Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 17 đến tuần 20

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 17 đến tuần 20

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 (hình thành số, nhận biết, đọc, viết số, phân tích số, sắp thứ tự, so sánh số, ).

- Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10.

- Gắn định hướng không gian với vị trí các đồ vật thực tế.

 

docx 102 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 17 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày thứ : 1
Ngày soạn: 24/ 12/2022
Ngày gìảng: 26 /12/ 2022 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (TIẾT 49)
 CHÀO CỜ 
-----------------------------------------------------------
TOÁN (TIẾT 49)
BÀI 17: ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Ôn tập, củng cố các số trong phạm vi 10 (hình thành số, nhận biết, đọc, viết số, phân tích số, sắp thứ tự, so sánh số,).
- Phát triển tư duy lôgic, năng lực tự giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học khi tham gia các hoạt động trong bài học liên quan đến các số trong phạm vi 10.
- Gắn định hướng không gian với vị trí các đồ vật thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, bài giảng powerpoint,
* Học sinh: SGK, vở bài tập, Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động kết nối: 5'
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài:
2. Luyện tập thực hành: 25'
* Bài 1: Số ?
- GV nêu yêu cầu của bài.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số cá của từng bể, rồi tìm số thích hơp. Đọc số đó
- GV cùng HS nhận xét.
* Bài 2: Số ?
- GV nêu yêu cầu của bài.
 a) Yêu cầu HS quan sát hình vẽ: Đếm số các con vật trong tranh
- Trong tranh có mấy con thỏ? ( 6)
-Tương tự HS thực hiện và trình bày phần còn lại
 b) GV hỏi: Trong các con vật: thỏ, chó, trâu số con vật nào ít nhất? ( trâu)
- GV cùng HS nhận xét
*Bài 3: >, <, =
-Nêu yêu cầu bài tập
- Để so sánh được chúng ta phải làm gi? 
-HS thực hiện tính rồi so sánh kết quả
-HS làm bài vào vở
-GV cùng Hs nhận xét.
3.Vận dụng: 5'
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Lắng nghe
- HS quan sát và đếm
- HS đọc số
-HS nhận xét bạn.
- HS nhắc lại y/c của bài
- HS quan sát 
- HS nêu miệng
- HS nhận xét bạn
- HS nêu
- HS trả lời
- HS thực hiện
-HS làm vào vở
-HS trả lời
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TIẾNG VIỆT (TIẾT 193 -194)
BÀI 76: OAN, OĂN, OAT, OĂT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết và đọc đúng các vần oan, oăn, oat, oăt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oan, oăn, oat, oăt; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần, các tiếng, từ ngữ có vần oan, oăn, oat, oăt.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần oan, oăn, oat, oăt có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói theo chủ điểm Trồng cây được gợi ý trong tranh
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tranh voi bước khoan thai, thỏ chạy thoăn thoắt trên phim hoạt hình, tranh khu vườn cây; tranh một nhóm HS đang trồng cây).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học, ...
* Học sinh: SGK, bộ đồ dùng tiếng việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
1. Khởi động kết nối: 5'
- HS hát chơi trò chơi
2. Hình thành kiến thức mới. 20'
2.1. Đọc.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu thuyết minh nhận biết dưới tranh.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo: Trên phim hoạt hình voi bước khoan thai/ thỏ chạy thoăn thoắt.
- GV giới thiệu các vần mới oan, oăn, oat, oăt. Chiếu tên bài lên màn hình.
a. Đọc vần
- So sánh các vần
 + GV giới thiệu vần oan, oăn, oat, oăt.
 + GV yêu cầu một số HS so sánh vần oan, oăn, oat, oăt để tìm ra điểm giống và khác nhau. 
-GV nhắc lại điểm giống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần các vần
 + GV đánh vần mẫu các vần oan, oăn, oat, oăt.
+ GV yêu cầu một số HS đánh vần. Mỗi HS đánh vần cả 4 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh.
-Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu một số HS đọc trơn vần. 
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần oan.
+ GV yêu cầu HS thảo chữ a, ghép ă vào để tạo thành oăn.
+ GV yêu cầu HS thảo chữ n, ghép t vào để tạo thành oăt.
+ GV yêu cầu HS thảo chữ ă, ghép a vào để tạo thành oat.
- Lớp đọc đồng thanh oan, oăn, oat, oåt một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu 
+ GV giới thiệu mô hình tiếng khoan. HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng khoan.
+ GV yêu cầu một số HS đánh vần tiếng khoan.Lớp đánh vần đồng thanh tiếng khoan.
+ GV yêu cầu một số HS đọc trơn tiếng khoan. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng khoan.
- Đọc tiếng trong SHS 
+ Đánh vần tiếng. 
+ GV đưa các tiếng có trong SHS. HS đánh vần một tiếng. Lớp đánh vần 
+ Đọc trơn tiếng. Mỗi HS đọc trơn một tiếng.
+ GV yêu cầu mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh.
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần oan, oăn, oat, oăt.
+ GV yêu cầu HS phân tích tiếng, HS nêu lại cách ghép.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: hoa xoan, tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt. 
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV yêu cầu HS nhận biết tiếng chứa vần oan trong hoa xoan, phân tích và đánh vần hoa xoan, đọc trơn hoa xoan.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với, tóc xoăn, hoạt hình, nhọn hoắt
 - GV yêu cầu HS đọc trơn, mỗi HS đọc một từ ngữ. HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc ĐT.
2.2. Đọc lại các tiếng, từ ngữ 
- GV yêu cầu từng HSvà sau đó cả lớp đọc ĐT.
3. Luyện tập thực hành. 10'
3.1. Viết bảng: 
- GV đưa mẫu chữ viết các vần oan, oăn, oat, oăt.
- GV nêu quy trình và cách viết các vần oan, oăn, oat, oăt.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con: oan, oăn, oat, oăt, hoạt, xoăn, hoắt. (chữ cỡ vừa). 
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.
TIẾT 2
3.2. Viết vở: 10'
- GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết 1, tập một các từ ngữ tóc xoăn, nhọn hoắt. 
-GV quan sát và nhắc nhở HS 
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS.
 3.3. Đọc đoạn: 15' 
- GV đọc mẫu cả đoạn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt.
- GV yêu cầu một số HS đọc trơn các tiếng mới. Cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần oan, oăn, oat, oăt trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. HS đọc từng câu. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- GV yêu cầu một số HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- GV yêu cầu HS TLCH về nội dung đoạn văn:
+ Vườn có những cây gì?
+ Vì sao vườn cây lại ngập tràn sắc tím?
+ Vì sao khu vườn thật là vui
 3.4. Nói theo tranh: 5'
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong SHS và nói về hoạt động của các bạn HS trong tranh:
+Em thấy gì trong tranh?
+ Các bạn HS đang làm gì?
+ Em đã bao giờ trồng cây chưa? 
+Em có thích trồng cây không? Vì sao?.
- GV mở rộng giúp HS tìm hiểu lợi ích của việc trồng cây, từ đó có ý thức trồng cây để bảo vệ môi trường sống.
 4.Vận dụng 5'
-GV yêu cầu HS tìm một số từ ngữ chứa vần oan, oăn, oat, oăt và đặt câu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi HS.
- Dặn HS ôn lại các văn ac, ắc, đc và thực hành giao tiếp ở nhà.
-HS chơi
-HS quan sát và trả lời
-HS lắng nghe và nói theo
-HS đọc
-HS quan sát và nhắc lại
-HS lắng nghe
-HS so sánh
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần 
- HS đọc trơn tiếng mẫu. 
- Cả lớp đọc trơn ĐT. 
-HS tìm
-HS ghép
-HS ghép
-HS ghép
-HS đọc
-HS đọc
-HS thực hiện
-HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh.
- HS đọc trơn. Lớp đọc trơn đồng thanh.
-HS, lớp đánh vần
- HS đọc
-HS đọc
-HS đọc
-HS tự tạo
-HS phân tích, ghép lại
-HS lắng nghe, quan sát
-HS nói
-HS nhận biết
- HS đọc
-HS đọc
-HS đọc
- HS quan sát
-HS viết
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS viết
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm, tìm.
- HS đọc 
- HS xác định 
- HS đọc 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát nói.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
-HS tìm
-HS lắng nghe
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày thứ : 2
Ngày soạn: 25 / 12 /2022
Ngày giảng: 27/ 12/2022
TIẾNG VIỆT (TIẾT 195 -196)
BÀI 77: OAI, UÊ, UY 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết và đọc đúng các vần oai, uê, uy; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oai, uê, uy; hiểu và trả lời được các cầu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng các vần, các tiếng, từ ngữ có các vần oai, uê, uy 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học, ...
* Học sinh: SGK, bộ đồ dùng tiếng việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
1. Khởi động kết nối: 5'
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng con oan, oăn, oat, oăt
2.Hình thành kiến thức: 20'
2.1.Nhận biết: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em thấy gì trong tranh? 
- GV nói câu thuyết minh nhận biết dưới tranh.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo: Quê ngoại của Hàm có luỹ tre xanh, có cây trái xum xuê.
- GV giới thiệu các vần mới oai, uê, uy. Chiếu tên bài lên màn hình.
2.2. Đọc:
a. Đọc vần
- So sánh các vần 
+ GV giới thiệu vần oai, uê, uy.
+ GV yêu cầu một số HS so sánh các vần oai, uê, uy để tìm ra điểm giống và khác nhau.
+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau gìữa các vần.
- Đánh vần các vần 
+ GV đánh vần mẫu các vần oai, uê, uy.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3.
- Đọc trơn các vần 
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. 
+ GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần.
- Ghép chữ cái tạo vần 
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần oai.
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần oai.
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép t ... ó thể chỉ chọn một số nội dung để nói, không nhất thiết phải nói hết các nội dung được gợi ý.
- GV gọi HS đã trình bày.
- GV nhận xét, khen ngợi một số HS có ý tưởng hay, tình cảm chân thành.
4. Vận dụng: (15’)
* Giải các ô chữ để biết được tên người bạn của Hà:
-GV nêu nhiệm vụ yêu cầu 1 HS đọc to câu lệnh. 
-GV hướng dẫn HS cách thức điền từ ngữ theo hàng ngang. Từ ngữ cần điền vào ô chữ cũng là từ ngữ cần điền vào các câu gợi ý. 
-Trong bài Tôi và các bạn, HS đã được học 5 văn bản. 5 câu gợi ý tương ứng với 5 văn bản đã học. Sau khi điền đủ 5 từ ngữ theo hàng ngang ( 1. giải thưởng, 2. sinh nhật, 3. đôi tai, 4. bạn, 5. học sinh), ở hàng dọc ( tô màu ), HS sẽ nhìn thấy từ thanh. 
-GV yêu cầu HS đọc từ này. Đây là tên người bạn của Hà. 
-GV có thể hỏi thêm: Vậy tên người bạn mới của Hà là gì ? 
-GV tóm tắt lại nội dung chính;
- Nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.
- HS làm việc nhóm đôi
-HS nêu các từ tìm được
-HS đọc
- HS làm việc nhóm đôi
-HS nêu các từ tìm được
-HS đọc
- HS quan sát tranh
-HS nói những gì quan sát được. (Nam, chim bồ câu đưa thư ) 
-HS nghe
-HS làm việc nhóm đôi, trao đổi
- HS trả lời, nhận xét
- HS nghe và nhận biết trong câu bên từ thân thiết chỉ tình cảm	
- Từ đá bóng không phải là từ ngữ chỉ tình cảm. 
- HS làm việc nhỏ đôi để thực hiện nhiệm vụ.
- HS trình bày, nhận xét.
- HS nghe
- HS đọc các câu gợi ý
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. 
- Một số HS trình bày trước lớp.
-Một số HS khác nhận xét, đánh giá. 
-HS đọc to câu lệnh.
-HS điền từ ngữ theo hàng ngang
-HS đọc
-HS trả lời
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN (TIẾT 60)
BÀI 21: SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiết 6)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Bước đầu nắm được cấu tạo số từ đó biết đọc, viết, sắp xếp thứ tự, so sánh các số có hai chữ số trong phạm vi 20.
- Bước đầu thấy được sự “ khái quát hóa ” trong việc hình thành các số trong phạm vi 10 (tính trực quan) đến các số trong phạm vi 20.
- Học sinh hứng thú và tự tin trong học tập.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Máy tính, bài giảng powerpoint, bộ đồ dùng học toán 1.
2. HS: - Đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Khởi động kết nối: (5’) 
Trò chơi: Truyền điện
- Lớp trưởng điều khiển. Một bạn đọc số sau đó phân tích số rồi chỉ bạn khác làm tương tự.
- GV quan sát, nhận xét, khen HS chơi tốt.
- Giới thiệu bài.
2. Luyện tập thực hành: ( 20’)
* Bài 1: Số ?
-Gọi HS nêu yêu cầu
- Quan sát tranh thảo luận nhóm 2 tìm số đúng.
-Đại diện các hóm trình bày
- GV yc HS đếm lại các số theo thứ tự từ 1 đến 10, từ 11 đến 20 . Từ 90 đến 99
* Bài 2 :
- YC HS đọc yc bài 2.
- Hãy quan sát vào phần cấu tạo và điền số vào dấu ? 
- Gọi HS trình bày.
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 3. Trò chơi: Cánh cụt câu cá (7’)
- GV chia nhóm 
- GV hướng dẫn luật chơi: Người chơi bắt đầu từ ô xuất phát. Khi đến lượt người chơi gieo xúc xắc. Đếm số chấm ở mặt trên xúc xắc rồi di chuyển số ô bằng số chấm nhận đươc.
- Câu con cá thích hợp với số ô ở đang đứng
- Trò chơi kết thúc khi câu được hết cá.
- GV tổng kết trò chơi, khen HS 
3.Vận dụng: (3’)
- GV nhận xét, khen HS.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS tham gia chơi
-HS nghe và nhắc lại.
- HS nêu yêu cầu. 
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 nói các số mình vừa tìm được.
- HS nêu các số tìm được theo dãy. 
+ 63 , 64 , 65 , 66
+ 73,74,75,76
+ 83, 84,85,86
- HS đếm theo dãy .
- HS nêu y/c 
- HS làm bài cá nhân.
+ Số 37 gồm 3 chục và 7 đơn vị 
+ Số 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị 
+ Số 84 gồm 8 chục và 4 đơn vị 
+ Số 46 gồm 4 chục và 6 đơn vị 
+ Số 72 gồm 7 chục và 2 đơn vị 
+ Số 91 gồm 9 chục và 1 đơn vị 
-HS chơi nhóm 4
- HS thi đua chơi.
- HS nghe
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
ÂM NHẠC
TIẾT 20 : ÔN TẬP BÀI HÁT: XÚC XẮC XÚC XẺ
ĐỌC NHẠC: NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA ĐÔ – RÊ - MI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Xúc xắc xúc xẻ. 
- Biết hát và kết hợp vận động theo nhịp điệu bài hát.
- Bước đầu nhớ tên các nốt nhạc và đọc được bài đọc nhạc “Những người bạn của Đô – Rê – Mi”. Làm quen với đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
- Giáo dục tình cảm gắn kết bạn bè thông qua việc giới thiệu những người bạn của Đô – Rê - Mi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Máy tính – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở ghi, bút, thiết bị học tập trực tuyến.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối 5'
- Trò chơi: “Ô chữ kì diệu”
- Chia lớp thành 4 nhóm. GV ra câu hỏi, tổ, nhóm nào ra tín hiệu sớm dành quyền trả lời trước. Mỗi câu trả lời đúng được tùy chọn mở 1 ô chữ theo phán đoán, có thể đọc luôn đáp án. Nếu vẫn không đọc được, trò chơi tiếp tục đến khi đáp án được mở ra
? Trong 4 mùa : Xuân, Hạ Thu, Đông mùa nào có tết cổ truyền.
? Hoa gì thường nở vào mùa xuân
? Những việc gì thường làm để đón tết: (có 3 đáp án trở lên)
? Vì sao mọi người đều mong đón tết về: (từ 3 đáp án trở lên)
- Sau khi chơi, nhóm nào tìm được nhiều đáp án đúng, GV yêu cầu nhóm trưởng nhận phần thưởng. 
- Gv cho HS nghe lại giai điệu bài hát. 
2. Thực hành- Luyện tập 18'
Ôn tập bài hát: Xúc xắc xúc xẻ 
* Ôn tập bài hát
- GV yêu cầu HS gõ lại âm hình tiết tấu của bài hát
- GV sửa sai, nhắc nhở (nếu cần) 
- GV cùng HS hát xúc xắc xúc xẻ/ GV chỉ huy HS hát và gõ đệm theo tiết tấu để HS nhớ lại các cách gõ đệm (GV dùng trống con, trống điện tử trong đàn để tạo âm thanh vui tai và thu hút HS)
- GV cùng HS nhận xét và sửa sai cho các nhóm, cá nhân.
* Hát với nhạc đệm
- GV trao đổi với HS về động tác và đội hình thể hiện khi kết hợp với hát:Động tác chân, tay kết hợp.
- Sau khi thỏa thuận, GV yêu cầu HS hát kết hợp các động tác vận động
- GV đưa ra gợi ý động tác chia sẻ và HS lựa chọn động tác vận động.
- Yêu cầu HS tự nhận xét.
- GV khuyến khích HS sáng tạo động tác phụ họa mới.
3. Hình thành kiến thức mới 10'
*Đọc nhạc: Những người bạn của Đô – Rê - Mi
* Giới thiệu:
- Có 3 người bạn của: Đô Rê Mi, chúng ta hãy làm quen với 3 bạn nhé:
- GV Đàn: Đồ, Rê, Mi... ( 2- 3 lần)
- Hướng dẫn và đọc cùng HS (vài ba lần) cao độ Đô Rê Mi.
- GV đánh trên đàn thêm hai nốt: Pha và Son :
+ Giới thiệu cho HS đây là hai bạn mới đến với bạn Đô Rê Mi.
- Giới thiệu 5 nốt nhạc
 Đô rê mi pha son
* Nghe mẫu/ đọc mẫu
- Cho nghe mẫu bài đọc nhạc.
- Nghe mẫu bản nhạc: GV đọc/GV đàn/ Nghe File âm thanh mẫu. (GV chỉ vào các nốt nhạc khi giai điệu vang lên).
- Cho nghe 1 đến 2 lần.
* Đọc tên nốt
- GV chỉ vào từng nốt đọc và yêu cầu học sinh đọc theo.
- Cho HS đọc tên nốt
- GV đặt câu hỏi:
+ Pha và Son đọc cao hơn hay thấp hơn Đô Rê Mi?
- GV hướng dẫn HS đọc 5 nốt Đô Rê Mi Pha Son (tập thể, dãy bàn, nhóm)
+ Khi đọc cần đọc phải chú ý điều gì? 
+ Nhận xét khi đọc liền 5 nốt
- GV hướng dẫn HS đọc theo giai điệu từng câu trong bài (2 câu).
+ GV đàn và đọc từng câu 1 đến 2 lần và bắt nhịp cho HS đọc theo.
+ GV cho HS đọc cả bài
4. Vận dụng – sáng tạo:
* Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
- Tập cho HS đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
- GV trình chiếu hình ảnh đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay các nốt Đô Rê Mi
- Trình chiếu thế tay nốt pha, son.
 - Trình chiếu hình ảnh 5 nốt nhạc (HS đọc và đưa thế tay lần lượt).
- GV đọc tên nốt chậm đến nhanh (dựa theo bài đọc nhạc)
HS cùng làm kí hiệu bàn tay đọc theo và điều chỉnh thế tay cho đúng.
- Quá trình HS đọc, GV khích lệ HS tự nhận xét và nhận xét cho nhau, GV sửa sai (nếu cần).
- GV nhận xét và tuyên dương.
* Đọc nhạc kết hợp nhạc đệm.
- GV đàn giai điệu đệm theo giúp học sinh phát triển khả năng nghe và đọc cao độ chuẩn xác hơn.
 5. Củng cố, dặn dò 2'
- GV yêu cầu HS hát và gõ đệm bài Xúc xắc xúc xẻ 
? Nói tên hai người bạn mới của Đô – Rê – Mi?
? Hãy thể hiện kí hiệu bằng tay hai nốt nhạc mời học.
- GV yêu cầu HS tự luyện tập.
- Lắng nghe luật chơi, thực hiện trả lời câu hỏi.
- Mùa Xuân
- Hoa mai, hoa đào
- Dọn nhà, chúc tết, gói bánh chưng, thăm ông bà, về quê...
- Được đi chơi, may quần áo mới, lì xì, ăn bánh chưng....
- HS nhận thưởng.
- Nhận ra bài hát Xúc xắc xúc xẻ. 
- HS gõ tiết tấu:
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện 
- HS lắng nghe.
- Hát và vận động minh họa
- Tập trung thực hiện đúng động tác khớp với nhịp điệu âm nhạc.
- HS thực hành.
- Tự nhận xét về vận động của nhóm/ dãy bàn/ tổ... 
- Nêu ý kiến khác của bản thân (nếu có)
- Đọc cao độ: Đồ, Rê, Mi ( nốt nhạc hình tượng)
- Đọc cao độ hai nốt Pha Son
- Đọc 5 nốt nhạc
- Nghe và cảm nhận
- HS lắng nghe và nhẩm theo.
- HS lắng nghe và thực hành.
- HS thực hành
- HS trả lời:
+ Đọc cao hơn Đồ, Rê, Mi.
- HS thực hiện
- Đọc cao hơn.
+ Đọc thành giai điệu đi lên...
- Học sinh thực hiện.
+ HS đọc theo.
+ HS thực hiện
- HS quan sát
- HS lắng nghe và thực hiện theo.
- HS thực hành
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Học sinh thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt: Ngày............

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_17.docx