Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 2

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu HS tìm hiểu về ngôi trường mới.

- Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè.

- Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị và bạn bè mới.

- Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.

+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.

+ Phẩm chất:

- Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.

- Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.

 

doc 54 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
	Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ: CHÀO LỚP 1
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Bước đầu HS tìm hiểu về ngôi trường mới.
- Tự tin giới thiệu được bản thân mình với bạn bè.
- Chào hỏi, làm quen được với thầy cô, anh chị và bạn bè mới.
- Thể hiện được sự thân thiện trong giao tiếp.
+ Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.
+ Phẩm chất: 
- Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
- Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh trong SGK trải nghiệm.
2. Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
+ MT: Tạo hứng thú vào bài học.
- Tổ chức cho HS đi thăm quan xung quanh trường học.
- GV vừa dẫn HS đi vừa giới thiệu về trường, lớp học.
- Em hãy chia sẻ cảm nhận về ngôi trường mới?
- GV nhận xét, giới thiệu bài học.
2. Hoạt động khám phá:
* Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề
+ MT: Hiểu sơ lược về ngôi trường mới, thích ứng học tập ở ngôi trường mới.
- Từ ngày đầu đến trường đến nay, mỗi em đã làm quen được với bao nhiêu bạn mới? Hãy chia sẻ với cả lớp nao.
- Ai đã làm quen thêm được với thầy cô giáo mới?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 trang 5 và cho biết. Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì và có cảm xúc như thê nào?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- Cac em cảm thấy thế nào khi gặp thầy cô bạn bè mới?
- GV quan sát xem HS nào tự tin, HS nào chưa tự tin trong môi trường học tập mới để có hỗ trợ hiệu quả.
+ GV kết luận: Bước vào lớp 1, chúng ta sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, nhiều các cô các bác trong trường... Và khi gặp mọi người chúng ta cần vui vẻ chào hỏi. Chủ đề: Chào lớp 1.
3. Hoạt động vận dụng:
- GV tổ chức cho HS thực hành chào hỏi, làm quen với bạn, với anh chị lớp lớn .
- GV theo dõi, hỗ trợ HS, khen HS mạnh dạn tự tin.
4. Tổng kết hoạt động:
- Dặn dò HS: Khi bước vào lớp 1 các em sẽ gặp thêm nhiều bạn mới, thầy cô mới vì vậy các em nên chào hỏi mọi người khi gặp mặt nhé.
- HS đi theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chia sẻ cảm nhận của bản thân.
- Em đi học cùng anh chị lớp 2. Em cùng các anh chị chơi trò chơi ở sân trường,... HS chia sẻ trước lớp.
- Em đã chào hỏi cô giáo mới, biết tên cô giáo.
- HS mở sách, quan sát tranh SGK.
+ Các bạn nhỏ chào hỏi, làm quen nhau vui vẻ.
+ Bạn nhỏ chào cô giáo và thích thú khi được cô khen.
+ Bạn nhỏ chào bác bảo vệ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Thấy rất vui khi có bạn mới cùng học, cùng chơi. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành làm quen với các bạn, anh chị lớp lớn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ. Thực hành chào hỏi thường xuyên.
_____________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
TẬP VIẾT TUẦN 1 (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS được luyện cầm bút và ngồi viết đúng tư thế .
- Biết viết từ: da, đá, bơ, đỗ.
- Biết viết số 0, 1, 2, 3, 4.
* Năng lực ngôn ngữ: viết được các từ tương tối đều nét.
* Phẩm chất: 
- Nhân ái: Thể hiện qua việc yêu quý giúp đỡ bạn bè, thầy cô.
- Chăm chỉ: Thể hiện qua việc chủ động tham gia vào các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, bảng mẫu các chữ cái Tiếng Việt kiểu chữ viết thường, mẫu chữ số 0, 1, 2, 3, 4.
2. Học sinh: sách giáo khoa, vở Tập viết 1 - Tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
+ MT: Ôn lại từ ngữ đã học.
- GV tổ chức HS chơi trò chơi: Bỏ thẻ 
- GV cử 1 bạn cầm thẻ và bỏ trước mặt các bạn các bạn đứng lên đọc từ, chữ số ,sau đó dán lên bảng lớp .
- GV các em vừa chơi trò chơi bỏ thẻ, kết hợp ôn các chữ đã học. Để viết được các chữ, cô và các em đi vào bài học hôm nay. Tập viết. 
- GV viết tên bài lên bảng. 
2. Hoạt động khám phá:
+ Viết được các chữ và số theo bài học.
* Viết từ : da, đá, bơ, đỗ
- Gọi HS đọc từ ngữ: da, đá, bơ, đỗ
- GV đọc từng từ và viết mẫu, hướng dẫn viết từng từ.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
* Viết số 0, 1, 2, 3, 4
- Gọi HS đọc lại số: 0, 1, 2, 3, 4
- GV hướng đãn viết các số.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
3. Hoạt động luyện tập:
* Viết vở:
- YC HS viết các chữ và số vào vở.
- GV theo dõi, kèm HS viết bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
4. Hoạt động vận dụng:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
+ Áp dụng thẻ 13: Bắt bóng và Nói.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: bắt lấy và nói tiếng có vần a, o, ô, ơ 
- GV nhận xét, chốt: Các em vừa chơi trò chơi nói tiếng chứa các vần a, o, ô, ơ. Các em thực hiện tốt.
* Củng cố:
- Các em vừa thực hành viết các từ và số. Các em hãy chú ý ghi nhớ cách viết, điểm đặt bút, độ cao, độ rộng các chữ và số đã học.
- HS tham gia chơi: 1 HS đi bỏ thẻ trước bàn các bạn. Lần lượt HS đứng lên đọc từ, chữ sô có trong thẻ rồi đưa cho cô giáo dán lên bảng.
- HS lắng nghe
- HS nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh, nhóm: da, đá, bơ, đỗ
- HS nghe quy trình viết, thực hành viết bảng con: da, đá, bơ, đỗ
- HS sửa lỗi cho đúng.
- HS đọc lại các số: 0, 1, 2, 3, 4
- HS luyện viết bảng con các số 0, 1, 2, 3, 4.
- HS sửa lỗi cho đúng.
- HS thực hành viết vở: da, đá, bơ, đỗ
0, 1, 2, 3, 4.
- HS cùng nhau chơi.
+ ca, bò, cổ, bơ, cờ, cạ, cỏ, cố,...
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
	___________________________________
Tiết 3: Âm nhạc
HÁT: THẬT LÀ HAY
Sáng tác: Hoàng Lân
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hát được bài Thật là hay theo hình thức tập thể (tốp ca). 
- Hát được bài Thật là hay với biểu cảm vui tươi.
+ Năng lực: Nghe được bài hát Thật là hay.
+ Phẩm chất: Yêu thích ca hát, yêu thích tiếng chim ca hát, bảo vệ các loài vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGV, thiết bị phát nhạc, bài hát mẫu.
2. Học sinh: SGK, thanh gõ đệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
* HĐ 1: Nghe vận động theo bài hát Thật là hay 
+ Mục tiêu: Tạo hứng thú, kết nối bài học.
- GV mở bài HS cho HS nghe kết hợp vận động theo bài hát.
- Hãy nêu cảm nhận của em về bài hát vừa nghe?
- Các em có thích tự mình biểu diễn bài hát này không?
- GV chốt: Các em vừa được nghe bài hát: Thật là hay. Đó cũng là nội dung bài học hôm nay của chúng ta.
- GV ghi bảng: Hát: Thật là hay
2. Hoạt động khám phá:
* HĐ 2: Tìm hiểu về bài hát Thật là hay 
+ Mục tiêu: Khai thác nội dung bài hát.
+ Bước 1: GV hát cho cả lớp nghe bài hát. 
+ Bước 2: GV đưa ra câu hỏi
- Trong bài hát có bao nhiêu chú chim?
- Chú chim nào xuất hiện đầu tiên trong bài hát? 
- Trong lời ca của bài hát Hoạ mi với chim oanh đang đứng hót ở đâu?
- Chim khuyên bay tới chỗ hoạ mi với chim oanh để làm gì?
- GV chốt: Nội dung bài hát nói về 3 chú chim hót trong vòm cây véo von.
* HĐ3: Hát được bài Thật là hay 
+ Mục tiêu: Hát được bài Thật là hay theo hình thức tập thể (tốp ca).
+ Bước 1: *Hướng dẫn HS đọc lời ca:
- GV đưa ra yêu cầu: Cô/ thầy sẽ đọc và vỗ tay trước, các em sẽ đọc và vỗ tay nhắc lại câu cô/ thầy vừa đọc nhé.
+ GV: Nghe véo von, trong vòm cây
- Hoạt động này lặp lại luân phiên đến khi hết lời bài hát.
+ Bước 2: Hát đối đáp
- Cô/ thầy sẽ hát kết hợp vỗ tay trước, các em sẽ hát và vỗ tay nhắc lại câu cô/ thầy vừa hát nhé.
* Hoạt động này tương tự ở bước 1, chỉ khác thay vì đọc là hát.
+ Bước 3: GV đưa ra yêu cầu: 
- Sau đây lớp mình sẽ chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ phụ trách một câu hát.
- GV theo dõi sửa lỗi cho HS (nếu có).
3. Hoạt động luyện tập:
+ Mục tiêu: Hát được bài Thật là hay với biểu cảm vui tươi.
* HĐ 4: Hát kết hợp vỗ tay hoặc giậm chân đệm cho bài hát Thật là hay.
+ Bước 1: GV đưa ra yêu cầu
Cả lớp hát bài thật là hay theo nhạc nền từ đầu đến cuối bài hát nhé!
+ Bước 2: GV đưa ra yêu cầu
- Sau đây lớp mình vừa hát vừa vỗ tay giống như cô/ thầy nhé.
- Sau đây lớp mình vừa hát vừa giậm chân giống như cô/thầy nhé.
+ Bước 3: Sau khi cả lớp làm thuần thục gõ đệm cơ thể GV đưa ra yêu cầu:
Lớp mình sẽ chia làm 2 nhóm, 1 nhóm vừa hát vừa vỗ tay, 1 nhóm vừa hát vừa giậm chân nhé.
- Tổ chức cho 2 nhóm thi hát.
- GV nhận xét: Các em vừa ôn luyện thuộc bài hát
4. Hoạt động vận dụng:
+ MT: Củng cố kiến thức, chia sẻ hiểu biết về loài chim khác.
- Kể tên các loài chim khác mà em biết?
- GV khen HS: Đúng rồi ngoài tên 3 con chim có trong bài hát thì còn có rất nhiều loài chim khác như: chim sáo, chào mào, chích choè, chim chích bông, ...
* Củng cố, dặn dò:
- Các bạn vừa học bài hát có tên là gì?
- Về nhà em hãy hát bài hát Thật là hay cho cả nhà cùng nghe và tìm hiểu thêm nhiều loài chim khác.
- HS nghe, vận động theo HD.
- HS chia sẻ: nghe bài hát vui tươi, nhịp nhàng.
- HSTL: Có thích.
- HS nhắc lại tên bài nối tiếp
- HS lắng nghe bài hát, nhẩm theo lời bài hát.
- Có 3 chú chim: chim oang, hoạ mi, chim khuyên.
- Chim Hoạ mi
- Họa mi và chim oanh đang hót trong vòm cây
- Chim khuyên bay từ xa tới hót theo.
- HS lắng nghe yêu cầu đọc.
- HS đọc lời ca theo HD của GV lần lượt đến hết lời bài hát.
*Hát luân phiên theo nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu + vỗ tay
+ Lần 1: ( không có nhạc)
Nhóm 1: Nghe véo von chim oanh
Nhóm 2: Hai chú chim vang lừng
Nhóm 3: Vui rất vui hót theo
Nhóm 4: Li lí hay hay hay.
+ Lần 2: ( Kết hợp với nhạc)
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS hát kết hợp vỗ tay
- HS hát kết hợp giậm chân.
- HS thực hiện ôn luyện bài hát theo nhóm.
- Lần lượt từng nhóm hát kết hợp động tác vỗ tay, giậm chân.
- HS kể: chim chìa vôi, cú mèo, sáo,...
- Bài hát: Thật là hay.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện
______________________________
Tiết 4: Đạo đức
BÀI 8. EM THỰC HIỆN TỐT NỘI QUY TRƯỜNG LỚP (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được những biểu hiện thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
- Biết vì sao phải thực hiện đúng nội quy trường, lớp.
+ Năng lực: Tính cực xây dựng và thực hiện tốt nội quy trường lớp.
+  ... u.
- HS vẽ tranh theo ý thích của mình.
- Trưng bày, chia sẻ bài vẽ
- HS chia sẻ: Em vẽ cây xanh, cây màu nâu, lá màu xanh.
+ Em vẽ con mèo nâu nhà em.
- Rút kinh nghiệm
- HS Quan sát, chỉ ra theo yêu cầu
- HS nghe, nhắc lại, ghi nhớ
- Rút kinh nghiệm
- HS Phát huy.
______________________________
Tiết 2: Tiếng Việt
BÀI 2E: ÔN TẬP CÁC ÂM: E, Ê, I, H, G, GH, K, KH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu.
- Hiểu từ ngữ, câu qua tranh.
 Viết: kì đà, ghế gỗ.
 Kể được về một người bạn cho người thân nghe.
* Năng lực ngôn ngữ: Biết đọc, viết các âm đã học và các tiếng, từ chứa âm đã học.
* Phẩm chất: 
- Nhân ái: Thể hiện qua việc yêu quý giúp đỡ bạn bè, thầy cô.
- Chăm chỉ: Thể hiện qua việc chủ động tham gia vào các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, SGV, bảng mẫu các chữ cái Tiếng việt kiểu chữ viết thường.
- Học sinh: Vở tập viết 1 - tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
+ MT: Tạo hứng thú, kết nối bài học.
* HĐ1: Chơi trò “Bỏ thẻ” 
- GV cử 1 bạn cầm thẻ và bỏ trước mặt các bạn, các bạn đứng lên đọc chữ cái, sau đó dán lên bảng lớp.
- GV dán lên theo đúng trình tự của bài.
- GV viết tên bài lên bảng. 
2. Hoạt động khám phá
HĐ 2: Nhận diện các chữ cái 
+ MT: Ôn lại các chữ đã học.
- GV chỉ những chữ cái trên bảng HS đọc.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động luyện tập 
HĐ 3:Viết chữ cái 
- Gọi HS đọc chữ cái
- GV nêu cách viết và viết mẫu.
- GV nhận xét, sửa lỗi của các em.
4. Hoạt động vận dụng HĐ 
4: Viết từ 
- Gọi HS đọc từ
- GV đọc từng từ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ.
* Viết vào vở
- Yêu cầu HS viết vở Tập viết.
- GV thu và nhận xét chữ viết của HS. 
5. Củng cố, dặn dò
- Các em vừa học kiến thức gì? 
- Về nhà đọc lại bài, nhớ lại cách viết các chữ, từ ngữ đã viết.
- HS cả lớp cùng chơi.
- e, ê, i, h, g, gh, k, kh
- HS nhắc lại tên bài nối tiếp.
- HS đọc: e, ê, i, h, g, gh, k, kh.
- HS đọc bài.
- HS viết ở bảng con: e, ê, i, h, g, gh, k, kh
- HS đọc từ
- HS viết ở bảng con: kì đà, ghế gỗ 
- HS viết vào vở Tập viết 1 - tập 1.
- Ôn các âm đã học trong tuần 2. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
______________________________
Tiết 3: Tiếng Việt 
TẬP VIẾT TUẦN 2 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Luyện cho học sinh cách cầm bút và ngồi viết đúng tư thế
Biết viết các từ: kì đà, ghế gỗ
Biết viết các số 5, 6, 7, 8, 9
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ thẻ chữ kiểu in thường và viết thường, thẻ từ: kì đà, ghế gỗ
Vở tập viết, bút chì
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
3. Hoạt động luyện tập
HĐ4: Viết từ
Chỉ cho HS đọc chữ: kì đà, ghế gỗ
- Các chữ này gồm mấy chữ ghi tiếng?
Yêu cầu hs nêu lại cách viết các chữ này.
Giáo viên viết mẫu và nêu lại cách viết các chữ này, lưu ý hs khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng
Yêu cầu học sinh viết bảng con chữ: ghế gỗ.
Sửa lỗi cho HS
HĐ5: Viết chữ số 5, 6, 7, 8, 9
Đưa dãy số 5, 6, 7, 8, 9
Gv yêu cầu HS nhận xét độ cao của chữ ghi số cỡ nhỡ và cỡ nhỏ
Yêu cầu học sinh đọc các số trong vở tập viết.
- Yêu cầu HS viết bài.
- Nhắc nhở học sinh viết bài.
*Luyện viết vở tập viết
Gọi học sinh nêu nội dung bài viết trong vở.
- Theo dõi và kiểm soát học sinh viết bài 
*Đánh giá bài viết
Giáo viên yêu cầu học sinh ngồi cùng bàn đổi chéo vở nhận xét bài viết cho nhau.
Giáo viên nhận xét tuyên dương HS viết đẹp.
* Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học: Các em vừa thực hành viết âm, từ ngữ đã học.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau
2 HS đọc
Gồm 2 chữ ghi tiếng...
Viết chữ ghi tiếng kì trước, chữ ghi tiếng đà sau. Từ ghế gỗ viết chữ ghi tiếng ghế trước chữ ghi tiếng gỗ sau.
- Viết bảng con: ghế gỗ
- Đọc dãy số cá nhân, cả lớp
- Chữ cỡ nhỡ cao 4 ô li, cỡ nhỏ cao 2 ô li.
- HS đọc các số.
- Viết 2 lần mỗi từ: kì đà, ghế gỗ.
Viết bài trong vở tập viết
- HS nêu nội dung bài viết.
- HS chú ý nghe
- HS đổi vở, nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
________________________________
Tiết 4: Tăng cường Toán
ÔN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 + Giúp HS 
 - Củng cố về nhận biết số lượng và thứ thự các số từ 1 đến 9
 - Đọc viết các số từ 1 đến 9
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, SGV, bài hát Tập đếm.
2. Học sinh: Vở toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS khởi động theo bài hát Tập đếm.
2. Ôn tập 
a. Chơi trò chơi.
- GV tổ chức HS chơi: Bắt bóng và Nói (Áp dụng thẻ TC 13)
- Nhận xét, khen HS chơi sôi nổi.
b. Viết số.
- Yêu cầu HS viết lai các số từ 1 đến 9.
- GV theo dõi, kèm HSCQT viết bài.
4. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà quan sát cá đồ vật trong nhà thực hành đếm từ 1 đến 9 các loại đồ vật khác nhau cho mọi người nghe. 
- Hát kết hợp vận động.
- HS chơi bắt bóng và Nói: Các số theo thứ tự từ 1 đến 9.
- HS thực hành viết số.
- HS đọc lại các số theo thứ tự từ 1 đến 9, từ 9 ngược về 1.
- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
_________________________________
KẾ HOẠCH BUỔI CHIỀU
Tiết 1 + 2: Tăng cường Tiếng Việt
ÔN BÀI 2E: ÔN TẬP : E, Ê, I, H, G, GH, K, KH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS đọc trơn các tiếng, từ, câu và các tiếng khác được tạo bởi các âm đã học.
- Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, đọc đúng từ ngữ, đọc trơn chậm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giáo viên: Giáo án, SGV.
- Học sinh: Sách giáo khoa Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động theo bài hát: Chữ cái tiếng việt.
- GV nhận xét, giới thiệu vào bài học.
2. Luyện tập: 
- Yêu cầu HS lấy sách TV.
- GV đọc mẫu các âm, tiếng trong bài.
- YCHS đọc bài 2E: Ôn tập
- GV giúp đỡ HS cần quan tâm.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét khen ngợi HS đọc tốt.
3. Vận dụng:
- GV tổ chức HS chơi trò chơi: Bắt lấy và nói (Áp dụng thẻ tăng cường 13).
- GV nhận xét, khen HS chơi trò chơi sôi nổi.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà em hãy nhớ lại các âm đã học.
- HS hát kết hợp vận động theo GV.
- HS lấy sách Tiếng Việt 1 .
- Nghe GV đọc mẫu.
- Đọc bài cá nhân, cặp đôi. 
- HSCQT luyện đọc.
- HS thi đọc trơn trước lớp.
- Nhận xét việc đọc của nhau.
- HS lắng nghe cô nhận xét.
- HS tham gia chơi.
+ Mỗi bạn bắt sẽ nói một âm đã học.
- HS đọc lại các tiếng: cá nhân, cả lớp, nhóm, cặp đôi.
- HS lắng nghe cô nhận xét.
- HS lắng nghe, về thực hiện.
_________________________________
Tiết 3: Hoạt động trải nghiệm
 SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thực hành nội quy của lớp.
+ Năng lực:
- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.
+ Phẩm chất: 
- Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
- Chăm chỉ: Biết sắp đồ dùng học tập gọn gàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.
2. Học sinh: SGK Hoạt động trải nghiệm 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Nhận xét các hoạt động trong tuần
a. Đạo đức 
 - Nhìn chung các em ngoan ngoan, lễ phép vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết tốt với bạn bè. 
-Trong tuần không có hiện tượng nói tục, nói bậy hoặc đánh cãi chửi nhau.
b. Học tập
- Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp .Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập tốt.
- Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chăm học, trong lớp chưa chú ý, chưa biết viết 
c. Thể dục vệ sinh 
- Một số em ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đầu tóc cắt gọn gàng.
- Bên cạnh đó còn một số em vệ sinh cá nhân chưa được sach sẽ.
 - Vệ sinh lớp học, trường học sạch sẽ.
2. Hoạt động trải nghiệm
a. Làm quen với các bạn cùng lớp
GV giao nhiệm vụ: cả lớp làm quen nhau. Yêu cầu khi làm quen:
- Nói lời chào với bạn: xin chào, chào bạn, ...
- Tự giới thiệu: tên, sở thích và nói đủ nghe, rõ ràng.
- Hành vi bắt tay, mỉm cười thân thiện và mắt nhìn vào bạn.
b. Xây dựng nội quy lớp học
- GV cùng HS thảo luận và đưa ra nội quy lớp học:
+ Đi học đầy đủ và đúng giờ.
+ Không ăn quà vặt trong lớp.
+ Không nói chuyện riêng trong giờ học.
+ Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ Không vứt rác bừa bãi ra lớp và sân trường.
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định. 
3. Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục thực hiện và duy trì tốt mọi nề nếp, mọi hoạt động của lớp, của nhà trường.
- Nâng cao chất lượng học tập
- Xây dựng tốt nề nếp tự quản
- Duy trì tỉ lệ chuyên. 
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_nam_2022_2023_tuan_2.doc