Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 27, 28

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 27, 28

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS

- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).

- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.

- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.

- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số

- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

 

docx 61 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 
Ngày thứ: 1
Ngày soạn:18/3/2023
Ngày dạy: 20/3/2023
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (TIẾT 79)
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
------------------------------------------------------------
TOÁN ( TIẾT 79)
BÀI 31: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Hiểu được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Biết tính nhẩm trong trường hợp đơn giản.
- Giải được các bài toán tình huống thực tế liên quan tới phép trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học
* Học sinh: - SGK, vở bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối: 3’
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
70 + 20 = ... 73 + 11 = ....
34 + 26 = ... 13+ 22 = .....
- GV Giới thiệu bài 
2. Hình thành kiến thức mới 12’:
- GV cho HS quan sát tranh có 76 que tính, lấy đi 5 que tính.
- GV yêu cầu HS lấy 7 bó que tính 1 chục và 6 que tính rời.
- GV nêu: Nếu ta lấy đi 5 que tính thì chúng ta còn bao nhiêu que tính. Các em hãy thao tác trên những que tính chúng ta vừa lấy ra.
- GV nêu: Có 7 bó que tính 1 chục chúng ta giữ nguyên, chúng ta lấy ra 5 que tính lẻ tức là trừ đi 5 que. Coi những bó que tính bó thành chục là hàng chục, những que tính lẻ là hàng đơn vị. Vậy chúng ta trừ hàng đơn vị đi 5, còn hàng chục không cần trừ.
- GV hướng dẫn HS đặt phép tính trừ 76 - 5 theo hàng dọc rồi thực hiện phép tính.
- GV nêu: Viết 76 rồi viết 5 dưới 76 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng với cột đơn vị, viết dấu - , kẻ vạch ngang rồi tính từ phải sang trái.
76
 * 6 trừ 5 bằng 1, viết 1
 -
 * 7 trừ 0 bằng 7, viết 7
5
 Vậy: 76 – 5 = 71
71
- GV yêu cầu HS đếm lại số que tính sau khi lấy đi 5 que để kiểm tra kết quả phép tính trừ.
* Tương tự cho VD với quả táo
3. Thực hành – luyện tập: 15’
* Bài 1: Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp HS thực hiện vào vở.
- GV yêu cầu HS cùng bàn đổi vở kiểm tra kết quả lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS lại cách đặt tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, viết kết quả lên bảng con.
- Chiếu bài 3-4 nhóm, dưới lớp các nhóm giơ bảng con.
- Gọi HS nhận xét bài chiếu trên bảng.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Bài 3: Tìm chỗ đỗ cho xe ô tô:
- GV yêu cầu HS tính nhẩm hoặc đặt tính, viết kết quả ra giấy nháp.
- Dùng bút chì nối kết quả (chỗ đỗ cho xe oto).
- GV gọi 3-4 HS đọc kết quả.
- GV nhận xét.
* Bài 4: Giải bài tập:
- Gọi 2 HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: Muốn biết trên xe buýt còn lại bao nhiêu hành khách thì các em làm phép tính gì?
- Cho HS viết phép tính và kết quả ra vở.
- HS kiểm tra vở 1 số HS.
- GV chốt đáp án.
4. Vận dụng, trải nghiệm 5’
- Trò chơi: Tìm kết quả nhanh và đúng
*Ví dụ: GV nêu phép tính, HS cài kết quả vào bảng cài và giơ bảng.
- HSNX – GV kết luận.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HSNX (Đúng hoặc sai).
-HS quan sát
- HS thao tác với que tính.
- HS lấy que tính theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đếm lại số que tính, kiểm tra so với phép trừ GV hướng dẫn.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS đổi vở kiểm tra kết quả.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, sửa (nếu sai).
- HS nêu yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận, viết kết quả.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS dùng bút chì nối.
- HS đọc kết quả.
- HS nhận xét.
- HS đọc to trước lớp.
- HS trả lời: Chúng ta phải thực hiện phép tính trừ. 
- HS thực hiện.
- HS chơi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT (TIẾT 313 + 314 )
BÀI 1: KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU (Tiết 1, 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một câu chuyện ngắn và đơn giản, có lời thoại; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến bài; - Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong bài đọc; 
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của bài.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ,
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học, ...
* Học sinh: - VBT,SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
1. Khởi động, kết nối: 7’ 
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm về hành động của những người trong tranh 
+ Những người trong tranh đang làm gì? 
-GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Kiến và chim bồ câu.
 Trước khi đọc văn bản, GV có thể cho HS dựa vào tranh minh hoạ để suy đoán một phần nội dung của văn bản, Chú ý đến các nhân vật trong truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó.
2. Hình thành kiến thức mới 28’
Đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài Kiến và chim bồ câu. 
*HS đọc câu 
- Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1. 
-GV hướng dẫn HS đọc một số từ ngữ khó: vùng vẫy, nhanh trí, giật mình , ... 
- Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2. 
-GV hướng dẫn HS đọc những câu dài. 
+Nghe tiếng kêu cứu của kiến,/ bồ câu nhanh trí/ nhặt một chiếc lá / thả xuống nước.// 
+Ngay lập tức,/ nó bò đến/ cắn vào chân anh ta.// 
* HS đọc đoạn. 
- GV chia bài thành 3 đoạn. 
-Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ: vùng vẫy; nhanh trí; thợ săn.
+ HS đọc toàn bài và chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.
TIẾT 2
3. Luyện tập thực hành. 28’
3.1 Trả lời câu hỏi:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài và trả lời câu hỏi: 
 a. Bồ câu đã làm gì để cứu kiến ?
 b. Kiến đã làm gì để cứu bồ câu?
 c. Em học được điều gì từ câu chuyện này 
-GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. 
-GV và HS thống nhất câu trả lời. 
3.2 Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b ở mục 3:
- GV trình chiếu câu trả lời đúng cho câu hỏi b để HS quan sát và hướng dẫn HS viết câu TL vào vở. 
- GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm đúng vị trí. 
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
4 Vận dụng, trải nghiệm 7’
Qua câu chuyện em học được điều gì?
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
-GV tóm tắt lại những nội dung chính 
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị tiết sau.
-HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để TLCH:
- Một số HS trả lời câu hỏi. 
- Các HS nhận xét, bổ sung.
-HS suy đoán ND truyện.
- HS nghe
-HS đọc nối tiếp câu
-HS đọc CN, ĐT từ khó.
-HS đọc nối tiếp câu.
-HS đọc câu.
-HS đánh dấu SGK
-HS đọc nối tiếp đoạn 
-HS nghe
-1HS đọc thành tiếng toàn bài.
-HS trả lời các câu hỏi.
- HS đọc câu trả lời b.
-HS viết câu trả lời vào vở: 
Kiến bò đến chỗ người thợ săn và cắn vào cổ anh ta.
-HS nhắc lại ND bài.
- HS nghe.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày thứ: 2
Ngày soạn:20/3/2022
Ngày dạy: 22/3/2022
TIẾNG VIỆT (TIẾT 315 + 316 )
BÀI 1: KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU (Tiết 3, 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát. 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ,
- Phát triển kĩ năng viết thông qua hoạt động hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
- Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua nội dung được thể hiện trong tranh. 
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
- Phát triển phẩm chất và năng lực chung: ý thức giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn, khả năng nhận ra những vần đề đơn giản và đặt câu hỏi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học, ...
* Học sinh: - VBT, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 3
1. Khởi động kết nối 5’
- Cho lớp hát đồng thanh.
- Gọi HS đọc lại bài: Kiến và chim bồ câu.
+Em học được điều gì từ câu chuyện này? 
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Luyện tập, thực hành 15’
2.1. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở:
- GV hướng dẫn HS để chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu 
 - GV yêu cầu hs trình bày kết quả. 
- GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh. 
a . Nam nhanh trí nghĩ ngay ra lời giải cho câu đố. 
b . Ông kể cho em nghe một câu chuyện cảm động. 
-GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở. 
2.2. Kể lại câu chuyện Kiến và chim bồ câu: 15’
- GV cho HS quan sát các bức tranh trong SGK. 
-GV gợi ý cho HS có thể chia nội dung câu chuyện Kiến và chim bồ của thành 4 đoạn nhỏ ( tương ứng với 4 tranh) dựa vào đó để kể lại toàn bộ câu chuyện:
+T1: Kiến gặp nạn 
+T2: Bồ câucứu kiến thoát nạn 
+T3: Người thợ săn ngắm bắn chim bồ câu và kiến cứu chim bồ câu thoát nạn 
+T4: Hai bạn cảm ơn nhau. 
-GV nhận xét, bổ sung.
=>GV rút ra bài học: cần giúp đỡ những người khác khi họ gặp hoạn nạn. ( Cần giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. )
TIẾT 4
2.3. Nghe viết: 15’
- GV đọc cả đoạn văn: Nghe tiếng kêu cứu của kiến, bồ câu nhanh trí nhặt chiếc lá thả xuống nước. Kiển bám vào chiếc lá và leo được lên bờ. 
-GV lưu ý HS:
 + Viết lùi đầu dòng , Viết hoa chữ cái đầu câu, kết 
thúc câu có dấu chấm. 
+ Chữ dễ viết sai c ...  em đã tìm đọc từ ở nhà.
- Gv bao quát lớp 
- Thi kể trước lớp 
?- Hãy nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
- Bình chọn bạn kể hay và chia sẻ được những ý tưởng thú vị
- Gv nhận xét, đánh giá chung
- Gv khen thưởng học sinh kể chuyện hập dẫn.
- Gv nhận xét , đánh giá khen ngợi.
- Cả lớp thực hiện
- HS lắng nghe
- HS nêu những từ ngữ tìm được
- 2-3 Hs đánh vần- đọc trơn- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Hs lắng nghe
- Hs nêu những từ ngữ tìm được
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Hs nêu - Hs nhận xét
- Hs thực hiện
- Hs viết
- lắng nghe 
- HS lắng nghe
- 3-4 Hs kể trước lớp
- Hs nhận xét đánh giá 
- Hs bình chọn
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
ÂM NHẠC (TIẾT 28)
Tiết 2: ÔN TẬP BÀI HÁT: CÂY GIA ĐÌNH
ĐỌC NHẠC: HÁT CÙNG ĐÔ – RÊ – MI – PHA – SON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết hát kết hợp vận động theo nhịp điệu và biết kết hợp một vài động tác minh họa cho bài hát
- Bước đầu đọc được tên nốt và lời ca bài đọc nhạc Hát cùng Đô-Rê-Mi-Pha-Son.
- Bước đầu biết đọc nhạc kết hợp nhạc đệm và vận động.
- Biết trân trọng, yêu thương gia đình và biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Máy tính – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở ghi, bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động, kết nối: 5’ 
- Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Cây gia đình
- GV cho quan sát tranh, đàn giai điệu 1 câu hát và hỏi:
? Quan sát bức tranh và nghe giai điệu vừa đàn gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?
- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu 1 lần và yêu cầu HS nhẩm lại theo bài hát.
-GV đệm đàn theo mẫu và yêu cầu học sinh luyện thanh theo mẫu âm “la”
2. Thực hành: 10’
 *Ôn tập bài hát
- GV cho HS hát lại bài hát 1,2 lần theo nhạc đệm.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
- GV cho HS hát bài hát bằng nhiều hình thức đơn ca/ song ca/ tốp ca, kết hợp với gõ đệm.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi động viên.
* Hát kết hợp vận động theo nhịp điệu.
- GV hướng dẫn các động tác minh họa cho bài hát:
+ Hoa thơm là mẹ: Hai bàn tay chụm lại hình bông hoa.
+ Quả ngọt là con: Khum tròn hai bàn tay giống như quả.
+ Lá cành là bố đan che bóng tròn: Hai tay đưa chụm tròn cao lên đầu như tán cây.
+ Ông là là gốc, rễ ôm đất lành: Hai tay đưa xuống dưới, cánh tay đặt chéo sang hai bên hông, úp bàn tay xuống và duỗi cong ngón lên.
+ Rễ bền gốc vững, cây đời thêm xanh: Hai bàn tay ngữa lên, đưa dẫn lên cao như đang nâng đỡ.
- GV yêu cầu HS hát và kết hợp vận động minh họa.
- GV yêu cầu HS thực hiện bằng nhiều hình thức: Cá nhân
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương
3. Hình thành kiến thức mới: 15’
Đọc nhạc: Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son. 
*Giới thiệu:
- Trò chơi: “Những phím đàn vui nhộn”
- GV yêu cầu 5 HS xung phong lên bảng, mỗi bạn mang tên 1 phím đàn Đô – Rê – Mi – Pha – Son. GV đọc đến phím đàn tên gì thì bạn đó nhún xuống 1 cái và đứng lên. 
* Lưu ý: Đọc giai điệu Hát cùng Đô – Rê – Mi – Pha – Son để HS hình dung lại giai điệu bài đọc nhạc vừa học.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu.
? 2 người bạn mới của Đô – Rê – Mi là ai?
+ GV đàn và giới thiệu cho HS đây là hai bạn mới đến với bạn Đô Rê Mi.
- Giới thiệu 5 nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Pha – Son.
* Nghe mẫu.
- Nghe mẫu bản nhạc.
- GV đàn và đọc hoặc mở File âm thanh cho HS nghe mẫu lần 1.
- GV cho học sinh nghe giai điệu 1 lần (chỉ vào các nốt nhạc khi giai điệu vang lên), và yêu cầu HS nhẩm theo
- Cảm nhận về giai điệu
? Trong bài đọc nhạc nốt nào ngân dài hơn?
? Nêu cảm nhận về giai điệu bài đọc nhạc.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương
* Đọc lời ca và tên nốt.
- GV chỉ từng nốt đọc và cho HS đọc theo tên nốt và lời ca.
- Hướng dẫn HS đọc theo tiết tấu.
- Đọc tên nốt.
- GV đàn và đọc mẫu từng câu và bắt nhịp cho HS đọc theo.
+ Đọc tên nốt và bắt nhịp cho HS đọc câu 1.
+ Đọc tên nốt và bắt nhịp cho HS đọc câu 2.
+ Cho HS đọc tên nốt cả bài.
- GV đàn và hướng dẫn ghép lời ca từng câu và cả bài.
- GV cho HS đọc tên nốt và ghép lời ca cả bài.
- GV cho HS luyện đọc theo: cá nhân.
4. Vận dụng: 5’
 Đọc nhạc kết hợp vận động.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay và dậm chân theo SGK.
- GV làm mẫu và bắt nhịp cho HS đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp vận động dậm chân và vỗ tay.
- GV yêu cầu HS thực hiện bằng nhiều hình thức: cá nhân/ nhóm/ tổ/ cả lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- HS nghe và quan sát.
- HS trả lời.
+ Cây gia đình.
- HS nghe lại bài hát và nhẩm theo.
- HS hát bài hát theo nhạc đệm.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, làm theo và ghi nhớ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nghe hướng dẫn và xung phong lên chơi trò chơi.
- HS cảm nhận và hình dung lại giai điệu bài đọc nhạc.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và nhẩm theo.
- HS trả lời bằng cảm nhận.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc câu 1
- HS đọc câu 2	
- HS đọc cả bài.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe và sửa sai (nếu có)
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN (TIẾT 84)
BÀI 32: PHÉP TRỪ SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nhận biết được ý nghĩa thực tế của phép trừ (qua bài toán thực tế để hình thành phép trừ cần tính).
- Thực hiện được phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- Giải các bài toán thực tế có liên quan đến phép trừ số có hai chữ số cho số có haichữ số.
- Phát triển năng lực tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học. 
- Rèn luyện tính tư duy, khả năng diễn đạt giao tiếp khi giải toán vui, trò chơi, toán thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên: - Laptop, slide bài học, bảng phụ
* Học sinh: - SGK, vở bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động kết nối: 5’
- HS thực hiện các phép tính
90 – 30 = 68 – 48 =
55 – 21 = 72 – 32 =
64 – 13 = 30 – 10 =
- GVnhận xét. 
- GV giới thiệu bài.
2. Thực hành – luyện tập: 25’
* Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hỏi HS cách đặt tính.
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính.
-GV gọi HS nêu cách thực hiện yêu cầu HS dưới lớp làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét bài ở bảng con.
* Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu
- Trong bài 2 có bao nhiêu bạn nhỏ?
GV gợi ý: Mỗi bạn nhỏ cầm một phép tính.
- Để biết được bạn nào cầm thẻ ghi phép tính có kết quả lớn nhất chúng ta cần làm gì?
- GV yêu cầu HS nhẩm và đọc lần lượt các kết quả của các phép tính.
- Số nào lớn nhất?
- Đó là kết quả của phép tính nào?
- GV sửa bài và nhận xét.
- GV chốt: Muốn biết phép tính nào có kết quả lớn nhất (bé nhất) chúng ta cần nhẩm xem kết quả của các phép tính và so sánh các kết quả đó để tìm ra số lớn nhất (bé nhất).
* Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu
- GV nói: Hãy tưởng tượng em là bác sĩ đang đo chiều cao cho các bạn robot. Vậy theo bác sĩ, bạn robot nào cao nhất, bạn robot nào thấp nhất?
-GV yêu cầu 3 HS đọc chiều cao của 3 bạn robot.
- GV yêu cầu HS trình bày.
-Tương tự như vậy với bạn robot thấp nhất.
- GV liên hệ: Muốn có chiều cao tốt, các em có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển tốt.
3. Vận dụng trải nghiệm: 5’
* Trò chơi: Hái nấm
- GV dán sẵn các số 6, 12, 34, 35, 50, 67 vào sáu mặt của con xúc xắc. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc để nhận được một số mặt trên xúc xắc. Hái cây nấm ghi phép tính có kết quả bằng số nhận được. Trò chơi sẽ kết thúc khi hái được 4 cây nấm
- GV cho HS tham gia trò chơi.
- GV tổng kết trò chơi.
- GV nhận xét chung giờ học, dặn dò HS
- Xem bài giờ sau.
-HS thực hiện
- HS nhận xét (Đúng hoặc sai)
- Đặt tính rồi tính
- Viết các số thẳng cột với nhau, hàng chục thẳng cột với hàng chuc, hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị.
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái, tính hàng đơn vị trước rồi đến hàng chục, viết kết quả thẳng cột với các số ở trên.
- 6 nêu và lớp thực hiện bài tập vào bảng con. 
- HS lắng nghe và sửa bài.
-Bạn nào cầm thẻ ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
- 4 bạn: Nam, Việt, Mai, Robot.
- HS trả lời nối tiếp theo hàng dọc
31
67 – 36
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
-Đo chiều cao của ba bạn robot được kết quả như hình vẽ. Hỏi bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
- HS lắng nghe và quan sát.
-Bạn robot A cao 87cm
-Bạn robot B cao 97cm
- Bạn robot C cao 91cm
- HS trình bày.
Bác sĩ: Theo cháu, bạn robot nào cao nhất nào?
HS: Theo cháu bạn robot B cao nhất ạ.
Bác sĩ: Sao cháu biết?
HS: Vì cháu thấy số 97 lớn nhất ạ.
- Bạn robot A thấp nhất (87cm)
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt: Ngày.................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_27.docx