A: Yêu cầu:
- Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học ở tiết 1, đồng thời bước đầu biết giới thiệu tên mình và những điều mà mình thích :
Học sinh thực hiện việc đi học hàng ngày, thực hiện được những yêu cầu của GV ngay những ngày đầu đến trường.
- Giáo dục các em yêu quý lớp học của mình.
B.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
Bài hát: Ngày đầu tiên đi học.
C. Các hoạt động dạy học :
Tuần 1: Ngày soạn: / 4 / 9 /2010 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2010 Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (T2) A: Yêu cầu: - Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học ở tiết 1, đồng thời bước đầu biết giới thiệu tên mình và những điều mà mình thích : Học sinh thực hiện việc đi học hàng ngày, thực hiện được những yêu cầu của GV ngay những ngày đầu đến trường. - Giáo dục các em yêu quý lớp học của mình. B.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài. Bài hát: Ngày đầu tiên đi học. C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động học sinh I.KTBC: Yêu cầu học sinh kể về những ngày đầu đi học. II .Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. Hoạt động 1: Học sinh kể về kết quả học tập. Thảo luận theo cặp, kể cho nhau nghe những gì sau hơn 1 tuần đi học. Yêu cầu một vài học sinh kể trước lớp. GV kết luận: Sau hơn 1 tuần đi học, các em đẫ bắt đầu biết viết chữ, tập đếm, tập tô màu, tập vẽ, nhiều bạn trong lớp đã đạt được điểm 9, điểm 10, được cô giáo khen. Cô tin tưởng các em sẽ học tập tốt, sẽ chăm ngoan. Hoạt động 2:Kể chuyện theo tranh (bài tập 4) Yêu cầu học sinh đặt tên cho bạn nhỏ ở tranh 1và nêu nội dung ở từng tranh: Học sinh kể cho nhau nghe theo cặp. Học sinh kể trước lớp. GV kết luận Bạn nhỏ trong tranh cũng đang đi học như các em. Trước khi đi học, bạn đã được mọi người trong nhà quan tâm, chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập. Đến lớp, bạn được cô giáo đón chào, được học, được vui chơi. Sau buổi học, về nhà, bạn kể việc học tập ở trường cho bố mẹ nghe. Hoạt động 3:Học sinh múa, hát về trường mình, về việc đi học. GV tổ chức cho các em học múa và hát. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài. GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc theo. III Củng cố dặn dò : Hỏi tên bài. Nhận xét, tuyên dương. Học bài, xem bài mới. Cần thực hiện: Đi học đầy đủ, đúng giờ 3 em kể. Thảo luận và kể theo cặp. Đại diện một vài học sinh kể trước lớp. Lắng nghe và nhắc lại. Bạn nhỏ trong tranh tên Mai. Tranh 1: Cả nhà vui vẻ chuẩn bi cho Mai đi học. Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường, cô giáo tươi cười đón các em vào lớp. Tranh 3: Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bảo nhiều điều. Tranh 4: Mai vui chơi cùng các bạn mới. Tranh 5: Mai kể với bố mẹ về trường lớp, cô giáo và trường lớp của mình. Một vài em kể trước lớp. Lắng nghe, nhắc lại. Múa hát theo hướng dẫn của GV bài: em yêu trường em. Năm nay em lớn lên rồi Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm. Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt. **************************** Toán : CÁC SỐ 1 – 2 – 3 A: Yêu cầu: -Nhận biết số lượng các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật . Biết đọc, biết viết các số 1, 2, 3. Biết đếm từ 1 đến 3 và từ 3 về 1và thứ tự các số 1, 2, 3. Biết thứ tự các số 1,2,3 B.Đồ dùng dạy học: -Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại và một số chấm tròn. C .Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS I. KTBC: Tô màu vào các hình tam giác (mỗi hình mỗi màu khác khau) Nhận xét KTBC. II .Bài mới: 1.Giới thiệu bài và ghi đề. 2.Giới thiệu từng số 1, 2, 3 Bước 1: GV hướng dẫn các em quan sát các nhóm có 1 phần tử (1 con chim, tờ bìa có 1 chấm tròn, bàn tính có 1 con tính, ) GV đọc và cho học sinh đọc theo: “có 1 con chim, có 1 chấm tròn, có 1 con tính, ” Bước 2: GV giúp học sinh nhận ra các đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng là 1 (đều có số lượng là 1) Ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi đồ vật trong nhóm đó, số một viết bằng chữ số 1. GV chỉ vào số 1 và đọc “một” (không đọc là: chữ số một). Số 2, số 3 giới thiệu tương tự số 1. Cho học sinh mở SGK, GV hướng dẫn các em quan sát các hình (mẫu vật) và đọc các số 1, 2, 3, và đọc ngược lại 3, 2, 1 3.Luyện tập Bài 1: Viết số 1, 2, 3 Yêu cầu học sinh viết vào phiếu Bài 2: Viết số thích hợp và mỗi ô trống GV cho học sinh quan sát tranh và viết số, yêu cầu các em nhận ra số lượng trong mỗi hình vẽ. Bài 3: Viết số hoặc vẽ số chấm tròn và ô trống. GV hướng dẫn các em là VBT III.Củng cố – dặn dò: Hỏi tên bài. Gọi học sinh đọc các số 1(một), 2 (hai), 3 (ba) Trò chơi: Đưa thẻ có số đúng với mô hình mẫu vật. GV đưa ra đồ vật có số lượng là 1 thì học sinh đưa thẻ có ghi số 1, .em nào đưa sai thẻ thì bị phạt (hát 1 bài hát do em tự chọn). Nhận xét, tuyên dương Dặn dò : Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, xem bài mới. 3 học sinh thực hiện. Nhắc lại Học sinh quan sát và đọc: “có 1 con chim, có 1 chấm tròn, có 1 con tính, ” Đọc số: 1 (một) Đọc số: 2 (hai), 3 (ba) Đọc theo SGK. Thực hiện vào phiếu. Quan sát tranh và ghi số thích hợp. Thực hiện phiếu và nêu kết quả. Đọc lại các số: 1(một), 2 (hai), 3 (ba) $$ ! ' ' ' 2 3 1 Học sinh lắng nghe, thực hiện ở nhà. ******************************** Học vần: DẤU HUYỀN – DẤU NGÃ A: Yêu cầu: Sau bài học học sinh : -Nhận biết được dấu huyền, dấu ngã và các thanh huyền, ngã. -Đọc được tiếng bè, bẽ. -Trả lời được 2- 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK B.Đồ dùng dạy học: -Các vật tựa hình dấu huyền, ngã. -Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, vòng. C .Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS I .KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 3 em đọc tiếng bẻ, bẹ, bè GV nhận xét chung. II .Bài mới: 1 Giới thiệu bài Dấu huyền. GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận. GV viết dấu huyền lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu huyền. -GV chỉnh phát âm cho học sinh - GV viết mẫu và nêu quy trình viết dấu huyền - GV nhận xét chung 2 Dạy dấu thanh: GV đính dấu huyền lên bảng. Nhận diện dấu Hỏi: Dấu huyền có nét gì? So sánh dấu huyền và dấu sắc có gì giống và khác nhau. Yêu cầu học sinh lấy dấu huyền ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. GV đính dấu ngã lên bảng và cho học sinh nhận diện dấu ngã (dấu ngã là một nét móc nằm ngang có đuôi đi lên). Yêu cầu học sinh lấy dấu ngã ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. b) Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học. GV nói: Tiếng be khi thêm dấu huyền ta được tiếng bè. Viết tiếng bè lên bảng. Yêu cầu học sinh ghép tiếng bè trên bảng cài. Gọi học sinh phân tích tiếng bè. Hỏi : Dấu huyền trong tiếng bè được đặt ở đâu ? GV phát âm mẫu : bè Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bè. GV cho học sinh thảo luận và hỏi: Ai có thể tìm cho cô các từ có tiếng bè. GV cho học sinh phát âm nhiều lần tiếng bè. Sửa lỗi phát âm cho học sinh Ghép tiếng bẽ tương tự tiếng bè. So sánh tiếng bè và bẽ Gọi học sinh đọc bè – bẽ. c) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con: *Viết dấu huyền. Gọi học sinh nhắc lại dấu huyền giống nét gì? GV vừa nói vừa viết dấu huyền lên bảng cho học sinh quan sát. Các em viết dấu huyền giống như dấu sắc nhưng nghiêng về trái. Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu huyền. Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh huyền. Yêu cầu học sinh viết tiếng bè vào bảng con. Viết dấu ngã, tiếng bẽ ( Quy trình tương tự) Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẽ Sửa lỗi cho học sinh. Tiết 2 3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh phát âm tiếng bè, bẽ Sửa lỗi phát âm cho học sinh b) Luyện viết GV yêu cầu học sinh tập tô bè, bẽ trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : GV treo tranh cho học sinh quan sát và thảo luận. Nội dung bài luyện nói của chúng ta hôm nay là bè và tác dụng của nó trong đời sống. -Trong tranh vẽ gì? -Bè đi trên cạn hay đi dưới nước? -Thuyền và bè khác nhau như thế nào? -Thuyền dùng để chở gì? -Những người trong bức tranh đang làm gì? -Tại sao người ta không dùng thuyền mà dùng bè? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. III .Củng cố dặn dò: Gọi đọc bài trên bảng Thi tìm tiếng có dấu huyền, ngã .Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà. 3 HS viết vào bảng lớp , lớp viết vào bảng con - HS phát âm theo cá nhân, bàn, tổ lớp Thực hiện bảng con. Một nét xiên trái. Giống nhau: đều có một nét xiên. Khác nhau: dấu huyền nghiêng trái còn dấu sắc nghiêng phải Thực hiện trên bộ đồ dùng. Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập. Thực hiện trên bảng cài. Đặt trên đầu âm e. - HS : cá nhân, bàn, tổ lớp bè chuối, chia bè, to bè, bè phái Giống nhau: Đều có tiếng be. Khác nhau: Tiếng bè có dấu huyền trên đầu chữ e, còn tiếng bẽ có dấu ngã nằm trên chữ e. Học sinh đọc. Một nét xiên trái. Học sinh theo dõi viết bảng con dấu huyền. - HS viết vào bảng con Viết vở tập viết - bè -Đi dưới nước. -Thuyền có khoang chứa người hoặc hàng hoá. Bè không có khoang chứa và trôi bằng sức nước là chính. Chở hàng hoá và người. Đẩy cho bè trôi. Vận chuyển nhiều. Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau. ************************************* HĐTT: HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH TRƯỜNG LỚP A: Yêu cầu: Giúp học sinh biết các hoạt động làm sạch trường lớp , bước đầu làm quen với các hoạt động làm sạch trường lớp . HS có thói quen vệ sinh trường lớp thường xuyên Giáo dục các em luô có ý thức giữ vệ sinh chung B: Chuẩn bị: Các dụng cụ làm sạch trường lớp: chổi, khăn lau bàn, sọt ác.Các tranh ảnh về các hoạt động vệ sinh trương lớp. C: Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1; Hướng dẫn học sinh nhận biết hoạt động làm sạch trường lớp - GV hướng dẫn học sinh thảo luận: Để làm cho trường lớp luô sạch đẹp hằng ngày em phải làm những công việc gì? - GV hướng dẫn chung -GV KLC:Để trường lớp luôn sạch đẹp hằng ngày các em phải thường xuyên quét dọn trường lớp, lau chùi bàn ghế, cửa sạch sẻ, không viết , vẽ bậy lên bàn, lên tường, không vứt rác bừa bãi. Hoạt động 2: HS thực hành làm sạch lớp học của minh -GV hướng dẫn học sinh quan sát lớp học của mình và xem lớp học của mình hôm nay đã sạch, đẹp chưa? GV quan sát hướng dẫn chung; Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nhắc nhở các em thường xuyên giữ cho lớp học luôn sạch đẹp - HS thảo luận theo nhóm đôi Đại diện nhóm trình bày. - HS tiến hành vệ sinh lớp học của mình - HS chuẩn bị bài ở nhà. ********************************* Ngày soạn: / 6 / 9 /2010 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 8 tháng 9 năm 2010 Toán: LUYỆN TẬP. A: Yêu cầu; -Nhận biết số lượng 1,2,3 .Đọc viết ... ở các em làm việc tích cực Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động GV gọi học sinh xung phong nói về hoạt động của từng em trong hình. GV hỏi tiếp: “Từ lúc nằm ngữa đến lúc biết đi thể hiện điều gì?” GV chỉ hình 2 và hỏi: “Hai bạn nhỏ trong hình muốn biết điều gì?” GV hỏi tiếp: “Các bạn đó còn muốn biết điều gì nữa?” Kết luận:Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, về chiều cao, về các hoạt động như biết lẫy, biết bò, biết đi, Về sự hiểu biết như biết nói, biết đọc, biết học. Các em cũng vậy, mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều điều hơn. Yêu cầu học sinh tìm các thành ngữ nói về sự lớn lên của em bé theo tháng năm. Hoạt động 2: Thực hành đo. MĐ: Xác định được sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp và thấy được sự lớn lên của mỗi người là không giống nhau. Các bước tiến hành: Bước 1 : GV chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh và hướng dẫn các em cách đo như sau: Lần lượt từng cặp 2 em một trong nhóm quay lưng áp sát vào nhau sao cho lưng, đầu, gót chân chạm được vào nhau. Hai bạn còn lại trong nhóm quan sát để biết bạn nào cao hơn, tay bạn nào dài hơn, bạn nào béo hơn. Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động. GV mời một số nhóm lên bảng, yêu cầu một em trong nhóm nói rõ trong nhóm mình bạn nào béo nhất, gầy nhất GV hỏi: Cơ thể chúng ta lớn lên có giống nhau không? Điều đó có gì đáng lo không? Kết luận: Hoạt động 3: Làm thế nào để khoẻ mạnh MĐ : Học sinh biết làm một số việc để cơ thể mau lớn và khoẻ mạnh. Cách tiến hành: GV nêu vấn đề: “Để có một cơ thẻ khoẻ mạnh, mau lớn, hằng ngày các em cần làm gì?” GV tuyên dương các em có ý kiến tốt và hỏi tiếp để các em nêu những việc không nên làm vì chúng có hại cho sức khoẻ. III .Củng cố dăn dò: : Nhận xét tiết học giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh Cần giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục hằng ngày để có một cơ thể khoẻ mạnh và mau lớn. Lắng nghe và nhắc lại. Các bạn không giống nhau về hình dáng, bạn béo, bạn gầy, bạn cao, bạn thấp, Học sinh hoạt động theo cặp quan sát tranh, chỉ vào tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV Học sinh thực hiện chỉ vào tranh trên bảng và nêu. Thể hiện em bé đang lớn. Các bạn còn muốn biết chiều cao và cân nặng của mình. Muốn biết đếm. “Ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Học sinh chia nhóm và thực hành đo trong nhóm của mình. Cả lớp quan sát và cho đánh giá xemkết quả đo đã đúng chưa. Không giống nhau. Học sinh phát biểu về những thắc mắc của mình. Lắng nghe. Học sinh nối tiếp trình bày những việc nên làm để cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh. Vd: Để có một cơ thể mau lớn và khoẻ mạnh hằng ngày cần tập thể dục, giữ vệ sinh thân thể, ăn uống điều độ, Tiếp tục suy nghĩ và phát biểu trước lớp. . Lắng nghe. Thực hiện ở nhà. *********************************** Ngày soạn: / 7 / 9 /2010 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 9 tháng 9 năm 2010 THỂ DỤC : TRÒ CHƠI ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. A: Yêu cầu: -Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện ở mức đúng cơ bản, có thể còn chậm. -Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại. YC học sinh biết thêm một số con vật có hại, biết tham gia được trò chơi chủ động hơn bài trước. B .Chuẩn bị : -Còi, sân bãi -Tranh ảnh một số con vật. C . Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS I .Phần mỡ đầu: Thổi còi tập trung học sinh thành 4 hàng dọc, cho quay thành hnàng ngang. Phổ biến nội dung yêu cầu bài học. Đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút) Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2, 1 – 2, (2 phút) đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc. II .Phần cơ bản: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc (10 - 12 phút ) GV vừa hô vừa giải thích vừa làm mẫu động tác cho học sinh xem. GV hô khẩu lệnh dóng hàng dọc, nhắc học sinh nhớ bạn đứng trước và sau mình, rồi cho giải tán. Sau đó lại tập hợp lại (mỗi lần làm như vậy GV giải thích thêm). Yêu cầu các tổ tập luyện nhiều lần. Trò chơi: Diệt các con vật có hại (5 – 8 phút) GV nêu trò chơi, hỏi học sinh những con vật nào có hại, con vật nào có ích. Cho học sinh kể thêm những con vật có hại mà các em biết. Cách chơi: GV hô tên các con vật có hại thì học sinh hô diệt, tên các con vật có ích thì học sinh lặng im, ai hô diệt là sai. III .Phần kết thúc : Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2, 1 – 2, Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. GV cùng HS hệ thống bài học. .Nhận xét giờ học. Hướng dẫn về nhà thực hành. HS ra sân tập trung. Học sinh lắng nghe nắmYC bài học. Học sinh sửa sai lại trang phục. Ôn lại giậm chân tại chỗ do lớp trưởng điều khiển. Lắng nghe, nhắc lại. Thực hiện theo hướng dẫn mẫu của GV. Tập luyện theo tổ, lớp. Nêu tên các con vật có hại, các con vật có ích. Thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng. Thực hiện giậm chân tại chỗ. Vỗ tay và hát. Lắng nghe. ******************************** Học vần : Bài 7: Ê , V A: Yêu cầu: -Đọc được : e, v, bê, ve ,các từ ngữ và câu ứng dụng - Viết được : e, v, bê, ve ,( Viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết tập 1) - Luyện nói được 2- 3 câu theo chủ đề: bế bé. B .Đồ dùng dạy học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I. Bộ ghép chữ tiếng Việt.Tranh minh hoạ từ khóa Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói. C .Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS I .KTBC : - GV gọi 2 em học sinh lên bảng viết ; H1: bè, bẽ H2: bé, bẻ GV nhận xét chung. II .Bài mới: 1.Giới thiệu bài ,ghi đề 2; Dạy chữ ghi âm a) Nhận diện chữ: GV hỏi: Chữ ê có gì khác (giống) với chữ e chúng ta đã học. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm ê. Lưu ý học sinh khi phát âm mở miệng rộng hơn đọc âm e. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm ê. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm ê muốn có tiếng bê ta là như thế nào? Yêu cầu học sinh cài tiếng bê. GV nhận xét và ghi tiếng bê lên bảng. Gọi học sinh phân tích . Hướng dẫn đánh vần GV hướng dẫn đánh vần 1 lân. GV chỉnh sữa cho học sinh. Âm v (dạy tương tự âm ê). - Chữ “v” gồm một nét móc 2 đầu và một nét thắt nhỏ, nhưng viết liền một nét bút. - So sánh chữ “v và chữ “b”. Đọc lại 2 cột âm. C; Giáo viên hướng dẫn học sinh viết ê, v, ve, bê GV nhận xét và sửa sai. D; Đọc tiếng ứng dụng: GV ghi lên bảng: bê – bề – bế, ve – vè – vẽ. GV gọi học sinh đánh vần và đọc trơn tiếng. Gọi học sinh đọc trơn tiếng ứng dụng. Gọi học sinh đọc toàn bảng. Tiết 2 3; Luyện tập. a. Luyện đọc - GV hướng dẫn học sinh đọc âm, tiếng, đã học. GV nhận xét. - Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: bé vẽ bê. Gọi đánh vần tiếng vè, đọc trơn tiếng. Gọi đọc trơn toàn câu. GV nhận xét. b. Luyện viết; - GV nêu lại quy trình viết ê, v, ve, bê - Gv chấm bài, nhận xét C; Luyện nói: GV nêu câu hỏi SGK. GV giáo dục tư tưởng tình cảm. - Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc sách kết hợp đọc tiếng từ ở bảng con. GV nhận xét cho điểm. II Củng cố dặn dò: Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học .Nhận xét, dặn dò tiết sau: - 2HS lên bảng viết , lớp viết vào bảng con. Giống nhau: đều viết bởi một nét thắt. Khác: Chữ ê có thêm mũ ở trên chữ e. Lắng nghe. - HS đọc theo cá nhân, bàn tổ lớp - HS thêm âm b trước âm ê. Cả lớp HS đọc theo cá nhân, bàn tổ lớp Giống nhau: đều có nét thắt ỏ điểm kết thúc. Khác nhau: Âm v không có nét khuyết trên. CN 2 em. HS :Viết bảng con: ê – bê, v – ve. . - HS đọc theo cá nhân, bàn tổ lớp - HS viết vào vở tập viết “bế bé”. Học sinh trả lời. . Toàn lớp thực hiện. Lắng nghe. *************************************** Mĩ Thuật : VẼ NÉT THẲNG A: Yêu cầu: -Giúp HS nhận biết được các loại nét thẳng. -Biết cách vẽ nét thẳng. -Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. B .Đồ dùng dạy học: GV: -Một số hình (hình vẽ, ảnh) có các nét thẳng.Một bài vẽ minh hoạ. Học sinh : -Vở tập vẽ 1.Bút chì đen, chì màu hoặc bút dạ, sáp màu. C .Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS I . KTBC: Kiểm tra dụng cụ học môn mĩ thuật của học sinh. II . Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu nét thẳng. GV giới thiệu tranh trong Vở Tập vẽ 1 để học sinh quan sát và biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng: Nét thẳng “ngang” (nằm ngang) Nét thẳng “nghiêng” (xiên). Nét thẳng “đứng”. Nét “gấp khúc”. GV chỉ vào cạnh bàn, bảng để học sinh thấy rõ hơn về các nét thẳng, đồng thời vẽ lên bảng các nét thẳng ngang, thẳng đứng tạo thành hình cái bảng Yêu cầu học sinh tìm thêm các ví dụ về các nét thẳng. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ nét thẳng GV vẽ các nét lên bảng để học sinh quan sát và suy nghĩ theo câu hỏi: Vẽ nét thẳng như thế nào? GV yêu cầu học sinh xem hình ở Vở Tập vẽ 1để các em rõ hơn cách vẽ nét thẳng. GV vẽ lên bảng các hình và đặt ra câu hỏi: Đây là hình gì? a GV tóm tắt: Dùng nét thẳng đứng, ngang, nghiêng có thể vẽ được nhiều hình. Hoạt động 3: Thực hành Yêu cầu của bài tập: Học sinh tự vẽ tranh theo ý thích vào Vở Tập vẽ 1. GV hướng dẫn học sinh tìm ra các cách vẽ khác nhau: Vẽ nhà và hàng rào.. Vẽ thuyền, vẽ núi Vẽ cây, vẽ nhà. Gợi ý cho học sinh khá giỏi vẽ thêm hình để bài vẽ trở nên sinh động. Gợi ý học sinh vẽ màu theo ý thích của mình. GV bao quát lớp, giúp học sinh làm bài, cụ thể là: Tìm hình cần vẽ. Cách vẽ nét. Vẽ thêm hình. Vẽ màu vào hình. Động viên, khích lệ học sinh làm bài. 3.Nhận xét, đánh giá: Nhận xét chung cả tiết học về nội dung bài học, về ý thức học tập của các em. GV cùng học sinh nhận xét một số bài vẽ. III ; Củng cố dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau. Học sinh để đồ dùng học tập lên bàn để GV kiểm tra. Học sinh quan sát và lắng nghe. Học sinh nêu thêm một vài ví du theo hiểu biết của mình, vd: quyển vở, cửa sổ Nét thẳng ngang: nên vẽ từ trái qua phải. Nét thẳng nghiêng: nên vẽ từ trên xuống. Nét gấp khúc: có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên. - Hình a: Vẽ núi: Nét gấp khúc. Vẽ nước: Nét ngang. - Hình b: Vẽ cây: Nét thẳng đứng, nét nghiêng. Vẽ đất: Nét ngang. Thực hiện. Học sinh quan sát vở tập vẽ lớp 1 để vẽ. Học sinh lắng nghe và nhắc lại. Thực hiện ở nhà. ********************************
Tài liệu đính kèm: