A. YÊU CẦU:
- Củng cố kỹ năng thực hành ứng xử cho HS.
- HS biết ứng xử trong các tình huống.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động1: Giới thiệu bài:
* Hoạt động2: Hướng dẫn thực hành kỹ năng:
Tình huống 1: GV nêu tình huống - HS thực hành ứng xử.
- Là HS lớp 1: khi đi học, em phải ăn mặc, đầu tóc như thế nào ?
Tình huống 2: HS mở bài tập 2: bảo vệ sách vở, đồ dùng bền đẹp.
- Hãy nêu tên các đồ dùng, cho biết đồ dùng đó để làm gì ?
Tình huống 3: Tập ứng xử với mọi người trong gia đình.
- GV chia nhóm HS, phân vai
- HS đóng vai, trình diễn
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp:
- HS tập đóng vai bài tập 2 bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Các nhóm phân vai - Thực hiện tình huống.
- Cả lớp nhận xét:
+ Cách đối xử của anh đối với em nhỏ.
+ Cách cư xử của em nhỏ đối với anh chị.
=> Liên hệ bản thân.
TUẦN 11 Ngày soạn: 13/11/ 2009 Ngày giảng: Thứ hai 16/11/ 2009 ĐẠO ĐỨC: THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KỲ I A. YÊU CẦU: - Củng cố kỹ năng thực hành ứng xử cho HS. - HS biết ứng xử trong các tình huống. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy - học bài mới: * Hoạt động1: Giới thiệu bài: * Hoạt động2: Hướng dẫn thực hành kỹ năng: Tình huống 1: GV nêu tình huống - HS thực hành ứng xử. - Là HS lớp 1: khi đi học, em phải ăn mặc, đầu tóc như thế nào ? Tình huống 2: HS mở bài tập 2: bảo vệ sách vở, đồ dùng bền đẹp... - Hãy nêu tên các đồ dùng, cho biết đồ dùng đó để làm gì ? Tình huống 3: Tập ứng xử với mọi người trong gia đình. - GV chia nhóm HS, phân vai - HS đóng vai, trình diễn - GV nhận xét. * Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp: - HS tập đóng vai bài tập 2 bài: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. - Các nhóm phân vai - Thực hiện tình huống. - Cả lớp nhận xét: + Cách đối xử của anh đối với em nhỏ. + Cách cư xử của em nhỏ đối với anh chị. => Liên hệ bản thân. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Vận dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày. - Ôn lại các bài đã học _________________________________ TIẾNG VIỆT: BÀI 42: ƯU - ƯƠU A. YÊU CẦU: - Đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và các câu ứng dụng - Viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa các từ khóa, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói - Bộ ghép chữ tiếng Việt C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên bảng viết: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu - Cả lớp viết bảng con: già yếu 2. Dạy - học bài mới: TIẾT 1 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: ưu, ươu - Giáo viên viết lên bảng: ưu - ươu - Học sinh đọc theo giáo viên: ưu, ươu *Hoạt động 2: Dạy vần ưu a. Nhận diện vần: - Học sinh ghép vần ưu trên đồ dùng và trả lời câu hỏi: + Vần ưu có mấy âm, đó là những âm nào ? - So sánh ưu với iu +Giống: kết thúc bằng u + Khác: ưu bắt đầu bằng ư, iu bắt đầu bằng i b. Đánh vần: Vần - Giáo viên phát âm mẫu: ưu - Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Hướng dẫn học sinh đánh vần ư - u - ưu - Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Tiếng khóa, từ ngữ khóa: - Giáo viên viết bảng lựu và đọc lựu - Học sinh đọc lựu và trả lời câu hỏi: + Vị trí các chữ và vần trong tiếng lựu viết như thế nào ? - Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: ư - u - ưu lờ - ưu - lưu - nặng - lựu trái lựu - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh c. Viết: Vần đứng riêng - Giáo viên viết mẫu: ưu, vừa viết vừa nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: ưu - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm Viết tiếng và từ ngữ - Giáo viên viết mẫu: lựu và nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: lựu - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh ươu (Dạy tương tự như ưu) - Giáo viên: vần ươu được tạo nên từ ươ và u - Học sinh thảo luận: So sánh ươu với ưu + Giống: kết thúc bằng u + Khác: ươu bắt đầu bằng ươ, ưu bắt đầu bằng ư - Đánh vần: ươ - u - ươu hờ - ươu - hươu hươu sao d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : chú cừu bầu rượu mưu trí bướu cổ - Giáo viên giải thích các từ ngữ trên - Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại TIẾT 2 * Hoạt động 1: Luyện đọc + Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 - Học sinh lần lượt phát âm: ưu, lựu, trái lựu và ươu, hươu, hươu sao - Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh + Đọc câu ứng dụng: - Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng - Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng * Hoạt động 2: Luyện viết - Học sinh lần lượt viết vào vở: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao - Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm - Giáo viên chấm, nhận xét * Hoạt động 3: Luyện nói - Học sinh đọc tên bài luyện nói: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi - Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: + Trong tranh vẽ những con vật gì? + Những con vật này sống ở đâu? +Trong những con vật này, con nào ăn thịt, con nào ăn cỏ? + Con nào thích ăn mật ong? + Con nào hiền lành nhất? + Em đã được nhìn thấy tận mắt những con vật này chưa? + Ngoài ra em còn biết những con vật nào nữa sống trong rừng? + Trong những con vật trong tranh, em thích con vật nào nhất? Vì sao? * Trò chơi 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo - Học sinh tìm vần vừa học - Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 43 - GV nhận xét giờ học ________________________________________________________ Ngày soạn: 15/11/ 2009 Ngày giảng: Thứ tư 18/11/ 2009 TOÁN: SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ A. YÊU CẦU: - Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ; 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau. một số trừ đi 0 bằng chính nó. Biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa trong sách giáo khoa - Sử dụng bộ đồ dùng học toán C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên bảng làm: 5 - 1 = 4 - 3 = 5 - 4 = - Cả lớp làm bảng con: 5 - 3 = 3 - 1 = 2. Dạy - học bài mới: *Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ 2 số bằng nhau a.Giới thiệu phép trừ 1 - 1 = 0 - Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 1 trong sách giáo khoa và nêu bài toán ''Trong chuồng có 1 con vịt, 1 con vịt chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vịt ?'' - Gọi học sinh nêu lại bài toán - Giáo viên gợi ý để học sinh nêu ''1 con vịt bớt 1 con vịt, còn lại 0 con vit'' - Gọi học sinh nhắc lại + 1 trừ 1 bằng mấy ? (0) - Giáo viên viết bảng: 1 - 1 = 0 - Gọi học sinh đọc phép tính trên b. Tương tự như vậy với phép trừ 3 - 3 = 0 - Gọi học sinh đọc: 1 - 1 = 0 3 - 3 = 0 c. Giáo viên viết bảng rồi gọi học sinh lên làm: 2 - 2 = 4 - 4 = - Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài + Một số trừ đi số đó cho kết quả như thế nào ? (Một số trừ đi số đó thì bằng không) - Gọi học sinh nhắc lại *Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 1 số trừ đi 0 a. Giới thiệu phép trừ 4 - 0 = 4 - Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán: ''Tất cả có 4 hình vuông, không bớt đi hình vuông nào. Hỏi còn lại mấy hình vuông ?'' (Giáo viên nêu: Không bớt hình vuông nào là bớt không hình vuông) + 4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn mấy hình vuông ? (4 hình vuông) + 4 trừ 0 bằng mấy ? (4) - Giáo viên ghi bảng: 4 - 0 = 4 - Gọi học sinh đọc b. Gới thiệu phép trừ 5 - 0 = 5 (Tương tự như trên) c. Giáo viên nêu 1 số phép trừ, học sinh trả lời + 1 trừ 0 bằng mấy ? + 2 trừ 0 bằng mấy ? + 5 trừ 0 bằng mấy ? - Giáo viên giúp học sinh nhận xét: ''Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó'' - Gọi học sinh nhắc lại *Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: ( Hoạt động cá nhân ) - Học sinh nêu cách làm bài rồi làm bài - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Gọi 3 học sinh lên bảng chữ bài - Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng - Giáo viên nhận xét ghi điểm Bài 2: ( Hoạt động nhóm ) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán (tính) - HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS yếu - HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau - HS chữa bài, cả lớp nhận xét - GV nhận xét chung Bài 3: ( Hoạt động cả lớp ) - Học sinh quan sát tranh, nêu bài toán - Học sinh viết phép tính ứng với tình huống vào ô trống - 2 học sinh lên bảng làm bài - Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng - Giáo viên nhận xét, ghi điểm 3. Củng cố, dặn dò: + Một số trừ đi chính số đó thì kết quả như thế nào ? + Một số trừ đi 0 cho ta kết quả như thế nào ? Về nhà ôn lại bài, làm bài tập trong vở bài tập. _________________________________ TIẾNG VIỆT: BÀI 44: ON - AN A. YÊU CẦU: - Đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn; từ và các câu ứng dụng - Viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn; - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề Bé và bạn bè B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: T1: ao bèo, T2: cá sấu, T3: kì diệu. - 1 học sinh đọc câu ứng dụng:Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào. 2. Dạy - học bài mới: TIẾT 1 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: on, an - Giáo viên viết lên bảng: on - an - Học sinh đọc theo giáo viên: on, an *Hoạt động 2: Dạy vần on a. Nhận diện vần: - Học sinh ghép vần on trên đồ dùng và trả lời câu hỏi: + Vần on có mấy âm, đó là những âm nào ? - So sánh on với oi +Giống: bắt đầu bằng o + Khác: on kết thúc bằng n, oi bắt đầu bằng i b. Đánh vần: Vần - Giáo viên phát âm mẫu: on - Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Hướng dẫn học sinh đánh vần o - n - on - Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Tiếng khóa, từ ngữ khóa: - Giáo viên viết bảng con và đọc con - Học sinh đọc con và trả lời câu hỏi + Vị trí các chữ và vần trong tiếng con viết như thế nào ? - Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: o - n - on cờ - on- con mẹ con - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh c. Viết: Vần đứng riêng - Giáo viên viết mẫu: on, vừa viết vừa nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: on - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm Viết tiếng và từ ngữ - Giáo viên viết mẫu: con và nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: con - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh an (Dạy tương tự như on) - Giáo viên: vần an được tạo nên từ a và n - Học sinh thảo luận: So sánh an với on + Giống: kết thúc ... ệu bài - GV: Bạn nào cho cô biết chữ nào không đi một mình, chỉ xuất hiện khi đi với chữ khác để thể hiện vần mà chúng ta đã học? ( â ) - GV: Hôm nay, chúng ta sẽ biết thêm một con chữ nữa cũng không đi một mình. Đó là chữ ă. GV viết bảng: ă, đọc là: á - Học sinh đọc theo giáo viên: á - Giờ học hôm nay, chúng ta học thêm 2 vần mới đó là: ân, ăn - GV viết bảng: ân - ăn - Cả lớp đọc đồng thanh: ân, ăn *Hoạt động 2: Dạy vần ân a. Nhận diện vần: - Học sinh ghép vần ân trên đồ dùng và trả lời câu hỏi: + Vần ân có mấy âm, đó là những âm nào ? - So sánh ân với an +Giống: kết thúc bằng n + Khác: ân bắt đầu bằng â, an bắt đầu bằng a b. Đánh vần: Vần - Giáo viên phát âm mẫu: ân - Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh - Hướng dẫn học sinh đánh vần: ớ - nờ -ân - Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Tiếng khóa, từ ngữ khóa: - Giáo viên viết bảng cân và đọc cân - Học sinh đọc cân và trả lời câu hỏi: + Vị trí các chữ và vần trong tiếng cân viết như thế nào ? - Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: ớ - nờ - ân cờ - ân - cân cái cân - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh c. Viết: Vần đứng riêng - Giáo viên viết mẫu: ân, vừa viết vừa nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: ân - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm Viết tiếng và từ ngữ - Giáo viên viết mẫu: cân và nêu qui trình viết - Học sinh viết bảng con: cân - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh ăn (Dạy tương tự như ân) - Giáo viên: vần ăn được tạo nên từ ă và n - Học sinh thảo luận: So sánh ăn với ân + Giống: kết thúc bằng n + Khác: ăn bắt đầu bằng ă, ân bắt đầu bằng â - Đánh vần: á - nờ - ăn trờ - ăn - trăn con trăn d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : bạn thân khăn rằn gần gũi dặn dò - Giáo viên giải thích các từ ngữ trên - Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại TIẾT 2 *Hoạt động 1: Luyện đọc Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 - Học sinh lần lượt phát âm: ân, cân, cái cân và ăn, trăn, con trăn. - Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp - Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng: - Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng - Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp - Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng *Hoạt động 2: Luyện viết - Học sinh lần lượt viết vào vở: ân, ăn, cái cân, con trăn. - Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm - Giáo viên chấm, nhận xét *Hoạt động 3: Luyện nói - Học sinh đọc tên bài luyện nói: Nặn đồ chơi - Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: + Trong tranh vẽ các bạn nhỏ đang làm gì? + Nặn đồ chơi có thích không? + Em hãy kể về công việc nặn đồ chơi cho cả lớp cùng nghe? + Đồ chơi thường được nặn bằng gì? + Trong số đồ chơi mà em đã nặn, em thích nhất con vật gì? + Sau khi nặn đồ chơi, em phải làm gì? + Em đã bao giờ nặn đồ chơi để tặng ai chưa? Trò chơi 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo, học sinh tìm vần vừa học - Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 46 - Nhận xét giờ học. ________________________________ TOÁN: LUYỆN TẬP A. YÊU CẦU: - Thực hiện được phép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số cho số 0; biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên bảng làm: 3 - 3 = 2 - 0 = 5 - 5 = - Cả lớp làm bảng con: 4 - 0 = 1 - 1 = 2. Dạy - học bài mới: *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: ( Làm việc cá nhân ) - Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài - Lưu ý: viết các số thẳng hàng - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu - Gọi học sinh đọc kết quả của bài làm - Giáo viên nhận xét Bài 2: (Hoạt động cả lớp) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán (tính) - HS làm bài, 3 HS lên bảng làm bài - GV quan sát và giúp đỡ HS làm chậm - HS chữa bài trên bảng, GV nhận xét chung. Bài 3: ( Hoạt động nhóm ) - Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài - HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau - Gọi 2 học sinh lên bảng làm - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Gọi HS nhận xét bài trên bảng - Giáo viên nhận xét Bài 4: ( Hoạt động nhóm ) - Học sinh quan sát tranh và nêu bài toán - Học sinh viết phép tính ứng với tình huống trong tranh - 2 học sinh lên bảng chữa bài - Cả lớp nhận xét và chữa bài *Hoạt động 2: Trò chơi ''Làm tính tiếp sức'' - Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi - Giáo viên phát phiếu bài tập cho từng dãy - Học sinh thi đua làm bài - Giáo viên chấm, nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà ôn lại bài đã học và làm bài tập trong vở bài tập - Nhận xét giờ học. ________________________________________________________ Ngày soạn: 17/11/ 2009 Ngày giảng: Thứ sáu 20/11/ 2009 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG A. YÊU CẦU: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên bảng làm: 3 + 2 = 5 - 0 = 4 - 4 = - Cả lớp làm bảng con: 2 - 2 = 2. Dạy - học bài mới: *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: - Gọi học sinh tự nêu yêu cầu của bài - Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính theo hàng dọc - Học sinh làm bài, giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu - Gọi 2học sinh lên bảng làm bài - Học sinh khác nhận xét. Giáo viên nhận xét, ghi điểm Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài - Học sinh tự làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Gọi học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét chung - Học sinh đổi bài chéo cho nhau để kiểm tra - Gọi học sinh đọc bài làm của bạn và nhận xét - Giáo viên nhận xét, ghi điểm Bài 3: Điền dấu >, <, = - Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng - Gọi 3học sinh lên bảng làm, học sinh khác nhận xét bài làm của bạn - Giáo viên nhận xét, ghi điểm Bài 4: - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài quan sát tranh rồi nêu bài toán - Học sinh tự làm bài, viết phép tính ứng với tình huống trong tranh - Gọi học sinh lên bảng chữa bài - Học sinh và giáo viên nhận xét *Hoạt động 2: Trò chơi ''Làm tính tiếp sức'' - Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi - Học sinh thực hiện trò chơi - Học sinh và giáo viên nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà ôn lại bài đã học và làm bài tập trong vở bài tập - GV nhận xét giờ học. ___________________________________ TẬP VIẾT: TẬP VIẾT TUẦN 9 A. YÊU CẦU: - Viết đúng các chữ: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo,... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu - Vở tập viết của học sinh . C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết bảng con: tươi cười, ngày hội 2. Dạy - học bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và giới thiệu - Cho học sinh đọc lại các từ cần viết + Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào ? *Hoạt động 2: Luyện viết Học sinh luyện viết trên bảng con - Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc - Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết. - Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm - Giáo viên chấm và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần. - GV nhận xét giờ học. __________________________________ TẬP VIẾT: TẬP VIẾT TUẦN 10 A. YÊU CẦU: - Viết đúng các chữ: chú cừu, rau non, thợ hàn, dặn dò... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một. - Rèn cho học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu - Vở tập viết của học sinh . C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con các từ: cái kéo, trái đào, sáo sậu 2. Dạy - học bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và giới thiệu - Cho học sinh đọc lại các từ cần viết + Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào ? + Khi viết chúng ta phải ngồi như thế nào? *Hoạt động 2: Luyện viết Học sinh luyện viết trên bảng con - Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc - Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con. - Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết. - HS lấy vở đặt lên bàn và ngồi đúng tư thế chuẩn bị viết bài - Giáo viên viết mẫu từng dòng - HS viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm - HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau, nhận xét bài của nhau - Giáo viên chấm và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần. - GV nhận xét giờ học. ___________________________________ SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP A. YÊU CẦU: - Học sinh biết được các ưu, khuyết điểm trong tuần để phát huy, khắc phục. - Giáo dục học sinh ý thức phê và tự phê B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Đánh giá tuần qua: +Ưu điểm: - Thực hiện tốt các nề nếp - Quần áo gọn gàng, sạch sẽ - Đi học đều và đúng giờ - Học và làm bài tốt trước khi đến lớp. - Đầy đủ dụng cụ, đồ dùng học tập - Tham gia thi văn nghệ. +Tồn tại: - Một số em còn quên sách vở: - Nói chuyện trong giờ học - Đi học muộn: 2. Phương hướng tuần tới: - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập trước khi đến lớp. - Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10 dâng lên Thầy, Cô giáo. - Thực hiện tốt các nề nếp - Mặc đồng phục đến trường.
Tài liệu đính kèm: