Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 3 - GV: Nguyễn Thị Tuyết - Trường tiểu học Dị Sử

Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 3 - GV: Nguyễn Thị Tuyết - Trường tiểu học Dị Sử

Tiếng Việt

Bài 8: l , h

I - MỤC TIÊU.

1. Học sinh đọc và viết được l, h, lê, hè

Đọc câu ứng dụng: ve, ve, ve hè về.

Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: le le

2. Rèn kỹ năng đọc viết thành thạo l, h, lê, hè.

3. Hứng thú học tập.

II - ĐỒ DÙNG.

Bộ ghép chữ Tiếng Việt

Tranh minh hoạ SGK.

III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Bài cũ.

Đọc viết: ê, v, bê, ve, bé vẽ bê.

2. Bài mới. Tiết 1

a) Giới thiệu bài.

b) Dạy chữ ghi âm: Âm l

Nhận diện chữ l

 

doc 19 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Buổi sáng - Tuần 3 - GV: Nguyễn Thị Tuyết - Trường tiểu học Dị Sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
Chào cờ
Nhà trường & đ/c TPT thực hiện
************************************************
Tiếng Việt
Bài 8: l , h
i - mục tiêu.
1. Học sinh đọc và viết được l, h, lê, hè
Đọc câu ứng dụng: ve, ve, ve hè về.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: le le 
2. Rèn kỹ năng đọc viết thành thạo l, h, lê, hè.
3. Hứng thú học tập.
ii - đồ dùng.
Bộ ghép chữ Tiếng Việt
Tranh minh hoạ SGK.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Đọc viết: ê, v, bê, ve, bé vẽ bê.
2. Bài mới. Tiết 1
a) Giới thiệu bài.
b) Dạy chữ ghi âm: Âm l
Nhận diện chữ l
GV phát âm l
3 HS phát âm 
Âm l được ghi bằng chữ cái lờ
Nhắc lại 
Chữ cái lờ gồm mấy nét là những nét nào ?
Gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét hất
Chữ l giống chữ nào đã học?
So sánh l và b 
Gài bảng chữ l 
HS so sánh
HS gài và đọc 
c) Phát âm và đánh vần
GV: Phát âm l
HS phát âm 
Khi phát âm luồng hơi phát ra như thế nào ? l là phụ âm 
Luồng hơi phát ra bị cản 
HS nhắc lại
Có âm l muốn có tiếng lê ta thêm âm gì ?
Thêm âm ê
Gài tiếng lê - GV viết lê 
Gài - đọc đánh vần
Hướng dẫn đánh vần - phân tích - đọc 
Phân tích - đọc trơn 
Âm h: Quy trình tương tự 
d) Viết l - h 
Giới thiệu 4 kiểu chữ
HS viết trên không
GV viết mẫu l - h và nói quy trình viết.
Viết bảng con
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
Đọc bài trên bảng
Đọc bài SGK
8 em
7 em
c) Luyện viết
GV hướng dẫn HS viết vở
Viết vở tập viết
.b) Luyện nói.
Chủ đề le le 
Đọc tên bài
Quan sát tranh trả lời 
Trong tranh em thấy gì ?
Hai con vật đang bơi trông giống con gì ?
Vịt sống tự do không có người chăn gọi là vịt gì ?
iv - Củng cố dặn dò
Về nhà đọc kỹ bài
Xem trước bài 9
Đọc lại toàn bài
*******************************************
Toán
Tiết 9: Luyện tập
i - mục tiêu.
1. Giúp HS củng cố về nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5.
Đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5.
2. Rèn kĩ năng đọc, viết, đếm số .
3. Có ý thức tự giác học tập.
II - Đồ dùng:
Bộ đồ dùng học toán + SGK.
III- Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
GV: đưa tấm bìa ghi số: 1, 2, 3, 4, 5 xếp không theo thứ tự. Yêu cầu HS xếp lại theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 và 5, 4, 3, 2,1.
2. Bài mới.
GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Viết số thích hợp chỉ số lượng đồ vật trong nhóm 
GV cho HS làm bài.
Hình 1 có bốn cái ghế viết số 4
Hình 5 có năm cái ghế viết số 5
GV cho HS kiểm tra.
Bài 2: Làm tương tự như bài 1.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài tập.
GV: Đưa bài lên bảng 
Đổi vở
HS làm 
Điền số thích hợp vào ô trống 
2
1
GV: Cho HS làm bài - chữa.
Em điền số nào vào ô tròn, tại sao ?
Em điền số nào nữa vào ô vuông tiếp ?
HS đếm từ 1 đến 5 đọc từ 5 đến 1
Bài 4: Hướng dẫn viết theo thứ tự của SGK.
HS tự viết 
IV- Củng cố- Dặn dò
Tổ chức trò chơi.
Củng cố về nhận biết số lượng các nhóm có không quá 5 đồ vật đồng thời bước đầu rèn luyện trí nhớ và khả năng suy luận của HS.
************************************************************************
Thứ ba ngày15 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 9: o – c
i - mục tiêu.
1. HS viết được o, c, bò, cỏ - Đọc câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “vó bè”
2. Rèn kỹ năng đọc, viết lưu loát nhanh.
3. Hứng thú tự tin trong học tập.
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ - Bộ đồ dùng.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Đọc viết ê, v, bê, ve
2. Bài mới Tiết 1
a) Giới thiệu bài
Âm o được ghi bằng chữ cái o
Âm c được ghi bằng chữ cái xê
HS nhắc lại 
b) Dạy chữ ghi âm: Âm o
Nhận diện chữ o
GV phát âm o 
Âm o được ghi bằng chữ cái o
Chữ cái o gồm mấy nét ?
O là nguyên âm hay phụ âm 
Vì sao ?
Cho HS ghép âm o 
3 HS phát âm
Một nét cong tròn khép kín
O là nguyên âm 
Luồng hơi phát ra tự do
HS gài o - phát âm 
Có âm o muốn có tiếng bò ta phải thêm âm gì, dấu gì ?
HS gài bò: đánh vần - phân tích - đọc trơn - cá nhân - đồng thanh 
Tìm tiếng có âm o ?
co, to, do, cho ...
Âm c: Quy trình tương tự.
So sánh o và c 
Giống nhau: 
Khác nhau:
Đều là nét cong
o: nét cong khép kín
c: nét cong hở phải 
Đọc lại bài trên bảng. 
Đọc từ ứng dụng.
GV Có một số tiếng. 
Cho HS xếp tiếng. 
Cá nhân - đồng thanh 
HS nhặt và xếp lại 
GV cho HS đọc tiếng. 
GV chỉ bất kỳ. 
Đọc lại toàn bài. 
Đánh vần - phân tích - đọc trơn 
HS đọc bài 
Tiết 2
3. Luyện tập 
a) Luyện đọc.
Đọc câu ứng dụng.
Tranh vẽ gì ?
Bò bê đang ăn gì ?
b) Luyện nói
Chủ đề “vó bè”
GV: cho HS quan sát tranh.
Trong tranh em thấy những gì ?
Vó bè dùng để làm gì ?
Vó bè thường đặt ở đâu ?
Quê em có vó bè không ?
c) Luyện viết. 
GV: viết mẫu: o, c, bò, cỏ
Chấm bài - Nhận xét.
HS đọc bài trên bảng
HS đọc câu ứng dụng
Quan sát tranh 
HS viết vào vở tập viết 
iv - củng cố - dặn dò
Đọc lại bài trên bảng.
Đọc trước bài 10.
Toán
Tiết 10: Bé hơn , dấu nhỏ hơn
i - mục tiêu.
1. Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn” dấu < khi so sánh các số.
Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn.
2. Rèn kỹ năng so sánh số lượng.
3. Có ý thức say mê học toán.
ii - đồ dùng.
Các nhóm đồ vật - Bộ đồ dùng.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Viết bảng con dãy số 1, 2, 3, 4, 5
Số liền trước số 4 là số nào ?
Số liền sau số 4 là số nào ?
2. Bài mới.
Nhận biết quan hệ bé hơn 
GV: Cho HS quan sát tranh 
Tranh thứ nhất 
Bên trái có mấy ô tô ?
Bên phải có mấy ô tô ?
1 ô tô ít hơn 2 ô tô không ?
Cho HS nhắc lại.
HS quan sát
Có 1ô tô 
Có 2 ô tô 
1 ô tô ít hơn 2 ô tô 
Một ô tô ít hơn hai ô tô 
Đối với hình vẽ ngay dưới tranh ở bên trái.
Bên trái có mấy hình vuông ?
Bên phải có mấy hình vuông ?
1 hình vuông
2 hình vuông 
1 hình vuông có ít hơn 2 hình vuông không ?
1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông 
Cho HS nhắc lại.
Một hình vuông ít hơn hai hình vuông
GV giới thiệu. 
1 ô tô ít hơn 2 ô tô. 
1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông. 
Đọc dấu bé hơn <
1 < 2
Làm tương tự.
HS nhìn vào tranh.
Gài bảng:
GV viết lên bảng:
1 < 3, 2 < 5, 3 < 4, 4 < 5
Hướng dẫn HS viết dấu <
Hướng dẫn HS viết dấu giữa 2 số
Viết dấu < bao giờ đầu nhọn cũng chỉ vào số bé hơn. 
Thực hành:
Bài 1: Quan sát và viết dấu. 
Bài 2: Quan sát và so sánh số lượng VD 3 < 5
2 < 3 đọc “hai bé hơn ba”
HS đọc cá nhân - đồng thanh 
Viết bảng con 
Dấu bé hơn chiều của mũi tên cũng chỉ vào số bé hơn
HS viết dấu <
Tự làm bài
Bài 3: Tương tự 
HS tự làm đọc kết quả
Bài 4: Tương tự gọi 2, 3, 4 HS chữa bài.
Bài 5: Nối với số thích hợp.
Kết hợp cho HS chơi trò chơi.
iv - củng cố - dặn dò.
Nhắc lại bài học. 
Xem lại các bài tập.
**********************************************
Mỹ thuật
Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
( G/V chuyên dạy)
************************************************************************
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 10: ô, ơ
A. Mục Tiêu:
	- H.s đọc và viết được ô, ơ, cò, cờ
	- Đọc được câu ứng dụng bé có vở vẽ
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề, bờ hồ.
B. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
	Tranh minh hoạ phần luyện nói : bộ thực hành
2. Học sinh:
	Sách giáo khoa, vở tập viết, bộ thực hành.
C. Các hoạt động dạy học:	
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- H/s đọc bài trong sgk
CN + N + ĐT
- Gọi h/s đọc câu ứng dụng sgk
- Viết bảng con : C, O, cọ , bó
- HS viết bảng con
- GV nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới:
Tiết 1:
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô dạy các con âm mới là âm Ô
2. Nhận diện chữ?
- Chữ Ô có cấu tạo là nột nét cong khép kín giống O nhưng thêm dấu mũ phát âm Ô (miệng mở hơi hẹp hơn O, hơi tròn)
- Chỉ bảng cho h/s đọc
- Đọc CN + ĐT + nhóm
- Hôm trước con đọc âm C bây giờ cô ghép âm C với O được tiếng mới đó là tiếng gì?
- H/s nhẩm và thảo luận , tiếng cô
- Giáo viên ghi bảng : Cô
? Nêu cấu tạo tiếng Cô
- Gồm 2 âm ghép lại âm C đứng trước, âm Ô đứng sau
- Cho h.s đánh vần
- Đọc CN + ĐT + N
- Giới thiệu tranh cho h.s quan sát tranh
- H.s quan sát tranh
? Tranh vẽ gì?
- Cô giáo cho các em tập viết
- GV giảng rút ra tiếng Cô 
- Đọc CN + ĐT + N
- Chỉ bảng cho h/s đọc tiếng Cô (từ khoá)
- Đọc CN + ĐT + N
- Giới thiệu âm chữ Ơ 
- Đọc CN + ĐT + N
- GV ghi bảng Ơ 
- Giảng chữ Ơ giống chữ O là một nét cong khép kín thêm dấu ở phần phía bên phải
- Chỉ bảng cho h./s đọc
- Đọc CN + N + ĐT
- Cả lớp dùng bảng gài ghép âm C với Ơ được tiếng mới
- H/s dùng bảng gài ghép : Cờ
? Chúng ta ghép được tiếng gì
- GV ghi bảng Cờ
- Cho h/s đọc
- Đọc CN + N +ĐT
? Nêu cấu tạo tiếng Cờ
- Tiếng gồm 2 âm ghép lại, âm C trước, âm Ơ sau, dấu huyền trên Ơ
- GV chỉ bảng h/s đọc
- Đọc CN + N +ĐT
- Giảng tranh (vật thật)
? Trên tay cô cầm gì nào
- H/s quan sát lá cờ
- Lá cờ
- Lá cờ tổ quốc làm bằng vải màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, thường được treo vào những ngày lễ tết, như thứ 2 đầu tuần trường ta cũng học tiết chào cờ
- GV ghi bảng Cờ
- Chỉ bảng h/s đọc trơn
- Chỉ bảng cho h/s đọc lại bài khoá
- CN + N + ĐT
- CN + N + ĐT
3. Đọc tiếng ứng dụng
- GV ghi bảng Hố Hồ Hổ
 Bơ Bờ Bở
- H/s nhẩm
- Chỉ bảng cho h/s đọc nhẩm, gạch chân âm mới học
- H/s đọc nhẩm và lên bảng gạch chân
- Cho h/s phát âm
- Chỉ cho h/s đọc trơn tiếng theo thứ tự và không theo thứ tự
- Chỉ bảng đọc toàn bài trên bảng lớp
- H/s đọc CN + ĐT + N
- Đọc CN + ĐT + N
- Đọc CN + ĐT + N
4. Hướng dẫn viết
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết từng chữ. Chữ Ô cao 2 li viết giống chữ O nhưng thêm dấu mũ trên O
- Chữ Ơ cao 2 li viết giống O thêm dấu bên phải
- H/s quan sát
- H/s quan sát, nêu lại quy trình
- Cho h/s viết bảng con
- GV quan sát uốn nắn, sửa sai cho h/s
- Hướng dẫn h/s viết chữ Cô và Cờ
- H/s viết bảng con
- GV viết mẫu nêu quy trình viết
- H/s viết bảng
- GV nhận xét, sửa
- H/s viết bảng con
5. Củng cố
- Cô dạy âm gì
- Gọi 1 h/s đọc bài
- 2 âm Ô, Ơ
- Đọc bài CN
Tiết 2:
IV. Luyện tập
1. Luyện đọc: 
- Chỉ bảng cho h/s đọc lại bài 1 ở tiết 1
- H/s đọc bài trên bảng, lớp đọc CN + ĐT + N
- Đọc câu ứng dụng: gthiệu câu ứng dụng
- H/s quan sát tranh SGK và thảo luận 
? Tranh vẽ gì
? Bé đang làm gi
? Tauy bé cầm cái gi
- Tranh vẽ bé
- Bé đang vẽ
- Cầm bút và vở vẽ, trên bàn có hộp màu  ... ết được các âm đã học trong tuần ê, v, l, h, o, ô, ơ
- Đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện "Hồ"
- Phát biểu lời nói tự nhiên
B. Đồ dùng dạy học
1. Gv: Bảng ôn, tranh minh hoạ câu ứng dụng
2. H/s: SGK, vở bài tập, vở tập viết
C. Các hoạt động dạy học
I. Ôn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi h/s đọc bài SGK
- Gv nhận xét, ghi điểm
- CN đọc
- Cho h/s viết bảng con: ô, ơ, cô, cờ
- Gv nhận xét, sửa sai
- H/s viết bảng con
III. Bài mới 
Tiết 1
1. Giới thiệu bài
? tuần qua chúng ta được học những âm gì
Gv ghi góc bảng
 Tiết hôm nay chúng ta ôn tập những âm đã học
- Được học âm ê, v, l, h, o, ô, ơ
2. Ôn tập
a. Các chữ và âm vừa học
- Gv treo bảng ôn lên bảng
- Gọi h/s lên bảng, chỉ các chữ âm vừa học ở bảng ôn (bảng 1)
- Gv nhận xét
- Gv chỉ bảng cho h/s đọc âm
- H/s đọc ĐT + CN + N
- H/s chỉ chữ và đọc âm
b. Ghép chữ thành tiếng
- Chỉ bảng cho h/s đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở hàng ngang của bảng ôn (bảng 1)
- H/s đọc CN + N + ĐT
- Giải thích nhanh các từ đơn ở bảng 2
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- Ghi bảng từ ngữ ứng dụng
 Lò cò vơ cỏ
- H/s tự đọc
- CN + N + ĐT
- Giải thích từ ngữ ứng dụng:
- Lò cò: chơi nhảy lò cò bằng 1 chân
- Vơ cỏ: dùng 2 tay vơ cỏ dồn vào một chỗ
2. Tập viết từ ngữ ứng dụng
- HD h/s viết bảng con
- Gv viết mẫu lên bảng và nêu quy trình viết
- Chữ l cao 5 li, các chữ còn lại cao 2 li
- Các chữ nối liền nhau
- dấu viết trên âm chữ
- Cho h/s viết bảng con
- Gv nhận xét, sửa sai
- H/s viết bảng con
Tiết 2
3. Luyện tập 
a. Luyện đọc 
- Chỉ bảng cho h/s đọc lại bài ở tiết 1 đọc tiếng trong bảng ôn và tữ ngữ ứng dụng
- H/s đọc CN + ĐT + N
* Câu ứng dụng
- Gthiệu tranh
- H/s quan sát tranh
? Tranh vẽ gì
- GV ghi bảng: bé vẽ cô, bé vẽ lá cờ
- Chỉ bảng cho h/s đọc
- Bé tập vẽ cô giáo và lá cờ
- CN + N + ĐT
b. Luyện viết và làm bài tập 
- Cho h/s viết nốt các từ còn lại của bài 
trong vở bài tập
- Gv quan sát uốn nắn
- H/s mở sách tập viết ra viết bài
c. Kể chuyện “Hổ”
- Câu chuyện “ Hổ” lấy từ truyện “Mèo dạy hổ”
- Giới thiệu chuyện
- Kể lại chuyện một cách diễn đạt có kèm theo tranh minh học.
- Kể lại chuện một cách diễn đạt kèm theo tranh minh học sgk.
- H/s mở sách quan sát tranh và theo nghe giáo viên kể nội dung câu chuyện
- Giáo viên chỉ theo từng tranh và kể theo nội dung truyện mỗ h.s kể 1 nội dung tranh
Đại diện nhóm thi kể lại chuyện (kể từng phần theo tranh)
1 nhóm 4 học sinh kể
- 1 h/s kể toàn chuyện
- Đại diện các nhóm kể lại câu chuyện nhóm nào kể đủ tình tiết nhất thể hiện đủ nội dung 4 tranh sgk nhóm ấy thắng
+ Tranh1. – Hổ xin mèo chuyền võ nghệ mèo nhận lời
Tranh 2: Hằng ngay Hổ đến lớp học chuyên cần.
Tranh 3: Mộ lần hổ phục sẵn khi thấy mèo đi qua nó liền nhảy ra vồ vào mèo mà đuổi theo định ăn thịt.
Tranh 4: Nhân lúc Hổ sơ ý mèo nhảy tót lên 1 cây cao hổ đứng dưới đất gầm gào, bất lực
? Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Cho h/s đọc theo giáo viên
- Hổ là một vật vô ơn đáng khinh bỉ đọc AT
IV. Củng cố dặn dò.
Chỉ bảng ôn cho h.s đọc lại bài
Cho h/s đọc bài sgk. Học bài gì?
Giáo viên nhận xét giờ học
- H/s đọc ĐT + CN + N
Đọc bài trong sgk, ôn tập. Về học bài và xem trước nội dung bài sau.
Toán 
Tiết 12: Luyện tập
i - mục tiêu.
1. Củng cố các bài đã học.
2. Làm các bài tập.
Có ý thức học tập.
ii - đồ dùng.
Bảng con, vở bài tập.
iii - hoạt động dạy học.
1. So sánh các số.
Dùng bảng con: 3 3 , 5 > 2 , 3 > 1 đọc lại 
2. Làm bài tập.
a) Dấu <
Bài 1: Viết dấu
Bài 2: HS nêu yêu cầu
Hướng dẫn HS làm bài
Bài 3: HS nêu yêu cầu
Bài 4: HS' nêu yêu cầu
GV hướng dẫn HS nối 
b) Dấu >
Tương tự như bài tập về dấu “<”
Chấm bài - Nhận xét 
HS viết vào vở
Viết theo mẫu
HS làm bài
Viết dấu < vào ô trống
HS tự làm
Nối với số thích hợp 
************************************************
Âm nhạc
Bài: Mời bạn vui múa ca ( tiết 1)
( GV chuyên dạy)
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 12: i , a
A. Mục Tiêu:
	- Đọc và biết được i - a bi - cá.
	- Đọc được câu ứng dụng : Bé hà có vở ô li
	- Phát triển lời nói cho các em.
B. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: 
	- Tranh minh hoạ từ khoá
	- Tranh minh hoạ câu ứng dụng, bộ thực hành tiếng việt
2. Học sinh:
	- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành tiếng việt.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi h/s lên đọc bài sgk
- H/s đọc CN
- Cho viết bảng con, lò cò, vở cỏ
- Học sinh viết bảng con
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
III. Hoạt động dạy bài mới 
Tiết 1:
a. dạy âm i
- Gv giới thiệu ghi bảng: i
lớp nhẩm
- Nêu cấu tạo âm i
- Gồm 1 nét nói ngược và dấu chấm trên đầu.
- H/s phát âm
CN + N + ĐT
- Gv uốn nắn sửa sai
- Giới thiệu tiếng khoá
- Thêm b vào trước i được tiếng gì?
- h/s nhẩm
? Con vừa ghép được tiếng gì?
Tiếng bi
- Gv ghi tiếng khoá: bi 
? Nêu cấu tạo tiếng
- Tiếng gồm 3 âm ghép lại âm b đứng trước i đứng sau.
- Cho h/s đọc tiếng ĐV + trơn
- H/.s đọc CN + ĐT + N
- Giới thiệu từ khoá
- Cho h/s đọc tranh
? Tranh vẽ gì.
- H/s quan sát tranh thảo luận
Tranh vẽ hòn bi
- Qua tranh có từ khoá: bi
- Gọi h/s đọc trơn từ khoá
- CN + ĐT + N
- Đọc toàn từ khoá
- CN + ĐT + N
b. Dạy âm a:
- Giới thiệu âm: a
- H/s nhẩm
- Lớp đọc
- CN + ĐT + N
- Thêm C vào trước a và dấu sắc được tiếng gì
- Được tiếng Cá
- Gv ghi bảng: Cá
- H/s đọc
- CN + ĐT + N
- Nêu cấu tạo của tiếng Cá
- Tiếng gồm 2 âm ghép lại C trước a sau dấu huyền trên a.
H/s đọc ĐV + trơn
Đọc CN + ĐT + N
- Cho h/s quan sát tranh rút ra từ khoá
h/s quan sát tranh TLCH
? Tranh vẽ gì. 
- Vẽ con cá
- Giảng ghi tên lên bảng: Cá
- Cho h/s đọc trơn
- ĐT + CN + N
- Cho h.s đọc bài khoá ĐV + trơn (xuôi đến ngược)
- CN + ĐT + N + lớp
? So sách 2 âm a và i
- Giống: điều đó nét móc ngược khác. i có dấu chùm trên a có nét cong hờ phải
C. Giới thiệu từ ứng dụng
bi vi li ; ba va la
- H/s nhẩm
? Tìm âm mới trong tiếng
1 h/s nên chỉ đọc âm mới
- Đọc tiếng ĐV + trơn thứ tự bất kỳ
CN + N + ĐT
d. giới thiệu từ ứng dụng
 bi ve, ba lô
- h/s nhẩm
- Tìm tiếng mang âm mới
- h/s tìm trên bảng lớp
- Đọc tiếng mang âm mới trong từ ĐV + trơn 
- đọc CN + ĐT + N
- Đọc từ đv + trơn
ĐT + CN + N
- Giảng từ: Ba lô là túi khoác có 2 quai đằng sau túi, đeo lên lưng quần áo
- Đọc toàn bài (ĐV + T)
- ĐT + CN + N
2. Hướng dẫn viết.
- Viết mẫu hướng dẫn học sinh viết
- Nêu quy trình viết
- h/s nêu
Cho h/s viết bảng con
GV nhận xét sửa sai
3. Củng cố
- Học âm gì?
- Âm i - a
- Chi bảng cho h/s đọc bài
- CN + ĐT + N
Tiết 2:
IV. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
- cho h/s đọc lại bài tiết 1. ( ĐV + trơn)
GV nhận xét ghi điểm
- Đọc câu ứng dụng
- H/s quan sát tranh
? Tìm tiếng mang âm mới trong câu
- h/s tìm đọc trên bảng lớp
- Cho h/s sinh mang tiếng âm mới học
- CN - N - L
- Cho h/s đọc câu (ĐV + trơn)
- CN - N - ĐT
- Giảng nội dung câu. Đọc câu trơn
CN - N - ĐT
? Câu có mấy tiếng
- Có 6 tiếng
b. Luyện viết 
- Cho h/s quan sát thảo luận
- H/s viết bài trong vở tập viết
- Gv quan sát uốn nắn
- Giáo viên chấm 1 số bài, nhận xét 
c. Luyện nói: 
- Cho h/s quan sát tranh thảo luận
- H/s quan sát tranh thảo luận
? Tranh vẽ gì
- Tranh vẽ lá cờ
? Trong tranh có mấy lá cờ
- Tranh vẽ 3 lá cờ
? Lá cờ màu gì? giữa lá cờ có gì?
- Lá cờ màu đỏ, giữa lá cờ sao đỏ 5 cánh
? Ngoài cờ tổ quốc có (cờ đỏ sao vàng ) còn có những loại cờ nào
- Xung quanh có diềm, nền đỏ ở giữa xung quanh kẻ màu xanh, vàng, đỏ...
? Là cờ có những màu gì? ở giữa có gì
? Là cờ đội có nền màu gì
- Là cờ đội có nền màu đỏ ở giữa có huy hiệu măng non
- GV giảng chủ đề tranh.
- Nêu chủ đề luyện nói
- Cho h/s đọc
Lá cờ
CN - ĐT - N
d. Đọc sgk
- mở sgk
- Gv dọc mẫu
- Gọi học sinh CN
- 4 - 5 em đọc
- GV nhận xét ghi điểm
- Gõ thước cho h/s đọc đối thoại
- H/s đọc đối thoại sách giáo khoa
* Trò chơi
- Gọi h/s tìm tiếng có âm mới học (ngoài bài)
- H/s tìm
Gv nhận xét tuyên dương
V. Củng cố - dặn dò 
- Học mấy âm? là những âm gì
- 2 âm i - a
- Chỉ bảng cho h/s đọc lại toàn bài
GV nhận xét ghi điểm
- CN + N
- Về học bài xem nội dung bài sau
****************************************************
Thể dục
ĐHĐN - Trò chơi vận động
i - mục tiêu.
1. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
Học quay phải, quay trái
 Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
2. Rèn thói quen tập hợp hàng dọc...
3. Có ý thức tập luyện.
II - Địa điểm.
Sân trường.
III - Hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu:
GV nhận lớp phổ biến nội dung.
2. Phần cơ bản:
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
GV cho xếp hàng.
GV: Để cán sự tập hợp.
Xếp hàng dọc, dóng hàng
HS giải tán rồi tập hợp
Quay trái, quay phải 3 - 4 lần 
Trước khi cho HS quay phải (trái) hỏi xem đâu là bên phải ?
HS giơ tay lên để nhận biết hướng
Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.
2 lần
Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”
5 - 6'
Cán sự hô 
3. Kết thúc.
Hệ thống bài học.
Nhận xét giờ học. 
Giao bài tập về nhà.
HS nhắc lại 
Tập luyện lại 
**************************************************
Tự nhiên xã hội
Nhận biết các vật xung quanh
i - mục tiêu.
1. Giúp HS nhận biết mô tả được một số vật xung quanh.
2. Rèn kỹ năng nhận biết nhanh các vật xung quanh.
3. Có ý thức giữ gìn các bộ phận của cơ thể. 
ii - đồ dùng.
Các đồ vật lọ nước hoa, 1 bông hoa, xà phòng và một số hoa quả. 
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: Nêu các bộ phận bên ngoài của cơ thể ?
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
GV: cho HS chơi trò chơi: “Nhận biết các vật xung quanh”
Che mắt - đoán được bằng cách xờ ngửi - hoa hồng, quả na, quả bưởi, xà phòng
Hoạt động 1: Quan sát SGK hoặc vật thật.
Mô tả hình dáng, màu sắc của vật.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (vai trò các giác quan) 
Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt chúng ta bị hỏng ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu tai chúng ta bị điếc ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu da, mũi, lưỡi chúng ta mất cảm giác?
=> Kết luận: SGV trang 28
iv - củng cố - dặn dò.
Khắc sâu bài học.
Vệ sinh cá nhân tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 3 buoi sang.doc