Giáo án Tuần 6 - Lớp 2

Giáo án Tuần 6 - Lớp 2

Toán (tiết 26)

 7 cộng với một số: 7 + 5

I/ Mục tiêu: Giúp HS

- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng cộng 7 cộng với một số.

- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.

- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Que tính – Bảng cài.

1/ Kiểm: Luyện tập

- GV cho 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính sau:

 48 + 7 + 3 29 + 5 + 4

- Nhận xét và cho điểm.

2/ Bài mới:

 2.1/ Giới thiệu phép cộng 7 + 5

- GV nêu bài toán: Có 7 que tính, thêm 5 que nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?

- HD phân tích bài toán để rút ra phép tính 7 + 5

 + Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ?

 + GV cho HS tìm kết quả trên que tính.

 

doc 28 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 6 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
13/09/-17/09/2010
Thứ ba 13 tháng 9 năm 2010 
Sinh hoạt đầu tuần 
Tuần 6 
Đi học đều đúng giờ
Giữ vệ sinh chung
Chuẩn bị tập đầy đủ khi đến lớp
Trật tự ra vào lớp
____________________________________ 
Toán (tiết 26)
 7 cộng với một số: 7 + 5 
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng cộng 7 cộng với một số. 
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hốn của phép cộng.
- Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Que tính – Bảng cài. 
Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu
1/ Kiểm: Luyện tập 
- GV cho 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính sau: 
 48 + 7 + 3 29 + 5 + 4 
- Nhận xét và cho điểm. 
2/ Bài mới: 
 2.1/ Giới thiệu phép cộng 7 + 5 
- GV nêu bài toán: Có 7 que tính, thêm 5 que nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? 
- HD phân tích bài toán để rút ra phép tính 7 + 5 
 + Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm thế nào ? 
 + GV cho HS tìm kết quả trên que tính. 
- GVHD HS cách tính nhẩm 7 + 5 
 7 
 + 
 5 
 12 
 7 + 5 = 12 
 5 + 7 = 12 
- GVHD HS thành lập công thức 7 cộng với một số. 
- GV chia nhóm: các nhóm ở dãy 1, 2: 7 + 4, 7 + 6, Các nhóm ở dãy 3, 4: 7 + 7, 7 + 8, 7 + 9. 
- GV cho HS nêu kết quả: 
- GV cho HS HTL công thức. 
 2.2/ Luyện tập thực hành: 
- Bài 1/ 26: 
 + GV cho HS làm vào SGK/26. 
 + GV cho HS đọc kết quả. 
- Bài 2/ 26: 
 + GV cho HS làm bảng con, 5 HS làm bảng lớp.
 + Qua bài tập 2các em cần lưu ý điều gì ?
- Bài 4/ 26 : Em 7 tuổi, anh hơn Em 5 tuổi. Hỏi anh bao nhiêu tuổi ? 
- GV cho HS đọc đề toán. 
- Bài toán thuộc loại toán gì ? 
- Khi giải bài toán về nhiều hơn các em thực hiện phép tính gì ? 
- Lấy số tuổi nào cộng với số tuổi nào ? 
- GV tóm tắt ở bảng lớp. 
- Câu lời giải ghi như thế nào ? 
- GV cho 1 HS làm giấy cứng, còn lại làm SGK/26. 
- Qua bài toán các em luyện tập được gì ? 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV cho HS thi đọc truyền miệng bảng cộng 7. 
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện bảng lớp, còn lại thực hiện vở nháp. 
 48 + 7 + 3 = 55 + 3 29 + 5 + 4 = 34 + 4 
 = 58 = 38 
- ... thực hiện phép tính cộng: 7 + 5 
- HS tím kết quả trên que tính và nêu cách tính, kết quả. 
- HS quan sát và làm theo GV. 
- HS dùng que tính thành lập công thức tính. 
- HS thực hành trong nhóm 4 theo phân công của GV. 
- Đại diện nhóm nêu kết quả: 7 + 4 = 11, 7 + 5 = 12, 7 + 6 = 13, 7 + 7 = 14, 7 + 8 = 15, 7 + 9 = 16. 
- HS HTL công thức. 
- HS đọc yêu cầu. 
- HS làm vào SGK/26: 
7 + 4 = 11 7 + 6 = 13 7 + 8 = 15 7 + 9 = 16 
4 + 7 = 11 6 + 7 = 13 8 + 7 = 15 9 + 7 = 16 
- HS đọc kết quả. 
- HS đọc yêu cầu. 
- 5 HS làm bảng lớp, còn lại làm bảng con. 
 7 7 7 7 7 
 4 8 9 7 3 
 11 15 16 14 10 
- ... Cần lưu ý viết kết quả sao cho số đơn vị thẳng số đơn vị, số chục thẳng số chục. 
- HS đọc đề toán. 
- ... là bài toán về nhiều hơn. 
- ... phép tính cộng. 
- ... số tuổi em cộng với số tuổi anh hơn em. 
- ... Số tuổi của anh là: 
 Anh có số tuổi:
- 1 HS làm trên giấy cứng, còn lại làm SGK/26. 
Giải 
Số tuổi của anh là: 
7 + 5 = 12(tuổi) 
Đáp số: 12 tuổi 
- ... luyện tập về bài toán nhiều hơn. 
_________________________________
Tập đọc (tiết 16)
Mẫu giấy vụn 
I/ Mục đích – Yêu cầu: 
Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. 
Hiểu ý nghĩa: Phải giữ trường lớp sạch đẹp. (Trả lời được CH 1, 2, 3)(HS khá, giỏi TL được câu hỏi 4)
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Câu HD luyện đọc ngắt giọng. 
- HS: Đọc và viết trước bài vào vở rèn chữ viết. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm 
- GV cho 2HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài Cái trống trường em. 
- GV nhận xét đánh giá. 
Hoạt động 2: Bài mới. 
 1/ Giới thiệu bài: 
- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK/48. 
- Tranh vẽ những ai ? 
- Muốn biết chuyện gì đã xảy ra với lớp học, và tại sao bạn nữ lại bỏ rác vào sọt rác. Các em cùng thầy đọc và tìm hiểu bài: Mẩu giấy vụn.
 2/ Luyện đọc đoạn 1, 2: 
GV đọc mẫu. 
HD đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
1/ Đọc từng câu: 
- GV cho 4 HS đọc nối tiếp nhau từng câu đoạn 1, 2. 
- GV HD rút ra các từ để luyện phát âm. 
 2/ Đọc từng đoạn trước lớp: 
- GV cho 2 HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp. 
- GV HD đọc ngắt giọng: 
 + Lớp học rộng rãi, / sáng sủa / và sạch sẽ / nhưng không biết ai / vứt một mẫu giấy / ngay giữa lối ra vào. // 
 + Các em hãy lắng nghe và cho biết / mẩu giấy đang nói gì nhé !// 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Cái trống trường em.
- HS quan sát tranh vẽ trong SGK/13. 
- Tranh vẽ lớp học đang học, có một bạn nữ đang nhặt rác bỏ vào sọt rác. 
- HS nêu tên bài. 
- HS đọc nhẩm theo. 
- 1 HS đọc lại bài. 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- HS có thể nêu: Rộng rãi, sáng sủa. 
- 2HS đọc nối tiếp đoạn1, 2 trước lớp. 
- HS luyện đọc ngắt giọng. 
Lưu ý: 
- Chú ý cách đọc của các em HS yếu, TB khi đọc từng câu. 
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: 
 1/Đọc từng đoạn trong nhóm 2. 
- GV nêu yêu cầu: 1HS đọc, 1HS đọc nhẩm theo, góp ý. Sau đó đổi lại. 
 2/Thi đọc giữa các nhóm
- GV cho 4 nhóm HS thi đọc trước lớp. 
- GV cho HS đồng thanh đoạn 1, 2.
 3/ HD tìm hiểu đoạn 1, 2 
- GV cho 2 HS đọc to đoạn 1, 2 
Câu1: Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không ? 
Câu2: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ? 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm 2. 
- HS thi đọc giữa các nhóm.
- HS nhận xét. 
- HS đồng thanh đoạn 1, 2. 
- 2 HS đọc to đoạn 1, 2, còn lại đọc nhẩm theo. 
-  nằm ngay giữa lối ra vào, dễ thấy. 
-  hãy lắng nghe và cho biết mẫu giấy nói gì.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn 3, 4
1/ Đọc từng câu: 
- GV cho 10HS đọc nối tiếp nhau từng câu. 
- GV HD đọc từ khó : nhặt lên, sọt rác. 
2/ Đọc từng đoạn trước lớp: 
- GV cho 2 HS đọc đoạn 3, 4 trước lớp. 
- HD đọc ngắt giọng: 
 + Các bạn ơi ! // Hãy bỏ tôi vào sọt rác ! // 
- GV cho HS nêu lại nghĩa của từ: Tiếng xì xào, đánh bạo, hưởng ứng (đoạn 3), thích thú.
3/ Đọc đoạn 3, 4 trong nhóm 4. 
4/ Thi đọc giữa các nhóm: 
- GV cho 3 nhóm thi đọc đồng thanh. 
- GV nhận xét chung. 
Hoạt động 4: HD tìm hiểu đoạn 3, 4 
- GV cho HS đọc thầm đoạn 3, 4. 
- Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì nào ? 
- Theo em, bạn gái nói thật hay nói đùa ? 
- GV cho 4 HS thi đọc. 
- GV nhận xét chung. 
- 10 HS đọc nối tiếp nhau từng câu đoạn 3, 4. 
- HS luyện phát âm. 
- 2 HS đọc đoạn3, 4 trước lớp. 
- HS luyện đọc ngắt giọng. 
- HS nêu nghĩa của các từ tiếng xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.
- HS đọc đoạn 3, 4 trong nhóm 4. 
- 3 nhóm HS thi đọc đồng thanh. 
- HS nhận xét. 
- 2 HS đọc to đoạn 3, 4, còn lại đọc thầm theo. 
- ... Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác !
-  bạn gái nói đùa. 
- 4 HS thi đọc. 
- HS nhận xét. 
 Củng cố: 
- Qua câu chuyện này các em học được gì ở bạn gái ?(  bỏ rác đúng nơi qui định) 
- Muốn cho trường, lớp sạch đẹp, em phải làm gì ?(... vệ sinh lớp học, bỏ rác đúng nơi quy định, đi tiểu, đi thiêu đúng chỗ) 
 Dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài. 
- GV nhận xét tiết học. 
_________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010 
Kể chuyện (tiết 6)
Mẩu giấy vụn
I/ Mục đích – Yêu cầu: 
Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn.(HS khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện) 
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Tranh minh họa truyện trong SGK. 
- HS: Tập kể trước theo tranh ở nhà. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động học chủ yếu 
Hoạt động 1: Kiểm 
- GV cho 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Chiếc bút mực”. 
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Bài mới.
1/ Giới thiệu: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
2/ Hướng dẫn kể chuyện.
 a)Kể từng đoạn theo tranh. 
- GV chia nhóm và giao việc: HS quan sát tranh 1, 2, 3 kể lại từng đoạn trong nhóm 3. 
- GV cho HS kể trước lớp. 
- GV cho HS thi kể trước lớp.
- GV HD nêu nội dung chính của từng tranh. 
 Tranh 1: 
- Cô giáo chỉ và nói gì ? 
- Các bạn nói gì ?
Tranh 2: 
- Có chuyện gì xảy ra ? 
- Lúc ấy cả lớp làm gì ? 
 Tranh 3, 4: 
- Bỗng ai đứng dậy và làm gì ? 
- GV nhận xét chung. 
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện. 
- GV cho HS kể phân vai. 
- GV HD HS phân vai: Người dẫn chuyện, cô giáo, bạn HS gái, bạn HS trai. 
- Lần đầu GV vai người dẫn chuyện. 
- Các lần sau HS là người dẫn chuyện. 
- GV nhận xét chung.
- 3 HS kể lại câu chuyện “Phần thưởng”. 
- HS quan sát tranh và kể lại từng đoạn trong nhóm 3. 
- HS kể trước lớp. 
- 2 nhóm HS thi kể trước lớp. 
-  chỉ mẩu giấy ngay giữa lối ra vào. Cô nói: Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá ! Thật đáng khen ! Nhưng các em có thấy mảu giấy đang nằm giữa cửa lớp kia không ?. 
-  cả lớp đồng thanh đáp: Có ạ ! 
-  Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói: 
 + Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ ! 
- Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “ Thưa cô, đúng đấy ạ ! Đúng đấy ạ !” 
-  lão Hổ hung ác rình sau bụi cây. 
- Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẫu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói: Em có nghe t ... em phim. 
 - Không, em không thích đi xem phim. 
b) - Có, mẹ có mua báo.
 - Không, mẹ không mua báo. 
c) - Có, em có ăn cơm bây giờ. 
 - Không, em không ăn cơm bây giờ.
- HS nêu yêu cầu. 
- HS quan sát và nhận xét sửa chữa. 
 + Sân vận động không xa đâu ! 
 + Sân vận động có xa đâu !
 + Sân vận động đâu có xa ! 
- HS làm vào VBT. 
 Củng cố: 
- GV cho 2 HS (một bạn đọc câu mẫu: Bạn có đi múa chiều nay không ? Một bạn trả lời câu hỏi: Có, tôi có đi múa chiều nay. Không, tôi không đi múa chiều nay).
 Dặn dò: 
- GV dặn HS về nhà ghi lại các câu vào VBT. 
- GV nhận xét tiết học. 
_______________________________ 
Toán 
Bài toán về ít hơn 
I/ Mục tiêu:
Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Hình vẽ ở SGK – 9 quả cam. 
III/ các hoạt động dạy học: 
	1. Bài kiểm: luyện tập. 
- Gọi HS lên bảng thực hiện.
38 + 17 = 55 
 38 
 + 
 17 
 55
 78 + 9 = 85 
 78 
 + 
 7 
 85
Giải theo tóm tắt 
 Vải xanh: 24dm 
 Vải đỏ : 27dm 
 Cả hai mảnh: ? dm 
 24 + 27 = 51(dm)
- Nhận xét cho điểm. 
 2. Bài mới: 
 + Giới thiệu bài toán về ít hơn: 
 + Cài 9 quả cam lên bảng và nói: Cành trên có 9 quả cam. 
 + Cài 6 quả cam chấm nhạt xuống dưới và nói: Cành dưới có 6 quả cam. 
 + Hãy so sánh số cam hai cành với nhau. 
 + Cành dưới ít hơn bao nhiêu ?
+ HS theo dõi từng thao tác của GV ở bảng lớp. 
+ Cành dưới có số cam ít hơn cành trên. 
+ ... ít hơn 3 quả cam.
 + GV: Nói 6 quả cành trên với 6 quả cành dưới, còn thừa ra 3 quả. 
 + Nêu bài toán: Cành trên có 9 quả cam, cành dưới có ít hơn cành trên 3 quả cam. Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam ? 
 + Muốn biết cành dưới có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào ? 
 + Hãy đọc câu lời giải của bài toán. 
 + GV ghi tóm tắt 
Cành trên : 9quả
Cành dưới ít hơn cành trên : 3quả
Cành dưới : ?quả
+ Thực hiện phép tính trừ:9 - 3 
+ Số quả cành dưới có: 
Bài giải:
Số quả cam cành dưới:
9 - 3 = 6(quả)
Đáp số: 7quả cam
	3. Luyện tập thực hành: 
Bài 1/30: (SGK/30) 
- GV cho 1 HS làm trên giấy bìa, còn lại làm vào vở nháp(hoặc SGK).
 + Gọi HS đọc đề bài. GV tóm tắt.
 17 cây
Vườn nhà Mai:
Vườn nhà Hoa: 7 cây
 ? cây
 + Ở bài toán có chữ gì ? 
 + Muốn biết vườn nhà Hoa có bao nhiêu cây cam, ta thực hiện thế nào ? 
 + Lấy số cây của ai nào trừ số cây nào ?
 + Lời giải ghi như thế nào ?
+ HS đọc đề bài. 
+ Chữ ít hơn. 
+ ... Thực hiện phép tính trừ.
+ ... số cây vườn nhà Mai trừ số cây vườn nhà Hoa ít hơn.
+ ... Số cây vườn nhà Hoa là: 
 Vườn nhà Hoa có số cây là:
+ Số cây vườn nhà Hoa là:
17 - 7 = 10(cây)
Đáp số: 10 cây
- GV nhận xét.
Bài 2/SGK/30: 
- GV cho HS làm vào SGK/ 30 HS làm ở giấy bìa.
 + Yêu cầu HS đọc đề bài. 
 + GV tóm tắt: 
 - Hoa cao : 95cm
 - Bình thấp hơn Hoa: 5cm 
 - Bình cao : ....cm ?
 + Để biết Bình cao bao nhiêu cm ta làm thế nào ? Vì sao ?
+ HS đọc đề bài ở SGK.
+ Thực hiện phép trừ: 95 - 5. Vì: “thấp hơn” cũng giống như “ ít hơn”. 
- HS lên bảng giải bài toán.
Bài giải 
 Bình cao là: 
95 - 5 = 90(cm) 
Đáp số: 90cm
	4. Củng cố – Dặn dò: 
 + Hôm nay chúng ta vừa học dạng toán gì ? 
 + Giải bài toán về ít hơn thực hiện phép tính gì ?
+ Bài toán về ít hơn. 
+ Phép trừ.
 - Nhận xét tiết học. 
Thủ công 
Gấp máy bay đuôi rời (tiết 2)
I/ Mục tiêu: Giống mục tiêu tiết 1
II/ Chuẩn bị: 
- GV: 
- Mẫu máy bay đuôi rời có trang trí. 
- Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình vẽ minh họa cho từng bước. 
- HS: 
- Giấy màu, bút, bút màu, kéo. 
III/ Hoạt động dạy chủ yếu 
Hoạt động 1: Kiểm 
- GV cho 2 HS lên trước lớp gấp lại đầu và thân máy bay đuôi rời. 
- GV nhận xét đánh giá. 
Hoạt động 2: Bài mới
 1/ Giới thiệu 
- Hôm nay các em sẽ biết cách gấp một món đồ chơi bằng giấy màu.d. 
2/ HDHS quan sát. 
- GV cho HS quan sát mẫu máy bay đuôi rời đã gấp sẵn có trang trí. 
3/ GV cho HS nhắc lại qui trình:
- GV treo qui trình và cho HS nêu các bước thực hiện gấp . 
 + Bước 1: Gấp đầu và cánh máy bay. 
 H1 H2 
 H3 H4 
 H5 H6 H7
 H8 H9 H10
 + Bước 2: Làm thân và đuôi máy bay. 
 H10 H11 
 + Bước 3: Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng. 
 2/ HS thực hành gấp: 
- GV cho HS thực hành theo nhóm 2. 
- GV cho HS trình bày sản phẩm trước lớp. 
- GV nhận xét.
Hoạt động học chủ yếu 
- 2 HS lên gấp lại đầu và thân máy bay đuôi rời. 
- HS nêu tên bài. 
- HS quan sát. 
- HS thực hành gấp máy bay trong nhóm 2. 
- HS trưng bày sản phẩm. 
Lưu ý: 
- Cần chuẩn bị giấy cho HS.
- GV đến những nhóm thực hành chậm để giúp đỡ. 
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá 
- GV cho HS tự nhận xét tìm ra sản phẩm đẹp.
- GV nhận xét chung. 
- HS nhận xét chọn ra sản phẩm đẹp. 
Củng cố: 
- GV cho HS nhắc lại quy trình gấp máy bay đuôi rời. 
- Máy bay đuôi rời cũng là loại phương tiện dùng để dùng trong quân đội. Nếu muốn có được máy bay phải cần có một đội ngũ chuyên viên kĩ thuật về ngành hàng không, vũ trụ. 
Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tập gấp và chuẩn bị giấy màu để tiết sau gấp thuyền. 
- GV nhận xét tiết học. 
_______________________________
Đạo đức 
Bài 6: Gọn gàng, ngăn nắp (T2) 
1/ Mục tiêu: Giúp HS biết được: 
- Thực hiện giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
- HS khá, giỏi “Tự giác thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi”.
2/ Chuẩn bị: 
- GV: Bộ tranh thảo luận hoạt động 2. 
- HS: Phiếu ba màu cho hoạt động, VBT. 
3/ Hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động học chủ yếu:
Kiểm: 
- Cần làm gì chỗ học, chỗ chơi ? 
- Giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi để làm gì ? 
- GV nhận xét.
Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. 
 - GV ghi bảng. 
 1/ GV chia nhóm, yêu cầu thảo luận các tình huống. (nhóm 4)
 2/ Đóng vai: 
- GV giao các tình huống cho các nhóm. 
- GV cho các nhóm bày toả trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét bổ xung.
 Tình huống 1: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì rủ đi chơi. 
Tình huống 2: Nhà sắp có khách, mẹ nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem phem phim hoạt hình. 
Tình huống 3: Bạn được phân công xếp gọn chiếu sau khi ngủ dậy, nhưng em thấy bạn không làm. 
Tình huống 4:Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập ở nhà, nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
- GV chốt ý: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân. 
 - Mục tiêu: GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.. 
- GV cho HS giơ bảng màu theo các mức độ a, b, c. 
 + Mức độ a: Thường xuyên tự xếp dọn chỗ học, chỗ chơi
 + Mức độ b: Chỉ làm khi được nhắc nhở. 
 + Mức độ c: Thường nhờ người khác làm hộ. 
- GV đọc các mức độ để HS so sánh nhận xét các mức độ. (Màu đỏ là đồng ý, màu xanh là không đồng ý, màu vàng là lưỡng lự)
- GV nhận xét chung. 
- GVKL: Để ghi nhớ trong việc giữ gọn gàng, ngăn nắp cần phải ghi nhớ như sau: 
 Bạn ơi chỗ học chõ chơi 
 Gọn gàng, ngăn nắp ta thời chớ quên 
 Đồ chơi, sách vở đẹp bền, 
 Khi cần khỏi mất công tìm kiếm. 
- GV cho HS đọc.
- ... giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 
- ... để dễ tìm kiếm, nhà cửa sạch đẹp. 
- HS nêu tên bài. 
- Đại diện nhóm lên nhận tình huống về nhóm thảo luận. 
- HS nhạn xét, bổ sung ý kiến. 
- Em sẽ: dọn mâm bát cơm trước, rồi sau đó đi chơi với bạn. 
- Em sẽ: quét nhà xong rồi mới xem phim. 
- Em sẽ: nhắc nhở bạn và cùng bạn xếp gọn chiếu lại. 
- Nga sẽ: bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng qui định, để góc học tập của mình gọn gàng, ngăn nắp. 
- HS đưa các bản màu theo ý của mình. 
- HS đọc câu ghi nhớ. 
Củng cố: 
- Cần phải làm gì chỗ học, chỗ chơi ? ( cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp). 
- GV nhận xét. 
Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà thực hành theo bài học.
__________________________________ 
Sinh hoạt lớp 
Tuần 6
1/ Kiểm điểm tuần qua: 
- Học tập: Đa số các tổ có chuẩn bị chu đáo, tích cực phát biểu. 
- Duy trì sỉ số: HS đi học 100%
- Trật tự: 
 + Trong lớp: HS trong lớp giữ trật tự tốt, có tinh thần tự quản.
 + Ngoài lớp: HS vẫn còn nói chuyện khi đi ra vào lớp.
- Thể dục: Đa số tập thể dục nghiêm túc, tập thể dục giữa giờ nghiêm túc.
- Vệ sinh: 
 + Vệ sinh thân thể: Đa số giữ vệ sinh tốt.
 + Vệ sinh lớp học: Các tổ trực nhật tốt kịp giờ
- Về đường: Các em đi đúng tuyến, nhưng vẫn còn nói chuyện trong hàng nên hàng không ngay.
2/ Hướng khắc phục: Giao nhiệm vụ cho các Tổ trưởng làm việc, thường xuyên nhắc nhở và theo dõi. 
3/ Tuyên dương – Phê bình: 
- Tuyên dương tập thể: Tổ 2, 3, 5 và 6.
- Tuyên dương cá nhân: Trọng Thảo, Thanh Thảo, Gia Khánh, Anh Minh.
- Phê bình: Tổ 4 chưa đổ rác sau giờ chơi.
4/ Công việc tuần 7: 
- Đi học đều đúng giờ. 
- Chuẩn bị bài thật chu đáo.
- Bỏ rác đúng nơi quy định. 
Kí duyệt HPCM

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6(12).doc