A. MỤC TIÊU:
1. Đọc:
- Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài:
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh họa, bảng ghi những câu đoạn dài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tuần 19 Ngày soạn: 25 - 12-2010 Ngày dạy: Thứ hai 27-12-2010 Tập đọc Tiết 37: Bốn anh tài A. Mục tiêu: 1. Đọc: - Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. 2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài: - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. B. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa, bảng ghi những câu đoạn dài. C. Các hoạt động dạy và học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra việc chuẩn bị SGK, đồ dùng học tập HKII. III. Dạy bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu: - Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt 4 tập II. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách nghỉ. - Nối nhau đọc 5 đoạn của bài. - Luyện đọc theo cặp, 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi: + Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt - Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn 1 lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ. + Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây - Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. + Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng với những ai - Cùng 3 bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. + Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì - Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. + Chủ đề của chuyện là gì - Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa cứu dân lành của 4 anh em Cẩu Khây. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu. - Từng cặp HS đọc diễn cảm. - 1 vài em thi đọc trước lớp. - GV sửa chữa, uốn nắn. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nd bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Tiết 91: Ki - lô - mét vuông A. Mục tiêu: - Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki lô mét vuông. - Biết đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị km. Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại. - Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2, dm2, m2, và km2. B. Chuẩn bị. - Bảng biểu diễn Km2 C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học bộ môn Toán III. Bài mới. HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu: - GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki - lô -mét vuông. - GV dựa vào đồ dùng dạy học để giới thiệu: Ki- lô - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km. - GV giới thiệu cách đọc và cách viết ki - lô - mét vuông: + Ki- lô - mét vuông được viết tắt: km2. - GV giới thiệu 1 km2 = 1 000 000 m2. HS: Vài em nhắc lại. 2. Thực hành: + Bài 1 và bài 2: HS: Đọc kỹ yêu cầu và tự làm. - Vài HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp chữa bài. + Bài 3: - GV gọi HS đọc đầu bài. - Tóm tắt và tự giải. HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở. - Một em lên bảng giải. Giải: Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là: 3 x 2 = 6 (km2) Đáp số: 6 km2. + Bài 4: GV yêu cầu HS đọc kỹ đầu bài. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 2 HS lên bảng chữa bài. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a. Diện tích phòng học là: 40 m2 b. Diện tích nước Việt Nam là: 330991 km2. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nd bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài vào vở bài tập. chính tả (Nghe – Viết) tiết 19: Kim tự tháp Ai Cập A. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự hháp Ai Cập. - Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn s /x; iêc/iêt. - Tích hợp bảo vệ môi trường vào bài học. B. Đồ dùng dạy - học: Băng giấy viết nội dung bài 3a, 3b. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. - GV nêu gương một số hs viết chữ đẹp B. Dạy bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. GV giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS nghe- viết: - GV đọc bài chính tả cần viết. + Đoạn văn nói lên điều gì HS: Theo dõi SGK. - Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ cần viết hoa, những từ dễ viết sai. - Ca ngợi Kim tự tháp là 1 công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. - GV nhắc HS ghi tên bài giữa dòng - GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. HS: Gấp SGK, nghe GV đọc bài để viết vào vở. - GV đọc lại bài chính tả 1 lượt. HS: Soát lại bài. - GV chấm 7 đ 10 bài. - Từng cặp HS đổi vở cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK để tự sửa chữa những chữ viết sai bên lề trang vở. - GV nêu nhận xét chung. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2: HS: Nêu yêu cầu bài tập. - Đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập. - GV dán 3 ,4 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung bài. - 3, 4 nhóm lên thi tiếp sức. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải. HS: Sửa theo lời giải đúng: Sinh vật- biết - sáng tác- tuyệt mĩ- xứng đáng. + Bài 3a: HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở bài tập. - GV dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng. - 3 HS lên bảng thi làm. - GV cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng. Viết đúng Viết sai Sáng sủa Sắp sếp Sản sinh Tinh sảo Sinh động Bổ xung IV. Củng cố - Dặn dò - Chúng ta cần có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới. - Nhắc lại nd bài. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập. Ngày soạn: 26-12-2010 Ngày dạy: Thứ ba ngày 28-12-2010 Toán Tiết 92: Luyện tập A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kỹ năng: - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. - Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki – lô - mét vuông. B. Chuẩn bị. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên chữa bài tập. HS: Lên bảng chữa bài tập. III. Dạy bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: - GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm. - 2 HS lên bảng làm. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm cách giải. - GV cùng cả lớp nhận xét: - 1 em lên bảng giải. Giải: a. Diện tích khu đất là: 5 x 4 = 20 (km2). b. Đổi 8 000 m = 8 km. Diện tích khu đất là: 8 x 2 = 16 (km2) + Bài 3: GV yêu cầu HS đọc kỹ đề bài. HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở. - 1 em lên bảng giải. GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Bài 4: - GV và cả lớp nhận xét: HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở. - Một em lên bảng giải. Giải: Chiều rộng của khu đất là: 3:3 = 1 (km) Diện tích khu đất là: 3 x 1 = 3 (km2) Đáp số: 3 km2. + Bài 5: GV yêu cầu HS đọc kỹ từng câu của bài toán và quan sát kỹ biểu đồ mật độ dân số để trả lời câu hỏi. HS: Đọc yêu cầu, quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi. a. Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất. b. Mật độ dân số ở TP Hồ Chí Minh gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng. - GV chấm bài cho HS. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nd bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm vở bài tập. Luyện từ và câu Tiêt 37: Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?” A. Mục tiêu: - HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”. - Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn. B. Đồ dùng dạy học: Một số phiếu học tập. C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi HS đọc ghi nhớ bài trước. III. Dạy bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: - GV dán 3 phiếu lên bảng đã viết sẵn nội dung đoạn văn. - 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi. HS: 3 em lên bảng làm bài, đánh dấu vào đầu những câu kể, gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, trả lời miệng câu hỏi 3, 4. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Các câu kể Ai làm gì? ý nghĩa Loại từ ngữ tạo thành chủ ngữ Câu 1: Chủ ngữ là: 1 đàn ngỗng Chỉ con vật Cụm danh từ Câu 2: Chủ ngữ là: Hùng Chỉ người Danh từ Câu 3: Chủ ngữ là: Thắng Chỉ người Danh từ Câu 5: Chủ ngữ là: Em Chỉ người Danh từ Câu 6: Đàn ngỗng Chỉ con vật Cụm danh từ 3. Phần ghi nhớ: - 3- 4 HS đọc ghi nhớ trong SGK. - 1 HS phân tích 1 ví dụ minh họa nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm và làm vào vở bài tập. - GV dán phiếu ghi sẵn đoạn văn lên bảng. HS: 3 em lên bảng làm vào phiếu. - Đánh dấu vào đầu mỗi câu kể. - Gạch 1 gạch dưới bộ phận được in đậm. - GV và cả lớp chốt lời giải đúng: Câu 3: Trong rừng, chim chóc hót véo von. Câu 4: Thanh niên lên rẫy. Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà. Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần. + Bài 2: GV gọi nhiều HS đặt câu. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu bài tập, quan sát tranh minh họa. - 1 em khá giỏi làm mẫu. - Nối tiếp đọc đoạn văn. - GV và cả lớp nhận xét. VD: Buổi sáng, bà con nông dân ra đồng gặt lúa. Trên những con đường làng quen thuộc, các bạn học sinh tung tăng cắp sách tới trường. Xa xa, các chú công nhân đang cày vỡ những thửa ruộng vừa gặt xong. Thấy động, lũ chim sơn ca vụt bay lên bầu trời xanh thẳm. IV. Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - Nhận xét giờ học. - Nhắc hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ. Khoa học Tiết 37: Tại sao có gió A. Mục tiêu: - HS biết làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích tại sao có gió. - Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. B. Đồ dùng dạy học: Hình trang 74, 75 SGK; chong chóng. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức.II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III. Dạy bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò ... , phát phiếu cho các nhóm. 1 em đọc nội dung bài tập. - Cả lớp đọc thầm, trao đổi, chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 cột. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. - Đại diện nhóm lên trình bày. a. Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng. b. Tài nguyên, tài trợ, tài sản. + Bài 2: HS: Nêu yêu cầu bài tập, HS suy nghĩ và đặt 1 câu hỏi với 1 trong các từ ở bài 1. - 3 HS lên bảng viết câu của mình. - GV nhận xét. VD: Bùi Xuân Phái là một họa sỹ tài hoa. Việt Nam có nguồn tài nguyên rất phong phú. HS: Nối nhau đọc câu của mình. + Bài 3: HS: 1 em đọc yêu cầu của bài. Suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở. HS: Phát biểu ý kiến. - GV và cả lớp nhận xét, kết luận ý đúng: Câu a: Người ta là hoa đất. Câu b: Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và hiểu theo nghĩa bóng các câu tục ngữ. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Câu a: Người ta là hoa đất: đ Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất. Câu b: Chuông có......mới tỏ. đ Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình. Câu c: Nước lã ......mới ngoan. đ Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn. HS: Nối nhau đọc câu tục ngữ mình thích và giải thích lý do. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nd của bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. Khoa học Tiết 38: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão A. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: + Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ. + Nói về những thiệt hại do giông bão gây ra và cách phòng chống bão. B. Đồ dùng dạy học: Hình trang 76, 77 SGK, phiếu học tập. C. Các hoạt động dạy - học: I. ổn định tổ chức. II. Bài cũ: - Gọi HS đọc bài học. III. Dạy bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về 1 số cấp gió - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình vẽ để hoàn thành bài tập trong phiếu. HS: Đọc SGK, quan sát hình vẽ để làm vào phiếu học tập (SGV). - Một số HS lên trình bày. - GV chữa bài. 3. Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão. - GV chia nhóm, nêu câu hỏi. HS: Làm việc theo nhóm, quan sát H5, H6, đọc mục “Bạn cần biết” để trả lời câu hỏi. + Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão? + Nêu tác hại do bão gây ra và 1 số cách phòng chống bão? - Đổ nhà cửa, trường học, cây cối, hoa màu làm thiệt hại về người và của. Vì vậy cần có cách phòng chống bão như: Theo dõi bản tin dự bão thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả kèm theo những tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do giông bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão. 4. Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép chữ vào hình.” - GV phô tô hoặc cho vẽ lại 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lời chú thích vào các tấm phiếu dời. - Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp. - Nhóm nào làm nhanh, đúng là nhóm đó thắng. => Bài học: (ghi bảng). HS: 3- 4 em đọc bài học. IV. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nd của bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. địa lí Tieỏt 19: Thaứnh phoỏ Haỷi Phoứng A. MUẽC TIEÂU: - Neõu ủửụùc moọt soỏ ủaởc ủieồm chuỷ yeỏu cuỷa thaứnh phoỏ Haỷi Phoứng: + Vũ trớ: ven bieồn, beõn bụứ soõng Caỏm. + Thaứnh phoỏ caỷng, trung taõm coõng nghieọp ủoựng taứu, trung taõm du lũch, - Chổ ủửụùc Haỷi Phoứng treõn baỷn ủoà (lửụùc ủoà). - (HSG): Keồ moọt soỏ ủieàu kieọn ủeồ Haỷi Phoứng trụỷ thaứnh moọt caỷng bieồn, moọt trung taõm du lũch lụựn cuỷa nửụực ta (Haỷi Phoứng naốm ven bieồn, beõn bụứ soõng Caỏm, thuaọn tieọn cho vieọc ra, vaứo neo ủaọu cuỷa taứu thuyeàn, nụi ủaõy coự nhieàu caàu taứu, ; coự caực baừi bieồn ẹoà Sụn, Caựt Baứ vụựi nhieàu caỷnh ủeùp, ). B. CHUAÅN Bề: - SGK - Baỷn ủoà Haứnh chớnh Giao thoõng Vieọt Nam C. CAÙC HOAẽT ẹOÄNG DAẽY HOẽC CHUÛ YEÁU: I. OÅn ủũnh: II. Kieồm tra baứi cuừ III. Baứi mụựi: HOAẽT ẹOÄNG DAẽY HOAẽT ẹOÄNG HOẽC v Giụựi thieọu baứi: Thaứnh phoỏ Haỷi Phoứng 1. Haỷi Phoứng – thaứnh phoỏ caỷng - Yeõu caàu HS dửùa vaứo SGK, baỷn ủoà haứnh chớnh Vieọt Nam, traỷ lụứi caực CH: + Thaứnh phoỏ Haỷi Phoứng naốm ụỷ ủaõu? + Traỷ lụứi caực caõu hoỷi muùc I SGK + Haỷi Phoứng coự nhửừng ủieàu kieọn tửù nhieõn thuaọn lụùi naứo ủeồ trụỷ thaứnh moọt caỷng bieồn? (HSY) - HS dửùa vaứo SGK, baỷn ủoà haứnh chớnh Vieọt Nam, traỷ lụứi caực CH: + Haỷi Phoứng naốm beõn bụứ soõng Caỏm, caựch bieồn khoaỷng 20 km. Nụi coự nhửừng caàu taứu lụựn - HS dửùa vaứo SGK, traỷ lụứi CH: + Haống naờm, caỷng Haỷi Phoứng tieỏp nhaọn, vaọn chuyeồn moọt khoỏi lửụùng lụựn haứng hoaự phuùc vuù cho coõng cuoọc xaõy dửùng ủaỏt nửụực. + Baùch ẹaống, cụ khỡ Haù Long, cụ khớ Haỷi Phoứng, + Saứ lan, ca noõ, taứu ủaựnh caự, + Moõ taỷ veà hoaùt ủoọng cuỷa caỷng Haỷi Phoứng - Nhaọn xeựt 2. ẹoựng taứu laứ ngaứnh coõng nghieọp quan troùng cuỷa Haỷi Phoứng + (HSG) moõ taỷ - Yeõu caàu HS dửùa vaứo SGK, traỷ lụứi CH: + So vụựi caực ngaứnh coõng nghieọp khaực, coõng nghieọp ủoựng taứu ụỷ Haỷi Phoứng coự vai troứ nhử theỏ naứo? + Keồ teõn caực nhaứ maựy ủoựng taứu cuỷa Haỷi Phoứng. (HSY) + Keồ teõn caực saỷn phaồm cuỷa ngaứnh ủoựng taứu ụỷ Haỷi Phoứng - Nhaọn xeựt: Caực nhaứ maựy ủoựng taứu ụỷ Haỷi Phoứng ủaừ ủoựng ủửụùc nhửừng chieỏc taứu bieồn lụựn khoõng chổ phuùc vuù cho nhu caàu trong nửụực maứ coứn xuaỏt khaồu. Hỡnh 3 theồ hieọn chieỏc taứu bieồn coự troùng taỷi lụựn cuỷa nhaứ maựy ủoựng taứu Baùch ẹaống ủang haù thuỷy 3. Haỷi Phoứng laứ trung taõm du lũch - Yeõu caàu caực nhoựm dửùa vaứo tranh, aỷnh, SGK vaứ voỏn hieồu bieỏt cuỷa baỷn thaõn, thaỷo luaọn theo gụùi yự sau: Haỷi Phoứng coự nhửừng ủieàu kieọn naứo ủeồ phaựt trieồn ngaứnh du lũch? - Nhaọn xeựt: ẹeỏn Haỷi Phoứng, chuựng ta coự theồ tham gia ủửụùc nhieàu hoaùt ủoọng lớ thuự: nghổ maựt, taộm bieồn, tham quan caực danh lam thaộng caỷnh, leó hoọi, vửụứn quoỏc gia Caựt Baứ vửứa ủửụùc - HS laộng nghe - Thaỷo luaọn nhoựm 4, ủaùi dieọn nhoựm traỷ lụứi: Haỷi Phoứng coự nhieàu baừi bieồn ủeùp, leó hoọi noồi tieỏng, UNESCO coõng nhaọn laứ khu dửù trửừ sinh quyeồn cuỷa theỏ giụựi iV. Cuỷng coỏ – daởn doứ: - Goùi HS ủoùc ghi nhụự - Veà xem laùi baứi - Nhaọn xeựt tieỏt hoùc Ngày soạn: 29 – 12 - 2010 Ngày dạy: Thứ sáu 31 – 12 - 2010 Toán Tiết 95: Luyện tập A. Mục tiêu: - Giúp HS hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành. - Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. B. Chuẩn bi. C. Các hoạt động dạy I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên chữa bài tập về nhà. III. Bài mới. HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn hs làm bài tập. + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm. - GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời: - Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. + Hình chữ nhật ABCD có: Cạnh AB đối diện DC. Cạnh AD đối diện BC. + Hình bình hành EGHK có: Cạnh EG đối diện HK. Cạnh EK đối diện GH. + Hình tứ giác MNPQ có: Cạnh MN đối diện PQ. Cạnh MQ đối diện NP. - GV cùng cả lớp nhận xét. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để làm vào vở. - GV gọi 2 HS đọc kết quả từng trường hợp. Các HS khác nhận xét. + Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu của bài. 2 HS nhắc lại: D A B C a b - Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2. + Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - 2 hs đọc, cả lớp suy nghĩ và tự làm bài vào vở - 1 em lên bảng chữa bài. Giải: Diện tích của mảnh đất là: 40 x 25 = 1000 (dm2). Đáp số: 1000 dm2 IV. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại nd bài. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học và làm vở bài tập. Tập làm văn Tiết 38: Luyện tập xây dựng kết bài trong văn miêu tả đồ vật. A. Mục tiêu: - Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. - Thực hành viết kết bài mở rộng cho 1 bài văn miêu tả đồ vật. B. Đồ dùng: Bút dạ, giấy trắng. C. Các hoạt động dạy- học: I. ổn định tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn. III. Dạy bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: - GV gọi 1-2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài về văn kể chuyện. - 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi. - GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài. HS: Đọc thầm bài “Cái nón suy nghĩ”. - Làm bài cá nhân. - HS: Phát biểu ý kiến. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải. Câu a. Đoạn kết bài là đoạn cuối. “Má bảo: Có của ....bị méo vành”. Câu b. Xác định kiểu kết bài. - Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón. - GV nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện. + Bài 2: - 1 HS đọc 4 đề bài, cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả. Một số em phát biểu. - HS làm vào vở bài tập, mỗi em viết 1 đoạn kết theo kiểu mở rộng. - GV phát phiếu cho 1 số em. - Một số HS làm bài trên phiếu và đọc bài của mình cho cả lớp nghe. - HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. - GV nhận xét, sửa chữa, bình chọn HS viết kết bài hay nhất. - GV cho điểm. IV. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết hai kiểu kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật. Sinh hoạt Sơ kết tuần 19 A. Mục tiêu. - Sơ kết các hoạt động diễn ra trong tuần. - Đề ra phương hướng cho tuần sau. B. Nội dung sinh hoạt. I. Sơ kết tuần: 1. Đạo đức: - Đa số các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết và có ý thức trong mọi hoạt động. 2. Học tập: - Nhìn chung các em đều có nhiều cố gắng trong học tập. Xong kết quả đạt được chưa cao như: Diều, Lưới, Quýnh 3. Các hoạt động khác. Vệ sinh: Chưa sạch, vệ sinh cá nhân còn bẩn. Thể dục, múa hát tập thể: Tham gia đầy đủ. II. Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng ngày 3 – 2. - Hạn chế việc lười học và phát huy tính chủ động tiếp thu kiến thức. - Phụ đạo hs yếu kém và bồi dưỡng hs khá giỏi theo kế hoạch. - Tiếp tục rèn luyện viết chữ đúng, đẹp.
Tài liệu đính kèm: