Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 32, 33

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 32, 33

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100.

2. Kĩ năng:Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100; sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số: phân loại nhóm các đồ vật theo các tiêu chí (hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng).

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, yêu đất nước (kính yêu và biết ơn Bác Hồ).

6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.

 

docx 20 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm 2022-2023 - Tuần 32, 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toán tiết 1 - tuần 33
CÁC SỐ ĐẾN 100
ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 1) (sách học sinh, trang 148)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100.
2. Kĩ năng:Đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100; sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số: phân loại nhóm các đồ vật theo các tiêu chí (hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng). 
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, yêu đất nước (kính yêu và biết ơn Bác Hồ).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét; ...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói cảm xúc của mình khi về thôn quê.
- Học sinh
thực hiện.
2. Luyện tập (28-30 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh đếm, lập số, đọc, viết số trong phạm vi 100; sử dụng những hiểu biết về cấu tạo số: phân loại nhóm các đồ vật theo các tiêu chí (hình dạng, kích cỡ, màu sắc, phương hướng). 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.1. Bài 1. Thực hiện theo mẫu:
2.1. Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu của bài, nhận biết ba yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện mẫu.
+ Tất cả bao nhiêu bánh, gồm những loại nào, mỗi loại có bao nhiêu?
+ Viết sơ đồ tách - gộp số.
+ Viết một phép cộng và một phép trừ theo sơ đồ.
+ Giải thích tại sao viết phép tính đó.
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích từng việc làm.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, nhận biết ba yêu cầu:Phân loại (theo hình dạng, màu sắc, kích cỡ, phương hướng); viết sơ đồ tách - gộp số (theo cách phân loại); viết một phép cộng và một phép trừ (theo sơ đồ tách - gộp số).
- Học sinh quan sát hình ảnh, trả lời các câu hỏi của giáo viên: Bài toán yêu cầu phân loại bánh theo dấu hiệu nào (hình dạng).
+ 14 cái bánh gồm 10 cái bánh có dạng hình tam giác và 4 cái bánh có dạng hình chữ nhật.
+ Học sinh viết sơ đồ tách - gộp số.
+ Học sinh viết một phép cộng và một phép trừ theo sơ đồ: 	10 + 4 = 14 hay 4 + 10 = 14; 
	14 – 4 = 10 hay 14 – 10 = 4).
+ Học sinh giải thích: gộp 10 và 4 được 14, 14 tách 10 còn lại 4,.
- Học sinh thực hiện (cá nhân) từng câu, sửa bài rồi làm câu kế tiếp, giải thích từng việc làm.
2.2. Bài 2. Chọn từng cặp và giải thích cách chọn:
2.2. Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu tên các đồ vật.
- Giáo viên giải thích thêm: các mặt của khối lập phương là hình vuông. Các mặt của khối hộp chữ nhật này hình chữ nhật.
- Học sinh nêu:
+ Các đồ vật ở cột bên trái: biển báo giao thông, con xúc xắc, bánh xe đạp, hộp sữa.
+ Cột bên phải: hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hiện theo nhóm 2, làm bài, sửa bài và nói lí do chọn, chẳng hạn:Em chọn biển báo giao thông và hình tam giác là 1 cặp vì biển báo giao thông códạng hình tam giác.
Nghỉ giữa tiết
2.3. Bài 3. Đồ vật nào cần xếp lại? Giải thích:
2.3. Bài 3:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, thảo luận, trình bày trước lớp.
- Khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh nói lí do tại sao phải xếp lại đồ vật và xếp lại thế nào.
- Giáo viên mở rộng: Khi sắp xếp đồ, lưu ý những đồ dễ lăn, dễ rớt; phải xếp gọn gàng. Các con phải thường xuyên sắp xếp bàn học ở lớp, ở nhà, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4, tìm hiểu bài, thảo luận, trình bày trước lớp và nói lí do tại sao phải xếp lại đồ vật và xếp lại thế nào, chẳng hạn:phải xếp lại cuộn giấy, chai nước, quả cam vì dễ bị lăn xuống đất; những đồ vật này có hình tròn nên dễ bị lăn. Ta phải xếp đứng lên.
- Học sinh lắng nghe.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhàsắp xếp đồ đạc ngăn nắp.
- Học sinh thực hiện.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20	
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 2 - tuần 33
CÁC SỐ ĐẾN 100
ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 2) (sách học sinh, trang 149)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
2. Kĩ năng:Thành lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, yêu đất nước (kính yêu và biết ơn Bác Hồ).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét; ...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tách - gộp số 10 và 14.
- Học sinh thực hiện.
2. Luyện tập (28-30 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh thành lập lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
2.4. Bài 4. Chọn hình, viết phép tính theo mẫu:
2.4. Bài 4:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh, giúp các em nhận biết các việc cần làm:
* Viết 4 phép tính:
+ Số ở cáo mẹ có liên quan gì với số ở cáo con? 
+ Cụ thể? 
+ Mỗi trường hợp cấu tạo của số 6, ta viết được các phép cộng và phép trừ nào. Từ 6 gồm 5 và 1, hãyđọc bốn phép tính!
- Hai trường hợp còn lại, giáo viên dùng kĩ thuật “Các mảnh ghép”: Giáo viên yêu cầu nửa lớp viết bốn phép tính từ 6 gồm 4 và 2; nửa lớp viết hai phép tính từ 6 gồm 3 và 3.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, quan sát tranh và nhận biết các việc cần làm.
+ Mỗi cáo con và cáo mẹ tạo thành 1 sơ đồ tách - gộp số.
+ Cụ thể: 6 gồm 5 và 1; 6 gồm 4 và 2; 6 gồm 3 và 3.
+ Học sinh đọc:
	6 gồm 5 và 1; 
	5 + 1 = 6; 	1 + 5 = 6; 
	6 – 1 = 5; 	6 – 5 = 1.
- Học sinh thực hiện.
Nghỉ giữa tiết
* Bảng cộng, trừ trong phạm vi 6:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 6 và bảng trừ trong phạm vi 6.
* Tương tự với gia đình mèo, cá, heo, gà:
- Giáo viên phân mỗi tổ làm một câu, trong một tổ, mỗi em làm một trường hợp,....
- Sau khi sửa bài, giáo viên yêu cầu học sinh luân phiên đọc các phép tính ở bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
- Học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 6 và bảng trừ trong phạm vi 6: 
 5 + 1 = 6; 6 – 1 = 5; 1 + 5 = 6; 6 – 5 = 1; 
 4 + 2 = 6; 	6 – 2 = 4; 2 + 4 = 6; 6 – 4 = 2;
 3 + 3 = 6; 	6 – 3 = 3.
- Học sinh thực hiện theo tổ.
- Học sinh luân phiên đọc các phép tính ở bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10.
3. Hoạt động ở nhà:
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhàđọc lại các bảng cộng, trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10 cho người thân cùng nghe.
- Học sinh thực hiện.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20	
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Toántiết 3 - tuần 33
CÁC SỐ ĐẾN 100
ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 3) (sách học sinh, trang 150-151)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về tìm thành phần chưa biết, so sánh số.
2. Kĩ năng:Tìm thành phần chưa biết (trong mô hình tách - gộp số); giải quyết được vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến việc so sánh số. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển cả 5 năng lực: tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, nhân ái, trách nhiệm, yêu đất nước (kính yêu và biết ơn Bác Hồ).
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán;...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét; ...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các bảng cộng, trừ t ... g là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà; chuẩn bị bài sau.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 1 - tuần 33
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 31: HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT (tiết 2, sách học sinh, trang 130-131)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
Như tiết 1, bài 31 (tiết 2 tuần 32).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Như tiết 1, bài 31 (tiết 2 tuần 32).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
Như tiết 1, bài 31 (tiết 2 tuần 32).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung trong bài trước: Các em đã học về những hiện tượng thời tiết nào? Tại sao chúng ta cần theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày? Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài tiết 2.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên.
2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):
2.1. Hoạt động 1. Tập dự báo thời tiết (8-9 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát, dự báo thời tiết và kĩ năng phát biểu trước đám đông.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh xem một đoạn clip có nội dung về một phát thanh viên đang trình bày dự báo thời tiết để các em tập làm theo.
- Giáo viên đính các tranh 1, 2 trang 130 sách học sinh lên bảng, yêu cầu các em quan sát tranh. 
- Giáo viên mời lần lượt học sinh lên bảng đọc dự báo thời tiết ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo nội dung tranh mô tả.
- Giáo viên có thể nêu thêm câu hỏi để giới thiệu hình ảnh Tháp Rùa ở Hà Nội; hình ảnh chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học sinh xem một đoạn clip có nội dung về một phát thanh viên đang trình bày dự báo thời tiết để các em tập làm theo.
- Học sinh quan sát tranh. 
- Học sinh lên bảng đọc dự báo thời tiết ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo nội dung tranh mô tả.
- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.
2.2. Hoạt động 2. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết (8-9 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu tranh ở cuối trang 130 sách học sinh, nêu câu hỏi giúp học sinh nhận biết các trang phục trong tranh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm: lựa chọn trang phục đi học khi trời nóng, khi trời lạnh.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên mở rộng thêm cho học sinh bằng cách đặt câu hỏi: Em còn biết hiện tượng thời tiết nào khác nữa? Em sẽ chọn trang phục nào để phù hợp với hiện tượng thời tiết đó?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm.
- Học sinh nhận biết các trang phục trong tranh.
- Học sinh thực hành theo nhóm: lựa chọn trang phục đi học khi trời nóng, khi trời lạnh.
- Các nhóm trình bày trước lớp: Khi trời nóng, học sinh mặc đồng phục (nam: áo sơ mi và quần sọt; nữ: áo cộc tay và váy) đi học. Khi trời lạnh, các em cần khoác thêm áo ấm hoặc áo len, đội mũ len và choàng khăn cổ.
- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
2.3. Hoạt động 3. Nhận xét hành vi (8-9 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đưa ra nhận xét về thời tiết và cách chọn trang phục phù hợp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a) Bước 1. Nhận xét hành vi:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh 1, 2 trang 131 sách học sinh và thảo luận theo nội dung các câu hỏi: Em nhìn thấy thời tiết trong mỗi tranh như thế nào? Các bạn trong tranh đã sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết chưa? Vì sao?
b) Bước 2. Liên hệ bản thân:
- Giáo viên giúp học sinh liên hệ bản thân về cách chọn trang phục phù hợp với thời tiết thông qua các câu hỏi: Em nhận thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Trang phục em đang mặc có phù hợp không? Vì sao?
- Giáo viên kết luận: Em mặc trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
- Học sinh quan sát các tranh, thảo luận và trình bày: Tranh 1: Thời tiết gió mạnh, trời lạnh. Bạn nữ chỉ mặc một áo sơ mi cộc tay và váy, không khoác thêm áo ấm nên bạn bị lạnh, người co ro. Bạn mặc như vậy rất dễ bị cảm lạnh, không bảo vệ sức khoẻ. Tranh 2: Thời tiết nóng nực. Các bạn lại khoác thêm áo ấm nên bị nóng, chảy mồ hôi. Cách mặc trang phục như vậy không phù hợp.
- Học sinh liên hệ bản thân về cách chọn trang phục phù hợp với thời tiết.
- Học sinh tập đọc các từ khoá của bài: “Thời tiết - Trang phục”.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà nhớ theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày và biết chuẩn bị trang phục đi học cho phù hợp để đảm bảo sức khoẻ. Ôn lại các kiến thức của chủ đề “Trái Đất và Bầu trời” để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..
..
..
Ngày soạn: ......... /  / 20	Ngày dạy: ......... /  / 20	
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 2 - tuần 33
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 32: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
(tiết 1, sách học sinh, trang 132-133)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Củng cố một số kiến thức của chủ đề Trái Đất và Bầu trời.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức của chủ đề để giải quyết một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. 
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh các hình trong bài 32 sách học sinh (phóng to), đoạn video về Mặt Trời và các hiện tượng thời tiết, 
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; giấy vẽ, bút màu; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nhớ lại nội dung của chủ đề đã học, dẫn dắt vào bài mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Gió thổi” để tạo tâm thế vui vẻ trước khi vào bài học. Giáo viên dẫn dắt vào bài học: “Ôn tập chủ đề Trái Đất và Bầu trời”. 
- Học sinh tham gia trò chơi.
2. Hoạt động ôn tập (25-27 phút):
2.1. Hoạt động 1. Lợi ích của ánh sáng mặt trời (6-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại một số lợi ích quan trọng của ánh sáng mặt trời.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh của câu 1 trang 132 sách học sinh và thảo luận nhóm đôi theo nội dung câu hỏi: “Trong bức tranh, ánh sáng mặt trời có lợi ích gì?”.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ câu trả lời.
- Giáo viên nêu thêm câu hỏi gợi ý để giúp học sinh khai thác tranh: “Theo em, muối ăn được làm từ gì? Con người làm ra muối ăn bằng cách nào?”.
- Giáo viên kết luận.
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi và chia sẻ câu trả lời.
- Học sinh khai thác tranh: Muối ăn được làm từ nước biển. Muối được tạo thành nhờ sức nóng của ánh nắng mặt trời khiến nước bốc hơi, còn lại hạt muối. Trong tranh, muối được phơi khô nhờ ánh nắng mặt trời. Người dân đang thu gom muối.
- Học sinh lắng nghe.
2.2. Hoạt động 2. Mô tả bầu trời ban ngày (6-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết nhận xét và mô tả lại cảnh vật trong tranh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đính tranh của câu 2 trang 132 sách học sinh lên bảng và yêu cầu học sinh mô tả cảnh vật trong tranh.
- Giáo viên có thể đặt các câu hỏi gợi ý: Tranh mô tả cảnh gì? Vào buổi nào trong ngày? Vì sao em biết? Em nhìn thấy gì trên bầu trời?
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, rút ra kết luận.
- Học sinh
mô tả cảnh
vật trong
tranh.
- Học sinh nhận xét, rút ra kết luận.
2.3. Hoạt động 3. Nhận biết một số hiện tượng thời tiết (6-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, gió, nóng, lạnh qua các tranh vẽ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo nhóm đôi để thảo luận và tìm tranh vẽ phù hợp với hiện tượng thời tiết.
- Giáo viên kết luận: Gió, nóng, lạnh, nắng, mưa là các hiện tượng thời tiết.
- Học sinh chia sẻ theo nhóm đôi để thảo luận và tìm tranh vẽ phù hợp với hiện tượng thời tiết: Gió (tranh 4, cây nghiêng ngả); Nóng (tranh 1, Mặt Trời chói chang); Lạnh (tranh 2, mọi người mặc áo ấm, dáng đi co ro); Nắng (tranh 1 và 5, có Mặt Trời chiếu sáng); Mưa (tranh 3, nhìn thấy nước mưa rơi ướt đường).
- Học sinh lắng nghe.
2.4. Hoạt động 4. Quan sát biểu đồ và đọc dự báo thời tiết (5-6 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tập sử dụng biểu đồ và đọc được dự báo thời tiết trong tuần.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, trực quan.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và đọc biểu đồ câu 4, trang 133 sách học sinh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nói trước lớp.
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận.
- Học sinh quan sát, đọc biểu đồ và nói trước lớp.
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):
Giáo viên yêu cầu học sinh về kể lại những hiện tượng thời tiết cho người thân cùng nghe.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_nam_2022_2023_tuan_33.docx