Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Tiết 2 + 3: HỌC VẦN: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

A- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Giúp học sinh:

 - Nắm được nội quy học tập trong lớp học.

 - Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp.

 - Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học.

 - Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao.

 - Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có

 - Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp.

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

+ Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình

+ Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp. - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học.

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Nậm Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009.
Tiết 1: Chào cờ:
Chung toàn trường
___________________________________________________
Tiết 2 + 3: học vần: ổn định tổ chức 
A- Mục đích - Yêu cầu: Giúp học sinh:
	- Nắm được nội quy học tập trong lớp học.
	- Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp.
	- Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học.
	- Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao.
	- Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có
	- Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp.
B- Đồ dùng dạy học:
+ Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình
+ Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp. - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học.
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
I -ổn định tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của môn học
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
III- Dạy, học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Dạy nội dung lớp học.
- GV đọc nội quy lớp học (2 lần)
? Khi đi học em cần phải tuân theo những quy định gì?
GV chốt ý và tuyên dương.
- Cho học sinh múa hát tập thể
3- Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ 
- Xếp chỗ ngồi cho học sinh
- Chia lớp thành 3 tổ
Tổ 1: 8em Tổ 2: 8em Tổ 3 : 8 em
- Đọc tên từng học sinh của mỗi tổ 
+ Những em nào ở tổ 1 giơ tay ?
+ Những em còn lại ở tổ nào ?
- Chốt lại nội dung
4- Bầu ban cán sự lớp:
- GV đưa ra dự kiến về ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó, quản ca, tổ trưởng
- Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong ban cán sự lớp
- Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn và chỉnh sửa
5- Củng cố tiết học:
+ Khi đi học em cần tuân theo những nội quy gì ?
Học sinh
- lớp trưởng báo cáo
- Để toàn bộ sách, vở, đồ dùng của môn 
TV cho GV kiểm tra
- HS chú ý nghe
- 1 số HS phát biểu 
- Đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe 
giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
- Lớp trưởng điều khiển
- HS ngồi theo vị trí quy định của GV
- Nghe để nhớ xem mình ở tổ nào 
- HS giơ tay
- ở tổ 2 
- HS nghe và lấy biểu quyết
- HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của mình.
- Lần lượt từng cá nhân trong ban cán sự lớp thực hành nhiệm vụ của mình.
- 2 học sinh nêu
Tiết 3
I- Kiểm tra bài cũ:
+ Khi đến lớp; lớp trưởng, lớp phó, quản ca, cần làm những việc gì ?
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
II- Dạy học bài mới:
1- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh
- Yêu cầu để toàn bộ đồ dùng, sách vở lên mặt bàn.
- GV kiểm tra và thống kê số sách vở và đồ dùng còn thiếu của học sinh (nếu có) và yêu cầu các em mua bổ xung cho đủ.
- Khen ngợi những HS có đủ sách vở và đồ dùng học tập.
2- Hướng dẫn cách học, dán và bảo quản.
- GV dùng giấy bọc và sách vở đã chuẩn bị sẵn và làm thao tác mẫu vừa làm vừa hướng dẫn.
- GV theo dõi và HD những HS còn lúng túng
 Cho HS nghỉ giữa tiết
+ GV quy định một số hiệu lệnh cơ bản
- Gõ một tiếng thước: giơ bảng
- Gõ một tiếng tiếp: xoay bảng
- Gõ một tiếng tiếp: hạ bảng
4- Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
- GV nêu luật chơi và cách chơi 
- Chia lớp thành hai nhóm. Cử một người làm quản trò để nêu hiệu lệnh, các nhóm thực hiện theo hiệu lệnh. Mỗi lần đúng sẽ được 1 điểm sẽ thắng cuộc.
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho tiết sau:
- HS nêu; lớp trưởng điều khiển chung cả lớp, quản ca cho các bạn hát trước khi ra vào lớp.
- HS thực hiện theo Y/c
- HS theo dõi và thực hành 
HS tập thể dục & hát tập thể
- HS nghe và thực hành theo hiệu lệnh
- HS chơi theo sự đk của quản trò
______________________________________________________
Tiết 4: Toán (1): Tiết học đầu tiên
A. Mục tiêu yêu cầu: Giúp học sinh:
- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết họcToán 1..
- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Sách Toán 1 – Bộ đồ dùng Toán 1
C. Các hoạt động dạy học:
 I. ổn định tổ chức: Hát
 II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh.
- GV nhận xét chung.
III- Bài mới:
+ Giới thiệu bài (ghi bảng)
1- Hoạt động 1: HD học sinh sử dụng toán 1
 - Cho HS xem sách toán 1
HD học sinh mở sách đến trang có tiết học đầu
+ Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về toán 1
- Từ bìa 1 đến tiết học đầu tiên
- Sau tiết học đầu tiên mỗi tiết học có 1 phiếu, tên của bài học đặt ở đầu trang 
(Cho học sinh xem phần bài học)
- Cho HS thực hành gấp sách, mở sách và hướng dẫn cách giữ gìn sách.
2- Hoạt động 2: HD học sinh làm quen với một số hoạt động học tập toán ở lớp 1
- Cho HS mở sách toán 1 đến bài "Tiết học đầu tiên" và cho HS thảo luận 
? Trong tiết học toán lớp 1 thường có những hoạt động nào? bằng cách nào ? 
 Sử dụng những đồ dùng nào ?
- Trong tiết học có khi GV phải giới thiệu, giải thích (H1) có khi làm quen với qtính (H2) có khi phải học nhóm (H4)
- Tuy nhiên trong học toán thì học CN là quan trọng nhất, HS nên tự học bài, tự làm và kiểm tra.
3- Hoạt động 3: Nêu các yêu cầu cần đạt khi học toán.
- Học toán 1 các em sẽ biết
- Đếm, đọc số, viết số, so sánh hai số....
- Làm tính cộng, tính trừ 
- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán, rồi yêu cầu giải phép tính 
- Biết giải các bài toán.
- Biết đo độ dài, biết xem lịch....
+ Vậy học toán 1 em sẽ biết được những gì ?
+ Muốn học toán giỏi các em phải làm gì ?
4- Hoạt động 4: Giới thiệu bộ đồ dùng học toán cuả HS.
- Y/c HS lấy bộ đồ dùng học toán ra 
- GV lấy từng đồ dùng trong bộ đề dùng giơ lên và nêu tên gọi
- GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu học sinh lấy
- Giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó để làm gì 
- HD HS cách mở, cất và bảo quản hộp đồ dùng
5- Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò:
- Trò chơi: Thi cách lấy và cất đồ dùng
- HS lấy sách toán ra xem 
- HS chú ý
- HS thực hành gấp, mở sách
- HS chú ý nghe
- Một số HS nhắc lại
- Phải đi học đều, học thuộc bài, chịu khó tìm tòi, suy nghĩ...
- HS làm theo yêu cầu của GV
- HS theo dõi
- HS nghe và lấy đồ dùng theo yêu cầu
- 1 số HS nhắc lại
- HS thực hành
_______________________________________________
Tiết 5: Đạo đức (1): Em là học sinh lớp 1
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: - Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. 
 - Vào lớp 1 em có nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới. 
2- Kỹ năng: - Biết được mình có quyền có họ tên và được đi học
 - Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo và trường lớp.
3- Thái độ: - Vui vẻ, phấn khởi, yêu quý thầy cô giáo và bạn bè 
 - Tự hào vì đã trở thành học sinh lớp 1
B- Tài liệu và phương tiện :
 - Vở bài tập đạo đức
 - Các điều 7, 28 về quyền trẻ em
 - Các bài hát "trường em", "em đi học"...
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
I- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra đồ dùng sách vở của lớp.
III- Dạy - học bài mới:
+ Giới thiệu bài (ghi bảng)
1- Hoạt động 1: Chơi trò chơi
Vòng tròn giới thiệu tên" (BT1)
* Mục đích: Giúp HS biết tự giới thiệu tên của mình và
và nhớ tên các bạn trong lớp biết trẻ em có quyền có họ tên 
* Cách chơi: Cho HS đứng thành vòng tròn điểm danh từ 1 đến hết sau đó lần lượt giới thiệu tên của mình bắt đầu từ em đầu tiên đến hết.
+ Trò chơi giúp em điều gì ?
+ Em có thấy tự hào và sung sướng khi giới thiệu tên mình với bạn và khi nghe các bạn giới thiệu tên với mình không ?
+ Kết luận: 
Môi người đều có cái tên, trẻ em cũng có quyền có tên.
2- Hoạt động 2:
Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình (BT2)
* Mục đích: Giúp HS tự giới thiệu về sở thích của mình.
* Cách làm : Cho HS tự giới thiệu tên nhưng điều mình thích trong nhóm 2 người sau đó CN HS sẽ giới thiệu trước lớp.
+ Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không ?
+ Kết luận: Mỗi người đều có nhưng điều mình thích và không thích, Những điều đó có thể giống nhau và khác nhau giữa người này với người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của mọi người.
 Cho HS nghỉ giữa tiết
3- Hoạt động 3: - HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (BT3) 
* Mục đích: Giúp HS nhớ lại buổi đầu đi học của mình và kể lại được .
* Cách làm: Cho HS thảo luận nhóm và kể cá nhân.
- GV nêu câu hỏi:
+ Em đã mong chờ và chuẩn bị cho ngày đầu tiên đến lớp như thế nào ?
+ Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em ra sao ?
+ Em đã làm gì để xứng đáng là HS lớp 1?
+ Giáo viên kết luận:
- Vào lớp 1 em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ. Em sẽ biết đọc, biết viết và làm toán...
- Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
- Em rất vui và tự hào vì mình là học sinh lớp 1
- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan
4- Hoạt động nối tiếp:
Củng cố: trẻ em có quyền gì ?
- Em phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1?
* Vận dụng và làm theo những điều đã học
Học sinh
- Hát đầu giờ
- HS lấy sách vở nêu đặc điểm để 
lên bàn cho GV kiểm tra.
- HS thực hiện trò chơi (2 lần)
- Biết tên các bạn trong lớp
- HS trả lời 
- HS tự giới thiệu sở thích của 
mình trước nhóm và trước lớp.
- HS trả lời theo ý thích
- HS múa hát tập thể
- HS thảo luận nhóm đôi
- Trẻ em có quyền họ tên và quyền
 được đi học
- Phải cố gắng học thật giỏi, thật 
ngoan
_____________________________________________________
Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2009.
Tiết 1: Mĩ thuật: giáo viên bộ môn dạy
Tiết 2 + 3: Học vần: Các nét cơ bản
A- Mục đích yêu cầu
- Học sinh làm quen và nhận biết được các nét cơ bản
- Bước đầu nắm được tên, quy trình viết các nét cơ bản, độ cao, rộng, nét bắt đầu và kết thúc.
- Biết tô và viết được các nét cơ bản.
B- Đồ dùng dạy học:
 - Giấy tô ki có kẻ sẵn ô li. - Sợi dây để minh hoạ các nét
C- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
I ổn định tổ chức
II Kiểm tra bài cũ:
- KT sách, vở và đồ dùng của môn TV
- Nhận xét sau khi kiểm tra (ưu, nhược điểm)
III- Dạy - Học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Dạy các nét cơ bản.
+ Giới thiệu từng nét ở tấm bìa đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
- GV nêu lên từng nét
- HD và viết mẫu (kết hợp giải thích)
+ Nét thẳng: 
+ Nét ngang: (đưa từ trái sang phải)
- Nét thẳng đứng (đưa từ trên xuống)
- Nét xiên phải (đưa từ trên xuống)
- Nét xiên trái (đưa từ trên xuống)
+ Nét cong:
- Nét con kín (hì ... ng đang tập trung vào việc học tập 
- Khác: các bài khác nhau , các công việc khác nhau
- Nói về việc học tập của từng cá nhân
- Các nhóm cử đại diện tham gia chơi theo yêu cầu 
- Lớp đọc bài (2 lần)
__________________________________________________
Tiết 3: Thủ công (1): Giới thiệu một số loại giấy, bìa 
 và dụng cụ thủ công
A- Mục tiêu:
- HS nắm được 1 số loại giấy, bìa và dụng cụ môn học
- Biết phân biệt giữa giấy và bìa. - Kể được tên các dụng cụ của môn học
- GV học sinh yêu thích môn học.
B- Chuẩn bị:
Giáo viên: Các loại giấy mầu, bìa, kéo, hồ dán, thước kẻ...
Học sinh: Dụng cụ học thủ công
C- Các hoạt động dạy học:
I- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, sách vở
- GV nhật xét sau khi kiểm tra
III- Dạy học bài mới:
1- giới thiệu bài ( ghi giảng)
2- Giơi thiệu giấy, bìa
- Giơ tờ giấy cho HS quan sát và nói" Đây là tờ giấy"
 + Giấy này dùng để làm gì ?
- Giơ tiếp cho HS xem một số loại giấy màu, mặt sau có dòng kẻ ô li.
 + Giấy này có dùng để viết không ?
 + Vậy dùng để làm gì ?
- Giơ cho HS xem một số tấm bìa và nói:" Đây là bìa"
 + Bìa cứng hay mềm ?
 + Bìa dùng để làm gì ?
GV nói: Giấy và bìa đều được làm từ tre nứa
+ Giấy và bìa có gì giống và khác nhau
- Cho HS xem quyển sách tiếng việt
3- Thực hành:
- GV nêu tên đồ dùng và yêu cầu HS lấy đúng
- GV giơ từng đồ dùng và yêu cầu HS nêu tên gọi
- GV theo dõi, nhận xét
4- Củng cố - dặn dò:
 + Hôm nay chúng ta học bài gì ?
 + Qua bài em nắm được điều gì ?
- Chuẩn bị cho bài 2.
- HS báo cáo sĩ số và hát đầu giờ
- HS lấy đồ dùng, sách vở để lên bàn cho GVKT
- HS quan sát mẫu
- Giấy dùng để viết
- Không
- Dùng để xé, dán, cắt hoa
- HS chú ý nghe
- HS sờ vào tờ bìa và trả lời
- Để làm tờ bìa ở ngoài các quyển sách và dùng bọc bên ngoài vở...
- Giống: Đều làm bằng tre, nứa
- Khác: Bìa dày có nhiều màu, dùng để bọc
+ Giấy mỏng dùng để viết
- HS xem để phân biệt được phần bìa và phần giấy
- Một số HS nêu
- HS thực hành theo yêu cầu
- 2 HS nêu
- Phân biệt giữa giấy và bìa.
__________________________________________________
Tiết 4: Toán (3): Hình vuông, hình tròn
A- Mục tiêu:
- Nhận ra và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật
B- Đồ dùng dạy học:
- 1 số hình vuông, hình tròn ( gỗ, nhựa) có màu sắc, kích cỡ khác nhau.
- 1 số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.
C Các hoạt động dạy - học:
I. Ôn định tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ:
 + Giờ trước ta học bài gì ?
- Gọi 1 số HS so sánh nhóm đồ vật của GV.
- GV nhận xét và cho điểm.
III- Bài mới:
1- Giới thiệu hình vuông:
- GV giơ tấm bìa hình vuông cho HS xem và nói: " Đây là hình vuông".
- GV nói sơ qua về hình vuông.
 + Hình vuông có mấy cạnh
 + 4 Cạnh của hình vuông ntn ?
 + Em biết những đồ vật nào có dạng hình vuông ?
- Cho HS tìm và gài hình vuông
2- Giới thiệu hình tròn:
- GV giơ tấm bìa hình tròn và nói:" Đây là hình tròn".
 + Em có nhận xét gì về hình tròn ?
 + Em biết những vật nào có dạng hình tròn ?
- Cho HS tìm và gài hình tròn
3- Luyện tập:
- Cho HS mở sách
Bài 1 (8)
- GV nêu yêu cầu và giao việc
- Lưu ý HS không tô chờm ra ngoài
- Theo dõi và uốn nắn
Bài 2 (8)
- HD tương tự bài 1
Lưu ý: Hình cuối mỗi hình tròn tô 1 màu
Bài 3 (8)
- HD và giao việc
Lưu ý: Tô không chờm ra ngoài, mỗi hình tô 1 màu
- GV theo dõi và uốn nắn
Bài 4(8)
- GV chuẩn bị giấy có dạng như hình trong bài rồi phát cho HS
 + làm thế nào để có các hình vuông ?
- GV theo dõi và chỉnh sửa
4- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi:
- GV vẽ 1 số hình khác nhau lên bảng. cho HS thi tìm hình vuông, hình tròn.
- Nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị cho tiết 4
- Học bài ít - nhiều hơn
- 1 số HS so sánh và nêu kết quả
- HS quan sát mẫu
- Hình vuông có 4 cạnh
- 4 cạnh bằng nhau
- Viên gạch hoa, khăn mùi xoa...
- HS sử dụng hộp đồ dùng
- Hình tròn là 1 nét cong kín
- Bánh xe đạp, miệng cốc, miệng chậu...
- HS sử dụng hộp đồ dùng
- HS mở SGK toán 1
- HS dùng bút màu và tô vào các hình vuông.
- HS tô màu vào hình tròn
- HS tô màu theo HD
- HS quan sát hình
- Ta gấp hình vuông này chồng lên hình vuông kia
- HS thực hành
- HS chơi trò chơi
___________________________________________________________
Thứ sáu ngày 21tháng 9 năm 2009.
Tiết 1: Hát : GV bộ môn dạy
Tiết 2+ 3 : Học vần (3): Dấu /
A- Mục đích yêu cầu;
- HS biết được dấu và thanh sắc (/). - Biết ghép tiếng bé
- HS biết được dấu và thanh sắc (/) ở tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em
B- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ có kẻ ô li. 
 - Các vật tựa như hình dấu sắc
- Tranh minh hoạ các tiếng: Bé, cá, chuối, chó, khế...
- Tranh minh hoạ phần truyện nói: một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường.
C- Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức: Hát
II- Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc
- Nêu nhận xét sau kiểm tra.
III- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài (trực tiếp)
2- Dạy dấu thanh:
*- Nhận diện dấu:
-GV chỉ lên bảng và nói: Dấu sắc là 1 nét sổ nghiêng phải 
- Cho HS xem 1 số mẫu vật có hình dấu sắc để HS nhớ lâu.
+ Dấu sắc giống cái gì ?
*- Đọc dấu và dánh vần:
- GV đọc mẫu
- GV theo dõi, chỉnh sửa trên e
- Cho HS tìm và gài dấu (/) vừa học 
- Cho HS tìm và gài chữ (be) sau đó thêm /
- GV ghi bảng: bé
+ Nêu vị trí các chữ và dấu trong tiếng ?
- Hướng dẫn HS đánh vần, đọc trơn 'bé"
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Cho HS nghỉ giữa tiết
c- Hướng dẫn viết trên bảng con
- GV viết mẫu dấu (/) và nêu quy trình viết (lưu ý HS đặt dấu)
- Nhận xét và chữa lỗi cho HS
 Tiết3
3- Luyện tập
a- Luyện đọc:
+ Đọc lại bài tiết 1 (SGK hoặc bảng lớp)
- GV theo dõi và chỉnh sửa
b- Luyện viết:
+ Hướng dẫn viết vở
- Kiểm tra tư thế ngồi, cách cầm bút của HS 
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm HS yếu
- Nhận xét bài viết
HS nghỉ giữa tiết
c- Luyện nói;
* Yêu cầu HS thảo luận 
+ Quan sát tranh em thấy những gì ?
+ Các bức tranh này có gì giống nhau ?
+ Các bức tranh này có gì khác nhau ?
+ Em thích bức tranh nào nhất ? Vì sao?
+ Ngoài các hoạt động kể trên em còn thấy những hoạt động nào khác nữa?
+ Ngoài giờ học em thích làm gì ?
+ Em đọc lại tên của bài này ? (bé)
4- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Thi tìm tiếng có dấu (/)
Cách chơi: GV gắn 3 nhóm chữ lên bảng yêu cầu HS lên tìm tiếng có dấu (/) và gạch chân.
- Trong cùng một thời gian nhóm nào tìm đúng và xong trước thì thắng cuộc
- Đọc lại bài trong SGK 
- Đọc bài ở nhà, xem trước bài 4
- 3 HS lên bảng viết: b, be lớp viết bảng con
- 1 số HS đọc
- HS theo dõi 
- Dấu sắc giống các thước đặt nghiêng.
- HS nhìn bảng đọc CN, nhóm lớp
- HS sử dụng bộ đồ dùng
- HS gài chữ (bé)
- Tiếng bé có âm b đứng trước, âm e đứng sau dấu (/) trên e
- HS đánh vần và dọc trơn (CN, nhóm, lớp)
- Lớp trưởng điều khiển
- HS tô dấu và chữ trên không 
- HS viết dấu (/) sau đó viết tiếng bé trong bảng con
- HS đọc cá nhân, nhóm lớp
- HS tập viết trong vở theo mẫu
Lớp trưởng điều khiển
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay
- Các nhóm cở đại diện lên chơi
Tiết 4: Toán (4): hình tam giác
A- Mục tiêu
- Nhận xét ra và nêu đúng tên hình tam giác
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật
B- Đồ dùng dạy học:
- Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước mầu sắc khác nhau
- Một số đồ vật có mặt là hình tam giác
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Ôn định tổ chức:
 II- Kiểm tra bài cũ:
+ Giờ trước chúng ta học bài gì ?
- Cho HS tìm và gài hình vuông, hình tròn ?
III- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu hình tam giác:
- GV giơ hình tam giác cho HS xem và nói "Đây là hình tam giác"
- GV chỉ và nói: Đây là các cạnh của hình tam giác 
+ Hình tam giác có mấy cạnh?
+ Hình tam giác và hình vuông có gì khác nhau?
+ Hãy tìm và gài hình tam giác ?
+ Hãy nêu tên những đồ vật có hình dạng giống hình tam giác?
- GV gắn một số loại hình lên bảng cho HS tìm hình tam giác
- Cho HS xem hình ờ trong SGK
Nghỉ giữa tiết
2- Thực hành xếp hình:
- Hướng dẫn HS dùng các hình tam giác và hình vuông có mầu sắc khác nhau để xếp hình
- Cho HS giới thiệu và nêu tên hình của mình xếp
- GV nhận xét và tuyên dương
3- Trò chơi: "Thi chọn nhanh các hình"
Cách chơi: GV gắn lên bảng 5 hình ờ, 5 hình vuông, 5 hình tròn, cho 3 HS lên bảng mỗi em chọn một loại hình, em nào chọn đúng và nhanh sẽ thắng.
- GV khuyến khích, tuyên dương.
4- Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Thi tìm các đồ vận có hình tam giác ở lớp, ở nhà...
- Nhận xét chung giờ học
- Rèn luyện kỹ năng xếp hình
- Hình vuông, hình tròn
- HS sử dụng hộp đồ dùng
- HS chú ý theo dõi
- Hình tam giác có 3 cạnh 
- Khác: hình tam giác có 3 cạnh còn hình vuông có 4 cạch
- HS sử dụng hộp đồ dùng gài và nói. Hình ờ
- Hình cái nón, cái ê ke...
- HS thực hiện tìm và chỉ đúng hình ờ.
- HS quan sát
Lớp trưởng điều khiển
- HS thực hành xếp hình và đặt tên cho hình.
- HS nêu
- VD: Hình em xếp là hình ngôi nhà
- 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên chơi
- HS tìm và nêu theo yêu cầu
___________________________________________________
Tiết5: Sinh hoạt lớp ( tuần 1)
I. Nhận xét các hoạt động trong tuần:
1. Đạo dức: 
 Nhìn chung các em ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết tốt với bạn bè. trong tuần không có hiện tượng nói tục , nói bậy hoặc đánh cãi chửi nhau.
 Không có hiện tượng vi phạm về đạo đức.
2. Học tập:
 Các em có ý thức đi học đều ,đúng giờ , học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, có ý thức chuẩn bị bài ở nhà. Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt, hăng hái phát 
biểu ý kiến xây dựng bài, đọc to , rõ ràng, chữ viết đẹp: Nguyễn Mai, Trịnh Mai, Trang, An, Thuý, Hải Yến, Hải Anh.
Tuy nhiên vẫn còn một số em còn lười học , chưa chịu khó học bài, chữ viết xấu: Đạt, Cường, Thăng, Phú.
3. Thể dục vệ sinh: 
 - Các em ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đầu tóc cắt ngắn. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
II. Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục củng cố và duy trì tốt mọi nề nếp, mọi hoạt động của nhà trường, của liên đội .
- Nâng cao chất lượng học tập
- Xây dựng tốt nề nếp tự quản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 01.doc