Giáo án Lớp 1 Tuần 1 đến 5

Giáo án Lớp 1 Tuần 1 đến 5

Tuần 1

 Học vần

ổn định tổ chức (2 tiết)

I. Mục đích yêu cầu:

- Hs có ý thức trật tự, lắng nghe lời gv trong giờ học.

- Biết sử dụng sách giáo khoa (sgk), vở bài tập, đồ dùng của môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

 Sgk, vở bt và đồ dùng môn học.

 

doc 114 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
 Học vần
ổn định tổ chức (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- Hs có ý thức trật tự, lắng nghe lời gv trong giờ học.
- Biết sử dụng sách giáo khoa (sgk), vở bài tập, đồ dùng của môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
 Sgk, vở bt và đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
1. Giới thiệu sgk, vở bt Tiếng Việt, vở tập viết, vở ô li:
- Gv cho học sinh (hs) quan sát từng loại vở và giới thiệu tên vở.
- Gv nêu cách sử dụng từng loại vở.
2. Giới thiệu bút chì, bút mực, bảng con, phấn, tẩy...
- Gv giới thiệu và nêu cách sử dụng từng đồ dùng.
3. Hướng dẫn thực hành:
- Hướng dẫn hs cách giơ bảng, hạ bảng.
+ Gv làm mẫu
+ Yêu cầu hs thực hành
- Hướng dẫn hs đánh dấu bài trong sgk bằng que tính.
- Hướng dẫn hs lấy (mở), cất hộp chữ.
Hoạt động của học sinh
- Hs quan sát
- Hs theo dõi
- Hs quan sát
- Hs quan sát
+ Hs thực hành
+ Hs thực hành
- Hs thực hiện
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài mới.
5. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Toán
Tiết 1: Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.
- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập toán 1.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sgk Toán 1
- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của hs.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
1. Hướng dẫn hs cách sử dụng sgk Toán 1:
- Gv giới thiệu và hướng dẫn hs cách sử dụng sgk Toán 1
2. Làm quen với các dạng học nhóm.
- Gv chia nhóm, yêu cầu hs thực hành ngồi theo nhóm.
3. Hướng dẫn hs cách sử dụng hộp đồ dùng học toán.
- Gv giới thiệu từng đồ dùng trong bộ học toán.
- Gv hướng dẫn hs cách sử dụng.
4. Gv giới thiệu những yêu cầu cần đạt được khi học môn toán.
Hoạt động của hs
- Hs quan sát
- Hs thực hành
- Hs quan sát
- Hs theo dõi
 5. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nêu lại những yêu cầu khi học Toán 1.
- Dặn hs chuẩn bị bài mới.
6. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức:
Bài 1: Em là học sinh lớp 1 (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Hs biết được:
- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
- Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.
2. Hs có thái độ:
- Vui vẻ, phấn khởi đi học; tự hào đã trở thành hs lớp Một.
- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức
- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. 
- Các bài hát về quyền của trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
1. Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên
- Cho hs quan sát hình ở bài tập 1.
- Gs hướng dẫn hs cách chơi và tổ chức cho hs chơi. 
- Sau khi chơi gv hỏi hs :
+ Trò chơi giúp em điều gì?
+ Em có sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình ko?
* Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu về sở thích của mình.
- Yêu cầu hs hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.
- Gọi hs giới thiệu trước lớp.
- Gv hỏi sau khi hs giới thiệu: Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em ko?
* Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và ko thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác.
3. Hoạt động 3: Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Gv hỏi cả lớp:
+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào?
+ Bố mẹ và mọi người trong gđ đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em ntn?
+ Em có thấy vui khi đã là hs lớp 1 ko? Em có thích trường, lớp mới của mình ko?
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là hs lớp 1?
- Yêu cầu hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình.
- Gọi hs kể trước lớp.
*Kết luận: - Vào lớp 1, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy giáo, cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới mẻ, biết đọc, biết viết và làm toán nữa.
- Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
- Em rất vui và tự hào vì mình là hs lớp 1.
- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
Hoạt động của hs
- Hs quan sát
- Hs tự giới thiệu
+ Vài hs nêu
+ Vài hs nêu
- Hs giới thiệu theo cặp
- Vài hs tự giới thiệu
- Vài hs nêu
+ Vài hs nêu
+ Vài hs nêu
+ Vài hs nêu
+ Vài hs nêu
- Hs kể theo nhóm 4
- Vài hs kể
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs có ý thức trong học tập để xứng đáng là hs lớp 1.
5. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009 
Toán
Tiết 2: Nhiều hơn, ít hơn
I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:
- So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
- Biết sử dụng các từ "Nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.
- 3 lọ hoa, 4 bông hoa.
- Hình vẽ chai và nút chai, vung nồi và nồi trong sgk phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
1. So sánh số lượng cốc và thìa:
- Gv đặt 4 cốc và 5 thìa lên bàn.
+ Nêu số cốc và số thìa.
+ Yêu cầu hs đặt mỗi thìa vào 1 cái cốc.
+ Số cốc và thìa, cái nào thừa ra?
+ Loại nào nhiều hơn? Loại nào ít hơn?
- Gv nhận xét và kl 
2. Thực hành:
- Gv nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu hs nối mỗi nút chai với 1 chai.
+ So sánh số chai với số nút chai.
+ So sánh số nút chai với số chai.
- Gv nhận xét và kl
3. Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn:
- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 1.
- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 2.
- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 3.
- So sánh số cửa ra vào với cửa sổ của lớp học.
Hoạt động của hs
- Hs quan sát
+ Vài hs nêu
+ 1 hs thực hiện
+ Vài hs nêu
+ Vài hs nêu
- Hs tự làm bài
+ Vài hs nêu
+ Vài hs nêu
- 1 vài hs nêu
- 1 vài hs nêu
- 1 vài hs nêu
- 1 vài hs nêu
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn hs về nhà làm bài tập.
5. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Học vần
Các nét cơ bản (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- Hs biết được các nét cơ bản, viết được các nét cơ bản trên bảng con và trên vở.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các nét cơ bản
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
1. Giới thiệu các nét cơ bản:
- Gv giới thiệu các nét cơ bản và nêu tên từng nét.
- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản.
- Gv hướng dẫn viết từng nét 
2. Luyện viết các nét cơ bản:
- Gv hướng dẫn hs cách cầm phấn viết và giơ bảng.
+ Cho hs luyện viết các nét cơ bản trên bảng con.
- Gv hướng dẫn hs cách đặt vở và cầm bút viết.
+ Luyện viết các nét cơ bản vào vở
Hoạt động của hs
- Hs quan sát
- Vài hs nêu.
- Hs quan sát
- Hs quan sát.
+ Hs tự viết
- Hs quan sát.
+ Hs tự viết
3. Củng cố, dặn dò:
- Gs chấm bài và nhận xét.
- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản đã học
- Dặn hs về nhà luyện viết các nét cơ bản; chuẩn bị bài mới.
4. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thể dục
Bài 1: Tổ chức lớp - Trò chơi
I. Mục tiêu:
 - Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu hs biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
- Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại. Yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi.
II. Chuẩn bị:
- Sân trường, vệ sinh ...  được: k, kh, kẻ, khế.
- Đọc được câu ứng dụng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc và viết: su su, chữ số, rổ rá, cá rô.
- Gọi hs đọc câu: bé tô cho rõ chữ và số.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Gv nêu.
2. Dạy chữ ghi âm:
Âm k:
a. Nhận diện chữ:
- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: k
- Gv giới thiệu: Chữ k gồm nét khuyết trên, nét thắt, nét móc ngược.
- So sánh k với h.
- Cho hs ghép âm k vào bảng gài.
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
- Gv phát âm mẫu: k
- Gọi hs đọc: k
- Gv viết bảng kẻ và đọc.
- Nêu cách ghép tiếng kẻ.
(Âm k trước âm e sau, dấu hỏi trên e.)
- Yêu cầu hs ghép tiếng: kẻ
- Cho hs đánh vần và đọc: ca- e- ke- hỏi- kẻ.
- Gọi hs đọc toàn phần: ca- ca- e- ke- hỏi- kẻ- kẻ.
Âm kh:
 (Gv hướng dẫn tương tự âm k.)
- So sánh kh với k.
(Giống nhau: chữ k. Khác nhau: kh có thêm h.)
c. Đọc từ ứng dụng:
- Cho hs đọc các từ ứng dụng: kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho.
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
d. Luyện viết bảng con:
- Gv giới thiệu cách viết chữ k, kh, kẻ, khế.
- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs
- Nhận xét bài viết của hs.
Tiết 2:
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.
- Gv nhận xét đánh giá.
- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.
- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.
- Gv đọc mẫu: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
- Cho hs đọc câu ứng dụng.
- Hs xác định tiếng có âm mới: kha, kẻ
- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.
b. Luyện nói:
- Gv giới thiệu tranh vẽ.
- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Các vật, con vật này có tiếng kêu như thế nào?
+ Em còn biết tiếng kêu của các vật, con vật nào khác?
+ Có tiếng kêu nào khi nghe thấy người taphải chạy vào nhà ngay?
+ Em thử bắt chước tiếng kêu của các vật ở trong tranh hay ngoài thực tế.
c. Luyện viết:
- Gv nêu lại cách viết các chữ: k, kh, kẻ, khế.
- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.
- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. 
- Gv chấm một số bài- Nhận xét chữ viết, cách trình bày.
Hoạt động của hs
- 3 hs đọc và viết.
- 2 hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét.
- 1 vài hs nêu.
- Hs ghép âm k.
- Nhiều hs đọc.
- Hs theo dõi.
- 1 vài hs nêu. 
- Hs tự ghép.
- Hs đánh vần và đọc.
- Hs đọc cá nhân, đt.
- Hs thực hành như âm k.
- 1 vài hs nêu. 
- 5 hs đọc.
- Hs quan sát.
- Hs luyện viết bảng con.
- 3 hs đọc.
- Vài hs đọc.
- Hs qs tranh- nhận xét. 
- Hs theo dõi.
- 5 hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Hs đọc. 
- Hs qs tranh- nhận xét.
- Vài hs đọc.
+ 1 vài hs nêu. 
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ 1 vài hs nêu.
+ Vài hs thực hiện.
- Hs quan sát.
- Hs thực hiện. 
- Hs viết bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi. 
- Gv tổng kết cuộc chơi.
- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.
- Gv nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 21.
IV. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Thủ công
Bài 3: Xé, dán hình vuông, hình tròn (Tiết 2)
I- Mục tiêu: (Như tiết 1)
II- Đồ dùng dạy học: (Như tiết 1)
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
1- Kiểm tra bài cũ:
 - Gv kiểm tra đồ dùng môn học của hs.
 - Gv nhận xét sự chuẩn bị của hs.
2- Học sinh thực hành: 
- Gv nhắc lại cách xé, dán hình vuông và hình
Hoạt động của hs
- Hs theo dõi
tròn.
- Cho hs thực hành xé, dán hình vuông, hình tròn.
+ Xé, dán hình vuông
+ Xé, dán hình tròn.
- Yêu cầu hs dán phẳng, đẹp.
- Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
- Cho hs nhận xét, đánh giá bài của bạn.
- 2 hs nêu.
- Hs tự làm
- Hs xé và dán hình cho phẳng đẹp.
- Hs bày theo tổ.
- Hs nêu.
IV- Nhận xét, dặn dò:
 - Gv nhận xét giờ học.
 - Dặn hs chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
V. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
Học vần
Bài 21: Ôn tập
A. Mục đích, yêu cầu:
- Hs biết đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: u, ư, x, ch, s, r, k, kh.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Thỏ và sư tử.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng ôn như sgk.
- Tranh minh hoạ bài học.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho hs viết: k, kh, kẻ, khế.
- Gọi hs đọc: + kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho.
 + Chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
- Gv nhận xét, cho điểm.
II- Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- Cho hs nêu các âm đã học trong tuần.
- Gv ghi bảng ôn.
2. Ôn tập:
a, Các chữ và âm vừa học:
- Cho hs chỉ và đọc các chữ trong bảng ôn.
- Gv đọc chữ cho hs chỉ bảng.
b, Ghép chữ thành tiếng:
- Cho hs đọc các chữ được ghép trong bảng ôn.
- Cho hs đọc các các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang.
c, Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Cho hs tự đọc các từ ngữ ứng dụng: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
- Gv sửa cho hs và giải thích 1 số từ.
d, Tập viết:
- Cho hs viết bảng: xe chỉ, củ sả. 
- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs đọc lại bài tiết 1
- Quan sát tranh nêu nội dung tranh.
- Cho hs luyện đọc câu ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.
b. Kể chuyện: Thỏ và sư tử.
- Gv giới thiệu: Câu chuyện Thỏ và sư tử có nguồn gốc từ truyện Thỏ và sư tử.
- Gv kể chuyện có tranh minh hoạ.
- Gv tổ chức cho hs thi kể theo tranh.
- Gv tóm tắt câu chuyện và nêu ý nghĩa: Những kẻ gian ác và kiêu cưng bao giờ cũng bị trừng phạt.
c. Luyện viết:
- Cho hs luyện viết bài trong vở tập viết.
- Gv quan sát, nhận xét.
Hoạt động của hs
- 2 hs viết bảng.
- 2 hs đọc.
- Nhiều hs nêu.
- Hs thực hiện.
- Vài hs chỉ bảng.
- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs đọc cá nhân.
- Hs lắng nghe.
- Hs viết bảng con.
- Vài hs đọc.
- Hs quan sát và nêu.
- Hs đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.
- Hs lắng nghe.
- Hs theo dõi.
- Đại diện nhóm kể thi kể.
- Hs lắng nghe.
- Hs viết bài
III- Củng cố, dặn dò:
- Gv chỉ bảng ôn cho hs đọc.
- Cho hs tìm chữ và tiếng vừa ôn.
- Dặn hs về nhà đọc lại bài.
IV. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 20: Số 0
A. Mục tiêu: Giúp hs:
- Có khái niệm ban đầu về số 0.
- Biết đọc, viết các số 0; nhận biết vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9, biết so sánh số 0 với các số đã học.
B. Đồ dùng dạy học:
 - 4 que tính, 10 tờ bìa.
- Mỗi chữ số 0 đến 9 viết trên một tờ bìa.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
I. Kiểm tra bài cũ: Số?
5
1
- Gv nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu số 0:
* Bước 1: Hình thành số 0.
- Yêu cầu hs lấy 4 que tính, rồi lần lượt bớt đi 1 que tính, mỗi lần như vậy gv hỏi: Còn bao nhiêu que tính? (Thực hiện cho đến lúc ko còn que tính nào).
- Cho hs quan sát các tranh vẽ và hỏi: 
+ Lúc đầu trong bể có mấy con cá?
+ Lấy đi 1 con cá thì còn lại mấy con cá?
+ Lấy tiếp 1 con cá thì còn lại mấy con cá?
+ Lấy nốt 1 con cá thì còn lại mấy con cá?
*Bước 2: Gv giới thiệu số 0 in và số 0 viết.
- Gv viết số 0, gọi hs đọc.
* Bước 3: Nhận biết số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
- Cho hs xem hình vẽ trong sgk, gv chỉ vào từng ô vuông và hỏi: Có mấy chấm tròn?
- Gọi hs đọc các số theo thứ tự từ 0 đến 9 rồi theo thứ tự ngược lại từ 9 đến 0.
- Gọi hs nêu vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
2. Thực hành:
a. Bài 1: Viết số 0.
b. Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Cho hs tự điền số thích hợp vào ô trống.
- Gọi hs chữa bài.
c. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Gọi hs nêu cách làm.
- Yêu cầu hs viết số liền trước của các số đã cho.
d. Bài 4: (>, <, =)?
- Cho hs nêu yêu cầu của bài.
- Cho hs làm bài.
- Gọi hs đọc bài và nhận xét.
Hoạt động của hs
- 1 hs làm bài.
- Hs tự thực hiện.
- Vài hs nêu.
- Hs nêu
- Hs nêu
- Hs nêu
- Hs nêu
- Vài hs đọc.
- 1 vài hs nêu.
- Vài hs đọc
- 1 vài hs nêu.
- Hs tự viết.
- 1 hs nêu yc.
- Hs làm bài.
- 2 hs lên bảng làm.
- Vài hs nêu.
- 1 hs nêu yc.
- 1 hs nêu.
- Hs tự làm bài.
- 2 hs lên bảng làm.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Hs làm bài.
- 2 hs lên bảng làm
- Vài hs nêu.
IV- Củng cố, dặn dò: 
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà làm bài tập.
V. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-5.doc