Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 - Buổi chiều - 1 cột

Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 - Buổi chiều - 1 cột

HỌC VẦN

Ôn bài: ÔN TẬP

I. Mục tiêu :

- HS đọc và viết đ¬ựợc các vần đã học.

- HS đọc- viết đự¬¬ợc các từ ứng dụng, câu ứng dụng .

- HS làm các bài tập: Nối, điền từ.

- HS có ý thức học tập bộ môn .

II. Đồ dùng dạy học :

GV: Bảng phụ ghi bài tập, tranh vẽ bài tập 2

HS : Bảng con – SGK – Vở ô li.

III. Các hoạt động dạy học:

* Đọc bài trong SGK.

- GV cho HS mở SGK đọc bài

- GV cho HS đọc thầm 1 lần .

- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 1 lần toàn bộ bài đọc.

- GV cho HS đọc cá nhân bài đọc

- GV nhận xét .

* Luyện viết bảng con .

- GV đọc cho HS viết bảng con: iên, yên, uôn, ¬ươn.

- GV uốn nắn giúp đỡ các em còn chậm

- GV nhận xét .

* Làm bài tập

 

doc 12 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 - Buổi chiều - 1 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BUỔI CHIỀU	Tuần 13
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011
HỌC VẦN
Ôn bài: ÔN TẬP
I. Mục tiêu : 
- HS đọc và viết đựợc các vần đã học.
- HS đọc- viết đựợc các từ ứng dụng, câu ứng dụng .
- HS làm các bài tập: Nối, điền từ.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: Bảng phụ ghi bài tập, tranh vẽ bài tập 2
HS : Bảng con – SGK – Vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học: 
* Đọc bài trong SGK.
- GV cho HS mở SGK đọc bài 
- GV cho HS đọc thầm 1 lần .
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 1 lần toàn bộ bài đọc.
- GV cho HS đọc cá nhân bài đọc 
- GV nhận xét .
* Luyện viết bảng con .
- GV đọc cho HS viết bảng con: iên, yên, uôn, ươn. 
- GV uốn nắn giúp đỡ các em còn chậm 
- GV nhận xét .
* Làm bài tập
+ Bài tập 1 : Nối
vườn
con
buồn
ven
biển
ngủ
yến
rau
 - GV cho HS nêu yêu cầu .
- GV cho HS đọc tiếng ở BT số 1 
- GV cho HS nối với tiếng thích hợp .
- Cho HS thực hiện trên bảng lớp rồi nêu kết quả .
- GV nhận xét
+ Bài tập 2: Điền từ ngữ:
- GV cho HS quan sát tranh, nêu yêu cầu 
Con .... ..... đàn .... .....
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi, thi giữa các tổ xem tổ nào điền nhanh và đúng
- Cho HS nêu kết quả - nhận xét .
+ Bài tập 3: Viết vở ô li. 
- GV nêu yêu cầu .
- GV đọc cho HS viết vần, từ và câu ứng dụng
- GV giúp đỡ những HS viết còn yếu
4. Củng cố, dặn dò: 
- Thi tìm, viết tiếng có vần ôn, ơn
- GV nhận xét giờ.
- Dặn dò : về nhà ôn lại bài 
---------------------------------------------------------------------
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 12 Thi đua làm nhiều việc tốt mừng thầy cô giáo
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu và thể hiện lòng kính yêu thầy giáo, cô giáo thông qua việc làm cụ thể: “Nói lời hay làm việc tốt”.
- Rèn kỹ năng giao tiếp
- Giáo dục học sinh biết ơn thầy giáo, cô giáo.
II. Cách tiến hành:
- GV nêu các câu hỏi gọi HS trả lời:
+ Tháng 11 có ngày lễ lớn gì của thầy, cô?
+ Ngày đó có ý nghĩa gì?
+ Ngày đó có những hoạt động gì chào mừng?
+ Bản thân em sẽ làm gì? Thi đua làm những việc như thế nào để tặng thầy cô giáo ?
* GV: Học sinh có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy giáo, cô giáo. Nói lời hay, làm việc tốt là một trong những cách đó.
* Văn nghệ:
 Hát về thầy, cô giáo, trường lớp và bạn bè.
-----------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
HỌC VẦN
Ôn : ong, ông
I. Mục tiêu 
 - Ôn lại cách đọc và viết vần ong, ông
 - Luyện đọc bài trên bảng lớp và sgk
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn vần ong, ông 
 - Giáo viên đọc mẫu – 2/3 học sinh luyện đọc.
 - Học sinh viết bảng con vần ong, ông, cái võng, dòng sông. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm tiếng có ph tiếng có vần ong, ông
 - Học sinh luyện đọc tiếng mới
Hoạt động 2: Luyện viết
 - Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh viết bảng con.
 - Học sinh viết bảng con vần ong, ông.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh viết tiếng có vần ong, ông vào bảng con.
 - Giáo viên ghi bảng một số tiếng.	
 - Học sinh luyện đọc
Hoạt động 3: Luyện đọc.
 - Học sinh luyện đọc bài bảng lớp.
 - Giáo viên giới thiệu câu, đọc mẫu.
 - Học sinh luyện đọc và nêu tiếng có vần ong, ông.
 - Học sinh luyện đọc bài SGK.	
 - Giáo viên cần rèn học sinh yếu.
----------------------------------------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP
I. Mục tiêu : 
Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6.
- Biết so sánh các số trong phạm vi các số đã học.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Bảng phụ ghi bài tập, hình vẽ bài tập 5 
HS : Bảng con –Vở toán chiều.
III. Các hoạt động dạy học: 
* Bài 1. Tính:
-
6
3
+
3
3
-
6
2
+
5
1
+
0
6
 ... ... ... ... ...
-
6
6
+
2
4
-
6
4
+
6
0
+
0
4
 ... ... ... ... ...
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS làm bảng con
- Nhận xét
* Bài 2. Tính:
6-3-1=...
6-3-2=...
1+2+3=...
3+1+2=...
6-2-1=...
6-1-3=...
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS làm miệng, GV viết kết quả lên bảng.
- Nhận xét
* Bài 3. > < = ?
2+3...6
2+4...6
3+3...5
3+2...5
6- 0...4
6- 2...4
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS làm vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét
* Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
...+2=6
...+5=6
3+...=6
3+...=4
5+...=6
6+...=6
 - Nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS thi tiếp sức giữa 3 tổ
- GV nhận xét.
* Bài 5. Viết phép tính thích hợp:
- Cho HS quan sát tranh
- Nêu yêu cầu, nêu bài toán, nêu phép tính
- Cho HS viết phép tính lên bảng con
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 
- HS thi đua nhau đọc thuộc bảng trừ 6
- GV nhận xét giờ.
- Dặn dò : về nhà ôn lại bài 
-----------------------------------------------------------------------
MĨ THUẬT
Tiết 13 : VẼ CÁ 
I. Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết hình dáng và các bộ phận của con cá.
- Học sinh biết cách vẽ con cá.
- Học sinh vẽ được con cá và tô màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên : Tranh các loại cá.
2. Học sinh : Vỡ tập vẽ, chì đen, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Giới thiệu với HS về cá :
- GV giới thiệu hình ảnh về cá và gợi ý để HS biết có nhiều loại cá với nhiều hình dạng khác nhau.
+ Con cá có dạng hình gì ? (dạng gần tròn, dạng hình quả trứng hoặc gần như hình thoi).
+ Con cá gồm các bộ phận nào ? (đầu, mình, đuôi, vây)
+ Màu sắc của cá như thế nào ? (có nhiều màu sắc khác nhau)
- GV yêu cầu HS kể về một vài loài cá mà các em biết.
2. Hướng dẫn HS cách vẽ cá :
- GV chỉ vào hình hướng dẫn ở vở tập vẽ và vẽ lên bảng để HS rõ :.
+ Vẽ mình cá trước.
+ Vẽ đuôi cá (đuôi cá có thể vẽ khác nhau).
- GV chỉ cho HS xem màu của cá và gợi ý :
+ Vẽ một màu ở con cá.
+ Vẽ màu theo ý thích.
3. Thực hành :
- GV giải thích yêu cầu của bài vẽ :
+ Vẽ một con cá to vừa phải so với phần giấy còn lại.
+ Vẽ một đàn cá với nhiều loại con to, con nhỏ và bơi theo các tư thế khác nhau.
+ Vẽ màu tùy thích.
- GV theo dõi giúp HS làm bài :
+ Vẽ hình con cá và các chi tiết của cá.
+ Vẽ màu tùy ý.
4. Nhận xét, đánh giá :
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ :
+ Hình vẽ
+ Màu sắc
5. Dặn dò :
- Quan sát các con vật xung quanh.
- Chuẩn bị bài “Vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuông”
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011
HỌC VẦN
Ôn : ăng, âng
I. Mục tiêu 
 - Ôn lại cách đọc và viết vần ăng, âng
 - Luyện đọc bài trên bảng lớp và sgk
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn vần ăng, âng
 - Giáo viên đọc mẫu – 2/3 học sinh luyện đọc.
 - Học sinh viết bảng con vần ăng, âng, măng tre, nhà tầng.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm tiếng có ph tiếng có vần ăng, âng
 - Học sinh luyện đọc tiếng mới
Hoạt động 2: Luyện viết
 - Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh viết bảng con.
 - Học sinh viết bảng con vần ăng, âng.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh viết tiếng có vần ăng, âng vào bảng con.
 - Giáo viên ghi bảng một số tiếng.	 - Học sinh luyện đọc
Hoạt động 3: Luyện đọc.
 - Học sinh luyện đọc bài bảng lớp.
 - Giáo viên giới thiệu câu, đọc mẫu.
 - Học sinh luyện đọc và nêu tiếng có vần ăng, âng.
 - Học sinh luyện đọc bài SGK.	
 - Giáo viên cần rèn học sinh yếu.
-------------------------------------------------------------
TOÁN
Ôn: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7
I. Mục tiêu : 
Giúp HS củng cố về:
- Phép cộng trong phạm vi 7.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: Bảng phụ ghi bài tập, hình vẽ bài tập 4 
HS : Bảng con –Vở toán chiều.
III. Các hoạt động dạy học: 
* Bài 1. Tính:
+
6
1
+
5
2
+
4
3
+
3
4
+
2
5
+
1
6
...
...
...
...
...
...
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hớng dẫn cách làm
- Cho HS làm bảng con
- Nhận xét
* Bài 2. Tính:
0+7=...
7+0=...
1+6=...
6+1=...
2+5=...
5+2=...
3+4=...
4+3=...
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS lên bảng làm bài tiếp sức.
- Nhận xét
* Bài 3. Tính:
1 + 5 + 1 = ...
2 + 3 + 2 = ...
1 + 4 + 2 = ...
2 + 2 + 3 = ...
3 + 2 + 2 = ...
5 + 0 + 2 = ...
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét
* Bài 4. Viết phép tính thích hợp:
- Cho HS quan sát tranh
- Nêu yêu cầu, nêu bài toán, nêu phép tính
- Cho HS viết phép tính lên bảng con
- Nhận xét
* Bài 5. Nối hình với phép tính thích hợp:
- Nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét
-----------------------------------------------------------------------
MĨ THUẬT
Ôn tập VẼ CÁ 
I. Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết hình dáng và các bộ phận của con cá.
- Học sinh biết cách vẽ con cá.
- Học sinh vẽ được con cá và tô màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên : Tranh các loại cá.
2. Học sinh : Vỡ tập vẽ, chì đen, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Thực hành :
- GV giải thích yêu cầu của bài vẽ :
+ Vẽ một con cá to vừa phải so với phần giấy còn lại.
+ Vẽ một đàn cá với nhiều loại con to, con nhỏ và bơi theo các tư thế khác nhau.
+ Vẽ màu tùy thích.
- GV theo dõi giúp HS làm bài :
+ Vẽ hình con cá và các chi tiết của cá.
+ Vẽ màu tùy ý.
2. Nhận xét, đánh giá :
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ :
+ Hình vẽ
+ Màu sắc
3. Dặn dò :
- Quan sát các con vật xung quanh.
- Chuẩn bị bài “Vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuông”
-----------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011
TOÁN
Ôn: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7
I. Mục tiêu : 
Giúp HS củng cố về:
- Phép trừ trong phạm vi 7.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: Bảng phụ ghi bài tập, hình vẽ bài tập 1, 5 
HS : Bảng con –Vở toán chiều.
III. Các hoạt động dạy học: 
* Bài 1. Số? :
7
-
1
=
6
-
=
- Cho HS quan sát hình
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS chơi trò chơi “ai nhanh, ai đúng”
- Nhận xét
* Bài 2. Tính:
-
7
6
-
7
5
-
7
4
-
7
3
-
7
2
-
7
1
...
...
...
...
...
...
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hớng dẫn cách làm
- Cho HS làm bảng con.
- Nhận xét
* Bài 3. Tính:
7- 4=...
7- 1=...
7- 3=...
7- 0=...
7- 2=...
7- 5=...
7- 6=...
7- 7=...
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho 4 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét
* Bài 4. Tính:
7 – 4 – 2 = ...
7 – 1 – 1 = ...
7 – 3 – 1 = ... 
7 – 1 – 3 = ...
7 – 4 – 1 = ...
7 – 2 – 4 = ...
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn cách làm
- Cho HS làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét
* Bài 5. Viết phép tính thích hợp:
- Cho HS quan sát tranh
- Nêu yêu cầu, nêu bài toán, nêu phép tính
- Cho HS viết phép tính lên bảng con
- GV nhận xét.
-------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU : 
-Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình.
KNS:
- Đảm nhận trách nhiệm việc nhà vừa sức mình.
- Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ.
- Kĩ năng hợp tác: Cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bừa bộn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :-Các hình trong bài 13 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
vHoạt động 1: Quan sát hình.
MT : Kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình.
* Bước 1: -QS hình trang 28. Nói nội dung 
.* Bước 2:-GV gọi một số HS trình bày tác dụng của việc làm đó đối với cuộc sống trong gia đình.
KL:  giúp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của  trong gia đình .
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
MT : -HS biết kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình.
-Kể được các việc mà các em thường làm để giúp bố mẹ.
* Bước 1:-Cho HS làm việc theo cặp: Yêu cầu các em tập nêu câu hỏi và trả lời trang 28 SGK.
*Bước 2:-GV gọi một vài em nói trước cả lớp.
+Trong nhà em, ai đi chợ (nấu cơm, giặt quần áo, ); ai trông em bé, chơi đùa với em bé; ai giúp đỡ em học tập; ai chơi đùa, nói chuyện với em?
+Hằng ngày, em đã làm gì để giúp đỡ gia đình?
+Em cảm thấy thế nào khi đã làm được việc có ích ?
KL: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tùy theo sức của mình.
Hoạt động 3: Quan sát hình.
MT : HS hiểu điều gì sẽ xảy ra khi trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp.
* Bước 1:-Cho HS quan sát hình ở trang 29 SGK :
+Hãy tìm ra những điểm giống và khác nhau của hai hình ở trang 29 SGK.
+Nói xem em thích căn phòng nào? Tại sao?
+Để nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ em phải làm gì ?
- (Ví dụ: Mẹ bận) và lí do giải thích căn phòng gọn gàng.. (Ví dụ: Mấy bố con cùng dọn).
* Bước 2: Kết luận:
-Nếu mỗi người trong nhà đều quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa, nhà ở sẽ gọn gàng, ngăn nắp.
-Ngoài giờ học, để có được nhà ở gọn gàng sạch sẽ, nên giúp bố mẹ những công việc tùy theo sức mình.
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------
THỦ CÔNG
CÁC QUY ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH.
I.Mục tiêu:	
-Giúp HS nắm được các kí hiệu, quy ước về gấp giấy.
-Gấp hình theo kí hiệu quy ước.
II.Đồ dùng dạy học: Mẫu vẽ những kí hệu quy ước về gấp hình (phóng to).
	-Học sinh: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
VI.Các hoạt động dạy học :
Giáo viên nói: Để gấp hình người ta quy ước một số kí hiệu về gấp giấy.
1.Kí hiệu đường giữa hình:
Đường dấu giữa hình là đường có nét gạch chấm.
2.Kí hiệu đường dấu gấp:
Đường dấu gấp là đường có nét đứt
3.Kí hiệu đường dấu gấp vào:
Có mũi tên chỉ hướng gấp.
4.Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau:
Có mũi tên cong chỉ hướng gấp.
GV đưa mẫu cho học sinh quan sát 
Cho học sinh vẽ lại các kí hiệu vào giấy nháp trước khi vẽ vào vở thủ công.
-----------------------------------------------------------------------
Nhận xét của BGH
Nhận xét của Tổ CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 13 buoi chieu.doc