Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 1 đến 8

Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 1 đến 8

Tiết 1+2 : TIẾNG VIỆT:

CÁC NÉT CƠ BẢN

I.Mục tiêu: Giúp HS

- HS làm quen và nhớ được các nét cơ bản.

- Biết tô và viết được các nét cơ bản. Bước đầu nắm được tên, quy trình viết các nét cơ bản ,độ cao.rộng. nét bắt đầu và kết thúc.

- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.

II. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sách, đồ dùng của HS.

Nhận xét đánh giá.

3.Bài mới:

 

doc 98 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 1 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Ngày soạn : 6/9/2009.
Ngáy giảng: Thứ 3 ngày 8 thámg 9 năm 2009
Tiết 1+2 : Tiếng Việt:
các nét cơ bản
I.Mục tiêu: Giúp HS
- HS làm quen và nhớ được các nét cơ bản. 
- Biết tô và viết được các nét cơ bản. Bước đầu nắm được tên, quy trình viết các nét cơ bản ,độ cao.rộng. nét bắt đầu và kết thúc.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sách, đồ dùng của HS.
Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài
* Dạy các nét cơ bản:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn các nét cơ bản lên bảng.
- GV đọc.
Nét ngang, nét thẳng đứng, nét xiên phải,nét xiên trái,nét cong kín, nét cong hở trái, nét cong hở phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu,nét khuyết trên,khuyết dưới.
 - GV hướng dẫn đọc từng nét
- GV chỉnh sửa phát âm
* Hướng dẫn viết bảng con:
- GV nói kết hợp viết từng nét mẫu
- Quan sát cho nhận xét, sửa cho HS.
- HS nghe, quan sát.
- HS đọc theo.
- Đọc cán nhân, dãy, bàn
- Lớp nhận xét đánh giá, đọc đồng thanh
- HS quan sát, nhắc lại.
- Viết bảng con, bảng lớp.
 Tiết2
* Luyện tập:
-Các em đã được học những nét cơ bản nào?
- GV ghi bảng
- GV chỉnh sửa phát âm
- Nhận xét ghi điểm.
* Luyện viết:
- GV viết mẫu và hướng dẫn viết từng dòng
- GV nhắc nhở tư thế ngồi, cách để vở cầm bút.
- GV quan sát giúp HS chậm.
- Thu chấm bài.
- HS nêu và đọc cá nhân 
- Đọc cá nhân, cặp, đồng thanh.
- Nhận xét đánh giá
- HS quan sát cô viết
- HS viết bài
4 . Củng cố : 2 HS đọc lại bài 
 - GV nhận xét , tuyên dương 
 5. Dặn dò : Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________________________
Tiết 3 Đạo Đức: 
Bài 1: Em là học sinh lớp 1 (Tiết 1)
I.Mục tiêu: Giúp HS biết
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
 - Biết tên trường,lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Trẻ em có quyền có họ tên ,có quyền được đi học .
- Vào lớp 1 em có nhiều bạn mới thầy cô giáo mới, trường mới và những điều mới lạ.
- Tự hào vì đã trở thành hpọc sinh lớp một.
II. Đồ dùng: 
Vở BT Đạo đức 1.
Băng đĩa bài “Ngày đầu tiên đi học”, “Đi học”.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở BT Đạo đức của HS.
Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Giới thiệu bài
b. Tìm hiểu nội dung bài:
*HĐ1: Trò chơi “Tên bạn, tên tôi”(5 phút).
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi: Hãy giới thiệu tên mình với các bạn trong nhóm, sau đó chỉ bất kì một bạn hỏi :Tên bạn là gì?
- GV chia nhóm 6, cho một nhóm chơi thử
- Có bạn nào cùng tên với nhau không?
- Hãy kể tên một số bạn mà em nhớ được qua trò chơi?
=>KL: Khi gọi bạn, nói chuyện với bạn, các em hãy nói tên của bạn, cô cũng sẽ gọi tên các em khi chúng ta học tập vui chơi.
*HĐ2: Kể về sự chuẩn bị vào lớp 1 của mình.
- Vào lớp một em được bố mẹ chuẩn bị cho những gì?
- Được bố mẹ chuẩn bị cho việc đi học em cảm thấy thế nào?
=>KL: Đi học lớp 1 là vinh dự, là nhiệm vụ của trẻ em 6 tuổi. Để chuẩn bị cho việc đi học, ai cũng được bố mẹ mua quần áo, dày dép mới,  Các em cần phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
- Vì sao đi học cần phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập?
*HĐ3: Kể về ngày đầu đi học. 
Giao nhiệm vụ: HS kể theo cặp (5 phút)
- Ai đưa em đi học?
- Đến lớp học có gì khác với ở nhà?
- Cô giáo nêu ra những quy định gì cho HS?
- HS lắng nghe
- Lớp quan sát, nhận xét
- Các nhóm chơi
-Trình bày nhận xét theo nhóm, cá nhân.
- Cá nhân kể trước lớp
- Lớp nhận xét
- Để học bài tốt hơn, giỏi hơn.
- HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét bổ sung
=>KL: Vào lớp 1 các em có thầy cô giáo mới, bạn bè mới. Nhiệm vụ của HS lớp 1 là học tập, thực hiện tốt những quy định của nhà trường như đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp, yêu quý thầy cô và bận bè, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học. Có như vậy các em mới chóng tiến bộ và được mọi người quý mến.
4. Củng cố:
Vào lớp 1 có những quy định gì?
Vì sao cần có đủ sách vở đồ dùng học tập?
5. Dặn dò:
Nhận xét giờ, tuyên dương HS hăng hái phát biểu.
 __________________________________________
Tiết 4: Tự nhiên và Xã hội 
 Bài 1: Cơ thể chúng ta
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Nắm được các bộ phận chính của cơ thể và một số cử động của đầu, mình,chân, tay.Một số bộ phận bên ngoài như tóc,tai,mắt,mũi,miệng,lưng,bụng.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt.
- Phân biệt được bên phải, bên trái của cơ thể.
II.Đồ dùng:
- Các hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra sách của HS.
 - GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài:
* HĐ1:Quan sát tranh
Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- GV giao nhiệm vụ: 
 Quan sát các hình ở trang 4 SGK. Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể theo nhóm 2, thời gian 3 phút.
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
* HĐ2:Quan sát tranh
Mục tiêu: Quan sát tranh về một số hoạt động của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm ba phần: đầu, mình và tay, chân.
- Yêu cầu HS Thảo luận nhóm 4 (4 phút): Quan sát các hình ở trang 5 SGK, chỉ và nói xem các bạn trong tranh đang làm gì? Theo em cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
- Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
=>KL: 
 - Cơ thể chúng ta gồm 3 phần, đó là: đầu, mình và tay, chân.
 - Chúng ta nên tích cực vận động, hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.
* HĐ2:Tập thể dục
Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
- GV hướng dẫn lớp học hát kết hợp làm mẫu từng động tác:
+ Cúi mãi mỏi lưng: cúi gập người rồi đứng thẳng lưng dậy.
+ Viết mãi mỏi tay: làm động tác tay, bàn tay, ngón tay.
+ Thể dục thế này: nghiêng trái, nghiêng phải.
+ Là hết mỏi ngay: đưa chân trái, đưa chân phải.
- Gọi HS lên thực hiện, lớp quan sát và cùng làm.
=>KL: Muốn cho cơ thể phát triển tốt cần tập thể duch hàng ngày.
4. Củng cố:
- Chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”: lên chỉ nhanh các bộ phận của cơ thể.
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Tuyên dương HS, tổ học tốt.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát tranh.
- Các nhóm hoạt động,
- Các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung. 
- HS thảo luận 
- Cơ thể gồm 3 phần.( đầu,mình tay và chân)
- 2,3 HS nhác lại
- HS hát theo .
- HS chơi.
________________________________________________________________
Ngày soạn :7/9/2009.
Ngày giảng : Thứ 4 ngày 9 tháng 9 năm 2009.
Tiết 1+2 : Tiếng Việt:
Bài 1: e
I.Mục tiêu: Giúp HS
- HS làm quen và nhận biết chữ và âm e.
- Trả lời 2,3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh SGK.
- Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật sự vật.
- Nhận biết được chữ và âm e trong sách, báo.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.
II. Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng TV của HS và GV.
- Tranh vẽ phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc, viết các nét cơ bản
- Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
Hoat động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài bằng tranh
* Dạy âm e:
- Quan sát cho biết trong tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng: bé, me, xe, ve
- Các tiếng này giống nhau ở điểm nào?
- GV viết, đọc e
- Chữ e giống hình gì?
- GV lấy dây vắt cheo cho HS xem
- Chỉnh sửa phát âm
* Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu: Chữ ghi âm e cao 2 li, gồm 1 nét thắt. Điểm đặt bút bắt đầu từ giữa li 1 tính từ dưới lên. Điểm dừng bút ở dòng kẻ ngang 2 tính từ dưới lên.
- Quan sát giúp đỡ HS yếu
4. Củng cố:
Đọc lại bài,thi cài âm e.
- HS quan sát tranh
- bé, me, xe, ve
-  đều có âm e
- HS đọc đồng thanh
- hình cái dây vắt chéo
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- Lớp tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp 
Tiết2.
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GV gọi HS đọc theo que chỉ
- Chỉnh sửa phát âm
- Chữ e gồm mấy nét đó là nét nào?
 Luyện đọc SGK
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
- Nhận xét đánh giá
* Luyện nói: Theo cặp trong 5 phút
- Quan sát tranh cho biết tranh vẽ gì?
- Mỗi bức tranh nói về loài nào?
- Các bạn nhỏ trong tranh đang học gì?
- Các bức tranh có điểm gì giống nhau?
- GV quan sát giúp đỡ
=>Ai cũng phải có lớp học của mình vì vậy các em cần phải đến lớp học tập. Đi học là một việc rất cần thiết và rất vui, các em cần đi học đều và chăm chỉ.
* Luyện viết:
- Yêu cầu mở vở đọc bài
- Bài yêu cầu tô mấy dòng?
- Chữ ghi âm e viết như thế nào?
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
4. Củng cố:
Đọc lại bài, thi viết e.
Nhận xét giờ
Tuyên dương tổ, các nhân viết bài tốt.
5. Dặn dò: Về nhà đọc và chuẩn bị bài sau.
-HS đọc cá nhân, tổ , lớp
- Lớp nhận xét
-Tìm âm e trong bộ chữ
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
-Các bạn nhỏ đều học
- Các cặp trình bày, nhận xét bổ sung
- HS mở vở .
- Bài viết có 2 dòngóng
- HS viết bài
- 2 HS đọc bài.
 _________________________________________
Tiết 3 Toán (tiết 2):
Nhiều hơn, ít hơn
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
 - Nắm được cách sử dụng các từ “nhiều hơn” “ít hơn” khi so sánh về số lượng đồ vật.Biết so sánh 2 nhóm đồ vật.
 - Biết chỉ ra được nhóm nào nhiều hơn ,nhóm nào ít hơn.
 - Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II.Đồ dùng:
- 5 cái cốc, 4 cái thìa.
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Bài cũ: - Kiểm tra sách vở của HS
 - GV nhận xét đánh giá
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
* Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn so sánh số lượng cố và thìa:
- GV đặt số cốc và thìa đã chuẩn bị lên bàn.
- HS lên đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa
? Còn cốc nào không có thìa?
? Hãy so sánh số lượng cốc và thìa?
?Số thìa như thế nào so với số cốc?
*Hướng dẫn so sánh số lượng hai nhóm đồ vật trong SGK.
Q/sát hình vẽ so sánh số nút chai và chai như thế nào?
- So sánh số thỏ và cà rốt trong hình?
- Nhận xét đánh giá
* Trò chơi: “Nhiều hơn, ít hơn”
- Nêu tên trò chơi, luật chơi.
- Nhận xét tuyên dương tổ thắng.
- HS lên thực hiện, lớp quan sát ... S.
* Thành lập phép cộng: 4 + 1= 5
 - GV lần lượt đính bảng các con vật, đồ vật để hình thành.
? Có mấy con gà?
? Thêm mấy con gà?
? có 4 con gà thêm 1 con gà tất cả có mấy con gà?
? Vậy4 thêm 1 bằng mấy?
? Nêu phép cộng?
-GV ghi: 4 + 1= 5
*Thành lập phép cộng 1+4= 5; 3 +2= 5
2+3=5 (Tương tự 4 + 1 = 5).
? Em có nhận xét gì về kết quả và các số ở hai phép tính: 4 + 1 = 5; 1 + 4 = 5 và 
3 + 2 = 5; 2 + 3 = 5 ?
=> Khi đổi chỗ các số thì kết quả không thay đổi.
? Lấy thêm VD?
* Thực hành:
Bài 1 (49): Tính.
- Nêu yêu cầu BT?
- Chữa BT
? Dựa vào bảng cộng mấy để làm BT ?
Bài 2 (49): Tính.
- Nêu yêu cầu BT?
- Nhắc lại cách đặt tính, viết kết quả.
- Chữa BT, đọc phép tính đúng.
 Bài 3 (49): Số?
- Nêu yêu cầu BT?
- Chữa BT, đọc phép tính đúng.
Bài 4(49): Viết phép tính thích hợp:
- ? Nêu yêu cầu BT ?
- Chấm chữa BT. 
-có 4 con gà.
- thêm 1 con gà.
-tất cả có 5 con gà.
-4 thêm 1 bằng 5.
- Đọc cá nhân. lớp.
-Viết bảng con bảng lớp.
-các số đổi chỗ cho nhau, kq bằng nhau.
- Đọc bảng cộng 5.
- HS làm bảng con, sách, bảng lớp.
- HS làm bảng con, SGK, 1 em làm bảng phụ.
4 + 1 = 5 2 + 3 = 5 2 + 2 = 4
3 + 2 = 5 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5
-dựa vào bảng cộng 5
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS làm BT, 1 HS lên bảng.
-..2 HS nêu yêu cầu.
4 + 1 = 5 5 = 4 + 1 3 + 2 = 5
1 = 4 = 5 5 = 1 + 4 2 + 3 = 5
- 2 HS nêu.
- HS nhìn tranh viết phép tính vào ô trống trong sách.
 a)có 4 con hươu thêm 1 con hươu là 5 con hươu. 4 + 1 = 5
b) Có 3 con chim thêm 2 con chim là 5 con chim. 3 + 2 = 5
4. Củng cố: - Thi đọc thuộc bảng cộng phạm vi 5.
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò.Về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
 ___________________________________________
Tiết 4: Đạo đức.
bài 4
gia đình em (Tiết 2)
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
 - Nắm chắc các kiến thức ở tiết 1.
- Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện lễ phép với ông bà cha mẹ và anh chị.
- Quý trọng các bạn biết lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.
II. Đồ dùng: 
 	- Giấy, bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Kể việc em đã làm để ông bà cha mẹ vui lòng?
- Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Giới thiệu bài
b. Ôn tập:
*HĐ1: Khởi động.
- Trò chơi “Đổi nhà”
- GV hướng dẫn chơi.
? Em cảm thấy thế nào khi luôn có một mái nhà?
? Em sẽ ra sao khi không có 1 mái nhà ?
=> Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người thân trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
*HĐ2: Đóng tiểu phẩm.
- GV đọc mẩu chuyện. 
- Chuyện có những nhân vật nào?
- Chia nhóm 6: 
Tự phân vai đóng tiểu phẩm (5 phút).
? Em có nhận xét gì về việc làm của Long?
? Bạn Long đã vâng lời mẹ chưa ?
? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Long không nghe lời mẹ?
KL: Cần phải vâng lời ông bà cha mẹ
* HĐ3: Liên hệ.
- Em được mọi người quan tâm như thế nào? Em làm gì để đáp lại sự quan tâm đó?
KL: Trẻ em có quyền có gia đình, được cha mẹ yêu thương che chở, dạy bảo
- HS chơi thử.
- Chơi thật.
- em cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi có một mái nhà.
- em cảm thấy buồn khổ khi không có mái ấm gia đình.
-Long, mẹ Long và các bạn của Long.
- 2 nhóm lên thể hiện.
- Nhận xét bổ sung.
- Long chưa nghe lời mẹ
-  Long không làm được bài tập..
- HS kể trước lớp.
- em ngoan và học giỏi, nghe lời bố mẹ và ông bà, cô giáo
4. Củng cố: Đọc lại ghi nhớ
 Nhận xét giờ, thi đua giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
5. Dặn dò. Về nhà học bài và chuẩn bị bài 5.
________________________________________________________________
Ngày soạn:26/10/2009.
Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
Tiết 1+2 : Tiếng viêt.
 Bài 32: oi - ai
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc, viết đúng oi, ai, nhà ngoi, bé gái.
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng: 
- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc SGK, viết bảng con, bảng lớp : mua mía, mùa dưa, ngựa tía, trỉa đỗ.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài bằng tranh
* Dạy vần oi:
- GV ghi bảng: oi
- GV giới thiệu vần oi viết thường.
- Vần oi gồm mấy âm ghép lại ?
- Cài vần oi?
- Có vần oi rồi muốn có tiếng ngói ta thêm âm, dấu gì? 
- Cài tiếng ngói?
- Phân tích tiếng ngói?
- GV ghi bảng: ngói
- Giới thiệu tranh, ghi bảng: nhà ngói
- Vần oi có trong tiếng nào?
* Dạy vần ai( tương tự vần oi):
- So sánh vần oi với ai ?
* Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
- HS đọc
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
- Phân tích, đọc trơn.
- HS đọc.
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp).
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp).
- Đọc phần bảng vừa học.
- Giống: kết thúc bằng i; Khác: ai bát đầu bằng a.
- Lớp quan sát
- Tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp 
- HS đọc 
- HS đọc (cá nhân, lớp).
- Nhận xét sửa sai cho HS.
* Luyện đọc từ ứng dụng.
- GV ghi bảng từ khoá.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- Giảng từ, đọc mẫu.
4. Củng cố:
- Đọc lại bài.
- Thi tìm tiếng có vần ua, ưa.
- Nhận xét giờ, tuyên dương HS.
Tiết 2
 1 . Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GVgọi HS đọc theo que chỉ
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
- Yêu cầu đọc thầm câu ứng dụng trong SGK.
- GV ghi bảng câu ứng dụng.
 Chú bói cá nghĩ gì thế?
 Chú nghĩ về bữa trưa.
- GV hướng dẫn HS đọc
- Nhận xét đánh giá.
? Tìm tiếng có vần vừa học trong câu ứng dụng? 
- GV chỉnh phát âm.
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
* Luyện nói: Sẻ, ri, bói cá, le le.
Thảo luận cặp 4 phút:
- Tranh vẽ gì?
- Em biết con chim nào trong số những con vật này?
- Bói cá và le le sống ở đâu? nó thích ăn gì ?
- Kể tên bài hát nói đến loài chim?
- GV nhận xét kết luận
* Luyện viết vở:
-GVviết mẫu,hướng dẫn viết từng dòng.
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
4. Củng cố:
- Vừa họcvần gì ? tiếng từ gì mới?
- Thi tìm tiếng, từ có vần mới học?
- Nhận xét giờ.- Tuyên dương HS.
5. Dặn dò. Về nhà đọc bài 
- Xem trước bài 33.
-HS cá nhân .
- Lớp nhận xét
-..chim bói cá, cành tre, cá. 
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
-.. tiếng bói.
- HS lên chỉ, đọc tiếng có vần mới.
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- Nêu chủ đề luyện nói
-vẽ con sẻ, bói cá
-nó thích ăn cá..
-.. HS kể tên bài hát.
- Các cặp trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS viết bài
-vần oi, ai. nhà ngói, bé gái.
-.. HS tìm .
Tiết 3 :Toán ( tiết 31): 
 Luyện tập 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm chắc bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép cộng.
- Giáo dục HS say mê học tập.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ. 
- Bộ ĐD Toán.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định: 
2. Bài cũ: - Đọc bảng cộng phạm vi 5. 
- Làm bảng con, bảng lớp: 1 + 4 = ; 2 +3 = ; 3 + 2 = 
	- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới: * Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài tập:
Bài 1(50): Tính :
- ? Nêu yêu cầu BT 1?
- Chữa BT. Đọc lại bài.
- Nhận xét kết quả và vị trí số của hai phép tính vừa điền ?
 Bài 2(50): Tính:
- ? Nêu yêu cầu BT ?
- Chữa BT. Nhận xét cách đặt tính ?
 Bài 3(50): Tính:
- ? Nêu yêu cầu BT ?
- Chấm chữa BT. Nêu cách làm?
Bài 4(50): >, <, = ?
- ? Nêu yêu cầu BT ?
 - Chữa BT, nêu cách làm?
Bài 5(50): Viết phép tính thích hợp:
- ? Nêu yêu cầu BT ?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu bài toán.
- Chấm chữa BT. 
2 HS nêu.
- HS làm SGK, 1 em lên bảng.
1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 3 + 1= 4 4 + 1=5 
1 + 2 = 3 2 + 2 = 4 3 = 2 = 5
1 + 3 = 4 2 + 3 = 5
1 + 4 = 5
2 + 3 = 3 + 2 4 + 1 = 1 + 4
các số đổi chỗ cho nhau nhưng kết quả không thay đổi.
- 2 HS nêu.
- HS làm bảng con, SGK, 1 em lên bảng.
2 HS nêu.
2 + 1 + 1 =4 3 + 1 =1 =5 1 + 2 + 2=5
1 + 2 + 1= 5 1 + 3 + 1 =5 2 + 2+1 = 5
- Làm SGK. Lấy số thứ nhất cộng với số thứ 2 được kết quả cộng với số thứ 3
-2 HS nêu.
3 + 2 = 5 4 > 2+1 2 + 3= 3 + 2
3 = 1< 5 4 < 2 + 3 1 + 4= 4 + 1
- HS làm SGK, 1 em làm bảng nhóm.
2 HS nêu.
- Quan sát tranh, làm bảng cài, 1 lên bảng. 
3
+
2
=
5
1
+
4
=
5
4. Củng cố: 
-Trò chơi điền nhanh điền đúng.
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: Về xem lại bài tập đã làm và chuẩn bị bài sau.
 ___________________________________________
Tiết 4: Thể dục: 
 đội hình đội ngũ- thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
I.Mục tiêu: Củng cố cho HS về:
- Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ.
- Bước đầu biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa 2 tay ra trước.
- Ôn trò chơi đi qua đường lội,. Yêu càu biết tham gia ở mức tương đối chủ động.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Địa điểm phương tiện:
 - Sân bãi, còi.
III. Nôị dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu( 8phút):
- Tập trung, phổ biến yêu cầu nhiệm vụ buổi tập.
- Kiểm tra trang phục.
- Khởi động hát vỗ tay, giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp.
- Trò chơi diệt các con vật có hại.
2. Phần cơ bản (20 phút):
a. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng,.đứng nghiêm đứng nghỉ, quay phải quay trái.
- Lớp trưởng điều khiển tập .
- GV quan sát sửa cho HS.
 b. Tập tư thế đứng cơ bản. 
- GV tập mẫu, HS tập theo.
- Đứng đưa hai tay ra trước 2- 3 lần.
- Tập theo tổ.
- GV quan sát giúp đỡ lớp.
- Nhận xét đánh giá chung.
c. Trò chơi “Qua đường lội”.
- HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- HS chơi thi theo tổ.
- Quan sát nhận xét chung.
* Kiểm tra thể lực học sinh.
- Khởi động chung. KT đánh giá thể lực HS.
- Kiểm tra: 5 em.
- Nội dung.Nằm ngửa gập bụng.
Nam. Loại tốt > 9 lần/ 30 giây.
Nam Loại đạt > 4 lần / 30 giây.
Nữ . Loại tốt > 6 lần / 30 giây.
Nữ Loại đạt > 3 lần /30 giây.
3. Phần kết thúc (5phút):
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- Nhắc lại nội dung vừa học? 
- Nhận xét giờ học. Về tập động tác cơ bản.
 x x x x x x
 x x x x x x
 GV
 x x
 x x
 x x
 x x
 x
- HS tập GV quan sát sửa cho HS.
- HS nhắc lại luật chơi.
- HS chơi.
x x x x x x x x ____ x
- 2 HS nhắc lại nội dung bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA sang T18(1).doc