Giáo án kiến tập sư phạm

Giáo án kiến tập sư phạm

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh biết phân biệt được các loại tranh phong cảnh: thành phố, nông thôn, miền núi.

 - Học sinh biết cách vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích.

 2. Kỹ năng:

 - Học sinh vẽ được màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích.

 - Học sinh vẽ được màu vào hình cho sẵn tốt hơn: vẽ màu đều tay và không bị lem ra ngoài.

 3. Thái độ:

 - Học sinh có ý thức nề nếp trong học tập.

 - Học sinh thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người.

 - Học sinh phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp chủ đạo: Trực quan - luyện tập.

- Phương pháp hỗ trợ: Gợi mở - vấn đáp.

III. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Một số tranh, ảnh về các loại phong cảnh khác nhau: cảnh thành phố, cảnh nông thôn, cảnh miền núi, cảnh công viên.

 - Một số bài của học sinh năm trước.

 - 2 bức tranh và một số hình ảnh để tổ chức trò chơi.

 - 4 bức tranh phong cảnh miền núi đã được phóng to từ Vở tập vẽ 1.

 

doc 7 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án kiến tập sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh biết phân biệt được các loại tranh phong cảnh: thành phố, nông thôn, miền núi.
	- Học sinh biết cách vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích.
	2. Kỹ năng:
	- Học sinh vẽ được màu vào hình vẽ phong cảnh miền núi theo ý thích.
	- Học sinh vẽ được màu vào hình cho sẵn tốt hơn: vẽ màu đều tay và không bị lem ra ngoài.
	3. Thái độ:
	- Học sinh có ý thức nề nếp trong học tập.
	- Học sinh thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người.
	- Học sinh phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp chủ đạo: Trực quan - luyện tập.
- Phương pháp hỗ trợ: Gợi mở - vấn đáp.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Một số tranh, ảnh về các loại phong cảnh khác nhau: cảnh thành phố, cảnh nông thôn, cảnh miền núi, cảnh công viên.
	- Một số bài của học sinh năm trước.
	- 2 bức tranh và một số hình ảnh để tổ chức trò chơi.
	- 4 bức tranh phong cảnh miền núi đã được phóng to từ Vở tập vẽ 1.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Vở tập vẽ 1, màu vẽ.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Vở tập vẽ 1.
Sách giáo viên Nghệ thuật 1 – phần Mĩ thuật. 
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến tình huống
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Bài 20:
VẼ HOẶC NẶN
QUẢ CHUỐI.
III. Giảng bài mới: 
* Dẫn dắt vào bài mới:
* Giới thiệu bài mới: 
Bài 21:
VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH
1. Quan sát nhận xét:
 + Chủ đề.
 + Hình tượng.
 + Màu sắc.
2. Cách vẽ:
 - Giới thiệu hình vẽ.
 + Gợi ý, hướng dẫn học sinh cách vẽ màu.
 + Vẽ màu theo ý thích.
 + Tham khảo bài của học sinh khóa trước.
3. Thực hành:
4. Nhận xét đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm.
- Đánh giá giờ học.
- Giáo dục: 
IV. Dặn dò - kết thúc:
1'
1’
2’
1’
4’
1’
2’
2’
1’
18’
3'
1’
- Chào học sinh, giới thiệu giáo viên dự giờ (nếu có). 
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra đồ dùng học tập
- Giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài học trước.
- Nhận xét và củng cố câu trả lời của học sinh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ghép thêm hình vào tranh.
- Hết thời gian, yêu cầu học sinh dừng chơi.
- Công bố nhóm thắng, thua tuyên dương khích lệ học sinh 
- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng:
Bài 21:
VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH
Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh quan sát 4 bức tranh phong cảnh và đặt ra hệ thống câu hỏi:
 + Đây là những cảnh gì?
 + Từng bức tranh có những hình ảnh gì?
 + Màu sắc chính trong mỗi bức tranh?
- Giáo viên củng cố và kết luận.
Hoạt động 2: Giáo viên giới thiệu hình vẽ “Phong cảnh miền núi” (H.3) trong Vở tập vẽ 1 và đặt câu hỏi:
 + Những hình ảnh rong tranh?
- Chuyển ý.
- Giáo viên treo hình “Phong cảnh miền núi” phóng to.
- Giáo viên hướng dẫn trực tiếp cách vẽ màu.
- Giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi:
 + Dãy núi vẽ màu gì?
 + Ngôi nhà sàn vẽ màu gì?
 + Cái cây vẽ màu gì?
 + Hai người đang đi vẽ màu gì?
 + Nền trời, nền đất vẽ màu gì?
- Giáo viên gới ý một số cách vẽ màu khác.
- Giáo viên treo một số bài tranh phong cảnh của học sinh khóa trước.
- Đặt ra câu hỏi:
 + Bức tranh nào đẹp, vì sao?
 + Bức tranh nào chưa đẹp, vì sao?
- Giáo viên nhận xét và kếùt luận.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý để học sinh tìm màu và vẽ màu theo ý thích.
- Hết giờ, yêu cầu học sinh dừng vẽ.
- Giáo viên treo bài của học sinh lên bảng, gợi ý học sinh nhận xét về cách vẽ màu.
- Cho học sinh tìm ra bài vẽ màu đẹp nhất.
- Nhận xét và kết luận.
- Nhận xét tiết học: tinh thần, thái độ học tập.
 + Biết yêu quý sản phẩm làm ra.
 + Biết yêu mến cảnh đẹp quê hương, đất nước, con người.
- Dặn dò học sinh: quan sát các con vật nuôi trong nhà (trâu, bò, lợn, gà, chó mèo) về hình dáng, các bộ phận và màu sắc để chuẩn bị bài sau:
Bài 22:
VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ.
- Cho học sinh nghỉ, chào học sinh.
- Chào giáo viên. 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Bày đồ dùng học tập lên bàn
- Học sinh trả lời: Bài “Vẽ hoặc nặn quả chuối.”
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi: 
 + Chia lớp thành 2 nhóm: mỗi nhóm cử 3 học sinh lên tham gia trò chơi.
 + Luật chơi: ghép, dán hình nhà cửa, cây cối để hoàn chỉnh bức tranh, nhóm nào dán đẹp và dán nhanh sẽ thắng.
 + Thời gian: 2'	
- Học sinh chơi.
- Học sinh dừng chơi.
- Chú ý và vỗ tay để tuyên dương nhóm thắng.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Học sinh quan sát tranh và trả lời theo sự định hướng của giáo viên.
 + Bức tranh 1: Cảnh thành phố.
 Bức tranh 2: Cảnh nông thôn.
 Bức tranh 3: Cảnh miền núi.
 Bức tranh 4: Cảnh công viên.
 + Cảnh thành phố: có nhà cửa, phố xá, xe cộ.
 Cảnh nông thôn: có nhà, cánh đồng, cây đa, con trâu.
 Cảnh miền núi: có đồi núi, nhà sàn, ruộng bậc thang, con ngựa.
 Cảnh công viên: có vườn hoa, xích đu, hàng cây, ghế đá .
 + Cảnh thành phố, công viên có màu vàng, nâu, xanh, cam đỏtươi vui nhộn nhịp.
 Cảnh nông thôn, miền núi có màu xanh ngắt, xanh non, màu nâu, màu xám
- Học sinh chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2: Học sinh quan sát tranh và trả lời heo định hướng của giáo viên:
 + Dãy núi.
 + Ngôi nhà sàn.
 + Cái cây.
 + Hai người đang đi.
- Học sinh chú ý quan sát.
- Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên: 
 + Chọn màu khác nhau để vẽ vào các hình: núi, mái nhà, tường nhà, cửa, lá cây, thân cây, quần áo, váy
 + Vẽ màu đều các nét, màu mịn, kín các hình và không lem ra ngoài.
 + Nên vẽ màu có chỗ đậm, chỗ nhạt. Chọn màu tươi sáng, vẽ màu đậm để nổi bật hình ảnh chính. Hình ảnh phụ, ở xa hơn nên chọn màu tối, vẽ màu nhẹ tay, mờ hơn.
- Học sinh trả lời theo ý thích:
 + Dãy núi: Vẽ màu xanh, màu xám.
 + Ngôi nhà sàn: Vẽ màu nâu, màu vàng, cánh cửa màu xanh.
 + Cái cây:Vẽ màu xanh lá cây vào tán lá, màu nâu, màu đen vào thân cây.
 + Hai người đang đi: Vẽ màu xanh, màu vàng, màu hồng, màu cam, màu đỏ vào quần, áo, váy.
 + Nền trời: Vẽ màu xanh da trời; nền đất: Vẽ màu vàng, màu nâu.
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên gợi ý.
- Học sinh chú ý quan sát.
- Học sinh quan sát và trả lời theo định hướng của giáo viên:
 + Bức tranh 1: Đẹp vì vẽ màu rất hài hòa, đẹp mắt. Màu kín vào các hình, có chỗ đậm, chỗ nhạt phong phú.
 + Bức tranh 3: Chưa Đẹp vì vẽ màu nhạt quá, màu chưa kín các hình và còn bị lem ra ngoài. 
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên kết luận.
- Học sinh ngồi lại với nhau thành 4 nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Mỗi nhóm thực hành vẽ màu vào một bức tranh “Phong cảnh miền núi” phóng to từ Vở tập vẽ 1.
- Học sinh dừng vẽ.
- Học sinh quan sát và trả lời theo gợi ý của giáo viên:
 + Màu sắc hài hòa, tươi vui, phong phú.
 + Vẽ màu có đậm, có nhạt, không bị lem ra ngoài.
- Học sinh lựa chọn bài đẹp theo ý thích.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh vỗ tay.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò, ghi nhớ.
- Chào giáo viên.
- Học sinh bỏ quên đồ dùng, giáo viên nhắc nhở, cho học sinh mượn đồ dùng.
- Học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên gọi học sinh khác trả lời.
- Học sinh chưa cử đại diện lên tham gia, giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ.
Học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên gợi ý thêm, hoặc gọi học sinh khác trả lời.
Học sinh còn lúng túng, giáo viên gợi ý.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý hoặc gọi học sinh khác trả lời.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý để học sinh khác trả lời hoặc trực tiếp chỉ ra điểm đẹp và chưa đẹp để học sinh rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • doclớp 1,bài 21 (vẽ mau vao tranh phong canh).doc