 25– 30 cm
Tay để ngay ngắn trên mặt bàn.
- Quan sát tranh trang 11 và cho biết những tư thế ngồi trong tranh nào nên tránh.
- GV nhận xét rút ra bài học: Khi ngồi lưng thẳng, không nên bò ra bàn, không nghiêng ngả.
4.Vận dụng
- Ngồi học theo đúng tư thế
- Thực hành mọi lúc mọi nơi.
- Bài 9 môn TNXH Tuần 9
- Các bài trong phân môn tập viết. 
- HS quan sát, nhận xét.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS thảo luận và trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS thảo luận rồi trả lời.
- HS lắng nghe
- HS quan sát, trả lời
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện.
Soạn xong tuần 3
Người soạn
	Khối trưởng kí duyệt
Hoàng Thị Lệ Trinh
Nguyễn Thị Thanh Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_lop_1_Tuan_3_Buoi_sang.doc