Giáo án Khối 1 - Tuần 7 - Buổi sáng

Giáo án Khối 1 - Tuần 7 - Buổi sáng

Tiết 57 - 58 HỌC VẦN

ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

- Học sinh đọc các âm và chữ vừa học trong tuần: p-ph, g-gh, q-qu, gi-ng, ngh, y, tr. Các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22-27.

- Viết được p-ph, g-gh, q-qu, gi-ng, ngh, y, tr. Các từ ngữ ứng dụng.

- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: tre ngà.

II. Chuẩn bị:

Bảng ôn trang 56

III. Hoạt động dạy và học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: âm y – tr

- Cho học sinh đọc bài ở sách giáo khoa

- Cho học sinh viết ở bảng con: tre ngà, chú ý

- Nhận xét

3. Bài mới: Giới thiệu bài:

- Trong tuần qua chúng ta đã học những chữ âm gì mới ? – GV ghi góc bảng.

 

doc 29 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 - Tuần 7 - Buổi sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
 (Từngày 30/9 đếnngày 04/10/2013)
Thứ,
ngày
Tiết
Môn
PPCT
Tênbàidạy
Hai 30/9
1
2
3
4
5
Chàocờ
Họcvần
ThểDục
Họcvần
Đạođức
7
57
58
7
Chàocờđầutuần
Ôntập (Tiết 1)
Ôntập (Tiết 2)
Giađìnhem (Tiết 1)
( GDKNS - GDBVMT)
Ba 01/10
1
2
3
4
Toán
Họcvần
Họcvần
Thủcông
25
49
50
7
Kiểmtra
Ôntập: Âmvàchữghiâm (Tiết 1)
Ôntập: Âmvàchữghiâm(Tiết 2)
Xédánhìnhquả cam (Tiết 2)
Tư 02/10
1
2
3
4
Mỹthuật
Toán
Họcvần
Họcvần
26
51
52
Phépcộngtrongphạm vi 3
Chữthường – Chữhoa (Tiết 1)
Chữthường – Chữhoa(Tiết 2)
Năm 03/10
1
2
3
4
Toán
Họcvần
Họcvần
TNXH
27
63
64
7
Luyệntập
ia (Tiết 1)
ia (Tiết 2)
Thựchànhđánhrăng, rửamặt
(GDKNS - GDSDNL)
Sáu 04/10
1
2
3
4
5
Toán
Hátnhạc
Tậpviết
Tậpviết
SHL
28
5
6
7
Phépcộngtrongphạm vi 4
Cửtạ, chữsố, thợxẻ
Nhokhô , nghé ọ, chú ý, cátrê, lámía
Sinhhoạtcuốituần- HĐ ngoạikhóa
Thứ hai, ngày 30 tháng 9 năm 2013
Tiết 57 - 58 HỌC VẦN
ÔN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc các âm và chữ vừa học trong tuần: p-ph, g-gh, q-qu, gi-ng, ngh, y, tr. Các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 22-27.
- Viết được p-ph, g-gh, q-qu, gi-ng, ngh, y, tr. Các từ ngữ ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: tre ngà.
II. Chuẩn bị:
Bảng ôn trang 56 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: âm y – tr 
- Cho học sinh đọc bài ở sách giáo khoa 
- Cho học sinh viết ở bảng con: tre ngà, chú ý
- Nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
- Trong tuần qua chúng ta đã học những chữ âm gì mới ? – GV ghi góc bảng.
Hoạt động 1: Ghép chữ thành tiếng
- Cho học sinh l ghép: chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng 1
o
ô
a
e
ê
ph
pho
phô
pha
phe
phê
nh
nho
nhô
nha
nhe
nhê
gi
gio
giô
gia
gie
giê
tr
tro
trô
tra
tre
trê
g
go
gô
ga
ng
ngo
ngô
nga
gh
ghe
ghê
ngh
nghe
nghê
qu
qua
que
quê
- Ghép từ tiếng ở cột dọc với dấu ở dòng ngang
/
?
\
~
.
i
í
ỉ
ì
ĩ
ị
y
ý
ỷ
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng
- Giáo viên ghi bảng:
nhà ga	quả nho
tre ngà	ý nghĩ
- Giáo viên sửa lỗi phát âm
- Giáo viên giải thích nghĩa từ.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết
- Nêu tư thế ngồi viết
- Giáo viên hướng dẫn viết từ: tre già, quả nho.
4. Củng cố:
- Nhận xét 
- Hát múa chuyển tiết 2
- Hát
- Học sinh đọc bài cá nhân
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh nêu 
- Học sinh làm theo yêu cầu
- Học sinh chỉ chữ 
- Học sinh đọc âm cá nhân, lớp
- Học sinh ghép và nêu
- HS đọc cá nhân, lớp 
- Học sinh luyện đọc cá nhân, lớp 
- HS đọc từ.
- Giải nghĩa từ.
- Học sinh nêu
- Học sinh viết trên không, trên bàn, bảng con
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu: Chúng ta sang tiết 2
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên cho đọc các tiếng ôn ở bảng 1 và 2
Đọc từ ứng dụng
Đọc chữ viết
- Giáo viên treo tranh
Tranh vẽ gì?
	® giáo viên ghi câu ứng dụng
Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Hoạt động 2: Luyện viết
- Nêu lại tư thế ngồi viết
- Giáo viên hướng dẫn viết
Tre già
Qủa nho
- Giáo viên thu vở chấm
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Kể chuyện
- GV kể chuyện theo tranh 
 -Tranh 1: Có một em bé lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, cười.
 -Tranh 2: Bỗng một hôm có người rao: Vua đang cần người đánh giặc.
 -Tranh 3:Từ đó chú bỗng lớn nhanh như thổi
 -Tranh 4:Chú và ngựa đi đến đâu, giặc chết như rạ, trốn chạy tan tác.
 -Tranh 5: Gậy sắt gãy. Tiện tay chú liền nhổ luôn cụm tre cạnh đó thay gậy, tiếp tục chiến đấu với kẻ thù.
 -Tranh 6: Đất nước bình yên, tre gặp đất trở lại tươi tốt. Vì tre nhuộm khói lửa nên vàng óng.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên chỉ bảng ôn
- Nhận xét tiết học.
 - Học sinh đọc cá nhân, lớp 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nêu 
- Học sinh luyện đọc cá nhân, lớp 
- Học sinh nêu 
- Học sinh viết trên vở
- Học sinh lắng nghe
- HS quan sát, đọc theo
Tiết 7 ĐẠO ĐỨC
 GIA ĐÌNH EM (tiết 1)
 (GDKNS_ GDMT)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu trẻ em biết được có quyền được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lẽ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
KNS: Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
 - Yêu thương kính trọng lễ phép với ông bà cha mẹ
 GDBVMT:Gia đình chỉ có 2 con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.
II. Chuẩn bị:
- Các điều: 5, 7, 9, 10, 18, 20, 21, 27 trong công ước quốc tế
- Các điều: 3, 5, 7, 9, 12, 13, 16, 17, 27 trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
- Bộ tranh về quyền có gia đình
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Giữ gìn sách vở – đồ dùng học tập
- Nêu tên các đồ dùng học tập mà em có
- Nêu cách giữ gìn đồ dùng học tập.
- Nhận xét 
3. Bài mới:
a. Khám phá: 
- Cho học sinh quan sát tranh 1 gia đình có đủ 3 thế hệ đang sum họp 
+ Tranh vẽ những ai?
+ Họ như thế nào với nhau?
+ Em có cảnh sinh hoạt giống những người trong tranh không?
- Vậy những người cùng sống chung trong một gia đình ta gọi là gì?
- Cho cả lớp hát bài cả nhà thương nhau.
- GV ghi tựa bài.
b. Kết nối: 
Hoạt động 1: 
- Mỗi nhóm 4 em kể về gia đình của mình
- Gia đình em có mấy người?
- Bố mẹ em tên gì?
- Anh chị em bao nhiêu tuổi, học lớp mấy
- Gọi HS báo cáo 
-> Kết luận: GDMT
- Chúng ta ai cũng có một gia đình. 
- GD gia đình chỉ có 2 con góp phần hạn chế gia tăng dân số, góp phần cùng cộng đồng BVMT.
Hoạt động 2:Xem bài tập 2 kể lại nội dung
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận nội dung các bức tranh 
- Gọi đại diên nhóm báo cáo kết quả
à Giáo viên chốt lại nội dung từng tranh
+ Tranh 1: Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài
+ Tranh 2: Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay ở công viên
+ Tranh 3: Gia đình đang sum họp bên mâm cơm
+ Tranh 4: Bạn nhỏ đang bán báo phải xa mẹ
- Trong các tranh bạn nào đang sống hạnh phúc 
Kết luận:
- Các em hạnh phúc khi được sống trong gia đình, chúng ta phải biết chia sẻ với các bạn thiệt thòi
c. Thực hành: 
Hoạt động 3:
- HS đóng vai BT3
- Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 bức tranh và đóng vai theo tình huống trong tranh
- Mời đại diện các nhóm lên đóng vai 
à Giáo viên kết luận cách ứng sử
+ Tranh 1: Nói vâng ạ và thực hiện theo lời mẹ dặn
+ Tranh 2: Chào bà và cha mẹ khi đi học về
+ Tranh 3: Xin phép bà đi chơi
+ Tranh 4: Nhận qùa bằng 2 tay và nói cám ơn
Kết luận:
- Các em có bổn phận kính trọng lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ
4. Vận dụng.
- Thực hiện tốt điều đã được học.
- Hát
- Học sinh nêu
- Sử dụng đúng mục đích, dùng xong sắp xếp đúng nơi quy định
- HS quan sát và trả lời
- Cả lớp hát
- HS nêu lại tựa bài.
- Học sinh sưu tầm về gia đình của mình
- Học sinh kể cho bạn kế bên nghe về gia đình của mình
- Một vài học sinh kể trước lớp
- Học sinh thảo luận 4 bức tranh
- Đại diện nhóm kể về nội dung tranh
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Các bạn ở tranh 1, 2, 3 được sống hạnh phúc
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai 
- Các nhóm lên đóng vai
- Lớp theo dõi nhận xét 
Thứ ba, ngày 01 tháng 10 năm 2013.
Tiết 25 TOÁN
KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
 Kiểm tra kết quả học tập của học sinh về:
 - Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, viết các số 0 ® 10.
 - Nhận biết số thứ tự mỗi số trong dãy số 0 ® 10
 - Nhận biết hình vuông, tròn, tam giác
II. Dự kiến đề kiểm tra trong 35 phút (Kể từ khi bắt đầu làm bài)
1.Số ?
 2.Số ?
3. Viết các số 5, 2, 1, 8, 4 theo thứ tự
+ Từ bé đến lớn
+ Từ lớn đến bé
4.Số ?
Có  hình vuông
Có  hình tam giác
* Chú ý : nếu học sinh chưa tự đọc đựơc, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh biết yêu cầu của từng bài tập
III. Hướng dẫn đánh giá :
- Bài 1: (2 điểm) mỗi lần viêt đúng số ở ô trống cho 0, 5 điểm
- Bài 2: (3 điểm) mỗi lần viết đúng số ở ô trống cho 0.25 điểm
- Bài 3: (3 điểm)
Viết đúng các số theo thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5, 8 cho 1, 5 điểm
Viết đúng các số theo thứ tự: 8, 5, 4, 3, 2, 1 cho 1,5 điểm
- Bài 4: (2 điểm) 
Viết 2 vào chỗ chấm hàng trên được 1 điểm.
Viết 5 vào chỗ trống chỗ chấm hàng dưới được 1 điểm
*Chú ý: Nếu học sinh viết 4 vào chỗ chấm hàng dưới cho 0
 HỌC VẦN
ÔN TẬP: ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM
I. Mục tiêu:
- HS ôn lại những âm đã học từ tuần 1- 6.
- Biết phân biệt được chữ ghi âm của các vần.
- Viết tốt các âm, và đọc tốt.
II. Chuẩn bị:
- GV: bộ chữ ghi âm.
- HS: bảng con, vở.
III.Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đọc bảng con từ ứng dụng:
Nhà ga, quả nho, ý nghĩ, tre già.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS viết bảng: tre già, quả nho.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Từ tuần 1 đến nay chúng ta đã học hết các â và cũng đã viết được các âm bằng chữ ghi thường.
- Ghi tựa bài.
b. Ôn âm.
- Gọi học sinh nêu lại các âm 
- GV viết bảng.
- Cho học sinh đọc nối tiếp cá nhân.
- Gv nhận xét.
c. Hướng dẫn viết. 
- GV hướng dẫn viết bảng.
- GV đọc cho học sinh viết bảng 
- Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố.
- Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương học sinh.
- 2 HS đọc.
- 2 HS đọc.
- HS viết bảng con.
- HS nhắc lại tựa bài
- HS nêu.
- HS đọc cá nhân.
- HS quan sát
- HS viết bảng
Tiết 7: 	THỦ CÔNG
 XÉ - DÁN HÌNH QỦA CAM. (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách xé, dán hình quả cam từ hình vuông.
- Rèn học sinh xé được hình quả cam có cuống, lá và dán cân đối, phẳng.
 - Giáo dục học sinh yêu thích lao động và trân trọng sản phẩm mình làm ra.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu hình xé, dán quả cam.
- 1 tờ giấy thủ công màu cam, xanh lá, hồ dán, giấy làm nền, khăn lau.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét bài tiết trước. 
- Tuyên dương.
3. Bài mới: Giới thiệu bài “ Xé dán hình quả cam”
- Giáo viên ghi tựa.
* Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn làm mẫu
Xé hình quả cam:
- Giáo viên hướng dẫn lại quy trình xé hình quả cam.
+ Lấy một tờ giấy màu, lật mặt sau, đánh dấu và vẽ một hình vuông 
+ Xé rời để lấy hình vuông ra.
 ... 2 +  = 3
2  1 = 3
- Nhận xét 
3. Bài mới:
Giới thiệu: Phép cộng trong phạm vi 4
Hoạt động 1:Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh phép cộng 3 cộng 1 bằng 4
+ Giáo viên đính mẫu vật 3 con chim thêm 1 con chim nữa
+ Có 3 con chim thêm 1 con chim. Hỏi tất cả có mấy con chim?
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 2+2=4
Tương tự như phép cộng 3+1=4
- Bước 3: Hướng dẫn học sinh phép cộng: 1+3=4
+ Giáo viên làm tương tự như trên nhưng với que tính
- Bước 4: Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4
Giáo viên giữa lại các ông thức mới lập:
3 + 1 = 4
2 + 2 = 4
1 + 3 = 4
- Bước 5: 
+ Quan sát hình vẽ, nêu 2 bài toán có 3 chấm tròn thêm 1 chấm tròn nữa, hỏi tất cả có mầy chấm tròn?
+ Nêu 2 phép tính của 2 bài toán
+ Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính?
+ Vị trí của các số trong phép tính: 3+1 và 1+3 có giống hay khác nhau?
-> Vậy phép tính 3+1 cũng bằng 1+3
Hoạt động 2: Thực hành 
- Bài 1 : Tính
+ Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng làm bài 
+ Giáo viên nhận xét cho điểm
- Bài 2 : 
+ Học sinh đọc yêu cầu bài toán tính
+ Phải viết kết quả sao cho thẳng cột
+ Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài
+ Nhận xét 
- Bài 3 : Điền dấu >, <, =
 + Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
 + Giáo viên nhận xét cho điểm
- Bài 4: Viết phép tính thích hợp
+ Giáo viên nhận xét cho điểm
4. Củng cố - dặn dò:
 - Trò chơi thi đua : ai nhanh, ai đúng “ điền số thích hơp”
3 +  = 4
2 + 2 = 
3 + 1 = 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 4
- Chuẩn bị bài luyện tập
- Hát
- Học sinh đọc 
- Học sinh làm bảng con
- Học sinh quan sát
- Học sinh trả lời: có 3 con chim thêm 1 con chim tất cả có 4 con chim 
- Học sinh nêu phép tính : 3+1=4
- Học sinh đọc cá nhân 
- Học sinh trả lời
- Học sinh nêu ra 2 phép tính tương ứng với 2 bài toán trên: 3+1=4 và 1+3 =4
- Vị trí của các số trong 2 phép tính đó là khác nhau, nhưng kết quả của phép tính đều bằng 4
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài
- Ta phải thực hiện phép tính nếu có
- Học sinh làm bài và đổi vở sữa bài
- Học sinh làm bài
- Mỗi nhóm 3 em tham gia trò chơi
Tiết 5 TẬP VIẾT 
CỬ TẠ – CHỮ SỐ – THỢ XẺ
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết đúng nét: cử tạ, thợ xẻ, chữ số
- Viết đúng quy trình, đúng cở chữ, khoảng cách đặt dấu thanh đúng vị trí .
- Rèn chữ viết cẩn thận hơn, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Chữ mẫu, bảng kẻ ô li 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết bảng con các chữ tiết trước
- Nhận xét 
3. Bài mới:
- Giới thiệu hôm nay chúng ta luyện viết: cử tạ, thợ xẻ, chữ số.
- GV ghi tựa bài.
a. Hoạt động 1 :
- Hướng dẫn phân tích – viết chữ mẫu.
- Gv đính chữ mẫu: Cử tạ 
- Gọi HS phân tích từ cử tạ có mấy chữ? Chữ cử có mấy con chữ?
- GV yêu cầu học sinh giải nghĩa từ.
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn và viết mẫu.
-Từ thợ xẻ, chữ số, cá rô, phá cỗ (tương tự)
Hoạt động 2: Viết vở
- Nêu tư thế ngồi viết
- GV yêu cầu viết từng dòng theo sự hướng dẫn của GV.
4. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên thu bài chấm, nhận xét chung 
- Gọi 3 bạn ở 3 dãy thi đua viết nhanh đẹp: thú dữ, cá rô
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Học sinh viết 
- HS nhắc lại tựa bài
- Học sinh quan sát 
- Có 2 chữ. Chữ cử có 2 con chữ
- HS giải nghĩa từ
- Học sinh nêu
- Học sinh viết ở vở viết in
- Cho học sinh viết từng dòng
- Học sinh nộp vở
- Học sinh thi đua
Tiết 6 TẬP VIẾT
NHO KHÔ, NGHÉ Ọ, CHÚ Ý, CÁ TRÊ, LÁ MÍA.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách viết đúng nét, cỡ chữ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía.
- Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng quy trình, đúng nét
II. Chuẩn bị:
- Chữ mẫu, bảng kẻ ô li 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu:
- Hôm nay chúng ta luyện viết: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
- GV ghi tựa bài.
 Hoạt động 1:
- GV đính chữ mẫu. Gọi HS phân tích.
- Từ nho khô gồm có mấy chữ? Chữ nho có mấy con chữ?
- GV yêu cầu học sinh giải nghĩa từ.
- GV nhận xét 
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết 
Nho khô: đặt bút dưới đường kẻ thứ 3 viết nh, lia bút viết o, cách 1 con chữ viết khô
+Từ: nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía (tương tự)
Nghé ọ: đặt bút dưới đường kẻ 3 viết ngh, lia bút viết e, cách 1 con chữ viết ọ
* Chú ý: viết chữ cách 1 con chữ viết y, nhấc bút viết 
Cá trê: đặt bút viết c lia bút viêt a, cách 1 con chữ viết trê
Hoạt động 2: Viết vở
- Cho học sinh viết từng dòng theo hướng dẫn
Nho khô
Nghé ọ
Chú ý
Cá trê
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên thu bài chấm 
- Nhận xét chung 
- Gọi 3 bạn ở 3 dãy lên thi đua viết nhanh đẹp từ: chú thỏ
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà tập viết lại vào vở nhà 
- Hát
- HS nhắc lại tựa bài
- HS trả lời.
- HS giải nghĩa từ
- Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con 
 - Học sinh viết ở vở viết in
- Học sinh nộp vở
- Học sinh thi đua viết
SINH HOẠT LỚP
Chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
1. Về nhận thức: 
- Nắm được truyền thống nhà trường và ý nghĩa truyền thống đó.
2. Về thái độ, tình cảm: 
- Xác định trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
3. Về kĩ năng hành vi: 
- Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân, của lớp.
II. NỘI DUNG – HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường.
- Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác.
2. Hình thức:
- Trao đổi, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện họat động:
a. Giáo viên chủ nhiệm:
- Một vài số liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường như: Tổng số Gv và cán bộ nhà trường, các tổ chức đoàn thể nhà trường, tên các thầy cô trong BGH, TPT, tổng số học sinh toàn trường.
- Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường như: Truyền thống học tập của nhà trường; Truyền thống hoạt động văn nghệ, TDTT, các thế hệ HS thành đạt, các thế hệ thầy cô có công với trường.
- Một số câu hỏi để thảo luận
b. Học sinh:
- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Tổ chức:
- GVCN: Thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Khởi động: 
a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Để nắm được truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. Đồng thời để xác định trách nhiệm của mỗi học sinh chúng ta trong việc phát huy truyền thống nhà trường và xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân, của lớp. Hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt về chủ đề “Truyền thống nhà trường”. Đó là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay.
b. Giới thiệu chương trình hoạt động: Chương trình hôm nay gồm các nội dung sau:
- Nghe giới thiệu.
- Thảo luận.
- Văn nghệ.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Nghe giới thiệu:
GVCN giới thiệu về truyền thống nhà trường.
b. Hoạt động 2: Thảo luận
- Gv lần lượt nêu câu hỏi thảo luận.
+ Ngày thành lập trường là ngày nào?
+ Hiện nay trường ta có bao nhiêu thầy cô, bao nhiêu lớp?
+ BGH nhà trường hiện nay gồm những ai?TPT là ai?
+ Truyền thống nổi bật của trường ta là gì?
+ Trong năm học qua trường ta có những thành tích gì nổi bật?
+ Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường?
- Hs vận dụng những kiến thức vừa được nghe GVCN giới thiệu để trả lời.
- Hs khác bổ sung.
- Gv nêu đáp án 
c. Hoạt động 3: Văn nghệ.
- Lần lượt học sinh lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ mà các em đã chuẩn bị.
- Gv và cả lớp cùng tuyên dương các bạn đã biểu diễn tốt.
- Hát tập thể bài hát truyền thống của nhi đồng: Nhanh bước nhanh nhi đồng.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe câu hỏi thảo luận
- HS trả lời: Thành lập năm 2002
- 40 thầy cô, 21 lớp
Cô Hiệu Trưởng: Trần Thị Đức
Cô Hiệu Phó: Lê Anh Thư
TPT: Lê Thị Thắng
- Tôn sư trọng đạo,
- Chăm ngoan, học giỏi, vâng lời cha mẹ, thầy cô,
- HS lên biểu diễn
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- GVCN nhận xét kết quả hoạt động và dặn dò chương trình hoạt động lần sau.
SINH HOẠT LỚP
Chủ điểm: “Truyền thống nhà trường”
I/ Mục tiêu:
* Đánh giá các hoạt động tuần qua phổ biến các hoạt động tuần tới
* HS biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy
II/ Chuẩn bị:
* Giáo viên: Những hoạt động về kế hoạch tuần tới
* Học sinh: Các báo cáo về những hoạt động trong tuần qua
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 1. Kiểm tra:
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của HS
 2. Giới thiệu:
- Giáo viên giới thiệu chi tiết hoạt động sinh hoạt cuối tuần
a/ Đánh giá hoạt động tuần qua
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tịa còn mắc phải
b/ Phổ biến kế hoạch tuần tới
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới:
- Về học tập
- Về lao động
- Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu
3/ Củng cố- Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn dò HS về nhà học bài và làm bài, xem trước bài mới
- Tổ chức giờ chơi cuối giờ
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của tổ cho chi tiết
- Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt
- Lớp trưởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình
- Các lớp phó: phụ trách học tập, phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động trong tuần qua
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua
- Lớp trưởng cắm cờ thi đua cho các tổ
- Lớp trưởng chúc mừng sinh nhật các bạn trong tuần
- Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch
- Các tổ thảo luận các kế hoạch tuần tới
- HS lắng nghe
- Ghi nhớ những gì giáo viên dặn dò và chuẩn bị tiết học sau
- HS chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_lop_1_Tuan_7_Buoi_sang.doc