Học vần
Bài: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I. MỤC TIÊU:
-Học sinh biết nề nếp xếp hàng ra vào lớp.
-Nghe và biết đứng lên khi gọi đến tên.
-Nắm vững các kí hiệu học tập.
-Thực hiện đúng cách thức giơ bảng.
II. CHUẨN BỊ:
-Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Bài mới:
3. Giới thiệu bài:
Hướng dẫn thực hiện các nề nếp:
*Hoạt động 1: Xếp hàng ra vào lớp:
- Phân tổ và hướng dẫn cách xếp hàng.
- Xếp hàng theo hiệu lệnh.
*Hoạt động 2: Điểm danh sỉ số:
- Chỉ định từng học sinh giới thiệu tên.
- Đọc tên và hướng dẫn học sinh khi nghe đến tên mình thì đứng lên và nói: “Thưa cô ! có ạ “
*Hoạt động 3: Giới thiệu các kí hiệu:
- Viết kí hiệu và giải thích ý nghĩa từng kí hiệu.
TUẦN 1 Chủ đề: Tiên học lễ, hậu học văn THỨ MÔN TIẾT Ch.trình TÊN BÀI Nội dung Tích hợp HAI 22/ 8 Học vần Toán Đạo đức 1-2 1 1 Ổn định tổ chức Tiết học đầu tiên Em là học sinh lớp Một GDKNS BA 23/ 8 Học vần Toán GDNGLL 3-4 2 1 Các nét cơ bản Nhiều hơn – ít hơn Ổn định tổ chức TƯ 24/ 8 Học vần Toán Tự nhiên xã hội Ôn luyện 5-6 3 1 Bài 1: e Hình vuông – hình tròn Cơ thể của chúng ta NĂM 25/ 8 Học vần Toán Thủ công Ôn luyện 7-8 4 1 Bài 2: b Hình tam giác Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công GDSDTKNL SÁU 26/ 8 Học vần Sinh hoạt lớp 9-10 Dấu sắc Hoạt động tập thể Ngày soạn:19/8/2011 Ngày dạy:22/8/2011 Học vần Bài: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC I. MỤC TIÊU: -Học sinh biết nề nếp xếp hàng ra vào lớp. -Nghe và biết đứng lên khi gọi đến tên. -Nắm vững các kí hiệu học tập. -Thực hiện đúng cách thức giơ bảng. II. CHUẨN BỊ: -Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Ổn định lớp và kiểm tra đồ dùng học tập. 2. Bài mới: 3. Giới thiệu bài: Hướng dẫn thực hiện các nề nếp: *Hoạt động 1: Xếp hàng ra vào lớp: - Phân tổ và hướng dẫn cách xếp hàng. - Xếp hàng theo hiệu lệnh. *Hoạt động 2: Điểm danh sỉ số: - Chỉ định từng học sinh giới thiệu tên. - Đọc tên và hướng dẫn học sinh khi nghe đến tên mình thì đứng lên và nói: “Thưa cô ! có ạ “ *Hoạt động 3: Giới thiệu các kí hiệu: - Viết kí hiệu và giải thích ý nghĩa từng kí hiệu. vở = V sách = S im lặng = + bảng con = B que tính = Q học = H -Thực hành theo từng kí hiệu. * Hoạt động 4:Giới thiệu cách giơ bảng: -Hướng dẫn giơ theo hiệu lệnh. 4. Củng cố - Dặn dò: - Học sinh nêu lại nội dung bài. - Trò chơi: Thi xếp hàng nhanh theo tổ. - Dặn dò: Ghi nhớ các nề nếp. - Nhận xét tiết học. - Cá nhân + nhóm - GV ghi bảng - Nhóm - Cả lớp - Cá nhân - Nhóm + lớp - GV ghi bảng - Cá nhân, cả lớp - Cả lớp - Cá nhân - Nhóm Toán Bài: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU: - Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với sách giáo khoa, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán. II. CHUẨN BỊ: - Bộ đồ dùng học Toán. - Sách Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập. 2. Bài mới: 3. Giới thiệu bài: Tiết học đầu tiên Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách Toán1: - Xem sách Toán. - Hướng dẫn tổng quát sơ về hình thức và nội dung sách. - Cách gấp, mở sách. *Hoạt động2: Hướng dẫn một số hoạt động học Toán lớp 1: - Quan sát tranh. - Nhận biết các hoạt động học tập. - Cách sử dụng một số đồ dùng học Toán. *Hoạt động3: Giới thiệu yêu cầu cần đạt khi học Toán: - Đếm, đọc, viết, so sánh số. - Làm tính cộng, trừ. - Nhìn hình vẽ nêu bài toán, phép tính, giải toán. - Biết đo độ dài, biết xem lịch hàng ngày. *Hoạt động4: Giới thiệu bộ đồ dùng để học Toán: - Nêu tên gọi đồ dùng và công dụng của nó. - Lấy đồ dùng theo yêu cầu. - Cách bảo quản bộ đồ dùng học Toán. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài. - Trò chơi: Thi đua gấp, mở sách và sử dụng đồ dùng học tập. - Dặn dò: Ghi nhớ tên các đồ dùng học Toán. - Nhận xét tiết học. - 4 – 5 hs - GV ghi bảng - GV hướng dẫn - Cả lớp - Nhóm - Cá nhân - Cả lớp - GV hướng dẫn - HS quan sát - Nhóm, lớp - 1HS// lớp - Nhóm (bàn) Đạo đức Bài: EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (GDKNS) I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. GDKNS: Kĩ năng tự giới thiệu, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích; biết yêu mến bạn bè cùng lớp, cùng trường. II. CHUẨN BỊ: - Vở bài tập Đạo đức. - Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. - Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Khám phá: Khởi động: Hs nghe hát bài “ Ngày đầu tiên đi học – nhạc Nguyễn Ngọc Thiện, lời thơ Viễn Phương. - GV nêu câu hỏi: + Trong lớp mình, bạn nào đã biết hết tên các bạn trong tổ, trong lớp? + Các em đã tự giới thiệu về bản thân mình với bạn nào đó trong lớp chưa? Nếu đã giới thiệu thì giới thiệu như thế nào? - HS trả lời các câu hỏi của GV. *GV giới thiệu bài: Mới vào lớp Một, các em còn chưa biết nhiều về nhau, hôm nay chúng ta cùng làm quen với nhau và cùng nhau tìm hiểu về trường mới, lớp mới. Bài: Em là học sinh lớp Một. 2. Kết nối: *Hoạt động1: Trò chơi: “Ném bóng” Mục tiêu: Hs thể hiện sự tự tin trước đông người; Có kĩ năng tự giới thiệu tên và sở thích của mình với người khác; Nhớ tên, sở thích của một số bạn trong nhóm; Biết trẻ em có quyền có họ và tên; Rèn cho HS kĩ năng lắng nghe tích cực. * Cách tiến hành: a) GV chia nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 HS. Sau đó phổ biến cuộc chơi. - GV giới thiệu mẫu trước lớp để HS làm theo. Ví dụ: Cô xin tự giới thiệu. Cô tên là Ngọc. Sở thích của cô là hay hát. Cô rất vui khi được làm quen với các em. b) Học sinh thực hiện trò chơi. c) Đàm thoại sau khi thực hiện trò chơi. - GV đàm thoại với HS qua các câu hỏi: Qua trò chơi, em biết được em điều gì? Em hãy kể tên và sở thích của một vài bạn trong nhóm. Em thấy sở thích các bạn có hoàn toàn giống nhau không? Sở thích của em giống của các bạn không? =>GV kết luận: - Trò chơi trên giúp các em được giới thiệu tên, sở thích của mình với các bạn và biết được tên, sở thích của các bạn trong nhóm, trong lớp. Khi giới thiệu về mình với người khác, em cần nói to, rõ ràng, mắt nhìn vào người đó. Khi bạn giới thiệu, em cần nhìn vào bạn và chăm chú lắng nghe. - Mỗi người đều có một cái tên và có những sở thích riêng, sở thích đó có thể giống nhau hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần tôn trọng sở thích riêng của người khác, bạn khác. *Hoạt động2: Kể về ngày đầu tiên đi học. - Mục tiêu: HS ý thức được mình đã là HS lớp Một, vui thích được đi học. HS có kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm xúc về ngày đầu tiên đi học. * Cách tiến hành: 1. GV chia nhóm và yêu cầu HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình theo gợi ý sau: - HS trình bày trước lớp . Em đã chuẩn bị gì cho ngày đầu tiên đi học? Cha mẹ và mọi người trong gia đình quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em như thế nào? Ai đưa em đến trường trong ngày đầu tiên đi học? Em có vui khi đã là HS lớp Một không? Vì sao? Em có thích trường mới, lớp mới của mình không? Vì sao? Em cần phải làm gì khi là HS lớp Một? 2. HS kể chuyện trong nhóm. 3. HS kể trước lớp. =>GV kết luận: Ngày đầu tiên đi học thật là vui. Mọi người trong gia đình đều quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em. Em rất vui và tự hào mình là HS lớp Một. Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan. Tiết 2 3. Thực hành: Khởi động: Cả lớp hát bài: Đi tới trường – nhạc và lời của Đức Bằng. *Hoạt động3: HS kể về trường, lớp em. - Mục tiêu: Hs biết tên trường, tên lớp, biết trẻ em có quyền được đi học. Hs có kĩ năng trình bày suy nghĩ về trường, lớp. *Cách tiến hành: 1. GV chia Hs thành các nhóm nhỏ và hướng dẫn Hs kể chuyện theo các gợi ý: - Tên trường em là gì? Trường em có những khu vực nào? Em thích chơi ở những chỗ nào trong trường? - Lớp em là lớp nào? Lớp em có những ai? Cô giáo em tên là gì? - Hằng ngày em đến trường để làm gì? Em thích những hoạt động gì nhất ở lớp? - Em muốn được tham gia làm những gì ở lớp, ở trường? 2. Hs kể trong nhóm. 3. Hs kể trước lớp. =>GV kết luận: - Được đi học là quyền lợi của Hs. Đến trường các em được học tập và vui chơi, biết đọc, biết viết, biết làm toán và biết thêm nhiều điều mới lạ, các em có thầy giáo, cô giáo mới và nhiều bạn mới. Các cần cố gắng học thật giỏi, chăm ngoan. *Hoạt động4: Vẽ tranh về chủ đề: “Trường, lớp em” - Mục tiêu: Củng cố bài học. Rèn cho Hs trình bày suy nghĩ, ý tưởng. *Cách tiến hành: 1. Gv yêu cầu Hs vẽ tranh về chủ đề: “ Trường, lớp em” 2. Hs thực hiện vẽ tranh. 3. Hs trình bày sản phẩm đẹp trước lớp. =>GV kết luận chung: - Trẻ em có quyền có họ và tên. Được đi học là quyền lợi của trẻ em. - Chúng ta thật vui và tự hào đã trở thành học sinh lớp Một. - Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là học sinh lớp Một. 4. Vận dụng: - Hs về nhà giới thiệu cho cha mẹ và những người thân biết về trường, lớp, bạn bè, thầy giáo, cô giáo của mình. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Xem trước bài Gọn gàng, sạch sẽ. - Nhóm - GV ghi bảng - GV hướng dẫn - Nhóm - Đôi bạn - Nhóm (bàn) - Cá nhân - Cá nhân - Đôi bạn - Nhóm - Cá nhân - Nhóm - Hỏi đáp - Cá nhân - Cả lớp - Nhóm (bàn) - Cá nhân, cả lớp - Cá nhân, cả lớp Ngày soạn:20/8/2011 Ngày dạy:23/8/2011 Học vần Bài: CÁC NÉT CƠ BẢN I. MỤC TIÊU: - Học sinh đọc và viết đúng các nét cơ bản. - Gọi tên đúng các nét trong các con chữ. II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ ghi sẵn các nét cơ bản. - Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT 1 1. Kiểm tra bài cũ: Cách giơ bảng. Cách gọi tên các nét. 2. Bài mới: 3. Giới thiệu bài: Các nét cơ bản Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Cho HS xem bảng viết mẫu các nét cơ bản. - Hướng dẫn cách đọc và so sánh các nét. Nét ngang: _ Nét sổ (thẳng đứng) : l Nét xiên trái: \ Nét xiên phải: / Nét móc xuôi: Nét móc ngược : Nét móc hai đầu: *Hoạt động 2: Luyện viết: - GV viết mẫu và hướng dẫn. - HS viết bảng con. TIẾT 2 * Hoạt động 3: Quan sát, nhận xét: - GV viết bảng. - Hướng dẫn HS đọc và so sánh các nét. Nét cong hở - phải: C Nét cong hở - trái: Nét cong kín: O Nét khuyết trên: Nét khuyết dưới: Nét thắt: * Hoạt động 4: Luyện viết: + Viết bảng con + Viết vào vở - GV hướng dẫn. - HS tô từng dòng vào vở. - Chấm trả bài – Nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài. - Trò chơi: Thi đọc tên các nét. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Tập viết lại các nét. - Nhóm - Cá nhân - GV ghi bảng - Cả lớp quan sát - Cá nhân, nhóm - Quan ... GV ghi bảng - Cá nhân, cả lớp - Cả lớp - Phiếu bài tập - Nhóm - Nhóm (bàn) Tự nhiên và xã hội Bài: BẢO VỆ MẮT VÀ TAI (GDKNS) I. MỤC TIÊU: - Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. - Đưa ra được một cách xử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai. Kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng ra quyết định. Phát triển kĩ năng giao tiếp. - Có ý thức tự giác thực hành thường xuyên và các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai. II. CHUẨN BỊ: - Tranh Sgk/10, 11 - Vở bài tập TNXH, Sgk. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Kiểm tra bài cũ: Nhận biết các vật xung quanh Làm thế nào để nhận biết các vật xung quanh? Con người có mấy giác quan? Kể tên các giác quan? Mắt (mũi, tai, lưỡi, da) để làm gì? 1. Khám phá: - Mắt dùng để làm gì? - Mắt dùng để làm gì? - Nếu chúng ta bị thiếu mắt hoặc tai thì sẽ như thế nào? - Muốn mắt nhìn rõ, tai thính em phải làm sao? + Hôm nay chúng sẽ học bài: Bảo vệ mắt và tai. 2. Kết nối: Khởi động : HS hát bài “Rửa mặt như mèo” *Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt: Khi có ánh sáng chói chiếu vào mắt em làm gì? Bạn trong hình vẽ lấy tay che mắt, việc làm đó đúng hay sai? Chúng ta có nên học tập bạn đó không? - Lần lượt hướng dẫn HS hỏi và trả lời. Vậy việc nào nên làm và việc nào không nên làm để bảo vệ mắt? => GV kết luận : * Hoạt động 2: Làm việc Sgk Mục tiêu: HS nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ tai: - HS làm bài tập trong VBT/ 5. - Nhận xét. Hình bên trái vẽ hai bạn đang làm gì? Theo em việc đó đúng hay sai? Tại sao không nên ngoáy tai cho nhau? Bạn gái đang làm gì trong hình vẽ? Làm như vậy có tác dụng gì? Các bạn trong hình bên phải đang làm gì? Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao? Nến bạn ngồi học gần đấy bạn sẽ nói gì với những người nghe nhạc quá to? 3. Thực hành: * Hoạt động 3: Đóng vai - Hs biết cách ứng xử để bảo vệ mắt, bảo vệ tai. - Bước 1: + Gv chia nhóm giao nhiệm vụ. + Nhóm thảo luận tình huống đóng vai. - Bước 2: + Nhóm lên đóng vai. - Lớp nhận xét. => Nêu cách bảo vệ mắt, bảo vệ tai. 4. Vận dụng: - Hệ thống lại bài. + Tại sao phải bảo vệ mắt và tai? + Nếu mắt sáng tai thính sẽ có lợi gì? - Về nhà thực hiện tốt việc bảo vệ mắt và tai. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Xem trước bài 5. - Vấn đáp - 5 – 8 HS - GV ghi bảng - Cả lớp - Đôi bạn - Cá nhân - Quan sát và đàm thoại - Cá nhân trả lời - Cả lớp - 5 – 8 HS - Nhóm - Cả lớp Ngày soạn:12/9/2011 Ngày dạy:15/9/2011 Học vần Bài 16: Ôn tập I. MỤC TIÊU: - Đọc được: i, a, n, m, d, đ, t, th; Các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - Viết được: i, a, n, m, d, đ, t, th; Các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - Nghe, hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Cò đi lò dò. II. CHUẨN BỊ: - Bảng ôn. - Tranh minh họa câu ứng dụng và truyện kể. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾT 1 1. Kiểm tra bài cũ: -Đọc , viết bài t - th. 2. Bài mới: 3. Giới thiệu bài: Ôn tập Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1:Ôn tập a) Các âm đã học: - Đọc các âm đã học trong bảng ôn. - GV chỉ. HS đọc. b) Ghép tiếng: - Ghép âm ở cột dọc với âm ở dòng ngang. - Đọc tiếng vừa ghép. - Ghép tiếng và các dấu thanh. c) Đọc từ ngữ ứng dụng: tổ cò - da thỏ lá mạ - thợ nề *Hoạt động 2: Luyện viết - Gv đọc. HS viết bảng con tổ cò - lá mạ TIẾT 2 *Hoạt động 3: Luyện tập a) Luyện đọc: - Đọc bảng ôn. - Đọc câu ứng dụng: cò bố mò cá, cò mẹ tha cá về tổ b) Luyện viết vào vở: - HS viết tổ cò, lá mạ. c) Kể chuyện: Cò đi lò dò - GV kể lần 1 - Kể lần 2 có tranh minh họa. - HS thi kể từng đoạn theo tranh. + Câu chuyện cho chúng ta biết điều gì? =>Ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành giữa cò và anh nông dân. 4. Củng cố - Dặn dò: - Hệ thống lại bài. - Trò chơi: Tìm từ có âm vừa ôn. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Đọc, viết thuộc bài. Xem trước bài 17. - 4 – 5 HS - Đọc bảng, đọc Sgk, viết bảng con - GV ghi bảng - Cá nhân - Cá nhân - Cá nhân, cả lớp - Nhóm (bàn) - GV ghi bảng - Cá nhân - Cả lớp - Cá nhân - Cá nhân, cả lớp - Cả lớp - HS lắng nghe - Quan sát - Cá nhân - Nhóm 5 Toán Bài: SỐ 6 I. MỤC TIÊU: - Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6; Đọc, đếm được từ 1 đến 6; So sánh các số trong phạm vi 6, biết vị trí số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. II. CHUẨN BỊ: - Bộ đồ dùng học Toán. - Bảng con + Sgk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc, viết, so sánh các số từ 1 -> 5theo các quan hệ đã học. 2. Bài mới: 3. Giới thiệu bài: Số 6 Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1:Nhận biết chữ số 6: + Lập số 6 : -Lập số bằng cách thêm 1: 5 bạn thêm 1 bạn. 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn. 5 con tính thêm 1 con tính. + Giới thiệu số 6 in và số 6 viết.So sánh hai số. - Cài số 6. Viết số 6.Đọc số 6. + Thứ tự của số 6: - HS lấy 6 que tính rồi đếm theo thứ tự từ 1->6 và từ 6->1. Số 6 đứng sau số nào? Số nào liền trước số 6? + Cấu tạo số 6: HS lấy que tính tách ra thành 2 phần để có: 6 gồm 5 và 1 6 gồm 1 và 5 6 gồm 4 và 2 6 gồm 2 và 4 6 gồm 3 và 3 *Hoạt động 2:Luyện tập: Hướng dẫn hs giải các bài tập Sgk /28,29. + Bài 1: Viết số 6: + Bài 2: Số? - Đếm hình vẽ trong mỗi tập hợp rồi viết số tương ứng vào ô trống. - Nêu cấu tạo số 6. + Bài 3:Viết số thích hợp vào ô trống: 1 2 6 6 5 4 3 2 4 6 1 - HS đếm số ô vuông ở mỗi cột rồi điền số vào ô trống. - Dựa vào dãy số vừa ghi yêu cầu hs điền số còn thiếu vào ô trống * Hs làm thêm BT 4 - Bài 4: = 6 5 6 2 1 2 3 3 6 4 6 1 2 4 3 5 6 3 6 6 4 6 5 6 4. Củng cố - Dặn dò: - Trò chơi:Điền dấu. - Nhận xét tiết học. - Xem trước bài Số 7. - 4 – 5 hs - Bảng con - Nêu miệng - GV ghi bảng - Quan sát, nhận xét - Cá nhân - 5 HS - Cả lớp - GV ghi bảng - Cá nhân - Nhóm (bàn) - GV ghi bảng - HS đọc kết quả. - HS viết bảng con. - Gv treo tranh - Cá nhân nêu miệng - 1 HS// lớp - Nhóm (bàn) - 2 đội thi đua (8) - Nhóm - Cá nhân - Nhóm Thủ công Bài: XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: - Biết cách xé, dán hình vuông. - Xé, dán được hình vuông. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. *Với Hs khéo tay: - Xé, dán được hình vuông. Đường xé tương đối thẳng, ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. - Có thể kết hợp vẽ trang trí hình vuông. II. CHUẨN BỊ: - GV: Bài mẫu. - HS: Giấy màu, giấy nháp, hồ, bút chì, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Kiểm tra bài cũ: Xé, dán hình tam giác Chấm bài thực hành tiết trước. 2. Bài mới: 3. Giới thiệu bài: Xé, dán hình vuông. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Quan sát: - Cho HS xem mẫu và hỏi: Các em vừa xem hình gì? Tìm đồ vật xung quanh có dạng hình vuông? *Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu: a) Vẽ và xé hình vuông: - Cạnh 8 ô. - GV thao tác mẫu và nói cách xé. - HS thực hành xé bằng giấy nháp. b) Dán hình: - GV hướng dẫn cách dán. *Hoạt động 3: Thực hành: - HS xé, dán hình bằng giấy vở. 4. Củng cố - Dặn dò: - Trình bày sản phẩm. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị bài “Xé, dán hình tròn” - 8-10 hs - GV ghi bảng - Cả lớp - Cá nhân trả lời - Cả lớp quan sát - Cả lớp - Nhóm Ngày soạn:13/9/2011 Ngày dạy:16/9/2011 Tập viết Bài: TUẦN 3 - TUẦN 4 I. MỤC TIÊU: - Viết đúng các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa theo vở Tập viết 1/1. - Viết đúng các chữ: mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa theo vở Tập viết 1/1. *Hs khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chữ mẫu - HS: Bảng con, vở tập viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 1. Kiểm tra bài cũ: - Chấm bài tập viết tiết trước. - Viết bảng con: tổ cò, lá mạ. 2. Bài mới: 3. Giới thiệu bài: Tập viết bài của Tuần 3, Tuần 4. Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bài Tuần 3: a) Chữ lễ: - Phân tích chữ lễ. - Nêu độ cao 2 con chữ. - GV viết mẫu. Đồ bóng và hướng dẫn. - HS viết bảng con. b) Chữ cọ, bờ, hổ(tương tự) *Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bài Tuần 4 : a) Chữ mơ, do, ta, thơ: - Phân tích chữ . - Nêu độ cao các con chữ. b) Luyện viết bảng con: - GV hướng dẫn. - HS viết. *Hoạt động 3: Thực hành - HS viết bài vào vở theo hướng dẫn của GV - Chấm trả bài. 4. Củng cố - Dặn dò: - Hệ thống lại bài. - Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. - Nhận xét tiết học. - 5 -> 8 HS - Cả lớp - GV ghi bảng - Quan sát và đàm thoại - Cá nhân - Cá nhân // lớp - Nhóm (tổ) - Hoạt động theo nhóm (bàn) - Giảng giải - Cá nhân // lớp - Cả lớp - Nhận xét cách viết - Nhóm (3) Hoạt động tập thể SƠ KẾT TUẦN 4 I. MỤC TIÊU: - Rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm trong tuần. - Phương hướng tuần 5. II. CHUẨN BI : - Sổ theo dõi thi đua của 4 tổ. III. TIẾN HÀNH : NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP Cả lớp hát bài: Lời chào A. Rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm trong tuần: 1. Nề nếp: - Chuyên cần: Đa số học sinh đi học đều. Một số em đi học muộn (Hạnh, Thái). - Đồng phục: Học sinh mặc đồng phục đúng qui định. - Vệ sinh: Giữ vệ sinh cá nhân, trường, lớp sạch sẽ. - Trật tự : Xếp hàng ra vào lớp chưa ngay ngắn. 2. An toàn giao thông và an toàn trong giờ chơi: Thực hiện tốt. 3. Học tập: - Đa số các em biết so sánh các số từ 1 à5 trong quan hệ lớn, bé, bằng. - Đọc, viết đúng các tiếng, từ có chứa âm đã học trong tuần. - Một số em hay quên đồ dùng học tập và chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Viết chậm. - Em Hằng, Dung, M. Hiền chưa tiến bộ. B. Phương hướng tuần - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. - Đọc, viết, đếm, so sánh các số 7, 8, 9, 0. - Tiếp tục nhận biết các nguyên âm, phụ âm có 1, 2 con chữ. - Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Rèn chữ giữ vở sạch, đẹp. - Thực hiện chủ đề tuần 5: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - Cả lớp. - HS đứng trong lớp. - GV điều khiển. - Tuyên dương. - Nhắc nhở HS thực hiện tốt hơn. - GV nêu biện pháp khắc phục.
Tài liệu đính kèm: