Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 19 đến 27

Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 19 đến 27

 Tiết 1+2. TIẾNG VIỆT.

 Bài 78: uc, ưc

I.Mục tiêu:

- Đọc đúng được các vần, từ : uc, ưc, cần trục, lực sĩ.

- Đọc đúng các từ, câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bộ học vần, tranh minh hoạ bài học.

III. Hoạt động dạy và học:

1. ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc SGK, viết bảng con: màu sắc, giấc ngủ.

- Nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới:

 

doc 76 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 19 đến 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19.
Ngày soạn: 17/1/2010.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010. 
 Tiết 1+2. Tiếng việt. 
 Bài 78: uc, ưc
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng được các vần, từ : uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
- Đọc đúng các từ, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất?
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bộ học vần, tranh minh hoạ bài học.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc SGK, viết bảng con: màu sắc, giấc ngủ.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
 Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài:
* Dạy vần uc:
- Giới thiệu vần uc viết in, viết thường.
- Phân tích vần uc?
- Cài vần uc?
- Có vần uc muốn có tiếng trục ta cài thêm gì?
- Cài tiếng trục? Phân tích tiếng trục?
- Quan sát tranh, giới thiệu, ghi từ : cần trục.
- Đọc phần bảng vừa học.
* Dạy vần ưc (tương tự vần uc).
- So sánh vần ưc với vần uc?
- Đọc lại bài trên bảng ?
* Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi bảng từ ứng dụng.
- Giảng từ, đọc mẫu.
- Lên gạch chân tiếng có vần vừa học?
* Viết bảng con.
- GV hướng dẫn học sinh viết từng vần.
- GV nhận xét.
4. Củng cố: 
-Thi tìm tiếng, từ có vần vừa học?
- Nhận xét giờ. tuyên dương HS, tổ học tốt.
- HS đọc cá nhân, lớp.
- Đánh vần cá nhân, lớp.
- Đánh vần cá nhân, lớp.
- HS đọc cá nhân. lớp.
- HS đọc.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc cá nhân. đồng thanh.
- HS quan sát.
- HS tô khan.
- HS viết bảng con.
 Tiết 2
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GVgọi HS đọc theo que chỉ.
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
- Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng, hướng dẫn đọc mẫu. 
- Nhận xét đánh giá.
- Tìm tiếng có vần vừa học trong câu ứng dụng?
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
* Luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất?.
+Thảo luận cặp 2 phút:
- Tranh vẽ gì?
- Theo em ai thức dậy sớm nhất?
- Con chim đang làm gì? Con gà đang làm gì? Ông mặt trời như thế nào?
- Em thích buổi sáng sớm không? Tại sao?
- ở nhà em ai là người dậy sớm nhất?
- Em dậy lúc mấy giờ?
- GV nhận xét kết luận.
* Luyện viết vở:
- GV viết mẫu, hướng dẫn viết từng dòng.
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
4. Củng cố: 
-Vừa học vần mới nào?
- Thi cài tiếng, từ có vần uc, ưc
5. Dặn dò. .
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS. 
- Xem trước bài 79.
- HS cá nhân .
- Lớp nhận xét
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đọc thầm.
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- Nêu chủ đề luyện nói.
- Vẽ con gà, con trâu, con chim và mọi người đang đi làm.
- Con gà.
- Con gà gái, con chim hót, 
- HS trả lời.
- Các cặp trình bày, nhận xét bổ sung.
- HS viết bài.
- Học vần uc,ưc.
- HS cài vần.
 __________________________________________________
Tiết 3. Toán . 
 mười ba, mười bốn, mười lăm.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận biết số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị, số14 gồm 1 chục và 4 đơn vị, 15 gồm 1 chục 5 đơn vị. 
- Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bó chục que tính và que tính rời, bộ đồ dùng Toán.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định: 
2. Bài cũ: 
- Làm bảng con bảng lớp: 11 = ...chục... đơn vị 12 =... chục...đơn vị 
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
* GV giới thiệu bài và ghi bài.
* Giới thiệu số 13: 
- Cho HS lấy 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời: Tất cả có bao nhiêu que tính? 
- GV: 10 que tính thêm 3 que tính là 13 que tính. 
- Ghi và hướng dẫn đọc: 13.
- Số 13 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- GV ghi vào cột chục và cột đơn vị.
- Hướng dẫn HS ghi số 13. 
- Số 13 gồm mấy chữ số?Đó là chữ số nào? 
 *Giới thiệu số 14, 15 (tương tự số 13):
 * Thực hành:
Bài 1(103): Viết số.
- Nêu yêu cầu BT?
- Nhận xét chữa miệng BT.
Bài 2(104): Điền số thích hợp.
- Nêu yêu cầu BT. 
- Chữa BT. 13 gồm mấy chục mấy đơn vị? 
Bài 3(104): Nối tranh với số thích hợp.
- Nêu yêu cầu BT.
- Chữa BT theo cặp.
Bài 4(104): Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- Nêu yêu cầu BT.
- Chữa BT. Đọc các số trên tia số. Số 15 lớn hơn số nào?
- ... 13 que tính.
 - HS đọc nối tiếp.
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
1
3
13
mười ba
1
4
14
mười bốn
1
5
15
mười lăm
- HS làm SGK.
- HS làm SGK.
- 10,11,12,13,14,15.
- HS làm SGK.
- HS làm SGK, 1 lên bảng.
- HS điền.
- 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15.
4. Củng cố: 
- Mười ba gồm mấy chục mấy đơn vị?
- Mười bốn gồm mấy chục mấy đơn vị? 
5. Dặn dò. 
 - Nhận xét giờ học. Về xem lại bài tập đã làm.	
 _______________________________________________
Tiết 4:
Đạo đức
Lễ phép vâng lời thầy cô giáo (T1)
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: HS hiểu 
- HS cần lễ phép, vâng lời thầy cô giáo vì thầy cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người, rất yêu thương các em.
- Để tỏ ra lễ phép vâng lời thầy cô giáo các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng 2 tay khi trao nhận vật gì từ thầy cô.
2- Kĩ năng:
- HS có hành vi lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo trong học tập rèn luyện và sinh hoạt hàng ngày.
3- Giáo dục:
- GD các em có tình cảm yêu quý kính trọng thầy cô 
B- Tài liệu và phương tiện :
- Vở bài tập đạo đức 1:
- 1 số đồ vật phục vụ cho diễn tiểu phẩm
C- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS.
I- Kiểm tra bài cũ:
- Để giữ trật tự trong trường học các em cần thực hiện những gì?
- GV nhận xét và cho điểm
II- Dạy – học bài mới
1- Hoạt động 1: Phân tích tiểu phẩm 
- HD HS theo dõi các bạn diễn tiểu phẩm và cho biết nhân vật trong tiểu phẩm cư sử với cô giáo như thế nào.?
- HD HS phân tích tiểu phẩm 
- Cô giáo và bạn HS gặp nhau ở đâu:
- Bạn đã chào và mời cô vào nhà như thế nào?
- Khi vào nhà bạn đã làm gì?
- Vì sao cô giáo lại khen bạn ngoan lễ phép
- Các em cần học tập điều gì ở bạn?
GVKL: Khi cô giáo đến nhà chơi bạn chào và mời cô vào nhà lời nói của bạn thật nhẹ nhàng thái độ vui vẻ, biết nói “ thưa “ ‘”ạ” biết cảm ơn .như thế bạn tỏ ra lễ phép với cô giáo.
- 1số HS đọc tiểu phẩm cô giáo đến thăm nhà 1 bạn HS em chạy ra đón cô và chào cô giáo cảm ơn em.
- 1 vài em trả lời
- 1 vài em nêu
1số HS đọc tiểu phẩm cô giáo đến thăm nhà 1 bạn HS em chạy ra đón cô và chào cô giáo cảm ơn em.
- 1 vài em trả lời
2- Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai (bt1) 
- HD các cặp HS tìm hiểu các tình huống ở bài tập 1 nêu cách ứng xử và phân vai cho nhau.
GVKL: Khi gặp thầy cô giáo trên đường các em cần dừng lại, bỏ mũ nón đứng thằng người và nói ( em chào thầy, cô ạ) khi đưa nhận vật gì từ tay thầy cô giáo cần dùng 2 tay và noí ( thưa thầy, cô đây ạ)
- Từng cặp HS chuẩn bị
- Cả lớp theo dõi NX
- HS chú ý nghe
3- Hoạt động 3: 
Thảo luận lớp về vâng lời thầy cô giáo:
- GV lần lượt câu hỏi cho HS thảo luận.
- Thầy cô giao thương yêu cầu dạy bảo các em điều gì ?
- Những lời yêu câù khuyên bảo của thầy cô đã giúp ích gì cho HS 
- Vậy khi thầy cô giáo dạy bảo thì các em cần thực hiện như thế nào?
- GVKL: Hằng ngày các thầy cô giáo chăm lo dạy dỗ, giáo dụo các em, giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi. ..
- Các em thực hiện tốt những điều đó là biết vâng lời thầy cô có như vậy HS mới chóng tiến bộ được với mọi yêu cầu thích.
- HS trả lời theo từng câu hỏi bổ xung ý kiến tranh luận với nhau.
- HS nghe và ghi nhớ
4- Củng cố – dặn dò:
- Đối với thầy cô giáo, người đã có công dạy dỗ các em, các em phải có thái độ như thế nào?
- Để tỏ ra lễ phép với thầy cô em cần chào hỏi như thế nào?
+ GV nhận xét chung giờ học và giao bài.
- 1 vài em nhắc lại
Ngày soạn : 18/1/2020.
Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010.
Tiết 1+2. Tiếng việt. 
 Bài 79: ôc, uôc
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng được các vần, từ : ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
- Đọc đúng các từ, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Tiêm chủng, uống thuốc.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bộ học vần, tranh minh hoạ bài học.
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc SGK, viết bảng con: máy xúc, nóng nực.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
 Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
* Giới thiệu bài:
* Dạy vần ôc:
- Giới thiệu vần ôc viết in, viết thường.
- Phân tích vần ôc?
- Cài vần ôc?
- Có vần ôc muốn có tiếng mộc ta cài thêm gì?
- Cài tiếng mộc? Phân tích tiếng mộc?
- Quan sát tranh, giới thiệu, ghi từ : thợ mộc.
- Đọc phần bảng vừa học.
* Dạy vần uôc (tương tự vần ôc).
- So sánh vần uôc với vần ôc?
- Đọc lại bài trên bảng ?
* Đọc từ ứng dụng:
- GV ghi bảng từ ứng dụng.
- Giảng từ, đọc mẫu.
- Lên gạch chân tiếng có vần vừa học?
* Viết bảng con.
- GV hướng dẫn học viết từng vần.
- GV nhận xét.
4. Củng cố: 
-Thi tìm tiếng, từ có vần vừa học?
- Nhận xét giờ. tuyên dương HS, tổ học tốt.
- HS đọc cá nhân, lớp.
- Đánh vần cá nhân, lớp.
- Đánh vần cá nhân, lớp.
- HS đọc cá nhân. lớp.
- HS đọc.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc cá nhân. Đồng thanh.
- HS quan sát.
- HS tô khan.
- HS viết bảng con.
 Tiết 2
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GVgọi HS đọc theo que chỉ.
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
- Tranh vẽ gì?
- GV ghi bảng, hướng dẫn đọc mẫu. 
- Nhận xét đánh giá.
- Tìm tiếng có vần vừa học trong câu ứng dụng?
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
* Luyện nói: Tiêm chủng, uống thuốc.
+Thảo luận cặp 2 phút:
- Tranh vẽ gì?
- Các bạn nhỏ đang làm gì?
- Thái độ của bạn như thế nào?
- Chúng mình được tiêm chủng và uống thuốc phòng bệnh gì? 
-Vì sao phải tiêm chủng và uống thuốc?
- Trường em đã tổ chức tiêm chủng chưa?
- GV nhận xét kết luận.
* Luyện viết vở:
- GV viết mẫu, hướng dẫn viết từng dòng.
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
4. Củng cố: 
-Vừa học vần mới nào?
- Thi cài tiếng, từ có vần ôc, uôc .
5. Dặn dò.
- Nhận xét giờ. Tuyên dương HS. 
- Xem trước bài 80.
- HS cá nhân .
- Lớp nhận xét
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đọc thầm.
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- Nêu chủ đề luyện nói.
- Bạn nhỏ đang uống thuốc.
- HS trả lời.
- Các cặp trình bày, nhận xét bổ sung.
- HS viết bài.
- Học vần ôc, uôc.
- ... h tiếng vừa tìm.
 - Viết bảng con +bảng lớp
 -  viết hoa
 - Lớp chép bài
 - HS soát lỗi
 - Nêu yêu cầu
 - Làm bài vào sách + bảng phụ
 - Chữa bài trên bảng phụ
 - Nhận xét, đánh giá 
 4/ Củng cố: Đọc lại bài.
 - Gọi học sinh đọc lại viết 
5/ Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
 - Về viết lại cho đẹp
Tiết 3 : 
 Toán (tiết 106) : Bảng các số từ 1 đến 100
I/ Mục tiêu :
Nhận biết số 100 là số liền sau số 99 .
Tự lập được bảng các số từ 1 đến 100 .
Nhận biết một số đặc điểm của các số đến 100 .
II/ Đồ dùng :
 Que tính , bảng phụ bài tập 2
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/ ổn định 
 2/ Bài cũ: - Số liền sau của số 39 là số nào ?
 - Số liền trước của số 25 là số nào ?
3/ Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a.Giới thiệu bài.
b.Giới thiệu số 100
- Gắn 99 que tính hỏi : Có bao nhiêu que tính ? 
 - Cài thêm 1 que tính . Có 99 que tính thêm 1 que tính được bao nhiêu que tính ?
 - GV ghi bảng số 100 
 + Số 100 là số có mấy chữ số ?
 - GV giới thiệu về số 100 không phải là số có hai chữ số mà là số có ba chữ số ( một chữ số 1 và hai chữ số 0 đứng liền sau chữ số 1 kể từ trái sang phải ) . Số 100 là số liền sau của số 99 .
c) Luyện tập :
 Bài 1( 145) :
Bài 2(145) : Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100.
+ Nhận xét số hàng ngang đầu tiên?
 + Nhận xét số đơn vị ở cột dọc ?
 +Nhận xét số hàng chục ở cột dọc ?
* Kết luận : Đây chính là mối quan hệ các số trong bảng số từ 1 đến 100
 Bài 3 (145) :
4/ Củng cố : 
 Đếm các số từ 1 đến 100 .
5/ Dặn dò : Nhận xét giờ học 
 - Về đọc ,viết các số từ 1 đến 100
 - ...có 99 que tính
 - ... 100 que tính
 - ...là số có 3 chữ số
 - Học sinh đọc 6 em
Học sinh nêu yêu cầu
Học sinh làm miệng
Nhận xét , chữa bài 
- Học sinh nêu yêu cầu 
- Học sinh làm bài trên bảng phụ
- Chữa bài - Nhận xét
- ...hơn kém nhau 1 đơn vị
- ...đều là 1
- ...hơn kém nhau 1chục
Học sinh nêu yêu cầu 
Học sinh làm miệng
Nhận xét , chữa bài
 ______________________________________
Tiết 4:
 Đạo đức ( tiết 27 ) : cảm ơn và xin lỗi ( tiết 2)
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
Cần nói cảm ơn khi được ngời khác quan tâm , xin lỗi khi làm phiền
người khác .
Có thái độ tôn trọng mọi người xung quanh .
Biết nói cảm ơn , xin lỗi trong cuộc sống hằng ngày.
Giáo dục HS có ý thức trong cuộc sống hằng ngày .
II/ Đồ dùng:
 Vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1/ ổn định:
2/ Bài cũ:
 - Em đã cảm ơn và xin lỗi ai chưa ? Vì sao ?
3/ Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn tìm hiểu bai:
*. Hoạt động 1 : Làm bài tập 3
- GV nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn học sinh làm bài
* Kết luận: - Tình huống 1 : Cần nhặt hộp bút lên trả cho bạn và nói xin lỗi bạn vì mình có lỗi với bạn .
 - Tình huống 2 : Cần nói cảm ơn bạn vì bạn đã giúp đỡ mình
*. Hoạt động 2 :Trò chơi sắm vai
 - GV đưa ra tình huống : Thắng mượn quyển truyện tranh của Nga về nhà đọc . Nhưng vô ý để em bé làm rách mất một trang . Hôm nay Thắng mang sách để trả cho bạn .
 Theo em bạn Thắng phải nói gì với Nga và Nga sẽ trả lời ra sao ? ( nếu có thể ) 
* Kết luận : Bạn Thắng cảm ơn bạn Nga cho mượn quyển sách và thành thật xin lỗi vì đã làm hỏng sách . Nga cần tha lỗi cho bạn “ Không có gì ? bạn đừng lo’’
 *. Hoạt động 3 : Trò chơi : Ghép cánh hoa vào nhị hoa ( bài tập 5)
 - GV chia nhóm 
 + Phát cho mỗi nhóm một nhị hoa (cảm ơn) và nhị hoa ( xin lỗi) và các cánh hoa trên đó có ghi rõ những tình huống khác nhau .
- Yêu cầu học sinh ghép hoa cho phù hợp 
*) Hoạt động 4 : Làm bài tập 6 
4/ Củng cố
 - Khi nào cần nói lời cảm ơn ?
 - Khi nào phải nói lời xin lỗi ?
 5/ Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
- Từng cặp độc lập thảo luận (5’)
 - 2 cặp HS trình bày
 - Nhận xét bổ xung
- Học sinh thảo luận phân vai theo tình huống trên (5’)
 - Học sinh trình bày 
 - Nhận xét , bổ xung
- HS thảo luận nhóm 5’
Đại diện các nhóm trình bày
Nhận xét , bổ sung
- Học sinh nêu yêu cầu
Lớp làm vào vở – 2 học sinh lên bảng điền
Học sinh đọc lại 
- Đọc câu ghi nhớ ( cá nhân, lớp)
_____________________________________________________________
Ngày soạn: 22/3/2010.
Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010.
Tiết 1 + 2: Tập đọc : 
 AI dậy sớm
I/ Mục tiêu :
Đọc đúng nhanh , cả bài
 - Phát âm đúng các từ ngữ : dậy sớm , ra vườn , lên đồi , đất trời 
Tìm được tiếng , từ , câu 
Hiểu được nội dung bài : Cảnh buổi sáng rất đẹp . 
Trả lời được các câu hỏi cuối bài . Học thuộc lòng bài thơ .
Giáo dục HS say mê học tập
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Bộ đồ dùng HS
 - Tranh bài luyện nói.
III/ Hoạt động dạy học.
1/ổn định :
2/Bài cũ: Đọc bài : Hoa ngọc lan SGK 2 em .
 - Hoa ngọc lan có màu gì ?
 3/ Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn đọc 
 Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 * Cô đọc mẫu : Chậm rãi , nhẹ nhàng , tình cảm
 - Giúp đỡ học sinh 
 - Qua nghe đọc cô thấy cần luyện cho các em một số từ sau (cô gạch chân từ luyện đọc)
 - GV chỉnh sửa phát âm.
 - Cô chỉ bảng 
 - Cô , trò nhận xét
* Luyện đọc câu
* Luyện đọc cả bài
 - Cô chia nhóm (4 em) 
 - Giao nhiệm vụ: Các em trong nhóm đọc nối tiếp
 - Cô , trò nhận xét 
 * Thi đọc đoạn
 - Giao nhiệm vụ : 3 tổ cùng đọc 1 khổ thơ sau đó cử một bạn thi đọc
 - Quan sát giúp đỡ
 - Nhận xét 
 - Thi đọc cả bài
 - Nhận xét
 c. / Ôn vần:
 - Tìm tiếng trong bài tiếng có vần ươn , ương ?
 - Tìm câu có tiếng chứa vần ươn , ương? 
 4/ Củng cố: 
- Đọc lại bài.
- Thi chỉ đúng tiếng cô đọc.
5/ Dặn dò : - Nhận xét giờ học.
 - Đọc thầm
 - HS đọc nối tiếp câu
 - HS đọc cá nhân, lớp.
dậy sớm , ra vườn , ngát hương , lên đồi , đất trời , chờ đón .
 - HS đọc nối tiếp từng dòng thơ
 - Các nhóm đọc bài trong 5’
 - 1 một số nhóm đọc bài
 - Lớp nhận xét 
 - Các tổ đọc bài trong 3’ 
 - 3 em đọc thi
 - Mỗi tổ cử một bạn đọc
 - Lớp nhận xét
 - Đọc đồng thanh 
 -  vườn , hương 
VD: Tôi mượn được ở thư viện một quyển sách rất hay.
- Dũng là một cậu bé bướng bỉnh .
 TIết 2 :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài.
2.Tìm hiểu bài và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài:
 GV: Để giúp các em trả lời tốt các câu hỏi cuối bài cô mời cả lớp đọc thầm toàn bài 
 - Để biết khi dậy sớm điều gì chờ đón em cô mời một bạn đọc khổ thơ 1 
 - Qua khổ thơ vừa đọc em nào biết khi dậy sớm điều gì chờ đón em ở ngoài vườn ?
 - Để biết ai dậy sớm chạy ra đồng điều gì đang chờ đón cả lớp cùng theo dõi 1 bạn đọc khổ thơ 2 
 - Ai dậy sớm chạy ra đồng điều gì đang chờ đón ?
 - Để biết cả đất trời đang chờ đón em ở đâu cô mời 1 bạn đọc khổ thơ cuối .
 - Cả đất trời đang chờ đón em ở đâu ? 
- GV đọc cả bài( diễn cảm)
 - Bài thơ nói lên điều gì ? 
b)Luyện học thuộc lòng:
 - GV xóa dần bảng
 - Cô giúp đỡ
Thi đọc thuộc bài
 - Cô, trò nhận xét
 c) Luyện nói : 
 - GVtreo bức tranh phần luyện nói: 
 + Bức tranh vẽ gì ?
 + Buổi sáng trong gia đình em ai là người dạy sớm nhất ?
 +Buổi sáng dạy em thường làm những việc gì ?
 - Đọc thầm
 - Đọc cá nhân 2 em.
 - 1 em đọc.
 - ... hoa ngát hương chờ đón em ở ngoài vườn
 - Nhận xét nhắc lại
 - 1 em đọc
 - vừng đông đang chờ đón em
 - Nhận xét nhắc lại
 - 1 học sinh đọc 
 - ...ở trên đồi
 - 2 học sinh đọc cả bài
 -cảnh buổi sáng rất đẹp , ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy .
 - Nhận xét nhắc lại
 - 3- 4 em đọc cả bài
 - HS đọc( nhiều em)
 - Mỗi tổ cử 1 em đọc
 - Nhận xét cho điểm
 - HS nêu chủ đề 
 - HS thảo luận , trình bày
 - Nhận xét , bổ sung
 4/ Củng cố: - Đọc lại bài.
 - Bài thơ cho các em biết điều gì?
 5/ Dặn dò : 
 - Về học thuộc lòng bài thơ.
 ______________________________________________
Tiết 3 : Toán ( tiết 107) : 
 Luyện tập
 I/ Mục tiêu : 
- Củng cố về viết các số có hai chữ số . 
- Tìm số liền trước , số liềnsau của một chữ số , thứ tự các số .
- Củng cố về hình vuông , nhận biết về vẽ hình vuông .
II/ Đồ dùng :
 Bảng phụ bài tập 4 
III/ Các hoạt động dạy học :
 1/ ổn định
 2/ Bài cũ :
- Đếm các số từ 1 đến 100 
3/ Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
b.Luyện tập :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
.Bài 1( 146 ): Viết số 
- GV đọc cho HS viết
Bài 2(146): Viết số
 - Muốn tìm số liền trước ta làm thế nào ? 
Muốn tìm số liền sau ta làm thế nào ?
Bài 3 (146): Viết các số 
 - Chấm bài , nhận xét 
Bài 4 (144): Dùng thước và bút nối các điểm để có hai hình vuông :
 - Chấm bài , nhận xét
4/ Củng cố :
 Đếm các số từ 1 đến 100 ?
5/ Dặn dò : Về đọc , viết các số từ 1 đến 100
Học sinh đọc yêu cầu
Làm bảng con + Bảng lớp
Nhận xét chữa bài
- HS nêu yêu cầu
- Làm miệng 
- Nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- Làm vở + 2 HS làm bảng lớp
- Nhận xét – HS đọc lại
HS nêu yêu cầu
HS làm bài trên bảng phụ
Chữa bài – Nhận xét
 ________________ ______________________
Tiết 4: Thể dục:
Bài 27: Bài thể dục - Trò chơi
I- Mục tiêu
	- Ôn bài thể dục đã học
	- Ôn trò chơi "tâng cầu.
	- Thuộc bài TD đã học
	- Biết tham gia trò chơi một cách chủ động
II- Địa điểm - Phương tiện.
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
- Chuẩn bị 1 còi và mỗi HS 1 quả cầu.
III- Các hoạt động cơ bản.:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học .1 -2 phút.
* Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 50 - 60 m.
* Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. 1 phút.
- Xoay các khớp cổ tay, cánh tay, cẳng tay, đầu gối. 1 - 2phút.
- Xoay hông ,mỗi chiều 5 vòng.
2 Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục; 2 - 3 lần. mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- GV sửa động tác cho học sinh.
* Tâng cầu: 10 - 12.
- GV hướng dẫn học sinh.
- GV chia tổ cho học sinh tâng cầu.
* Kiểm tra thể lực học sinh.
- Kiểm tra 5 em. 
- Nội dung: Chạy con thoi 4 x 10 m.( giây )
- Nam : Tốt < 13,30 Nữ : Tốt 13,50 
 Đạt < 14,30. Đạt . 14,50.
- Thả lỏng hồi phục
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo 2- 4 hàng dọc theo nhịp và hát 1 - 2 phút.
* Tập ĐT điều hoà của bài thể dục . 2 x8 nhịp.
- GV cùng hệ thống bài học 1 - 2phút.
- GV nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
 x x 
 x x
 x x
 x x
 x
x x x x x
 x x x x x
 GV
GV.
x x x x x x x
x x x x x x x x

Tài liệu đính kèm:

  • docGA sang T1 926.doc