Giáo án Lớp 1 - Quyển 6 - Người thực hiện: Phan Thị Hiền - Trường Tiểu học Xá Nhè

Giáo án Lớp 1 - Quyển 6 - Người thực hiện: Phan Thị Hiền - Trường Tiểu học Xá Nhè

Tiết 2: Đạo đức:

Cảm ơn và xin lỗi (tiết 1)

I.Mục tiêu:

 - Nêu được khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi

 - Biết cảm ơn ,xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.

 - Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.

II.Tài liệu - phương tiện:

 - Chuẩn bị - Đồ dùng hóa trang

 - Cánh hoa cắt bằng giấy màu trò trơi : "Ghép hoa"

III .Hoạt động dạy và học:

 1. Kiểm tra

 Bạn nhỏ chạy qua đường là đúng hay là sai ?

 2. Bài mới

* Hoạt động 1: Quan sát tranh bài trang 1

 - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh

 - Các bạn trong tranh nói gì ?

 - Vì sao các bạn làm như vậy?

 - Kết luận: - Cảm ơn khi được bạn tặng quà

 - Khi đến lớp muộn biết xin lỗi

 

doc 114 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Quyển 6 - Người thực hiện: Phan Thị Hiền - Trường Tiểu học Xá Nhè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
 Tiết 1: 
Chào cờ
Tiết 2: Đạo đức:
Cảm ơn và xin lỗi (tiết 1)
I.Mục tiêu:
 - Nêu được khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi
 - Biết cảm ơn ,xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
 - Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
II.Tài liệu - phương tiện:
 - Chuẩn bị - Đồ dùng hóa trang
 - Cánh hoa cắt bằng giấy màu trò trơi : "Ghép hoa"
III .Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra
 Bạn nhỏ chạy qua đường là đúng hay là sai ?
 2. Bài mới 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh bài trang 1
 - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh
 - Các bạn trong tranh nói gì ?
 - Vì sao các bạn làm như vậy?
 - Kết luận: - Cảm ơn khi được bạn tặng quà 
 - Khi đến lớp muộn biết xin lỗi
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
 - GV cho học sinh thảo luận bài 2
 - Kết luận:
 Tranh 1 : Cần nói cảm ơn
 Tranh 2 : Cần nói lời xin lỗi
 Tranh 3 : Cần nói lời cảm ơn
 Tranh 4 : Cần nói lời xin lỗi
* Hoạt động 3 : Đóng vai 
 - Giáo viên nhận nhiệm vụ đóng vai
- HS trả lời
- HS quan sát tranh bài 1
- Cảm ơn khi được tặng quà
- Xin lỗi cô giáo khi đến muộn
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp trao đổi bổ sung
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm lên sắm vai
- Thảo luận.
 - Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của nhóm?
 - Em có cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn?
 - Em có cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi?
=> Kết luận: - Cần nới lời cảm ơn khi được người khác quan tâm .
 - Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
 IV. Củng cố dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
 Tiết 3+4: Tập đọc:
Bàn tay mẹ
I.Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài: Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng.
 - Hiếu các từ ngữ trong bài: rám nắng, xương xương.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn của bạn nhỏ.
 - Trả lời được các câu hỏi 1,2( SGK).
 II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Tranh minh họa.
 - HS : Sách , bút.
 III. Hoạt động dạy - học:
Tiết 1
1 Kiểm tra.
 - GV kiểm tra nhãn vở lớp tự làm.
 - Chấm điểm 1 số nhãn vở.
 2.Bài mới .
 a. Giới thiệu .
 b. Hướng dẫn luyện đọc.
 - GV đọc mẫu bài văn: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
 - HS luyện đọc .
 * Luyện đọc tiếng, từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.
 - Giải nghĩa từ:
 + Rám nắng: Da bị nắng làm cho đen lại.
 + Xương xương: bàn tay gầy.
 * Luyện đọc câu.
 - Chú ý: ngắt giọng lấy hơi đúng sau dấu phẩy.
 * Luyện đọc đoạn bài.
 - Bài có mấy đoạn?
 c. Ôn vần an , at.
 - Nêu yêu cầu 1 SGK:
 - Nêu yêu cầu 2 SGK:
 Tiết 2
 1. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài.
 a. Tìm hiểu bài.
 - GV đọc câu hỏi 1.
 - Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?
b. Luyện nói. 
 - Ai nấu cơm cho bạn ăn?
 - Ai mua quần áo mới cho bạn ?
 - Ai chăm sóc khi bạn ốm?
 - Ai vui khi bạn được điểm 10?
- HS đưa ra nhãn vở đã làm.
- HS luyện đọc + phân tích tiếng.
- Phân biệt tiếng có âm, vần, dấu thanh đối lập: l, n ; v, đ ; t, c, an, ang.
- Đọc nối tiếp CN.
Mỗi em đọc 1 câu.
- 3 em mỗi em đọc 1 đoạn nối tiếp.
 mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- Thi đọc CN, bàn, tổ.
- Đọc đồng thanh cả bài.
- Tìm tiếng trong bài có vần an, at: Bàn tay - Đọc CN - phân tích tiếng bàn.
- Tìm tiếng ngoài bài : mỏ than, bát cơm...
- 3 tổ thi đua tìm.
- 2 em đọc 2 đoạn văn đầu, lớp đọc thầm.
- Mẹ đi chợ nấu cơm, tăm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
- 1 em đọc yêu cầu 2.
- Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng,/ các ngón tay gầy gầy/ xương xương của mẹ.
- 2 em nhìn tranh 1 đứng tại chỗ thực hành hỏi đáp.
- Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.
- Bố mẹ mua quần áo mới cho tôi.
- Bố mẹ , ông bà , cả nhà vui khi tôi được điểm 10.
 IV. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - tuyên dương em học tốt.
 - Về nhà luyện đọc - đọc trước bài : Cái Bống.
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
 Tiết 1: Tập viết:
Tô chữ hoa C, D, Đ
 I. Mục tiêu:
 - Tô được các chữ hoa: C, D, Đ
 - Viết đúng các vần an, at, anh, ach : Từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ,sạch sẽ. kiểu chữ viết thường , cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai. ( Mỗi từ viết được ít nhất 1 lần).
 - Giáo dục HS tính cẩn thận , rèn chữ , giữ vở.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Chép sẵn chữ , vần , từ.
 - HS : Bảng con, bút.
 III. Hoạt động dạy - học :
 1. Kiểm tra.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn tô chữ hoa.
 - Quan sát nhận xét.
 -Hướng dẫn 1 số nét và kiểu chữ vừa tô vừa nêu quy trình..
 3. Hướng dẫn viết vần , từ ngữ.
 - Gọi HS đọc các vần từ ngữ.
 4. Tô, viết vào vở.
 - GV đi quan sát từng em .
 - Hướng dẫn sửa lỗi trong bài viết.
 - GV thu chấm chữa bài.
- HS chuẩn bị sách , bút.
- HS quan sát chữ C hoa.
- HS quan sát cô tô từng nét chữ.
- Viết bảng con: C,D,Đ
- Đọc CN + ĐT vần , từ.
- Viết bảng con 1 số từ.
 - Tô chữ hoa vào vở.
- Sửa lỗi viết sai.
IV. Củng cố - dặn dò:
 - Bình chọn em viết đúng đẹp tuyên dương
- Về nhà luyện viết cho đẹp.
 Tiết 2: Toán:
Tiết 101: Các số có hai chữ số
 I. Mục tiêu:
 - Nhận biết về số lượng, biết đọc,viết các số từ 20 -> 50.
 - Nhận biết thứ tự các số từ 20 - > 50.
 - Giáo dục HS yêu thích học toán.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: 4 bó que tính và 10 que tính rời.
 - HS : que tính.
 III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra.
 - 3 em lên bảng.
 - Lớp làm bảng con.
 2. Bài mới.
 a. Giới thiệu :
 * Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 20
 - Cho HS lấy 2 bó que tính mỗi bó 1 chục que tính.
 - Lấy thêm 3 que tính nữa và nói:
 - GV nói: hai chục và ba là hai mươi ba
 + Hai mươi ba viết như thế nào?
 - Cho HS nhắc lại
 + Các số còn lại hướng dẫn như trên
 * Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1/ T136/ a .Viết số:
 - Hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mười ba, hai mươi bốn, hai mươi lăm, hai mươi sáu, hai mươi bảy, hai mươi tám, hai mươi chín.
 b. Viết số vào dưới mỗi vạch của tia số đó
70
+
20
=
90
20
+
70
=
90
80
-
50
=
30
- Có 2 chục que tính
- Có 3 que tính rời nữa
- HS nhắc: Hai mươi ba
+ Viết chữ số 2 trước chữ số 3 sau
- 23, 36, 42
20, 21, 22,23, 24, 25,26, 27,28, 29
- HS viết, đọc
 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
 Bài 3: Viết số
 - Cho HS lên bảng viết.
 - Bốn mươi, bốn mươi mốt, bốn mươi hai, bốn mươi ba, bốn mươi tư, bốn mươi lăm, bốn mươi sáu, bốn mươi bảy, bốn mươi tám, bốn mươi chín, năm mươi. 
 Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc các số đó.
- 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50
- Bốn mươi..............năm mươi
40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
 - Học sinh đọc thuộc các số trong cột.
 IV. Củng cố - tổng kết
- Chốt lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học - dặn dò.
 Tiết 3: Chính tả:
Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu:
 - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng đoạn " Hằng ngày,... chậu tã lót đầy" 35 chữ trong khoảng 15 - 17 phút.
 - Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần an,at, chữ g, gh vào chỗ trống.
 - Giáo dục HS rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV : Chép nội dung bài.
HS : Sách bút.
III. Hoạt động dạy - học:
 1.Kiểm tra
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2.Bài mới.
 a,Giới thiệu 
 - Giáo viên đọc bài viết một lần . 
 b,Hướng dẫn viết .
 - Cho học sinh tìm tiếng khó viết
 - Cho học sinh viết bảng con.
 c,Viết bài.
 - Giáo viên nhắc lại cách cầm bút để vở,tư thế ngồi viết .
 - Giáo viên đọc bài cho học sinh soát lỗi.
 d,làm bài tập .
 *Điền vần: ân hay at?
 - lớp đọc thầm yêu cầu bài.
 *Điền chữ g hay gh?
 -Nêu yêu cầu của bài .
 -Yêu cầu lên bảng điền
 đ,Thu chấm bài .
 - Nhận xét bài viết.
-Học sinh đọc ,bài viết 
-Học sinh tìm đọc - phân tích.
Hằng ngày,bao nhiêu, là, nấu cơm, giặt, tã lót.
- Học sinh viết bảng con : Hằng ngày,nấu cơm.
-Học sinh viết bài.
-Soát lỗi.
- Nêu yêu cầu bài , một em lên bảng .
- kéo đàn , tát nước.
- Học sinh lên bảng làm.
- Lớp làm VBT.
- Cái ghế, nhà ga.
IV. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà.
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011
 Tiết 1: Toán:
Tiết 102: Các số có hai chữ số (tiếp )
 I. Mục tiêu:
 -Nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69; nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
 - Đọc số, viết số một cách thành thạo
 - HS có ý thức tự giác học tập
 II. Chuẩn bị:
 -6 bó, mỗi bó 1 chục que tính và 10 que tính rời.
 -Phiếu bài tập 4 cho các cặp.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra:
- GV đọc số cho HS viết số
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Hoạt động 1:GT các số từ 50 đến 60
-Đính 5 bó 1 chục que tính.
-Viết 5 vào cột chục.
-Đính tiếp 1 que tính nữa.
-Viết 1 vào cột đơn vị.
-Chỉ vào số que tính và nói:"năm chục và một là năm mươi mốt".
-Viết lên bảng: 51
*Thực hiện tương tự với các số từ 52 đến 69.
b. Thực hành:
Bài 1 ( 138 ) Viết số:
- GV đọc số cho HS viết bảng con
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2( 138): Viết số:
- GV đọc số cho HS viết số
- GV cùng HS nhận xét
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- GV kẻ bảng
- GV cho HS điền số thích hợp vào ô trống
Bài 4: Đúng ghi đ, sai ghi s
- GV cho HS nêu yêu cầu
- GV HS làm bài
- HS viết: 25, 37, 49...
- Ghi bảng
-Thực hiện theo và nói:"Có năm chục que tính".
-Lấy thêm 1 que tính và nói:"Có 1 que tính nữa".
-Nối tiếp nói lại.
-Nhìn bảng-đọc số
-Nhận ra số lượng, đọc, viết các số từ 52 đến 69.
- HS viết bảng con:
50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 
- HS viết: 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70.
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
a. Ba mươi sáu viết là 306	d
 Ba mươi sáu viết là 36
b. 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị
 54 gồm 5 và 4
 IV. Củng cố- Dặn dò:
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài sau 
Tiết 2+3: Tập đọc:
Cái Bống
I/Mục tiêu:
 -Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: khéo sảy, khéo sàng, đường, mưa ròng.
 -Hiểu nội dung bài : Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với me ...  chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới.
 a. Giới thiệu ghi bảng
Thời gian
5- 7 phút
Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- GV đưa hàng rào mẫu nhận xét về hình dạng kích thước (HS quan sát).
- Nhận xét số nan đứng, số nan ngang?
- Khoảng cách giữa các nan?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
- Đếm chiều dài 6 ô, rộng 1 ô.
- GV vừa cắt vừa làm mẫu .
- HS quan sát.
Phương pháp
25phút
 - Đếm số ô cần kẻ, đánh dấu .
 - Cắt nan đứng , rồi cắt nan ngang.
- Dán hình
- Chú ý dán sản phẩm cân đối.
 *Hoạt động 3: Thực hành
 - Ta phải đánh dấu 6 ô chiều dài, 1 ô chiều rộng.
- GV quan sát sửa cho HS.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán
Quan sát- hỏi đáp
Thực hành
 IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập của HS.
- Về chuẩn bị giấy, đồ dùng tiết sau .
 Tiết 2: Tụ nhiên xã hội:
Trời nắng, trời mưa
I.Mục tiêu 
 - Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : nắng, mưa.
 - Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nắng, mưa. 
II. Đồ dùng dạy học 
 - Sưu tầm một số tranh về trời nắng, trời mưa (nếu có)
III.Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS trả lời.
+ Hãy kể tên 3 con vật có ích mà em biết?
+ Vì sao chúng ta phải ăn nhiều rau?
- GV nhận xét đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV ghi tựa bài cho HS nhắc lại.
Hoạt Động 1
Nhận biết dấu hiệu trời nắng , trời mưa.
 - Chia lớp làm nhiều nhóm 4 em cùng quan sát tranh trong SGK và quan sát thêm ngoài trời rồi thảo luận dựa theo câu hỏi trong SGK.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Hình ảnh nào cho biết trời nắng? Tại sao?
+ Mặt đất như thế nào?
+ Hình ảnh nào cho biết trời mưa? Vì sao?
 - GV nhận xét tóm ý.
 Khi trời nắng bầu trời trong xanh có mây trắng. Mặt trời sáng chói nắng vàng chiếu xuống mọi vật đường khô ráo. 
 Khi trời mưa có nhiều giọt nước rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời. 
Hoạt Động 2
Thảo luận cách giữ sức khỏe
- Cho HS quan sát tranh trong SGK trang 63 và thảo luận nhóm 2 em dựa vào câu hỏi gợi ý.
+Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải đội nón mũ ?
+ Đi dưới trời mưa bạn phải làm gì?
- GV gọi HS khác nhận xét, gv tóm ý và hỏi.
- Vậy hôm nay trời nắng em nào đi học có đội nón?
IV.Củng cố dặn dò	
 - GV hỏi ; Em mới học xong bài gì?
 + Tại sao đi dưới trời nắng bạn phải đội nón mũ ?
 + Đi dưới trời mưa bạn phải làm gì?
- Thực hiện theo bài học.
- Con chó , con cá, con gà.
- Vì ăn nhiều rau có lợi cho sức khỏe.
- HS thảo luận theo nhóm 4 em. 
Các em phân loại loại các tranh ảnh thành từng nhóm riêng 
- Hình ảnh trên cho biết trời nắng. Tại vì bầu trời cao trong xanh, ít mây có ông mặt trời.
- Mặt đất khô ráo.
- Hình ảnh dưới cho biết trời mưa. Tại vì bầu trời đen tối, có mưa, mặt đất ẩm ướt, không có ông mặt trời.
- HS nhắc lại	
- HS làm việc nhóm 2 em.
- Đi dưới trời nắng phải đội mũ nón để không bị ốm. 
- Đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa, che ô để không bị ướt. 
- Trời nắng trời mưa
- Để khỏi bị bệnh
- Phải che dù
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
 Tiết 1: Chính tả:
Mèo con đi học
 I.Mục tiêu:
 - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng 6 dòng đầu bài thơ Mèo con đi học : 24 chữ trong khoãng 10- 15 phút.
 - Điền đúng chữ r, d, gi ; vần in, iên vào chỗ trống.
 - Bài tập (2)a hoặc b.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bảng phụ đã chép sẵn 8 dòng thơ bài viết 
 - HS: Vở chính tả 	
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1 Kiểm tra bài cũ
- GV đọc 1 số từ khó cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét sữa sai.
2 Bài mới
a) Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng: Tập chép bài: Mèo con đi học.
b) Hướng dẫn HS viết bảng con.
 - GV đính bảng phụ lên đọc 1 lần rồi cho 2 HS nối tiếp đọc lại .
+ Để trốn học mèo con đã làm gì?
- GV cùng HS nhận xét.
- GV đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.
- GV cùng HS phân tích, nhận xét và sữa chữa.
- GV cho vài HS nối tiếp đọc lại các từ khó viết.
c) Hướng dẫn HS chép bài.
- GV cho HS mở vở chính tả và hướng dẫn HS cách trình bày tên bài, kẻ lỗi vào vở.
- GV lưu ý HS chữ đầu mỗi câu thơ cần phải viết hoa .
- GV hướng dẫn các em tư thế ngồi viết đúng quy định.
- GV tổ chức cho HS chép bài vào vở.
- GV bao quát lớp nhắc nhở giúp đỡ HS.
* GV hướng dẫn HS soát lỗi
- GV lưu ý cho các em : Cầm bút chì trong tay, chuẩn bị chữa bài. GV đọc thong thả chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại GV dừng lại ở những chữ khó viết đánh vần lại tiếng đó. Sau mỗi câu hỏi HS có viết sai chữ nào không, hướng dẫn các em gạch châm chữ viết sai, sửa bên lề vở.
- GV thu 8-10 vở chấm sữa lỗi chính trên bảng.
 d) HD HS làm bài tập
* Bài 2 : Điền chữ d / r /gi
- GV cho HS mở SGK quan sát tranh và gọi 1 HS đọc yêu cầu 2
- GV gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV cho HS nhận xét sữa sai.
IVCủng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá chung về sự chuẩn bị , thái độ học tập của HS.
- GV dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Quà của bố
- HS viết; Vuốt tóc, chẳng nhớ
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài 
- 2 HS nối tiếp đọc lại .
- HS nêu: Cái đuôi tôi ốm.
- HS viết:Bèn kiếm, cái đuôi, cừu, toáng mộc mạc 
+ Kiếm= k + iêm + dấu/
+ Đuôi = đ + uôi
+ Toáng = t + oang + dấu /
- HS nối tiếp đọc.
- HS mở vở chính tả làm theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe.
- Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngồi lưng phải thẳng, không tì ngực vào bàn, khoảng cách từ mắt đến vở là 25 - 30cm
- HS chép bài vào vở.
- HS đổi vở cho nhau để tự kiểm tra.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
 Thầy giáo dạy học
 Bé nhảy dây
 Đàn cá rô bơi lội 
- HS nghe.
 Tiết 2: Toán:
Tiết 120: Cộng, trừ( không nhớ) trong phạm vi 100
 I. Mục tiêu:
 - Biết cộng , trừ các số có hai chữ số không nhớ; cộng , trừ nhẩm; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV : Chuẩn bị nội dung bài.
 - HS : Chuẩn bị bảng , sách.
 III. Hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra.
 - Gọi HS lên bảng làm.
 - Nhận xét ghi điểm.
 2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài.
 b. Luyện thực hành.
c. Thực hành.
 Bài 1 (T162) a. Tính nhẩm:
 - Gọi HS nêu yêu cầu bài?
 - HS lên bảng , lớp làm bảng con. 
 Bài 2. Đặt tính rồi tính.
 - Bài yêu cầu gì?
- HS nêu yêu cầu bài.
 - làm bảng con
Bài 3. - Gọi HS đọc bài toán.
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
 - Gọi HS lên bảng giải.
 - lớp làm vào vở.
Bài 4. - Gọi HS đọc bài.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh.
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
 - 1 em lên bảng.
 - Lớp làm vở
 - HS lên bảng viết hôm nay là thứ mấy
- HS lấy que tính thực hành.
80
+
10
=
90
30
+
40
=
70
90
-
80
=
70
70
-
30
=
40
90
-
10
=
80
70
-
40
=
30
80
+
5
=
85
85
-
5
=
80
- HS nêu yêu cầu bài.
 - làm bảng con
+
36
12
48
+
65
22
87
-
48
36
12
-
87
65
22
-
48
12
36
-
87
22
65
 Tóm tắt
 Hà có : 35 que tính ? que tính
 Lan có : 43 que tính
 Bài giải
 Có tất cả số que tính là:
 35 + 43 = 78( que)
 Đáp số : que tính
 Tóm tắt
 Tất cả có: 68 bông hoa
 Hà có: 34 bông hoa
 Lan có: ..... bông hoa?
 Bài giải
 Lan hái được số bông hoa là:
 68 - 34 = 34 ( bông )
 Đáp số: 34 bông hoa
 IV. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà.
 Tiết 3: Kể chuyện:
Sói và Sóc
 I.Mục tiêu: 
 - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát được nguy hiểm.
 II.Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh trong SGK phóng to, có thể làm mặt nạ (Sói và Sóc) .
III.Các hoạt dộng dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1 Kiểm tra bài cũ
- GV cho 2 HS lên kể lại chuyện niềm vui bất ngờ
- GV nhận xét cho điểm.
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi bảng.
b. Hướng dẫn kể chuyện
- GV cho HS mở sgk và kể mẫu:
+ Lần 1: Không chỉ vào tranh
+ Lần 2: GV treo tranh kết hợp kể chỉ vào tranh.
* Hướng dẫn HS kể từng đoạn trong câu chuyện.
- GV chia lớp làm nhiều nhóm 4 cho HS quan sát từng tranh sgk và nêu yêu cầu sau đó dựa vào tranh kể lại từng đoạn cho nhau nghe theo gợi ý sau:
- GV hỏi:
* Tranh 1
+ Chuyện gì xảy ra khi sóc đang chuyền cành?
 * Tranh 2 :
 + Lão sói định làm gì?
 + Sóc đã làm gì? 
* Tranh 3:
 + Sói yêu cầu sóc làm gì?
 + Sóc nói với sói thế nào?
+ Câu chuyện kết thúc thế nào?
- GV bao quát giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
- GV mời đại diện nhóm lên kể từng tranh..
- GV cùng lớp nhận xét.
 - GV cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
- GV cho 3 HS đóng vai người dẫn chuyện, trâu, hổ và kể lại câu chuyện.
- GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.
+ Qua câu chuyện các em hãy cho biết ý nghĩa của câu chuyện?
- GV cho vài HS nhắc lại.
IV, củng cố dặn dò:
- GV cho 1 HS kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Bông hoa cúc trắng.
- 2 HS lên kể lại chuyện niềm vui bất ngờ.
- HS nghe và nối tiếp nhau nhắc lại tựa bài : Sói và sóc
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp quan sát tranh.
- HS quan sát và nêu: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh hãy kể lại nội dung của từng tranh.
- HS kể theo nhóm 4
* Một chú Sóc đang chuyền trên cành cây, bỗng rơi trúng đầu một lão sói đang ngái ngủ.
+ Sói chồm dậy định chén thịt Sóc.
+ Sóc van nài, Hãy thả tôi ra nào !
* Sói nói: Được ta sẽ thả nhưng hãy nói cho ta biết, vì sao bọn Sóc các ngươi lúc nào cũng vui đùa nhảy múa, còn ta lúc nào cũng buồn bực.
* Sóc bảo: Thả tôi ra tôi sẽ nói cho mà biết 
“Anh buồn vì anh độc ác, sự độc ác thiêu đốt tim gan anh, còn chúng tôi tốt bụng không làm điều ác cho ai nên lúc nào cũng vui vẻ” .
- Sóc thông minh nên thoát khỏi nanh nuốt của Sói 
- Đại diện nhóm lên kể từng tranh..
- HS kể lại toàn bộ câu chuyên.
3 HS đóng vai người dẫn chuyện, sói và sóc kể lại câu chuyện.
+ Ý nghĩa: Sóc thông minh nên thoát khỏi nanh nuốt của Sói 
- 1 HS kể lại câu chuyện.
- HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docQUYỂN 6.doc