Học vần
ổn định tổ chức
I/Mục tiêu bài dạy :
- GV ổn định tổ chức lớp
- Giúp HS biết rõ sĩ số của lớp, biết vị trí ngồi của mình.
+ Biết tên các bạn trong lớp.
+ Hiểu rõ nội quy, quy định của trường.
- Hình thành cho HS nề nếp học tập của học sinh
- Bầu cán sự lớp .
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh
- Làm quen với SGK của các môn học .
II/Phương pháp dạy học:
Hỏi đáp, trực quan, luyện tập thực hành
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.ổn định tổ chức:
Cho HS hát 1 bài .
2.Kiểm tra đồ dùng của học sinh
GV nhận xét .
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài
b. Hướng dẫn ổn định
- Phân chỗ ngồi, bầu lớp trưởng , lớp phó
- HS làm quen với cô giáo
- HS làm quen với bạn bè
Tuần 1: Thứ hai ngày6. tháng9năm 2010 Học vần ổn định tổ chức I/Mục tiêu bài dạy : - GV ổn định tổ chức lớp - Giúp HS biết rõ sĩ số của lớp, biết vị trí ngồi của mình. + Biết tên các bạn trong lớp. + Hiểu rõ nội quy, quy định của trường. - Hình thành cho HS nề nếp học tập của học sinh - Bầu cán sự lớp . - Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh - Làm quen với SGK của các môn học . II/Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, trực quan, luyện tập thực hành III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: Cho HS hát 1 bài . 2.Kiểm tra đồ dùng của học sinh GV nhận xét . 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài b. Hướng dẫn ổn định - Phân chỗ ngồi, bầu lớp trưởng , lớp phó - HS làm quen với cô giáo - HS làm quen với bạn bè c. Nề nếp học tập: - Cách cầm bút, cầm sách, khoảng cách mắt nhìn - Cách ngồi viết, cách đặt vở đồ dùng - cách đứng đọc bài giao tiếp với bạn bè xung quanh d.Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập, các giữ gìn +Kiểm tra các loại sách, vở, đồ dùng học tập - Sách Tiếng Việt, vở bài tập - Bút chì, tẩy, phấn, bảng con +Cách giữ gìn: - Bọc sách, vở, dán nhãn vở - Không làm quăn góc, vẽ bậy hoặc xé e.Hướng dẫn HS nắm được các kí hiệu trong sách - Cho học sinh mở từng loại sách và giới thiệu các kí hiệu trong sách VD: Quyển Tiếng Việt + Kí hiệu tập đọc, Kí hiệu tập viết; Kí hiệu luyện nói; Kí hiệu kể chuyện; T: Cho HS nhiều em nhắc lại f.Luyện tập: - GV chia lớp thành các nhóm đôi ( Một bạn hỏi, một bạn trả lời theo nội dung cô vừa hướng dẫn. -HS: Hai bạn ngồi cùng bàn, một bạn chỉ vào các kí hiệu hỏi đây là kí hiệu gì? HS: Khác trả lờ Cứ hỏi như vậy cho đến khi hết các kí hiệu, sau đó bạn kia lại hỏi lại như vậy. +Cho HS tự kiểm tra đồ dùng học tập của nhau và xếp ngăn nắp vào cặp. -HS tự kiểm tra đồ dùng học tập của mình sau đó kiểm tra của bạn ngồi cùng bàn. -Xếp đồ dùng vào cặp sách 4. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Nhắc nhở HS đi học đúng giờ và sắp xếp đồ dùng vào cặp sách ngăn nắp, gọn gàng - VN thực hiện tốt những điều vừa học. - Soạn sách vở theo thời khoá biểu . Toán Tiết học đầu tiên I/Mục tiêu bài dạy: - Nhận xét những việc thường xuyên phải làm trong các tiết học toán 1. - Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập toán 1 II/Phương pháp dạy học: - Giảng giải , đàm thoại , HĐ nhóm III/Công việc chuẩn bị : - Sách giáo khoa toán 1 IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Hướng dẫn HS sử dụng toán 1 - Cho HS xem sách toán 1 - HS mở bài : Tiết học đầu tiên * Giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1: -Từ bài 1 đến tiết học đầu tiên Mỗi tiết học có 1 phiếu. Tên của bài học đặt ở đầu trang. Mỗi phiếu thường có - Phần bài mới - Phần thực hành - Cho HS thực hành gấp mở sách sao cho không bị nhàu nát, góc không bị quăn và sạch sẽ. HS: Tự gấp và mở sách * Hướng dẫn HS cách giữ gìn sách vở tương tự như đã HD ở sách Tiếng Việt 1. 2. Học sinh làm quen với một số hoạt động của toán 1 + HS quan sát từng ảnh thảo luận xem lớp 1 thường có những hoạt động gì? + Học lớp 1 có những hoạt động nào bằng cách nào? + Sử dụng những dụng cụ học tập nào? - GV gọi HS trả lời HS: Nhiều em trả lời GVnhận xét và chốt lại. 3. Giới thiệu với HS yêu cầu cần đạt sau khi học toán 1 - Đếm, đọc số, viết số, nêu phép tính giải - Biết giải các bài toán - Đo độ dài, biết xem lịch - Biết cách học tập và làm việc - Chịu khó tìm tòi suy nghĩ 4. Giới thiệu bộ đồ dùng - Cho HS quan sát bộ đồ dùng Toán 1 + Quan sát và nêu tên gọi đồ dùng đó để làm gì? + Que tính, hình vuông - GV Hướng dẫn học sinh cách mở đồ dùng lấy và cất, cách bảo quản HS: Nhắc lại 5. Củng cố - Dặn dò: T:Nhắc HS giữ gìn sách, Bảo quản sách vở và đồ dùng để sách vở sạch sẽ. Đạo đức Em là học sinh lớp MộT (tiết 1) I/Mục tiêu bài dạy: 1. Giúp HS biết: - Trẻ em có quyền có họ tên , có quyền đi học . - Vào lớp 1 , em sẽ có thêm nhiều bạn mới , có thầy giáo , cô giáo mới . - Vui vẻ phấn khởi đi học , biết yêu quý bạn bè , thầy giáo , cô giáo , trường lớp . 2. HS có thái độ: - Vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào khi là HS lớp 1 - Biết yêu quý thầy cô, bạn bè, trường lớp. II/Phương pháp dạy học: - Hỏi đáp, trực quan, luyện tập thực hành III/Công việc chuẩn bị : - Vở bài tập đạo đức IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: Cho HS hát 1 bài . 2.Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra đồ dùng của học sinh 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu nội dung bài, kết hợp ghi bảng. -HS chuẩn bị vở Bài tập Đạo đức 1. *.Hoạt động 1: Giới thiệu tên ( Bài tập 1) - GV chia lớp làm 5 nhóm và hướng dẫn cách giới thiệu tên - Con nhớ được tên bao nhiêu bạn trong nhóm? Các bạn trong nhóm con có đặc điểm riêng gì? Có bạn nào cùng tên với nhau hay với con không? - Từng HS giới thiệu cho bạn nghe về tên của mình và một số đặc điểm cá nhân ( nếu thấy cần ), các HS còn lại ghi nhớ; sau đó từng HS sẽ nói lại tên bạn trong nhóm mình. - HS các nhóm cùng thảo luận. GV kết luận : Mỗi người có một tên . Ai cũng có quyền có họ và tên. *. Hoạt động 2 : Giới thiệu về ý thích của mình ( Bài tập 2) - GV nêu yêu cầu của bài tập - Bạn trai : thích xem hoạt hình, thả diều, đá bóng. - Bạn nữ : thích vẽ tranh, đọc báo nhi đồng. - GV gọi một số cặp HS trình bày về ý thích của mình. * Làm việc cả lớp - HS nêu ý thích của các bạn trong tranh.. * Hoạt động nhóm đôi. - HS ngồi cạnh nhau cho nhau nghe về ý thích của mình. * Kết luận: Mỗi người có một sở thích.Cần tôn trọng sở thích của người khác. - HS 1số em nhắc lại . * Hoạt động 3: HS kể về sự chuẩn bị vào lớp Một của mình. - Gia đình con đã chuẩn bị cho con những gì khi đi học lớp Một? - Con cũng chuẩn bị gì cho bản thân mình? HS Làm việc cá nhân. - GV gợi ý cho HS qua một số câu hỏi. - GV nêu kết luận : Ông bà,cha mẹ luôn chăm lo cho con cháu khi con cháu vào học lớp 1. - Học sinh nhắc lại . * Hoạt động 4: Kể về ngày đầu tiên đến trường. ( Bài tập 3) - Ai đưa con đến trường? - Đến trường, con được tham gia hoạt động gì? - Đến trường có gì khác ở nhà? - GV gợi cho HS nhớ lại. GV kết luận: Đến trường,con có nhiều bạn mới,con được học nhiều điều mới lạ.Đi học là niềm vui,là quyền lợi của trẻ em.Ai cũng có quyền được đi học. * Hoạt động nhóm đôi. - HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về đầu tiên đến trường của mình. 3.Củng cố - Dặn dò - Nhắc nhở HS thực hiện tốt nhiệm vụ đi học của mình Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010 Học vần Các nét cơ bản I/Mục tiêu bài dạy: - Giúp HS bước đầu làm quen với các nét cơ bản. - Thuộc tên các nét cơ bản - Viết được thành thạo các nét cơ bản. II/Phương pháp dạy học: - Trực quan, đàm thoại, LT III/Công việc chuẩn bị: - Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1 - các hình giống các nét cơ bản. IV/ Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: HS hát 1 bài 2.Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng học tập của HS. 3.Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng b,Hướng dẫn HS tìm hiểu bài *Giới thiệu các nét cơ bản -Treo tranh vẽ các nét cơ bản -Giới thiệu từng nét : + Nét ngang, nét sổ thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải, nét cong nét hở phải, nét cong hở trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc 2 đầu . c,Hướng dẫn HS viết các nét cơ bản - GV vừa viết vừa hướng dẫn HS viết từng nét - GV quan sát nhận xét chung và nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV theo dõi và hướng dẫn những em yếu. 4,Củng cố - Dặn dò: Yêu cầu các em về nhà luyện đọc và luyện viết lại bài GV nhận xét giờ học . -HS: Quan sát - HS: Nhiều em nêu lại - HS: Đọc cá nhân, đồng thanh - HS: chú ý theo dõi - HS thực hiện viết bảng con - HS Viết vào vở từng dòng, viết đúng mẫu và cỡ của từng nét. Thủ công Giới thiệu MộT số loại giấy bìa và dụng cụ thủ công I/Mục tiêu bài dạy: - HS biết 1 số loại giấy, bìa và dụng cụ học tập để học thủ công là: Kéo, hồ dán, thước kẻ II/Phương pháp dạy học: trực quan, đàm thoại, LTTH III/Công việc chuẩn bị: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ học tập: kéo, hồ dán IV/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: HS hát 1 bài 2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng b, Giới thiệu giấy bìa: - GV nói sơ qua về xuất xứ của giấy bìa. - GV giơ giấy bìa để HS quan sát và làm quen - Có rất nhiều màu như: Xanh, đỏ, tím, vàng - Mỗi bạn sẽ mua một túi giấy màu để học thủ công. c, Giới thiệu dụng cụ thủ công: - Thước kẻ làm bằng gỗ hoặc nhựa, dùng đo chiều dài. trên thước có vạch đánh số. - GV Cho HS quan sát cái thước, bút chì, kéo, hồ dán.. - GV Nêu tác dụng của chúng +Bút chì: Để kẻ đường thẳng ( H3 ) +Kéo: Để cắt, dán bìa - Hồ dán: Dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở - Cho HS quan sát dụng cụ học tập - HS: Nêu từng dụng cụ 4. Củng cố - GV Nhận xét tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật của học sinh trong giờ học - VN chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để học xé, dán hình chữ nhật Toán Nhiều hơn, ít hơn I/Mục tiêu bài dạy: - HS biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật - Biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh về số lượng II/Phương pháp dạy học: - Trực quan, đàm thoại, Luyện tập thực hành III/Công việc chuẩn bị: - Các tranh ảnh của toán 1, 1 số đồ vật. IV/ Các hoạt động dạy học: 1,ổn định tổ chức: 2,Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng học tập của HS. 3,Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng *Hoạt động 1: Cho HS so sánh một số lượng cốc và thìa - GVcầm 4 cái thìa và nói: Có 1 số cái thìa và một số cốc, ta xếp thìa vào cốc thì còn lại 1 cốc không có thìa. Lúc đó ta nói số cốc nhiều hơn số thìa. - Ta đặt vào mỗi đĩa 1 cái thìa. Vậy còn 1 cái cốc không có thìa, ta nói số thìa ít hơn số cốc. - Tương tự GV cho HS thảo luận theo tổ, nhóm. b, Thợc hành: - Ngoài những đồ vật trong tranh GV có thể cho HS so sánh những đồ vật thật như 5 quyển vở với 4 cái bút. - GV chuẩn bị một số đồ vật y/c HS tìm theo nhóm. 4,Củng cố: - GV hỏi HS về một số đồ vật trong nhà để biết được số đồ vật nào nhiều hay ít? - GV nhận xét giờ học 5. Dặn dò: Về nhà các ... nước nguội, nước xúc miệng IV. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1,ổn định tổ chức: 1 phút 3,Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng b,Hướng dẫn Cách vệ sinh răng miệng *Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - Chia lớp thành 3 nhóm lớn - Phát cho mỗi nhóm 1 tờ tranh về vệ sinh răng, miệng +Quan sát tranh và kể các bước vệ sinh răng, miệng của bạn nhỏ trong tranh? -T: Gọi các nhóm bổ sung và nhận xét -T: Lưu ý cho HS cách đánh răng *Hoạt động 2: Thực Hành -Cho Từng HS lên thực hành đánh răng 4,Củng cố – Dặn dò: GV NX giờ học - Các nhóm quan sát và trả lời câu hỏi - Các nhóm thảo luận - Đại diện lên trình bày + Lấy kem đánh răng vào bàn chải + Lấy nước vào cốc + Xúc miệng + Đánh răng Thực hành Ôn chăm sóc và bảo vệ răng I.Mục tiêu bài dạy: - Cho HS thấy được tác dụng của việc vệ sinh răng miệng - Biết cách vệ sinh răng miệng - Thực hành trên lớp II.Phương pháp dạy học : HĐ nhóm. Luyện tập thực hành III. Đồ dùng dạy học: bàn chải đánh răng, cốc, nước nguội, nước xúc miệng IV. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1,ổn định tổ chức: 1 phút 3,Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng b,Hướng dẫn Cách vệ sinh răng miệng *Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - Chia lớp thành 3 nhóm lớn - Phát cho mỗi nhóm 1 tờ tranh về vệ sinh răng, miệng +Quan sát tranh và kể các bước vệ sinh răng, miệng của bạn nhỏ trong tranh? -T: Gọi các nhóm bổ sung và nhận xét -T: Lưu ý cho HS cách đánh răng *Hoạt động 2: Thực Hành - Cho Từng HS lên thực hành đánh răng 4,Củng cố – Dặn dò: GV NX giờ học - Các nhóm quan sát và trả lời câu hỏi - Các nhóm thảo luận - Đại diện lên trình bày + Lấy kem đánh răng vào bàn chải + Lấy nước vào cốc + Xúc miệng + Đánh răng Mĩ thuật Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn I.Mục tiêu: - HS nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc một số quả dạng tròn( cam, bưởi, hồng, táo). - Vẽ hoặc nặn được một vài quả dạng tròn. II.Phương pháp dạy học : trực quan, đàm thoại, HĐ nhóm. Luyện tập thực hành III. Đồ dùng dạy học: - GV 1 số tranh ảnh vẽ về các loại quả tròn. - Một số quả dạng tròn khác nhau để HS quan sát - Một bài vẽ hoặc nặn quả dạng tròn của HS IV. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1,ổn định tổ chức: 1 phút 2,KTBC: Nêu cách vẽ các nét cong 3,Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng b,Hướng dẫn HS quan sát quả dạng tròn *Giới thiệu đặc điểm các loại quả dạng tròn - Cho HS quan sát, nhận xét các loại quả dạng tròn qua ảnh, tranh vẽ và mẫu thực - Cho HS quan sát quả táo +Quả táo này hình gì? +Màu sắc quả táo như thế nào? - Cho Hs trả lời tương tự với các quả khác: cam, bưởi *Hướng dẫn cách vẽ, cách nặn -GVvẽ 1 số quả đơn giản minh hoạ trên bảng và hướng dẫn HS vẽ *Thực hành: -Tuỳ theo tình hình HS vẽ hoặc nặn quả dạng tròn. *Nhận xét đánh giá: -HD HS đánh giá bài học về: +Hình dáng +Màu sắc 4,Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét giờ học -H: Quan sát -HS: Trả lời -HS: trả lời -HS: trả lời -Theo dõi Gv hướng dẫn - HS: thực hành vẽ vào phần bên của tờ giấy - Nếu HS có đất xét GV cho HS vẽ buổi sáng, nặn buổi chiều. Tiếng Việt Luyện viết I.Mục tiêu bài dạy: - Viết đúng, đẹp các chữ đã học: ph, nh, g, gh,q,qu,gi, ng, ngh - Các từ ứng dụng: nhà lá, phố xá, giỏ cá, quả thị, ngã tư, củ nghệ. - Luyện cho HS có ý thức tự rèn luyện chữ viết, viết đúng cỡ chữ, khoảng cách, II.Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, Luyện tập III.Công việc chuẩn bị: GV: các chữ mẫu vào bảng phụ IV.Các hoạt động chủ yếu: 1,ổn định tổ chức: HS hát 1 bài 2,Bài mới a, Giới thiệu bài: Ghi bảng b,Hướng dẫn HS luyện viết: *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV đưa lần lượt từng chữ ph, nh, g, gh -T: Hỏi về độ cao, khoảng cách các con chữ, cách viết tiếng -Quan sát các từ ứng dụng -Lưu ý cho HS về độ cao, khoảng cách và nét nối giữa các từ *Hoạt động 2: Làm việc CN -Hướng dẫn HS viết vở T: Cho HS viết từ khó vào giấy nháp - Cho HS viết bài vào vở - GV viết lên bảng từng dòng - T: Nhắc nhở HS viết đúng độ cao, khoảng cách của từng chữ. - Quan sát và kèm những HS viết yếu 4, Củng cố- dặn dò: T: Thu 1 số vở chấm và nhận xét giờ học - HS quan sát để nhận diện chữ -HS: Nêu -HS: Quan sát và nêu cách viết -HS: Mở vở, nghe Gv hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết -HS: Viết vào giấy nháp từng chữ -HS: Viết từng dòng vào vở Thực hành Hoàn thành vở bài tập Tiếng việt I.Mục tiêu bài dạy: - HS hoàn thành các bài tập còn lại của buổi sáng - Viết dúng, đẹp các từ ứng dụng II.Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, Luyện tập III.Công việc chuẩn bị: GV: các chữ mẫu vào bảng phụ IV.Các hoạt động chủ yếu: 1,ổn định tổ chức: HS hát 1 bài 2,Bài mới a, Giới thiệu bài: Ghi bảng b,Hướng dẫn HS luyện viết: *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Cho HS mở vở bài tập T. Việt - Cho HS điền vào chỗ chấm âm ng hay ngh? - Bức tranh thứ nhất vẽ gì? - Bức tranh thứ hai vẽ gì? - Bức tranh thứ ba vẽ gì? *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - Cho HS làm việc theo nhóm đôi -Gọi đại diện 3 dãy ( Mỗi dãy 1 em ) lên thi điền nhanh -GV nhận xét *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2 - GV đi kèm chung cả lớp -Thu vở chấm và nhận xét 4,Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét giờ học - VN đọc bài - H: Mở vở bài tập - Nêu yêu cầu bài tập số 2 - HS: trả lời - HS: trả lời - HS: trả lời - HS: thảo luận điền âm còn thiếu vào chỗ chấm - HS: Lên thi - HS: Nêu yêu cầu - Viết bài Thể dục Ôn đội hình đội ngũ – Trò chơi vận động I.Mục tiêu bài dạy: - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng.Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng, có thể còn chậm. - Ôn trò chơi “Qua đường lội”. Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi chủ động hơn trước. II.Phương pháp dạy học: Giảng giải, trực quan,Hỏi đáp, Luyện tập thực hành III.Công việc chuẩn bị: GVchuẩn bị sân bãi sạch sẽ, còi, tranh ảnh 1 số các con vật. IV.Các hoạt động chủ yếu: 1.Phần mở đầu: - GV cùng lớp trưởng tập hợp lớp theo 2-4 hàng dọc, cho quay thành hàng ngang để phổ biến nội dung, yêu cầu bài học: 2-3 phút. - Nhắc lại nội quy 2.Phần cơ bản - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng: 10-12 phút + Cho 1 tổ ra làm mẫu, GV giải thích động tác và cho HS làm mẫu - Chú ý cho HS nhớ bạn đứng trước và sau mình -Sau mỗi lần tập GV tuyên dương, giải thích thêm -Trò chơi “Qua đường lội”: 6 - 8 phút - Gọi vài HS nhắc lại cách chơi - Cho HS chơi cả lớp - T: Nhận xét 3.Phần kết thúc: - GV cùng HS hệ thống lại bài - GV nhận xét giờ học và giao việc VN - HS: Sửa lại trang phục - Đứng vỗ tay và hát: 1-2 phú-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2,1-2.: 1-2 phút - Các tổ khác theo dõi tổ 1 - Các tổ còn lại tập nhiều lần - HS: Nhắc lại cách chơi - HS: Chơi theo đội hình hàng ngang - HS: Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1 – 2, 1 – 2,.: 1 – 2 phút - Đứng vỗ tay và hát: 1 phút Thủ công Toán Luyện toán I.Mục tiêu bài dạy: - HS luyện viết sốcác số từ 1 đến 10 vào vở Toán ô ly - Làm các bài tập có các số từ 1 đến 10. Điền dấu lớn, bé, bằng nhau II.Phương pháp dạy học : HĐ nhóm. Luyện tập thực hành III. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn bài tập, bộ đồ dùng Toán 1 IV. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1,ổn định tổ chức: 1 phút 3,Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng b,Hướng dẫn luyện toán *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Cho HS viết từ số 1 đến số 10 ( Mỗi số 2 dòng) vào vở toán ô li. - Nhắc HS viết đúng khoảng cách từ số 1 đến số 0, không được viết xa quá hoặc gần quá. - T: Đi kèm chung cả lớp *Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - Cho cả lớp quan sát lên bảng dãy số từ số 1 đến số 10: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 - Số 2 đứng đứng liền sau số nào? - Đứng trước số 10 là số nào? - GV hỏi miệng tương tự như vậy với các số còn lại. - Cho HS làm việc trên đồ dùng: Sắp xếp các số 8,3,6,4,9,1,5 theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. - Cho HS điền dấu lớn, dấu bé vào dãy số sau 12345678910 10987654321 - Cho HS đọc lại cả 2 dãy số trên - Gọi HS lên bảng thi viết 2 dãy số trên - T: Nhận xét - Trong các số từ 1 Đến 10 số nào là số bé nhất, số nào lớn nhất? -Số 10 là số có mấy chữ số, đó là những số nào? *Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiêm vụ - Các nhóm hoạt động theo nhóm đôi ( 2 bạn ngồi cùng bàn là 2 nhóm ). - GV nhận xét 4, Củng cố - Dặn dò: - T: Nhận xét giờ học -HS : Mở vở ô li -HS: Nhắc lại cách viết sau đó viết bài - HS: Đọc xuôi, ngược dãy số trên - HS: Số 1 ( nhiều em nhắc lại ) - H: Số 9 - HS: Mở đồ dùng - HS: Từ bé đến lớn:1, 3, 4, 5, 6, 8, 9 Từ lớn đến bé:9, 8, 6 , 5, 4, 3, 1 - HS: Đọc lại H: 1< 2< 3< 4< 5< 6< 7< 8< 9< 10 10 > 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2> 1 - HS: Nhiều em đọc - HS: 2 em lên thi - HS: Số 1 là số bé nhất, số 10 là số lớn nhất - Số 10 có 2 chữ số, đó là chữ số 1 đứng trước và chữ số 0 đứng sau. - HS: Thảo luận theo nhóm đôi - Đại diện từng dãy lên trình bày kết quả của nhóm mình Tự chọn Luyện viết I.Mục tiêu bài dạy: - Viết đúng, đẹp các chữ đã học: o,ô,ơ,e - Luyện cho HS có ý thức tự rèn luyện chữ viết, viết đúng cỡ chữ, khoảng cách, II.Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, Luyện tập III.Công việc chuẩn bị: GV: các chữ mẫu vào bảng phụ IV.Các hoạt động chủ yếu: 1,ổn định tổ chức: HS hát 1 bài 2,Bài mới a, Giới thiệu bài: Ghi bảng b,Hướng dẫn HS luyện viết: *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV đưa lần lượt từng chữ -T: Hỏi về độ cao, khoảng cách các con chữ, cách viết tiếng *Hoạt động 2: Làm việc CN -Hướng dẫn HS viết vở T: Cho HS viết từ khó vào giấy nháp - Cho HS viết bài vào vở - GViết lên bảng từng dòng - T: Nhắc nhở HS viết đúng độ cao, khoảng cách của từng chữ. - Quan sát và kèm những HS viết yếu 4, Củng cố- dặn dò: T: Thu 1 số vở chấm và nhận xét giờ học - HS quan sát để nhận diện chữ -HS: Nêu -HS: Mở vở, nghe Gv hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết -HS: Viết vào giấy nháp từng chữ -HS: Viết từng dòng vào vở phòng giáo dục - đào tạo thị xã phúc yên trường tiểu học trưng nhị --------------------------------- giáo án : lớp 1 (Từ tuần 3 - tuần 6) Năm học 2008-2009 Giáo viên : Phạm Thị Định Năm 2008
Tài liệu đính kèm: