Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - GV: Lù Thị Hương - Trường Tiểu học Lùng Khấu Nhin

Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - GV: Lù Thị Hương - Trường Tiểu học Lùng Khấu Nhin

Bài 55: Học vần

eng - iêng

A. Mục tiêu:

- HS đọc và viết đợc eng, iêng, lỡi xẻng; trống chiêng.

- Đọc đợc từ ứng dụng, câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự n nhiên theo chủ để ao, hồ, giếng.

B. Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.

C. Các hoạt động dạy học.

Giáo viên

I. KTBCL

- Đọc và viết cây súng; củ gừng .

- Đọc câu ứng dụng trong SGK.

- GV nhận xét cho điểm.

II. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài,

2. Học vần.

eng:

a) Nhận diện vần.

- GV ghi bảng vần eng và hỏi.

- Vần eng gồm mấy âm ghép lại?

- Hãy so sánh vần eng với ung.

- Hãy phân tích vần eng?

 

doc 31 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 - GV: Lù Thị Hương - Trường Tiểu học Lùng Khấu Nhin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14:
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
Chào cở
Hoạt động đầu tuần
Bài 55:
Học vần
eng - iêng
A. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng; trống chiêng.
- Đọc được từ ứng dụng, câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự n nhiên theo chủ để ao, hồ, giếng.
B. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ cho từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
I. KTBCL
- Đọc và viết cây súng; củ gừng .
- Môi tổ viết 1 từ vào bảng con.
- Đọc câu ứng dụng trong SGK.
- 3 HS đọc.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài,
2. Học vần.
- HS đọc theo giáo viên iêng - eng.
eng:
a) Nhận diện vần.
- GV ghi bảng vần eng và hỏi.
- Vần eng gồm mấy âm ghép lại?
- Vần eng do âm e và âm ng tạo lên.
- Hãy so sánh vần eng với ung.
Giống: Kết thúc bằng ng.
Khác: eng bắt đầu bằng e.
- Hãy phân tích vần eng?
- Vần eng do âm e dứng trước và âm ng đứng sau.
b) Đánh vần.
+ Vần:
- Vần eng đánh vần như thế nào?
- e - ngờ - eng.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
HS đánh vần Cn, nhóm. Lớp.
- Yêu cầu HS đọc.
- HS đọc eng.
+ Tiếng khoá:
- Yêu cầu HS tìm và gài vần eng?
- HS sử dụng bộ đồ dùng để gài. 
- Yêu cầu HS tìm chữ ghi âm x và dấu hỏi để gài vần eng.
eng - xẻng.
- GV ghi bảng: Xẻng.
- HS đọc lại.
- Nêu vị trí các chữ trong tiếng?
- Tiếng xẻng có âm X đứng trước và vàn eng đứng sau, dấu hỏi trên e.
- Tiếng xẻng đánh vần như thế nào?
 - x -eng - xeng - hỏi xẻng.
- Yêu cầu đọc.
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp.
- HS đọc xẻng.
GV theo dõi chỉnh sửa.
+ Từ khoá.
qs tranh rút ra từ khoá-đọc
c) HD viết.
- GV viết lên bảng và nêu quy trình viết.
- HS theo dõi.
- HS viết lên bảng.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
iêng: (Quy trình tương tự)
Lưu ý: Vần iêng được tạo lên từ iê và ng.
- So sánh iêng với eng.
- Giống: Kết thúc bằng ng.
- Khác: iêng bắt đầu = iê còn eng bắt đầu = e 
+ Đánh vần: iê - ngờ - iêng 
chờ - iêng - chiêng 
Trống chiêng 
+ Viết: Lưu ý cho HS nét nối giữa các con chữ.
đ.Từ ứng dụng:
- Ghi bảng từ ứng dụng.
-Tìm,gạch chân tiếng có vần mới học
- GV đọc mẫu giải nghĩa từ 
Cái kẻng: Một dụng cụ khi gõ phát ra tiếng để báo hiệu.
Xã beng: Vật dùng để bẩy, lăn các vật nặng.
Củ riềng: Một loại củ dùng để làm gia vị và làm thuốc.
Bay liệng: Bay lượn và chao nghiêng trên không
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- GV theo dõi sửa lối cho HS
- Cho HS đọc lại toàn bài.trên bảng
.
Tiết 2:
3. Luyện tập.
+ Đọc lại bài tiết 1.
Đọc đt –nhóm –cn
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đoc.
.
+ Đọc câu ứng dụng.
- GV treo tranh lên bảng và nêu:
- Hãy quan sát và nhận xét xem tranh minh hoạ điều gì?
- Ba bạn đang rủ dê một bạn đang học bài đi chơi bóng đá, đá cầu nhưng bạn này nhất quyết không đi và kiên trì học, cuối cùng bạn được điểm 10 còn ba bạn kia bị điểm kém.
- Vẫn kiên trì và vừng vàng du cho ai có nói gì đi nữa đó chính là nội dung của câu ứng dụng trong bài.
- GV HD và đọc mẫu.
- HS đọc CN, nhóm, lớp. 
b) Luyện viết.
- Khi viết vần từ khoá chúng ta phải chú ý những gì?
- Lưu ý nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh.
- GV HD và giao việc.
- HS tập viết theo mẫu.
- GV theo dõi uốn nắn.
- NX bài viết.
c) Luyện nói theo chủ đề. Ao, hồ, giếng.
- Chúng ta cùng nói về chủ đề này theo câu hỏi sau.
- Tranh vẽ những gì?
- Cảnh ao có người cho cá ăn, cảnh giếng có người múc nước.
- Chỉ xem đâu là ao, đâu là giếng?
- Cho HS chỉ trong tranh.
- ao thường dùng để làm gì?
- Nuôi cá, tôm.
- Giếng thường dùng để làm gì?
- Lấy nước ăn, uống, sinh hoạt.
- Nơi em ở có ao, hồ giếng không?
- Nhà em lấy nước ăn ở đâu?
- Theo em lấy nước ăn ở đâu là vệ sinh nhất?
- Để giữ vệ sinh cho nguồn nước ăn em phải làm gì?
- HS tự liên hệ trả lời.
- Hãy đọc chủ đề luyện nói.
- Một vài HS đọc.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Bài 53:
Toán
Phép trừ trong phạm vi 8
A. Mục tiêu:
Sau bài học HS được:
- Khắc sâu khái niệm về phép trừ.
- Tự thành lập bảng trừ trong phạm vi 8.
- Thực hành tính đúng phép trừ trong phạm vi 8.
B. Đồ dùng dạy học.
- Sử dụng các hình vẽ trong sgk.
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC:
- GV đọc các phép tính:
7 + 1; 8 + 0 ; 6 + 2:
 7 8 6
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc và tính kết quả.
 1 0 2
 8 8 8
- Cho học sinh đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.
- 3 học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
a. Lập phép tính trừ: 
 8 - 1 = 7; 8 - 7 = 1. 
- Giáo viên gắn lên bảng gài hình vẽ như trong SGK.
- Cho học sinh quan sát, nêu đè toán và phép tính thích hợp.
- Học sinh nêu đề toán và phép tính :
 8 - 1 = 7; 8 - 7 = 1.
- Giáo viên ghi bảng: 8 - 1 = 7; 7 - 1 = 8
- Học sinh đọc lại 2 công thức.
b. Hướngdẫn học sinh lập phép trừ:
 8 - 2 = 6 8 - 3 = 5.
 8 - 2 = 6 8 - 5 = 3.
(Tương tự như 8 - 1 và 8 - 7 )
- Giáo viên nêu hình vẽ và cho học sinh nêu luôn phép tính và kết quả.
c. Hướng dấn học sinh học thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 8.
- Giáo viên cho học sinh học thuộc bằng cách xoá dần từng phần của phép cộng để học sinh đọc.
- Học sinh đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 8.
3. Thực hành:
Bài 1(73) bảng con:
- Khi đặt tính và làm tính theo cột dọc em cần lưu ý gì?
- Ghi các số thẳng cột nhau
- Giáo viên lần lượt cho học sinh làm
- Học sinh làm theo tổ
 8 8 8
 1 2 3
 7 6 5
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa
Bài 2: 
- Bài yêu cầu gì?
- Tính và ghi kết quả vào phép tính
1 + 7 = 8
8 - 1 = 7
8 - 7 = 1
- Bài củng cố gì?
- Làm phép tính cộng trong phạm vi 8.
Bài 3: (74)
- HD tương tự bài 2
- Học sinh làm rồi lên bảng chữa 
- Gọi1 vài em nêu miệng cách làm
 8 - 4 = 4
8 - 3 - 1 = 4
- Giáo viên nhận xét và chữa bài cho học sinh 
 8 - 2 - 4 = 4
Bài 4(71)
- Bài yêu cầu gì?
- Quan sảt tranh và viết phép tính thích hợp theo tranh
Tranh 1: 8 - 4 = 4
Tranh 2: 5 - 2 = 3
Tranh 3: 8 - 3 = 5
Tranh 4: 8 - 6 = 2
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa
4. Củng cố dặn dò:
+ Trò chơi: Lập các phép tính đúng với các số và dấu sau (8, 2, 0, +, - , =)
- Học sinh chơi thi giữa các nhóm
- Cho học sinh đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 8
- 2 học sinh đọc
- Nhận xét giờ học
* Làm BT vào vở BT
Đạo đức:
Tiết 13: Đi học đều và đúng giờ (T1)
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: - HS hiểu được đi học đúng giờ giúp cho các em tiếp thu bài tốt hơn, nhờ đó kết quả học tập sẽ tốt hơn.
- Để đi học điều và đúng giờ, không la cà.
2- Kĩ năng: HS thực hiện được việc đi học và đúng giờ
3- Thái độ: Tự giác đi học đều và đúng giờ
B- Tài liệu và phương tiện:
- Vở đạo đức 1
- 1 số đồ vật để tổ chức trò chơi sắm vai
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 1 số HS thực hiện lại tư thế đứng chào cờ mà giờ trước chưa đạt.
- GV nhận xét và cho điểm
- Những HS chưa đạt lần lượt hô và trả lời, thực hiện động tác
II- Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 1
+ Hướng dẫn các cặp HS quan sát tranh ở BT1 và thảo luận.
- Trong tranh vẽ sự việc gì ?
- Có những con vật nào ?
- Từng con vật đó đang làm gì ?
- Giữa rùa và thỏ thì bạn nào tiếp thu bài tốt hơn ?
- HS thảo luận theo cặp
- Các em cần noi theo, học tập bạn nào ? vì sao ?
+ Yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp
+ GVKL: Thỏ ta cá dọc đường nếu đến lớp muộn, Rùa chăm chỉ nên đúng giờ, bạn Rùa sẽ tiếp thu bài tốt hơn, các em cần noi theo bạn rùa đi học đúng giờ
- Các nhóm cử đại diện nêu kết quả TL.
- Các nhóm khác nghe và nhận xét
3- Hoạt động 2: HS đóng vai theo tình huống BT2.
+ GV giới thiệu tình huống theo tranh BT2 và yêu cầu các cặp HS thảo luận cách ứng xử để sắm vai.
+ Cho HS lên đóng vai trước lớp.
+ GV: Khi mẹ gọi dậy đi học, các em cần nhanh nhẹn ra khỏi giường để chuẩn bị đi học
- HS thảo luận, phân vai, chuẩn bị thể hiện qua trò chơi.
- 1 số nhóm lần lượt lên đóng vai 
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ xung
4- Hoạt động 3: Thảo luận toàn lớp
+ Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận.
- Đi học đều, đúng giờ có lợi gì ?
- Nếu không đi học đều và đúng giờ thì sẽ có hại gì ?
- HS thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi 
- Làm thế nào để đi học đúng giờ ?
+ GV tổng kết:
- Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt hơn, thực hiện được nội quy nhà trường. 
- Nếu đi học không đều và đúng giờ sẽ tiếp thu bài không đầy đủ, hiệu quả học tập sẽ không được tốt .
- Để đi học đúng giờ, trước khi đi ngủ cần chuẩn bị sẵn quần áo, đồ dùng học tập, đi không la cà
- HS nghe và ghi nhớ
5- Củng cố - dặn dò:
- Vì sao phải đi học đều và đúng giờ ?
- Em đã làm gì để đi học đúng giờ ?
- 1 vài em nhắc lại
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn HS thực hiện theo nội dung bài học
Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2009
Bài 66:
Học vần
Uông - ương
A. Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo vần uông, ương 
- Học và viết được: Uông, ương,quả chuông, con đường 
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng 
- Những lời nói tự nhien theo chủ đề đồng ruộng 
B. Đồ dùng dạy:
- Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói 
C. Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết: Cái kẻng, củ riềng, bay liệng.
- Cho HS đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng
- GV nhận xét, cho điểm
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con 
- HS đọc 3 – 4
II. Dạy - học bài mới:
1- Giới thiệu bài: (trực tiếp)
- HS đọc theo GV: uông, ương
2- Dạy vần:
Uông:
a- Nhận diện vần:
- Viết bảng vần uông và hỏi
- HS quan sát
- Vần uông do những âm nào tạo nên?
- Vần uông do uô và ng tạo nên
- Hãy so sánh vần uông với vần iêng ?
- Giống: Kết thúc = ng
- Khác: uông bắt đầu = iê
- Hãy phân tích vần uông?
- Vần uông có uô đứng trước và ng đứng sau
b- Đánh vần:
Vần: - Vần uông đánh vần như thế nào ?
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- uô - ngờ - uông
- HS đánh vần CN, nhóm, lớp
Tiếng khoá:
- Yêu cầu HS tìm và gài vần uông
- Yêu cầu HS tìm tiếp chữ ghi âm ch để gài vần uồn?
- HS sử dụng bộ đồ dùng để gài: uông, chuông
- Ghi bảng: ... nắn thêm cho HS yếu.
- Chấm chữa một số bài.
c) Luyện nói theo chủ đề.
- Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
- GV HD và giao việc.
+ Gợi ý.
- HS thảo luận nhóm 2, nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
- Tranh vẽ những lại máy gì?
- Chỉ đâu là máy cày. máy nổ, máy khâu, máy tính.
- May cày dùng để làm gì? thường dùng ở đâu?
- Máy khâu dùng để làm gì?
- Máy tính dùng để làm gì?
- Ngoài các máy có trong tranh em còn biết những loại máy nào?
4. Củng cố dặn dò.
- Hôm nay chúng ta học vần gì?
- Học vần inh, ênh.
- Cho HS đọc lại bài trong sgk.
Nhận xét chung giờ học?
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sao.
Tiết:56
Toán
Phép trừ trong phạm vi 9
A. Mục tiêu:
- HS tự thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
- Thực hành tính trừ trong phạm vi 9.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ phóng to các hình trong sgk.
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán lớp 1.
- Hai tờ giấy trắng to, hai bút chì mầu để tổ chức trò chơi.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
- 2 HS lên bảng thực hiện.
 6 + 3 =  8 + 1 = 
 6 + 3 = 9 8 + 1 = 9
 5 + 4 =  2 + 7 = 
 5 + 4 = 9 2 + 7 = 9
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 9.
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HD HS tập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
- GV gắn mô hình tương tự như sgk và giao việc.
- HS quan sát từng hình, đặt đề toán và nêu phét tính tương ứng.
9 - 1 = 8; 9 - 8 = 1
9 - 2 = 7; 9 - 7 = 2
9 - 3 = 6; 9 - 6 = 3 
9 - 4 = 5; 9 - 5 = 4
- Cho HS học thuộc lòng bảng trừ bằng cách xoá dần từng phần.
- HS học thuộc lòng bảng trừ.
3. Thực hành.
Bài 1: Bảng con.
- Nêu yêu cầu và đọc phép tính.
- HS ghi phép tính theo cột dọc vào bảng con và tính kết quả.
9 9 9
1 2 3
8 7 6
- GV nhận xét chỉnh sửa.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của BT
- Tính nhẩm và ghi kết quả.
- HD và giao việc.
- Cho HS quan sát từng cột để khắc sâu về phép cộng và trừ.
8 + 1 = 9
 9 - 1 = 8
 9 - 8 = 1
 Bài 3: 
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn và cho HS nêu yêu cầu của BT.
 - Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- ở bảng 1 ta điền các con số còn thiếu sao chô tổng cho tổng của hai số ở hàng trên và hàng dưới cộng vào đều bằng 9.
- ở bảng 2: Thực hiện lần lượt các phép tính trước tiên lấy số ở hàng thứ nhất trừ đi 4 được bao nhiêu ghi vào hàng thứ hai sau đó lấy lớp kết quả ở hàng thứ hai cộng với 2 được bao nhiêu ghi vào bảng thứ ba.
- Cho cả lớp làm bài sau đó gọi HS lên điền kết quả trên bảng.
Bài 4:
- Cho HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép tính thích hợp.
- HS thực hiện "Có 9 con ong, 4 con bay đi tìm mật hỏi còn mấy con".
- GV theo dõi nhận xét.
9 - 4 = 5
4. Củng cố dặn dò:
+ Trò chơi lập phép tính theo các số và dấu cho trước.
- HS chơi giữa các tổ.
- Đọc thuộc bảng trừ vừa học.
- Nhận xét chung giờ học.
- Làm BT về nhà và chuẩn bị bài sau.
Bài 14:
Mỹ thuật
Vẽ mầu vào các hoạ tiết ở hình vuông
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Thấy được vẽ đẹp của trang trí hình vuông.
	 - Nắm được cách vẽ mầu vào các hoạ tiết trong hình vuông.
2. Kỹ năng: Biết chọn và vẽ mầu vào hình vuông.
3. Thái độ: Yêu thích cái đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: - Khăn vuông có trang trí
	 - Một số bài trang trí hình vuông của học sinh năm trước.
2. Học sinh: Mẫu vẽ, vở tập vẽ.
C. Các hoạt động dạy học.
I. KTBC:
- KT sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học.
- GV nêu nhận xét sau kiểm tra.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giơi thiệu bài.
2. Quan sát mẫu và nhận xét.
- Cho HS quan sát hình vuông đã trang trí và chưa trang trí.
- HS quan sát theo HD.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét.
- HS quan sát để rút ra được trang trí sẽ làm cho mọi vật thêm đẹp.
- Hãy kể tên những đồ vật được trang trí bằng hình vuông.
3. HD HS cách vẽ mầu.
- Cho HS quan sát để nhận ra hoạ tiết của hình vuông.
- Hình quan sát được và nêu.
- Hình cái lá ở 4 góc
- Hình thoi ở giữa hình vuông.
- Hình tròn ở giữa hình thoi.
- Cho HS quan sát H3, 4 và nhận xét về cách vẽ mầu.
- Các hình giống nhau được vẽ cùng màu.
- GV dùng phấn mầu vẽ mầu vào hình 5 ở trên bảng.
+ Vẽ xung quanh trước, ở giữa sau.
+ Vẽ đều, gọn không chơm ra ngoài.
- HS theo dõi.
+ Vẽ mầu có đậm, nhạt.
4. HS thực hành.
+ HD học sinh.
- Bốn cái lá vẽ một mầu.
- Bốn góc cũng vẽ cùng màu nhưng khác với mầu là.
- HS tự chọn màu vẽ và vẽ mầu vào H5 theo HD.
- Vẽ màu khác ở hình thoi.
- Vẽ màu khác ở hình tròn.
- GV theo dõi và giúp HS tìm màu, vẽ màu, cách cầm bút
5. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét đánh giá.
- Chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp cho HS quan sát nhận xét.
- Quan sát màu sắc của các con vật xung quanh
Thứ sáu ngày 04 tháng 12 năm 2009
Bài 59:
Học vần
ôn tập
A. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có thể.
- Hiểu được cấu tạo các vần đã học trong tuần.
- Đọc viết một cách chắc chắn các vần có kết thúc bằng ng và nh.
- Đọc đúng các từ, câu ứng dụng trong bài, đọc được các từ, câu chứa vần đã học.
- Nghe, hiểu và kể tự nhiên một số tình tiết quan trọng trọng trong truyện kể Quạ và Công.
B. Đồ dùng dạy học:
- Sách tiếng việt 1 tập 1.
- Bảng ôn các vần kết thúc bằng ng và nh.
- Tranh minh hoạ các từ, câu ứng dung và truyện kể "Quạ và Công".
B. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Viết và đọc: Đình làng, thông minh, bệnh viện.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con 
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng trong SGK.
- 3 - 4 em đọc.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Dạy - Học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn tập:
a. Các vần vừa học:
- treo bảng ôn lên bảng.
- Học sinh đọc giáo viên chỉ.
- Yêu cầu học sinh đọc các âm vần có trong bảng ôn.
- Học sinh chỉ theo giáo viên đọc.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
- Học sinh tự đọc tự chỉ. 
b. Ghép âm thành vần:
- Yêu cầu học sinh ghép các chữ ở cột dọcvới các chữ ở dòng ngang để tạo thành các vần tương ứng đã học. 
- Học sinh ghép các chữ: a, ă, â, u, ư, uô.. với ng và ê, i với nh. 
- Yêu cầu học sinh đọc các vần vừa ghép được
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp.
c. Đọc từ câu ứng dụng:
- Bài ôn hôm nay có những từ ứng dụng nào? 
- Hóc sinh nêu. 
- Yêu cầu học sinh đọc lại các từ đó.
- Học sinh đọc CN, nhóm lớp.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa cho học sinh 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
- Giáo viên giải nghĩa từ.
Bình Minh: Buổi sáng sớm lúc mặt trời mọc.
Nhà rông: Nhà để tụ họp của người dân trong làng, bản..
Nắng trang trang: nắng to nóng nực.
- Giáo viên đọc mẫu.
- 1 vài em đọc lại.
d. Tập viết từ ứng dụng:
- Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình.
- Học sinh tô chữ trên không sau đó luyện viết vào bảng con. 
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
đ. Củng cố :
+ Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần vừa ôn
- Nhận xét chung giừ học
- Học sinh chơi theo tổ 
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
3.Luyện tập:
a. Luyện đọc:
- Những vần kết thúc = ng, nh.
- Chúng ta vừa ôn lại những vần NTN? 
- Học sinh đọcCn, nhóm lớp.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Giáo viên treo tranh và nêu yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ cảnh thu hoạch bông
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng trên bảng.
- Học sinh đọc CN, Nhóm, lớp.
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa.
b. Luyện viết:
- Khi viết từ ứng dụng ta phải chú ý những điều gì? 
- Lưu ý nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu thanh.
- Hướng dẫn cách viết vở và giao việc.
- Học sinh tập viết theo mẫu chữ.
- GV quan sát uốn nắn thêm cho HS yếu.
- Chấm một số bài viết và nhận xét.
c. Kể chuyện "Quạ và Công"
- GV giới thiệu.
- Các em đã nhìn thấy con quạ và con công bao giờ chưa? Chúng như thế nào?
- Quạ có lông đen xấu xí, Công có bộ lông đẹp óng ả.
- Vì sao như vậy chúng ta hãy nghe chuyện "Quạ và Công nhé" .
- GV kể diễn cảm truyện.
- GV treo bảng và kể lại nội dung chuyện theo từng tranh.
Tranh1 : Quạ vẽ cho Công Rất đẹp 
Tranh 2: Vẽ xong Tô màu 
Tranh 3: Công khuyên Lời bạn 
Tranh 4: cả bộ lông Quạ trở lên xám xịt 
- GVHDHS kể lại nội dung câu chuyện theo từng tranh. 
- HS tập kể theo nhóm 
- Các nhóm cử đại diện lên chỉ và kểtheo tranh 
- Các nhóm kể nối tiếp theo từng tranh. 
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm 
+ Rút ra bài học: Vội vàng hấp tấp lại tham lam thì không làm được việc gì 
+ Trò chơi: Thi làm Quạ và Công 
HD: 1HS kể lại câu chuyện đẻ 2 HS kác làm Quạ và Công thể hiện các hành động việc làm của hai nhân vật trong chuyện 
- HS thực hiện theo hướng dẫn. 
4 - Củng cố Dặn dò: 
- Cho học sinh đọc lại toàn bài (SGK)
- HS đọc ĐT 
- Yêu cầu HS tìm tiếng, từ có vần vừa ôn. 
- HS tìm và nêu 
- Nhận xét chung giờ học 
- Ôn lại bài 
- Xem trước bài 60.
Bài 14:
Âm nhạc
Ôn tập bài hát "sắp đến tết rồi" (T2)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức. - Ôn tập bài hát sắp đến tết rồi.
 - Tập hát kết hợp với biểu diễn và vận động phụ hoạ.
2. Kỹ năng. - Thuộc lời ca hát đúng giai điệu.
	 - Biết hát kết hợp với biểu diễn và vận động phụ hoạ.
3. Thái độ. Yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học"
	- Thanh phách, song loan, trống nhỏ, một vài bức tranh mô tả cảnh tết.
C. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
I. KTBC:
- Giờ học trước học bài gì?
- Bài "Sắp đến tết rồi"
- Bài hát "Sắp đến tết rồi" của nhạc sĩ nào?
- Nhạc sĩ Hoàng Vân
- Hãy hát lại bài hát.
- 1-3 HS.
GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát "Sắp đến tết rồi"
- GV treo một bức tranh về phong cảnh ngày tết và giao việc.
- HS quan sát và nhận xét về nội dung.
- Yêu cầu HS hát ôn sau đó kết hợp với gõ theo tiết tấu, phách.
GV theo dõi chỉnh sửa.
3. Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
- Cho HS hát kêt hợp với phụ họa.
- HS luyện tập theo tổ.
4. Hoạt động 3: Đọc lời ca theo tiết tấu.
- GV treo bảng phụ có sẵn nội dung sau.
Em đi đến trường
Vui bước trên đường
Chim ca chào đón
Ngàn hoa ngát hương.
- Chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu một nhóm đọc lời theo tiết tấu, hai nhóm còn lại đệm bằng nhạc cụ gõ.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- GV theo dõi chỉnh sửa.
5. Củng cố dặn dò:
- Cho cả lớp hát lại toàn bài.
- HS hát ĐT 1 lần.
- Nhận xét chung giờ học.
Ôn lại bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 Lop 1(2).doc