Giáo án khối 1 - Tuần học 28 năm học 2009

Giáo án khối 1 - Tuần học 28 năm học 2009

TẬP ĐỌC

BI : NGÔI NHÀ

I/ Mục tiu: HS biết: -HS đọc đúng, nhanh được cả bài “Ngôi nhà”.

-Đọc các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức

-Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy (sau mỗi dòng thơ)

-Tìm được tiếng có vần yêu. Nói được câu chứa tiếng có vần iêu, yêu

-Nội dung bài: Tình cảm yêu thương gắn bó của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình.

II/ Chuẩn bị: - Sách Tiếng Việt, tranh minh họa bài tập đọc, đồ dùng dạy và học.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 18 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 1 - Tuần học 28 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG ( TUẦN 28 )
Thời gian
Mơn dạy
PPCT
Tên bài dạy
Thứ 2
23/ 03/ 2009
Chào cờ
28
Tuần 28
Tập đọc
19
Ngôi nhà
Tập đọc
20
Ngôi nhà
Tốn
105
Giải toán có lời văn ( TT )
Đạo đức
28
Chào hỏi và tạm biệt
Thứ 3
24/ 03/ 2009
Mỹ thuật
70
Vẽ tiếp hình và màu vào hình vuông, đường diềm
Tốn
106
Luyện tập
Chính tả
7
Ngôi nhà
Tập viết
25
Tô chữ hoa H, I, K
Thứ 4
25/ 03/ 2009
Âm nhạc
71
Tốn
107
Luyện tập
Tập đọc
21
Quà của Bố
Tập đọc
22
Quà của Bố
Thứ 5
26/ 03/ 2009
Thể dục
27
Bài thể dục – trò chơi vận động 
Tốn
108
Luyện tập chung
Chính tả
8
Quà của Bố
TNXH
28
Con muỗi
Thứ 6
27/ 03/ 2009
Tập đọc
23
Vì vậy giờ mẹ mới về 
Tập đọc
24
Vì vậy giờ mẹ mới về
Kể chuyện
4
Bông hoa cúc trắng
Thủ cơng
72
Cắt dán hình tam giác
SHTT
28
Tuần 28
Thứ hai, ngày 23 tháng 03 năm 2009
CHÀO CỜ
	Chủ trì: Đ/c Trần Thanh Thuỷ
	Thành phần: GV dạy buổi sáng điểm.
	Nội dung:
Nhận xét hoạt động tuần qua
Nêu kế hoạch tuần tới
	- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Đi học đúng giờ
	- Nhặt rác giữ vệ sinh trường lớp
	- Nghỉ học phải có lí do
	- Biết bảo vệ của công
TẬP ĐỌC
BÀI : NGÔI NHÀ
I/ Mục tiêu: HS biết: -HS đọc đúng, nhanh được cả bài “Ngôi nhà”. 
-Đọc các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức 
-Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy (sau mỗi dòng thơ)
-Tìm được tiếng có vần yêu. Nói được câu chứa tiếng có vần iêu, yêu
-Nội dung bài: Tình cảm yêu thương gắn bó của bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình.
II/ Chuẩn bị: - Sách Tiếng Việt, tranh minh họa bài tập đọc, đồ dùng dạy và học.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp: (tiết 1)
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tranh vẽ gì? Ngôi nhà là nơi ta sinh ra và lớn lên. Hôm nay ta học bài: Ngôi nhà
b/ Luyện đọc:
+GV đọc mẫu 1 lần: vừa chỉ vừa đọc.
+Tiếng, từ khó:
-Gạch chân tiếng, từ (từng từ một), giải thích nghĩa từ:
VD: hàng xoan
-Tương tự: xao xuyến, lảnh lót, thơm phức
+Đọc nhảy cóc (theo câu):
+Câu: 
-GV lưu ý ngắt nghỉ (gạch xiên bằng phấn màu)
-Chỉ bảng cho HS đọc.
+Đọan, bài: Có 3 đoạn thơ
*Nghỉ giữa tiết: Hát múa
c/ Tìm hiểu bài: 
-Tìm trong bài tiếng có vần yêu
-Tìm tiếng ngoài bài iêu, yêu
-Nói câu chứa tiếng
-Hát
-4 HS đọc bài “Con quạ thông minh”, trả lời câu hỏi
-Gắn bảng cài: con quạ, dâng lên, cổ lọ
-HS trả lời: Ngôi nhà
-HS đọc- phân tích (đánh vần từng tiếng)- đọc trơn (3 HS)- cả lớp
-3- 5 HS
-HS đọc luân phiên đến hết lớp.
-Cả lớp- thi đọc theo tổ- cá nhân đọc cả bài (4)
-HS mở SGK: gạch chân bằng bút chì
-HS gắn bảng cài: gắn vần, gắn tiếng
-Thi đua cài hoa
Tiết 2: 
4/ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a/ Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc:
-GV đọc mẫu 2 lần
-Cho HS đọc toàn bài
b/ Luyện nói
-HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi từng đoạn
+Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ: nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? Ngửi thấy gì?
+Đọc câu thơ nói lên tình yêu ngôi nhà gắn liền với tình yêu đất nước?
-3 HS
-HS thảo luận tranh- phát biểu
IV. Củng cố, dặn dò: -Về nhà học bài, tập trả lời câu hỏi
Môn: Toán
Bài 104: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN ( TT )
I.Mục tiêu: -HS củng cố về kĩ năng giải và trình bày bài giải
-Tìm hiểu toán: Bài toán cho biết gì? Bài toán đòi hỏi phải tìm gì? 
-Giải bài toán: Thưcï hiện phép tính để tìm hiểu điều chưa biết nêu trong câu hỏi, trình bày bài giải
II. Chuẩn bị: -Sách bài tập toán, que tính.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/Kiểm tra bài cũ: 
-Làm bảng con: > < =
73  76
47  39
19  15 + 4
-GV nhận xét
2/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải:
-Hướng dẫn tìm hiểu bài toán:
+Bài toán cho biết những gì?
+Bài toán hỏi gì? 
+HS nêu lại tóm tắt
-Hướng dẫn giải toán và trình bày bài giải:
+Nêu câu hỏi gợi ý?
+Muốn biết nhà An còn lại mấy con gà ta làm thế nào?
+HS quan sát tranh, nêu phép tính
-Hướng dẫn viết lời giải:
+Bài giải gồm những gì?
+Nêu câu lời giải của bài toán này?
-HS nêu lại cách trình bày bài giải.
3/ Thực hành:
Bài 1: An có 7 viên bi. An cho Bảo 3 viên bi. Hỏi An còn lại mấy viên bi?
Bài 2: Mẹ nuôi10 con lợn. Mẹ đã bán 2 con lợn. Hỏi mẹ còn lại mấy con lợn?
Bài 3: Đàn gà có 16 con, 6 con đã vào chuồng, Hỏi còn bao nhiêu con gà chưa vào chuồng?
Bài 4: Giải toán theo tóm tắt sau:
Có: 8 quả bóng
Cho bạn: 3 quả bóng
Còn lại:  quả bóng
-Làm bảng con
-HS đọc và trả lời câu hỏi- GV ghi tóm tắt
-Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà
-Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
-Hỏi nhà An còn lại mấy con gà?
-Ta làm tính trừ
-9 – 3 = 6 con gà
-Gồm có câu lời giải, phép tính và đáp số
-Số con gà còn lại là
-HS nêu:
 Bài giải
Số con gà còn lại là:
9 – 3 = 6 (con gà)
 Đáp số: 6 con gà.
-Làm miệng- làm vở
-Sửa bài trên bảng
-Kiểm tra nhau
-Làm miệng- làm vở.
IV. Củng cố, dặn dò: GV chốt nd bài - Liên hệ thực tế, gd tư tưởng
- Nhận xét tiết học. - -Xem bài mới.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài : CẢM ƠN, XIN LỖI ( TT ) 
I.Mục tiêu: HS biết: 
-Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay
-Khi chào hỏi, tạm biệt, cần nói rõ ràng, nhẹ nhàng, vừa đủ nghe vớo lời xưng hô phù hợp với người mình chào, tạm biệt nhưng không được gây ảnh hưởng đến những người xung quanh
- Học sinh thực hiện được hành vi chào hỏi, tạm biệt trong cuộc sống hàng ngày
II. Chuẩn bị: 
-Sách giáo khoa 
-Tranh vẽ
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
Họat động 1: Thảo luận bài tập 1
-Thảo luận, phân tích tranh ở bài tập 1:
 Trong từng tranh có những ai?
 Chuyện gì xảy ra với các bạn nhỏ?
 Các bạn đã làm gì khi đó?
 Noi theo các bạn, các em cần làm gì?
-Kết luận: 
 Tranh 1: Trong tranh có bà cụ già và hai bạn nhỏ, họ gặp nhau trên đường đi. Các bạn đã vòng tay lễ phép chào hỏi bà cụ. Noi theo các bạn đó, các em cần chào hỏi khi gặp gỡ
 Tranh 2: Có 3 bạn HS đi học về, các bạn giơ tay vẫy chào tạm biệt nhau. Khi chia tay, chúng ta cần nói lời tạm biệt
Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai
-Giao từng cặp HS thể hiện việc chào hỏi hay tạm biệt với mọi người xung quanh
-GV tổng kết
Hoạt động 3:Làm bài tập 2
-Cho HS làm bài tập 2
 Trong từng tranh, các bạn nhỏ gặp chuyện gì?
 Khi đó các bạn cần làm gì cho chúng?
-Kết luận theo từng tranh
-Hát
-HS thảo luận theo nhóm
-Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh
-Mỗi cặp thể hiện một đối tượng cụ thể.
-Diễn vai, lớp nhận xét
-HS thảo luận theo nhóm
-Trình bày kết quả, bổ sung ý kiến cho từng tranh
4. Củng cố - dặn dị : - GV chốt nd bài - Liên hệ thực tế, gd tư tưởng
- Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài học tiếp theo.
Thứ ba ngày 24 tháng 03 năm 2009
Mỹ thuật
BÀI : VẼ TIẾP HÌNH VÀ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG, ĐƯỜNG DIỀM
I . Mục tiêu:
- Thấy được nét đẹp của hình vuông và đường diềm sau khi được tranh trí.
- Biết vẽ các hoạ tiết theo chỉ dẫn hoặc sáng tạo thêm.
- Giáo dục HS yêu thích môn vẽ
II . Chuẩn bị :
- Một số mẫu vẽ sáng tạo.
- Vở vẽ , bút chì , bút màu 
III . Các hoạt động dạy và học :
1 . Khởi động : Hát
2 . Bài cũ : GV nhận xét bài vẽ: Chim và hoa.
3 .Bài mới: - Tiết này các em học cách vẽ màu và hình vào hình vuông, đường diềm - ghi tựa
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
a/ HĐ 1 : Giới thiệu cách trang trí hình vuông và đường diềm
- GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, đường diềm để HS nhận ra các nét đẹp của chúng.
- Có thể trang trí hình vuông, đường diềm bằng nhiều cách khác nhau. Có thể để trang trí khăn tay, viên gạch,
b/ HĐ 2 : Hướng dẫn hs vẽ 
- GV hướng dẫn hs vẽ :
+ Tìm màu và vẽ màu theo ý thích.
+ Các hình giống nhau vẽ màu giống nhau.
+ Màu nền khác với các hình vẽ.
* Nghỉ giữa tiết 
c/ HĐ 3 : Thực hành 
- GV cho HS vẽ tiếp màu vào hình vẽ.
- GV quan sát – giúp đỡ HS yếu.
d/ HĐ 4 : Củng cố 
- GV thu vở chấm – nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò :
- Chuẩn bị : Vẽ tranh đàn gà. 
- Nhận xét tiết học .	
Quan sát 
Hs thực hành.
Hs quan sát,nhận xét 
MÔN: TOÁN
Bài 105: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
-Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
-Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đến 20
- Giáo dục HS yêu thích môn học toán
II. Chuẩn bị: -Sách bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/Kiểm tra bài cũ: 
-Đứng tại chỗ lần lượt đọc các số từ 1- 100
-Hỏi miệng: 
Các số có 1 chữ số? 
Các số tròn chục?
Số lớn nhất có 2 chữ số?
Số lớn nhất có 2 chữ số?
-GV nhận xét
2/Bài mới:
+Bài 1: Có 15 quả cam. Đã ăn 4 quả cam. Hỏi còn lại bao nhiêu quả cam?
-Bài yêu cầu gì?
-GV chốt lại
+Bài 2: Cửa hàng có 30 xe đạp, đã bán 10 xe đạp. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu xe đạp?
-Bài yêu cầu gì?
-GV chốt lại
+Bài 3:Số
-Bài yêu cầu gì?
-GV chốt lại
+Bài 4: Đọan thẳng AB dài 8 cm, đoạn thẳng AO dài 5 cm. Hỏi đọan thẳng OB dài mấy cm?
- ... ài: QUÀ CỦA BỐ
I.Mục tiêu:
	-Học sinh chép lại đúng và đẹp bài: Quà của bố	
-Điền đúng chữ s- x; vần im- iêm
	-Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp
II. Chuẩn bị: 
-Bảng phụ đã chép sẵn bài.
-Bộ đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
-Hôm nay viết bài: Quà của bố (khổ 2)
b/ Hướng dẫn HS tập chép:
-GV treo bảng phụ
-Yêu cầu HS đọc .
-Giáo viên quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của học sinh. Nhắc học sinh viết tên bài vào trang. Chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô. Sau dấu chấm phải viết hoa.
-Soát lỗi.
-Giáo viên đọc đoạn văn cho học sinh soát lỗi, đánh vần những khó viết.
-Giáo viên thu vở và chấm một số bài.
c/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
-Bài 2: Điền chữ s- x :
HS quan sát tranh, làm miệng, làm vào vở
-Bài 3: Điền vần im- iêm:
Tương tự như trên
-Giáo viên sửa bài, nhận xét
-Chấm bài
-Hát
-3, 5 HS đọc
-Tìm tiếng khó viết
-Phân tích tiếng khó và viết bảng con
-Học sinh đổi vở cho nhau để chữa bài.
-Học sinh theo dõi và ghi lỗi ra lề vở
-HS làm vào vở.
IV. Củng cố, dặn dò: 
	-Nhận xét tiết học
-Khen các em viết đẹp, có tiến bộ.
-Dặn học sinh nhớ cách sửa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài. 
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: CON MUỖI
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể biết:
	-Tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
	-Nơi thường sinh sống của muỗi
	-Một số tác hại của muỗi và một số cách diệt trừ chúng
	-Có ý thức tham gia diệt mu64i và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
II. Chuẩn bị: - Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo?
-GV nhận xét- đánh giá
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát con muỗi
-Mục đích: HS nói được tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
-Cách tiến hành:
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện: 
 +Cho HS quan sát tranh, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi: Con muỗi to hay nhỏ? Con muỗi dùng gì để hút máu người? Con muỗi di chuyển như thế nào? Con muỗi có cánh, chân, râu,?
 B2: Trả lời kết quả
 Kết luận: Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Nó có đầu, mình, chân và cánh. Nó bay bằng cánh, đậu bằng chân. Muỗi dùng vòi để hút máu người và động vật để sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu. 
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập
-Mục đích: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt và một số cách diệt muỗi
-Cách tiến hành: Chia nhóm, đặt tên cho nhóm, cho HS làm phiếu.
-Kết luận: GV chốt lại.
Hoạt động 3: Hỏi- đáp về cách phòng chống muỗi khi ngủ
-Mục đích: HS biết cách tránh muỗi khi ngủ
-Các bước tiến hành: GV nêu câu hỏi: Khi ngủ, bạn cần làm gì để khỏi bị muỗi đốt?
-Kết luận: Cần phải mắc màn cẩn thận khi ngủ
-Hát
-HS trả lời
-HS quan sát, trao đổi, làm việc theo nhóm
-HS trình bày ý kiến của mình
-Lớp nhận xét, bổ sung
-HS làm việc theo nhóm, cùng nhau thảo luận và thống nhất ý kiến chung của nhóm mình trong từng câu.
-Đại diện nhóm trìnmh bày, lớp bổ sung.
-HS hoạt động cả lớp
IV. Củng cố, dặn dò: -Chốt nd bài - Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 27 tháng 03 năm 2009
Môn: TẬP ĐỌC
Bài : VÌ VẬY GIỜ MẸ MỚI VỀ
I.Mục tiêu: -HS đọc đúng, nhanh được cả bài “Vì bây giờ mẹ mới về”. 
-Đọc các từ ngữ: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt.
-Ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy 
-Tìm được tiếng có vần ưt. Nói được câu chứa tiếng có vần ưt, ưc.
-Nội dung bài: Cậu bé làm nũng mẹ, mẹ về cậu mới khóc
 II. Chuẩn bị: -Sách Tiếng Việt, tranh minh họa bài tập đọc, đồ dùng dạy và học.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp: (tiết 1)
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tranh vẽ gì? Các con thấy cậu bé như thế nào? Tại sao mẹ về cậu mới khóc? Hôm nay ta học bài: Vì bây giờ mẹ mới về.
b/ Luyện đọc:
+GV đọc mẫu 1 lần: vừa chỉ vừa đọc.
+Tiếng, từ khó:
-Gạch chân tiếng, từ (từng từ một), giải thích nghĩa từ:
VD: cắt bánh
-Tương tự: đứt tay, hoảng hốt
+Đọc nhảy cóc (theo câu):
+Câu: 
-GV lưu ý ngắt nghỉ (gạch xiên bằng phấn màu)
-Chỉ bảng cho HS đọc.
+Đọan, bài: Có lời đối thoại
*Nghỉ giữa tiết: Hát múa
c/ Tìm hiểu bài: 
-Tìm trong bài tiếng có vần ưt
-Tìm tiếng ngoài bài ưt, ưc
-Nói câu chứa tiếng
-Hát
-4 HS đọc bài “Quà của bố”, trả lời câu hỏi
-Gắn bảng cài: bộ đội, luôn luôn, lời chúc
-HS trả lời: Cậu bé đang khóc 
-HS đọc- phân tích (đánh vần từng tiếng)- đọc trơn (3 HS)- cả lớp
-3- 5 HS
-HS đọc luân phiên đến hết lớp.
-Cả lớp- thi đọc theo tổ- cá nhân đọc cả bài (4)
-HS mở SGK: gạch chân bằng bút chì
-HS gắn bảng cài: gắn vần, gắn tiếng
-Thi đua cài hoa
Tiết 2: 
4/ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a/ Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc:
-GV đọc mẫu 2 lần
-Cho HS đọc toàn bài
b/ Luyện nó
-HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi từng đoạn
+Khi bị đứt tay, cậu bé có khóc không?
+Lúc nào cậu bé mới khóc?
+Bài này có mấy câu hỏi? Đọc câu hỏi và trả lời.
-3 HS
-HS thảo luận tranh- phát biểu
IV. Củng cố, dặn dò: -Về nhà học bài, tập trả lời câu hỏi
Môn: KỂ CHUYỆN
Chuyện: BÔNG HOA CÚC TRẮNG
I.Mục tiêu:
	-Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
	-Biết đổi giọng cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
	-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện. Tình yêu mẹ của cô bé đã làm trời đất cảm động và giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ.
II. Chuẩn bị: 
-Sách Tiếng Việt
-Tranh minh họa cho câu chuyện
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động thầy 
Hoạt động trò
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
- Chuyện: Bông hoa cúc trắng
b/ Học sinh xem tranh, tập tự kể theo ý mình:
-GV treo tranh của chuyên.
-Cho HS tự kể
c/ Giáo viên kể chuyện:
-GV kể toàn bộ câu chuyện kết hợp chỉ lên từng bức tranh cho HS xem.
d/ Học sinh kể theo tranh:
-GV treo tranh cho HS quan sát và đặt câu hỏi để HS có thể tự kể:
+Người mẹ ốm nói gì với con?
-Tương tự các bức tranh còn lại
e/ Học sinh kể toàn truyện:
-Tổ chức thi kể theo nhóm.
-Cho HS đóng kịch để kể lại toàn bộ câu chuyện
-GV nhận xét
f/ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
-Câu chuyện ý nói gì?
-GV chốt lại: Ca ngợi tình cảm, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện. Tình yêu mẹ của cô bé đã làm trời đất cảm động và giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ.
-Hát
-HS nhắc lại tựa
-Quan sát, thảo luận nhóm
-Tập kể trong nhóm
-Đại diện nhóm lên kể lại câu chuyện theo ý của mình.
-Lớp tự nhận xét
-HS kể và các bạn khác nhận xét
-HS phát biểu theo ý kiến riêng của mình
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học
-Về tập kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. 
Môn: THỦ CÔNG
CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu :- HS biết cách cắt, dán hình tam giác
- HS cắt, dán hình tam giác theo 2 cách
- Rèn cho HS tính cẩn thận, tỉ m khéo léo, thẩm mỹ
II. Chuẩn bị :Mẫu hình tam giác, giấy màu, kéo
Giấy màu, kéo, hồ, bút chì, thước
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Khởi động : Hát
2. Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nhận xét.
3. Bài mới: - Tiết này các em thực hành cắt dán hình tam giác.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Hoạt động 1 : Hướng dận quan sát, nhận xét 
Cho HS quan sát vật mẫu có hình tam giác
- Nêu hình dáng của vật
- Hình tam giác có mấy cạnh?
- Hình tam giác nằm trong khung hình gì?
Nhận xét
Chốt : Hình tam giác có 3 cạnh, muốn vẽ được hình tam giác ta vẽ khung hình chữ nhật. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hiện 
Gv giới thiệu hình tam giác mẫu
Hướng dẫn cách vẽ : Hình tam giác là 1 phần hình chữ nhật có độ dài 1 cạnh là 8 ô. Muốn vẽ được hình tam giác ta cần xác định 3 điểm, trong đó có 2 đỉnh là 2 điểm của hình chữ nhật. Sau đo,ù lấy điểm giữa cạnh của cạnh đối diện làm điểm thứ 3. Nối 3 điểm với nhau ta được hình tam giác.
Hướng dẫn vẽ cách đơn giản 
 A C
 A
B C B
NGHỈ GIẢI LAO 
Gv hướng dẫn Hs cách cắt rời hình tam giác và dán thành sản phẩm
- Cắt rời hình chữ nhật, cắt tiếp theo đk AB, AC ta được hình tam giác
Gv quan sát – chỉnh sửa cho HS
Hoạt động 2 : Củng cố
Nêu cách vẽ hình tam giác, cách cắt hình tam giác.
Nhận xét
HS nêu
Hs theo dõi
Hs tập kẻ hình tam giác và cắt rời hình tam giác trên giấy nháp
HS nêu
5. Củng cố – Dặn dò : Chuẩn bị : Thựa hành cắt, dán hình tam giác 
SINH HOẠT LỚP
	Chủ trì: Giáo viên chủ nhiệm
Thành phần: Tất cả học sinh của lớp
Nội dung:
Nhận xét đánh giá tuần qua:
- Ưu điểm: 
Đi học đúng giờ - Học bài, làm bài đầy đủ
Vệ sinh lớp sạch sẽ, gọn gàng, dép để đúng nơi quy dịnh
- Tồn tại: 
Còn một vài em không thuộc bài.
Còn nói chuyện trong giờ học .
Nêu kế hoạch tuần tới

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 28(8).doc