Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật, Toán - Tuần 26

Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật, Toán - Tuần 26

Bài 26: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI CON VẬT (VẬT NUÔI)

I.Mục tiêu:

- Hiểu được đặc điểm, hình dáng,màu sắc các con vật nuôi quen thuộc

- Biết cách vẽ con vật và vẽ được con vật đơn giản theo ý thích.

II. Chuẩn bị:

 

doc 6 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật, Toán - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 26
Bài 26:	Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CON VẬT (VẬT NUÔI)
I.Mục tiêu:
- Hiểu được đặc điểm, hình dáng,màu sắc các con vật nuôi quen thuộc
- Biết cách vẽ con vật và vẽ được con vật đơn giản theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên
Học sinh
- Tranh ảnh các con vật nuôi
- Hình gợi ý cách vẽ con vật.
- Bài vẽ của học sinh cũ
- Vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy, màu,...
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Giới thiệu bài: Ghi bảng.
HĐ1: Tìm và chọn nội dung đề tài:
- Giáo viên cho xem tranh ảnh một số con vật nuôi .
- Hỏi: 
+ Hãy cho biết tên các con vật trong tranh ?
+ Nêu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của các con vật?
+ Các con vật có các bộ phận chính là gì ?
+ Nêu tên một số con vật nuôi khác mà em biết ?
- GV chốt ý: Mỗi con vật đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc riêng. Mỗi con đều có một vẻ đẹp riêng của nó
HĐ2: Cách vẽ con vật:
- Giáo viên gợi ý: 
+ Vẽ được con vật ta vẽ những bộ phận nào trước, sau ?
+ Để tranh sinh động ta vẽ thêm gì ?
- Giáo viên vừa gợi ý vừa vẽ mẫu:
+ Vẽ bộ phận lớn: Đầu, mình trước sau đó vẽ chân, đuôi, tai
+ Vẽ dáng khác nhau ở các con vật như đi, chạy, trèo ...
+ Vẽ thêm hình và vẽ màu theo ý thích
HĐ3: Thực hành:
- Yêu cầu vẽ tranh con vật nuôi mà em biết
HĐ4: Củng cố dặn dò
- Chọn tranh trưng bày
- YC nhận xét về hình dáng con vật, tạo dáng và vẽ màu
Nhận xét, tuyên dương
- Về nhà hoàn thành bài vẽ
- Chuẩn bị bài sau: “Vẽ theo mẫu vẽ cặp sách học sinh”
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Đọc đề.
-Xem tranh
- Trả lời
+ Trong tranh có con mèo, trâu
+ Con trâu cao to, có 2 sừng cong, miệng dài,màu đen
+Đầu, mình, chân, đuôi
+ Con hươu, con ngựa, chó
- Lắng nghe
- Trả lời: Vẽ đầu, mình, chân, đuôi
+ Vẽ thêm cây người trại nuôi để tranh sinh động
- Chú ý
- Thực hành
- Xem
TOÁN:	LUYỆN TẬP (giảm bài 3)
I. Mục tiêu:
	-Biết xem đồng hồ kim phút chỉ vào số 3, số 6.
	-Biết thời điểm ,khoảng thời gian.
	- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
	- Mô hình đồng hồ
III. Hoạt động dạy học
A. KTBC: Gọi hs lên bảng quay kim đồng hồ chỉ: 14 giờ, 2 giờ 30 phút, 6 giờ rưỡi, 17 giờ, 21 giờ, 4 giờ 15 phút.
	* Giáo viên nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giúp các em củng cố kĩ năng xem đồng hồ sau đó nhận biết các biểu tượng về thời gian để sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
2. Hướng dẫn học sinh làm các bài trong SGK
* Bài 1: Hướng dẫn học sinh xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó.
* Bài 2: Học sinh nhận biết các thời điểm trong hoạt động: “Đến trường học “.
Hà đến trường sớm hơn Toàn mấy phút ?
Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc mấy phút ?
* Bài 3: Củng cố kĩ năng sử dụng đơn vị đo thời gian.(HSKG)
- Học sinh xem tranh trả lời
a. Nam cùng bạn đến chuồng thú lúc 8giờ30phút
b. Nam và các bạn đến chuồng voi lúc 9giờ
c. Nam và các bạn đến chuồng hổ lúc 9giờ15phút
d. Nam và các bạn ngồi nghỉ lúc 10giờ15phút
e. Nam và các bạn ra về lúc 11giờ
a. Hà đến trường sớm hơn Toàn 15 phút
b. Quyên đi ngủ muộn hơn Ngọc 30 phút
a. Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8giờ
b. Nam đi từ nhà đến trường hết 15 phút
c. Em làm bài kiểm tra trong 35 phút
3. Củng cố - dặn dò
	* Nhận xét tiết học
	* Bài sau: Tìm số bị chia
 Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
TOÁN:	TÌM SỐ BỊ CHIA
I. Mục đích yêu cầu
-Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia-Biết tìm X trong các bài tập dạng:X : a = b(với a,b là các số bé và phép tính để tìm X là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học)
-Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học
Các tấm bìa hình vuông bằng nhau
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Hằng ngày, em đến trường vào lúc mấy giờ ?
	 - Quay kim đồng hồ chỉ 7 giờ 15 phút và 10 giờ 30 phút.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Các em đã biết các thành phần của phép chia. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia sau đó giải các bài toán có liên quan.
2. Hướng dẫn bài
a. Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia
a.GV gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng
- Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông ?
6: Số bị chia ; 2: Số chia ; Thương là 3
b. Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có tất cả mấy ô vuông ?
- Hướng dẫn hs đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng.
b. Giới thiệu cách tìm số chia chưa biết
* Giáo viên nêu: x : 2 = 5
Số x là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5
* Vậy muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào ?
3. Thực hành
* Bài 1: Yêu cầu hs lần lượt tính nhẩm phép nhân và phép chia theo từng cột.
* Bài 2: Gọi 3 hs lên bảng thực hành
x : 2 = 3
 x = 3 x 2
 x = 6
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Gọi 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở. 
* Chấm bài - nhận xét
- Có 3 ô vuông
6 : 2 = 3
- Học sinh nhắc lại
3 x 2 = 6
6 = 3 x 2
GV hướng dẫn HS thực hiện:
x : 2 = 5
 x = 5 x 2
 x = 10
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
- Học sinh tính nhẩm nêu kết quả từng cột.
- 3 học sinh lên bảng
- Cả lớp làm vào vở 
- Học sinh sửa bài
- Học sinh đọc đề - thực hiện phép tính.
 Số kẹo có tất cả là:
 5 x 3 = 15 ( chiếc )
 ĐS: 15 chiếc
4. Củng cố - dặn dò:* Học sinh nêu lại quy tắc tìm số bị chia
	* Nhận xét tiết học
TOÁN:	LUYỆN TẬP(giảm bài 2c;3 cột 4,5)
I. Mục tiêu
	- Biết cách tìm số bị chia-Nhận biết số bị chia,số chia thương.
	- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học
	- Viết sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng làm các bài tập
x : 5 = 2	x : 4 = 6	x : 2 = 6
	- Gọi một số học sinh đọc quy tắc
	* Nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập: Tìm số bị chia và kĩ năng giải bài toán có 1 phép nhân. 
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 1:
- Bài này yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn làm trên bảng.
* Bài 2a,b
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Viết lên bảng 2 phép tính của cột a
 x – 2 = 4 x : 2 = 4
x trong hai phép tính trên có gì khác nhau ?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ, số bị chia chưa biết.
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Chữa bài
* Bài 3- Gọi hs đọc yêu cầu của đề bài
- Số cần điền vào các ô trống ở những vị trí của những thành phần nào trong phép chia ?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia, cách tìm thương trong một phép chia.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Cho học sinh nhận xét, sửa bài
* Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng
 Tóm tắt
1 can.......3 lít
6 can ? lít
* Chữa bài
- Tìm y
- 3 học sinh làm bài trên bảng lớp
- Lớp làm vào vở
- Tìm x
- x trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia.
- 2 học sinh lần lượt trả lời
- 3 học sinh lên bảng làm bài
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Số cần điền là số bị chia hoặc thương trong phép chia.
- Học sinh trả lời
SBC
10
10
18
9
SC
2
2
2
3
Thương
5
5
9
3
- 1 học sinh đọc đề bài
- Lớp đọc thầm
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở
Giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x 6 = 18 ( lít )
 ĐS: 18 lít
3. Củng cố - dặn dò:- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương -Chuẩn bị bài sau: Chu vi hình tam giác – Chu vi hình tứ giác
TOÁN:CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
 (Giảm bài 3)
I. Mục tiêu
	- Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
	- Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình vẽ tam giác, tứ giác.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng làm các bài tập sau:
	HS1: Làm bài 1 a,b;HS2: Làm bài 2 b,c
	HS3: Làm bài 4;Gọi một số học sinh đọc quy tắc số bị chia
	* Giáo viên nhận xét ghi điểm
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giúp các em nhận biết chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác. Qua đó, áp dụng cách tính chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác.
2. Hướng dẫn bài
a. Giới thiệu về cạnh và chu vi của hình tam giác.
- Gọi học sinh đọc tên hình tam giác vẽ trên bảng, đọc tên các đoạn thẳng có trong hình, cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB, BC, CA.
- Hãy tính tổng độ dài của cạnh AB, BC, CA.
- Tổng độ dài cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu ?
- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC được gọi là chu vi của hình tam giác ABC. Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu ?
b. Giới thiệu cạnh và chu vi của hình tứ giác.
- Gọi học sinh đọc tên hình tứ giác
- Cho học sinh tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác
- Chu vi của hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó.
3. Luyện tập - thực hành
* Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Khi biết độ dài các cạnh, muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài tập theo mẫu
* Bài 2
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
Sửa bài
- Hình tam giác ABC
- Đoạn thẳng: AB, BC, CA
- Học sinh quan sát hình và trả lời: AB dài 3cm, BC dài 5cm, CA dài 4cm
- Học sinh thực hiện tính tổng:
3cm + 5cm + 4cm= 12cm
- Là 12cm
- Chu vi của hình tam giác ABC là 12cm
- Hình tứ giác DEGH
- 3cm + 2cm + 4cm + 6cm = 15cm
- Chu vi của hình tứ giác là: 15 cm
- Tính chu vi của hình tam giác khi biết độ dài các cạnh.
- Tính tổng độ dài các cạnh
- Học sinh làm bài - chữa bài
- Học sinh làm bài
3. Củng cố - dặn dò
	* Yêu cầu học sinh nêu tên cạnh của một số hình tam giác, hình tứ giác, cách tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác.
	* Về nhà ôn lại bài
TOÁN:	LUYỆN TẬP(giảm bài 1)
I. Mục tiêu
	- Biết tính độ dài đường gấp khúc ;tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác
	II. Đồ dùng dạy học
	- Các hình vẽ tam giác, tứ giác.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
a. 5cm, 8cm, 4cm	b. 6cm, 10cm, 9cm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ giúp các em củng cố về nhận biết và tính chu vi hình tam giác – chu vi hình tứ giác
2. Hướng dẫn luyện tập
* Bài 2
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài sau đó yêu cầu học sinh tự làm bài
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách tính chu vi của hình tam giác.
* Nhận xét
* Bài 3
- Gọi 1 học sinh lên bảng - lớp làm vào vở.
* Nhận xét
* Bài 4
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
(Nhắc Hs làm thêm cách phép tính nhân)
C. Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
- 1 học sinh làm bài tập trên bảng, cả lớp làm bài vào vở
Chu vi hình tam giác ABC là:
2 + 5 + 4 = 11 ( cm )
 ĐS: 11 cm
- Chu vi của hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- 1 học sinh lên bảng
- Cả lớp làm vào vở
Chu vi hình tứ giác DEGH là:
3 + 5 + 6 + 4 = 18 ( cm )
 ĐS: 18 cm
- Học sinh đọc
- 2 học sinh lên bảng làm - lớp làm vào vở.
a. Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm )
 ĐS: 12 cm
b. Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm )
 ĐS: 12 cm

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN.doc