Giáo án lớp 1 - Tuần 2 - Mai Thị Anh Vân

Giáo án lớp 1 - Tuần 2 - Mai Thị Anh Vân

 Tuần 2 Tiết 16-17-18 Học vần

 Bài 4: Dấu hỏi - dấu nặng

I. Mục tiêu:

- HS nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.

- Đọc được: bẻ , bẹ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động ở trong tranh.

Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sgk.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV:- Bộ chữ học vần thực hành.

 - Bảng phụ kẻ ô li. Tranh minh hoạ trong SGK.

- HS:

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 29 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 2 - Mai Thị Anh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 17 tháng 8 năm 2013 . 
Ngày dạy : Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013 
 ( Chuyển day : Ngày ... / ./)
 Tuần 2 Tiết 16-17-18 Học vần
 	 Bài 4: Dấu hỏi - dấu nặng
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi, dấu nặng và thanh nặng.
- Đọc được: bẻ , bẹ.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung các hoạt động ở trong tranh.
Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sgk.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:- Bộ chữ học vần thực hành.
 - Bảng phụ kẻ ô li. Tranh minh hoạ trong SGK.
- HS:
III. Các hoạt động dạy và học:
 Tiết 1:
	 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc bảng con: / , be, bé.
 - Viết bảng con: be, bé.
 - GV uốn nắn, sửa sai cho HS.
 	3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: ( Trực tiếp)
b. Bài giảng:
* Hoạt động 1: Nhận diện chữ ghi âm và dấu ghi thanh.
+. Dấu thanh hỏi: * Dấu “hỏi”
- Cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? các tranh này vẽ con gì ? Vật gì?
=> Các tiếng Khỉ, thỏ, hổ, mỏ, giỏ giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh hỏi.
- GV chỉ dấu “hỏi” trong SGK.
- GV chỉ và nói: Dấu này là dấu hỏi
+. Dấu thanh nặng: * Dấu “ . ”
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Các tranh này vẽ ai? vẽ gì ?
=> Các tiếng này giống nhau ở chỗ đều có dấu thanh nặng.
- GV chỉ và nói: Tên của dấu này là dấu nặng.
* Dạy dấu thanh: 
 + GV viết bảng dấu “ hỏi ”
 . Nhận diện: 
- Dấu hỏi là một nét móc.
- GV cho HS quan sát dấu hỏi trong bộ chữ.
? Dấu “hỏi ” giống vật gì ?
 + GV viết bảng dấu “.” lên bảng
- Dấu nặng là một chấm.
- Cho HS quan sát dấu nặng trong bộ chữ.
- Dấu nặng giống cái gì?
* Hoạt động 2: Trò chơi nhận diện.
- HS chia thành hai nhóm có nhiệm vụ nhặt ra từ 1 chiếc hộp do GV chuẩn bị trước các tiếng chứa thanh hỏi và thanh nặng. Nhóm nào nhặt đúng và nhiều nhóm đó thắng.
- GV theo dõi và nhận xét. 
 	 4. Củng cố - Dặn dò:
- Chúng ta vừa học được những dấu nào ?
- Dấu hỏi giống vật gì ?
- Về nhà luyện đọc bài
 Tiết 2:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại bài tiết 1.
- GV nhận xét.
 3. Dạy học bài mới:
 * Hoạt động 3: Ghép chữ và phát âm: 
* Dấu “hỏi’’
- GV viết bảng: be
? Có tiếng gì?
? khi thêm dấu hỏi vào tiếng be được tiếng gì ?
- GV viết bảng: bẻ
- Dấu hỏi được đặt ở vị trí nào ?
- GV phát âm mẫu tiếng b- e - be - hỏi - bẻ.
? Chúng ta thường bẻ những gì?
 * Dấu nặng .
- Khi thêm dấu nặng vào tiếng be ta được tiếng gì?
? Dấu nặng được đặt ở vị trí nào?
GV phát âm mẫu: b-e-be-.-bẹ 
? Các sự vật nào được chỉ bằng tiếng bẹ ?
* Hoạt động 3. Hướng dẫn viết dấu thanh vào bảng con: 
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết dấu hỏi.
- HD học sinh viết tiếng bẻ.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết dấu nặng và tiếng bẹ.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 4: Trò chơi viết đúng.
+Trò chơi: GV yêu cầu cả lớp viết một tiếng chứa dấu ghi thanh vừa học ai viết đúng, nhanh và đẹp thì bạn đó thắng.
GV theo dõi và nhận xét.
 4. Củng cố - Dặn dò:
- Vừa học được những dấu và tiếng nào ?
- Các dấu đó được đặt ở vị trí nào của tiếng ?
- Về luyện đọc và viết lại bài.
 Tiết 3 : 
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc lại bài tiết 1, 2
- GV nhận xét 
 3. Dạy học bài mới:
+ Luyện tập:
* Hoạt động 5: Đọc dấu và tiếng.
- HS đọc lại các dấu ghi thanh và tiếng mới.
 - GV nhận xét cho điểm.
? Nêu cấu tạo của tiếng bẻ, bẹ
? Nêu vị trí của từng dấu thanh?
* Hoạt động 6: Luyện viết:
- GV viết mẫu.
* Hoạt động 7: Luyện nói:
Chủ đề luyện nói hôm nay tập trung vào các hoạt động đó là: bẻ.
? Quan sát tranh các em thấy những gì?
? Các bức tranh đều nói về hoạt động của ai?
? Hoạt động đó là gì?
? Bẻ những gì
? Em thích bức tranh nào nhất?
+ Phát triển nội dung luyện nói:
? Trước khi đến trường, em có sửa lại quần áo cho gọn gàng không? Ai giúp em việc đó?
? Em có thường chia quà cho mọi người không? Hay ăn một mình?
? Nhà em có trồng ngô không? Ai đi bẻ ngô? 
? Hãy đọc lại tên của bài?
 4. Củng cố - Dặn dò: 
- HS đọc bài trong SGK.
- Về nhà đọc bài Sgk nhiều lần, viết bài vào 
vở. Xem trước bài 5. 
- Hát.
- Đọc cá nhân 3- 4 em.
- Nghe kết hợp nhìn bảng 
viết 2,3 lần.
- HS mở SGK quan sát.
- Khỉ, thỏ, hổ, mỏ, giỏ.
- HS đọc ĐT các tiếng giỏ, khỉ.
- HS đọc CN - ĐT
- HS quan sát tranh
- Quạ, cọ, ngựa, ông cụ, nụ.
- HS đọc các tiếng : Quạ, cọ
- HS lấy - giơ - nêu tên dấu
- Giống móc câu, cổ ngỗng.
- HS giơ dấu nặng.
- Giống một nốt ruồi, ông
sao trong đêm.
- HS chơi.
- HS nêu
- Đọc CN 4, 5 em
- Tiếng be
- Được tiếng bẻ
- HS cài tiếng bẻ
-Trên con chữ e
- HS đ/vần CN + Tổ + lớp
- Bẻ cổ áo, bẻ ngón tay, bẻ ngô.
- Tiếng bẹ
- Dưới chữ e
- HS cài tiếng bẹ
- HS đ/vần CN + ĐT
- bẹ cau, bẹ măng, bập bẹ
-HS quan sát
- HS viết trong không trung
- HS viết bảng dấu hỏi.
- HS viết bảng : bẻ
- HS viết trong không trung và bảng con bẹ
- HS trả lời 2,3 em.
- HS thi viết
- Trả lời 3, 5 em
- Đọc bài 5,6 em
- Đọc CN , nhóm, bàn.
- CN nêu.
- HS tô và viết trong vở tập viết.
- HS quan sát tranh.
- Mẹ đang bẻ cổ áo cho bé
- HĐ của người.
- Bẻ
- Bẻ ngô, bẻ bánh.
- HS nêu.
- HS đọc bài
 Tuần 2 : Tiết 5 Toán
 	 Bài : Luyện tập	
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
 - Rèn KN xác định hình vuông, hình tam giác, hình tròn, tô màu đẹp.
- Ghép các hình đã biết thành hình mới. Bài 1, 2.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - 1 số hình vuông,1 số hình tam giác, 1 số hình tròn, que tính.
 - 1 số đồ vật thật có mặt hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
- HS :
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Giờ trước học bài gì ?
 ? Tìm và giơ hình tam giác, hình vuông ?
 3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 b. Luyện tập:
+ Bài 1: GV nêu y/c
- HD học sinh tô màu: Tô từ ngoài vào trong.
- Các hình vuông tô cùng 1 màu
- Hình tam giác tô cùng một màu khác.
- Hình tròn tô cùng một màu khác.
+ Bài 2: GV nêu y/c.
- GV ghép mẫu hình trong SGK
* Trò chơi: (nếu còn thời gian)
Với các hình vuông, hình tròn, hình tam giác các em hãy ghép thành nhiều hình dạng khác nhau.
c. Thực hành xếp hình: (nếu còn T/gian)
- Dùng que tính xếp thành các hình vuông, hình tam giác.
- Tìm hình vuông, hình tròn, hình tam giác trong các đồ vật ở lớp, nhà
 4. Củng cố - Dặn dò:
? Hôm nay học bài gì ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà dùng các hình vuông, hình tam giác, hình tròn xếp thành các hình khác nhau. Xem trước bài 6. 
Hát-Kiểm tra sĩ số
- HS trả lời.
- HS thực hành tô
 - HS dùng hình r, hình * để lần lượt ghép lại được các hình a, b, c.
- HS Thi ghép nhanh.
HS thi
- HS nêu
Ngày soạn : Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013 Ngày dạy : Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013. 
( Chuyển day : Ngày ... / ./) 
 Tuần 2 Tiết 19 -20 - 21 Học vần
 Bài 5: Dấu huyền - dấu ngã
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được các dấu huyền và thanh huyền , dấu ngã thanh ngã. 
- Biết ghép, đọc bè , bẽ.
- Phát triển lời nói tự nhiên về (bè gỗ). Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sgk.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV :- Bộ chữ tiếng việt.
 -Tranh minh hoạ phần luyện nói: bè.
- HS :
III. Các hoạt động dạy và học:
 Tiết 1:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng con: bẻ, bẹ.
- Viết bảng con: bẻ, bẹ
- GV nhận xét, đánh giá.
 3. Dạy bài mới: 
 - Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Nhận diện chữ ghi âm và dấu ghi thanh.
+. Dấu huyền: 
- Cho HS quan sát tranh (SGK) 
? các tranh này vẽ cây gì ? Và con gì?
=> Các tiếng dừa, mèo, gà, cò giống nhau vì đều có dâu huyền ( ` ).
- GV chỉ dấu huyền và các tiếng dừa, mèo, gà
+. Dấu ngã: Giới thiệu các bước tương tự với dấu huyền 
*. Dạy dấu thanh: 
a. Nhận diện: 
* GV viết bảng dấu huyền: `
- Dấu huyền là một nét nghiêng trái.
? Dấu huyền là một nét gì?
- Y/C học sinh tìm dấu huyền trong bộ chữ.
? Dấu huyền giống vật gì? GV cho HS quan sát dấu huyền trong bộ chữ.
*GV viết bảng dấu ngã. Giới thiệu:
- Dấu ngã là một nét móc có đuôi đi lên. ~
? Dấu ngã là một nét gì?
? Dấu ngã giống vật gì?
Y/c HS tìm và giơ dấu ngã.
* Hoạt động 2: Trò chơi nhận diện.
- HS chia thành hai nhóm có nhiệm vụ nhặt ra từ 1 chiếc hộp do GV chuẩn bị trước các tiếng chứa thanh hỏi và thanh nặng. Nhóm nào nhặt đúng và nhiều nhóm đó thắng.
- GV theo dõi và nhận xét.
 4. Củng cố - Dặn dò:
- Hôm nay học được những dấu nào ?
- Dấu huyền giống vật gì ? 
- Về nhà xem lại bài. 
 Tiết 2
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đọc lại bài tiết 1
- GV nhận xét
 3. Dạy học bài mới:
* Hoạt động 3. Ghép chữ và phát âm: 
+ Dấu huyền. 
- GV viết bảng: be
? Có tiếng gì?
? Thêm dấu huyền vào tiếng be được tiếng gì ?
- GV viết bảng: bè . Y/c HS cài tiếng bè
- Dấu huyền được đặt ở vị trí nào của tiếng?
- GV đánh vần tiếng b-e-be- huyền -bè - đọc trơn
 * Dấu ngã .
- Muốn có tiếng bẽ phải thêm dấu gì?
? Dấu ngã đặt ở vị trí nào?
 - Cho HS cài tiếng bẽ
- GV đánh vần đọc trơn mẫu: b-e-be- ~ -bẽ 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn viết dấu và tiếng: 
- GV viết mẫu dấu huyền và nêu quy trình .
 GV viết mẫu tiếng bè
- HD học sinh viết tiếng bè.
- GV viết mẫu dấu ngã và nêu quy trình .
 GV viết mẫu tiếng bẽ
- HD học sinh viết tiếng bẽ.
 - GV sửa sai cho HS.
* Hoạt động 5: Thi ghép tiếng
- Trò chơi: GV cho HS thi ghép tiếng chứa âm vừa học ai ghép nhanh và đúng thì bạn đó thắng.
- GV nhận xét bài của học sinh
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - Chúng ta vừa học được mấy dấu thanh?
 - Đọc và viết được những tiếng nào
- Về nhà đọc viết bài nhiều lần cho thành thạo.
 Tiết 3: 
 1. ổn định tổ chức:
 2 . Kiểm tra bài cũ:
 - GV chỉ bài trên bảng lớp...
 - Gv nhận xét cho điểm.
 3. Dạy bài mới:
a. Luyện đọc:
- Cho HS đọc lại bài tiết 1.
? Nêu vị trí của từng dấu thanh?
b. Luyện viết:
- GV viết mẫu.
- GV theo dõi - nhận xét.
 c. Luyện nói:
- GV nêu Chủ đề luyện nói.
Bài luyện nói này tập trung nói về bè. Và tác dụng của nó trong đời Sống .
- Cho HS quan sát tranh và thảo luận:
? Tranh vẽ gì? 
? Cái bè đi trên cạn hay dưới nước?
? Bè giống hay khác thuyền? Khác như thế nào ?
? Bè dùng để làm gì ?
? Những người trong tranh đang làm gì?
* Phát triển chủ đề lu ...  gì cho mẹ vui lòng?
? Hãy đọc lại tên chủ đề?
 4. Củng cố - Dặn dò:
 -HS đọc bài trong SGK
- Tìm chữ có âm vừa học?
 -Về đọc bài và viết lại chữ ê, v
- Xem trước bài 8.
- Hát.
 - HS nghe viết bài vào bảng con.
 - 3,4 em đọc
- HS đọc đồng thanh
- ê(in) ê(viết) 
- Giống chữ e và có thêm mũ ở trên
- Giống: Đều là nét thắt
- Khác: ê có thêm dấu mũ
- Giống hình cái nón
- HS phát âm CN + Lớp + tổ
- HS cài ê
- HS tìm và cài tiếng bê
- CN : b đứng trước, ê đứng sau
 - HS đọc CN + ĐT 
- HS viết trong không trung , bảng con
- HS chơi
- HS nêu nhận xét.
- Đọc bài 6, 7 em
- v(in) v (viết) 
- Giống: Đều là nét thắt
- Khác: V không có nét khuyết
- HS phát âm CN + Lớp + tổ
- HS cài v
- HS tìm và cài tiếng ve
- CN : v đứng trước, e đứng sau
 - HS đọc CN + ĐT 
- HS viết trong không trung viết bảng con.
- HS nghe luật chơi.
- HS chơi.
- HS đọc
- HS nêu
- Đọc bài 7, 8 em
- HS đọc CN + ĐT
- HS theo dõi
- HS đọc CN - ĐT
- HS quan sát tranh
- Em bé
- Vẽ bê
- 1 HS đọc.
- HS viết vào vở
- HS quan sát tranh và nêu chủ đề luyện nói.
- Mẹ
- Bé rất vui.
- Ngoan, vâng lời.
- HS đọc 
 Tuần 2: Tiết 7 Toán
 Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố về: Nhận biết số 1, 2, 3 
 - Biết đọc, viết các số 1, 2, 3; biết đếm các số trong phạm vi 3.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV : - Bảng con, bộ đồ dùng học Toán. 
 - HS : 
 III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV đọc các số:1,2,3.
 - GV sửa sai cho HS kịp thời.
 3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài. Luyện tập
 b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
- GV cho HS quan sát bài
? Bài 1 yêu cầu gì ?
- HD học sinh làm mẫu 1 hình
 + Bài 2: GV yêu cầu HS quan sát bài tập 2.
? Bài yêu cầu gì
- HD nhận xét, chữa bài.
+ Bài 3: (nếu còn thời gian)
HD học sinh nhận xét.
 Vậy: 2 và 1 là mấy?
 1 và 2 là mấy?
 4. Củng cố - Dặn dò: 
? Đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 3 từ 3 đến
 - Về nhà làm bài tập ở vở bài tập Toán T 9.
Hát- Kiểm tra sĩ số
- HS viết bảng con.
- HS quan sát bài tập 1
- Nhận biết số lượng và viết số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài tập.
- HS nêu KQ.
- HS quan sát bài tập 2.
-viết số thích hợp vào ô trống
- HS làm bài tập.
- HS lên bảng chữa bài
- HS đọc dãy số vừa điền.
 1 ; 2 ; 3
 3 ; 2 ; 1
- HS quan sát bài tập 3.
- HS làm BT và lên bảng chữa bài
- Vì có 2 hình vuông với 1 hình vuông là 3 hình vuông.
- HS nêu
- Học sinh viết và đọc lại các số đã viết.
 Ngày soạn : Thứ năm ngày 22 tháng 8 năm 2013 
	 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013. 
 	 ( Chuyển dạy : Ngày ... / ./).
 Tuần 2 : Tiết 28 - 28 -30 Học vần
 	 Bài 8: l - h
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: l, h, lê, hè. .( viết được 1/2 số dòng vở T Viết 1t1) HS khá viết đủ số dòng quy định. 
- Đọc được từ và câu ứng dụng: ve ve ve hè về.
Luyện nói 2,3 theo chủ đề: le le.
 - Giáo dục HS tính mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Bảng con, bảng gài, chữ rời.
 - Vật liệu cho các trò chơi củng cố phần vừa học.
 - HS:
III. Các hoạt động dạy học: 
 Tiết 1:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc bảng con: v, ê,bê, ve,bé vẽ bê
- Hát-Kiểm tra sĩ số
- Đọc CN 4,5 em.
 - Đọc Sgk( chỉ bất kỳ) 
 - Viết bảng con( GV đọc và viết): bê, ve.
- Đọc CN 2 em.
- Viết bảng con 2 lần.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
 3. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: GV giới thiệu để vào bài mới.
- GV giới thiệu trực tiếp. 
- Cho HS đọc. 
– HS theo dõi.
* Hoạt động 2: Nhận diện chữ và tiếng chứa 
chữ mới.
 Dạy chữ ghi âm : * l
+ Nhận diện chữ.
 - GV viết chữ l lên bảng và hỏi HS:
 ? Chữ l giống nét cơ bản nào đã học?
 + Phát âm và đánh vần tiếng: - Phát âm: 
- GV hỏi HS: Ai đọc được âm này( l )?
- Đọc CN 2,3 em.
( Khi đọc “lờ” lưỡi cong lên chạm lợi)
 ? Muốn có tiếng”lê” ta ghép với âm gì ? 
HS nêu và ghép
 ? Trong tiếng “ lê” âm nào đứng trước, âm nào đứng sau ? 
- HS nêu.
- Hướng dẫn HS đọc đánh vần, đọc trơn. - GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Tập viết chữ mới và tiếng khóa.
- HS đọc CN lần lượt.
 c. Hướng dẫn viết:
- GV hướng dẫn viết chữ l và tiếng lê vừa
 viết vừa nêu quy trình viết. 
 HS theo dõi và nêu cách viết 
- viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
* Hoạt động 4: Trò chơi nhận diện.	
 Trò chơi: Chia HS thành hai nhóm có nhiệm 
vụ nhặt ra từ một chiếc hộp do GV chuẩn bị
trước các tiếng chứa chữ l.Nhóm nào nhặt đúng và nhiều nhóm đó thắng.
- HS theo dõi
- GV nhận xét.
Cho HS chơi
 4. Củng cố - Dặn dò: 
? Ta vừa học được âm gì ?
- Trả lời 2,3 em.
 ? Đọc được các tiếng nào ? 
Tiết 2:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đọc bài tiết 1 trên bảng lớp.
- Đọc CN 6, 7 em
- GV nhận xét cho điểm.
 3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 5: Nhận diện chữ và tiếng chứa
 chữ mới.
Nhận diện chữ * h
 - GV viết chữ h lên bảng và hỏi:
? Chữ h gồm những nét cơ bản nào?
 ? Chữ h khác chữ l ở chỗ nào ?
- HS nêu
 + Phát âm và đánh vần tiếng:
 ? Ai đọc được chữ h ?
- Đọc CN 3,4 em.
 ? Muốn có tiếng hè ta ghép với âm gì ?
- HS nêu và ghép.
 ? Trong tiếng hè âm nào đứng trước, âm nào 
đứng sau?
- HS nêu.
 - GV cho HS đọc đánh vần, đọc trơn tiếng.
- HS đọc CN lần lượt.
- GV nhận xét sửa sai.
* Hoạt động 6: Trò chơi nhận diện.
 Tương tự như hoạt động 4.
*Hoạt động 7: Tập viết chữ mới và tiếng khóa
 - GV hướng dẫn HS viết chữ h và tiếng hè
- HS theo dõi
 - GV nhận xét, sửa sai
- HS viết bảng con
* Hoạt động 8: Trò chơi viết đúng.
 Trò chơi: HS chia thành hai nhóm có nhiệm 
vụ viết đúng các tiếng chứa chữ h mà GV yêu 
cầu, nhóm nào viết nhanh, đúng và đẹp thì nhóm đó thắng.
- HS viết
- GV theo dõi và nhận xét.
 4. Củng cố - Dặn dò:
 ? Ta vừa học được âm gì ?
- Trả lời 2,3 em.
 ? Đọc được các tiếng nào ?
 Tiết 3:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài trên bảng lớp ( GV chỉ )
- Đọc CN 2,3 em.
- GV nhận xét đánh giá cho điểm HS.
 3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 9: Đọc chữ và tiếng khóa.
HS đọc lại chữ mới và tiếng, từ trên bảng lớp.
- HS đọc CN, Nhóm
 - Đọc tiếng ứng dụng.
lê - lề - lễ.
Đọc CN lần lượt cả lớp
he - hè - hẹ.
- GV nhận xét động viên HS kịp thời.
 - Đọc câu ứng dụng.
- GV giới thiệu tranh Sgk: cho HS quan 
sát tranh và trả lời câu hỏi:
- HS quan sát nhận xét.
 ? Trong tranh các bạn đang làm gì ?
- Các bạn đang vui chơi.
- 3 bạn đang chơi với con ve.
 ? Ve kêu như thế nào ?
- ve ve ve.
 ? Ve kêu báo hiệu mùa nào về ?
- Mùa hè.
 - GV ghi bảng : ve ve ve, hè về.
 - GV đọc mẫu.
 - GV nhận xét, động viên HS.
- HS đọc câu ứng dụng 
* Hoạt động 10: Viết tiếng và chữ chứa một 
chữ mới.
 - GV đọc và viết lên bảng.
- HS nghe đọc kết hợp nhìn
bảng viết vào vở tập viết.
 - GV đi từng bàn uốn nắn, sửa sai.
* Hoạt động 11: Luyện nói:
-Hướng dẫn HS xem tranh và đọc tên chủ đề: 
HS quan sát tranh và đọc chủ đề.
 ? Trong tranh em thấy gì ?
- Vẽ 3 con vật.
? Các con đang bơi giống con gì ?
- Con vịt, con ngan.
 ? Vịt ngan được nuôi ở đâu?
- Ao, hồ.
? Loài vịt sống tự do không có người chăn gọi là vịt gì ?
- Vịt trời.
 * Trong tranh là con le le, le le có hình dáng
 giống vịt trời nhưng nhỏ hơn, chỉ có vài nơi ở nước ta có loài vịt này.
- Hướng dẫn HS luyện nói.
Chỉ tranh và luyện nói 2,3 em.
 4. Củng cố - Dặn dò:
? Chúng ta vừa đọc được câu ứng dụng gì ?
- Trả lời 2,3 em.
 - Về nhà đọc bài Sgk nhiều lần- Viết bài vào 
vở giấy trắng.
-Xem trước bài 9.
 Tuần 2 Tiết 8 Toán
 Bài: Các số 1, 2, 3, 4, 5
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết số lượng các nhóm đồ vật từ 1-> 5 ; Biết đọc, viết các số 4, 5 biết đến từ 1 -> 5; 5 -> 1. biết thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5. Bài 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV : - Các chữ số 1 -> 5.
 - HS :
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Viết 1 -> 3; 3 -> 1
 - GV giơ đồ vật
 - Đọc từ 1 -> 3; từ 3 -> 1
 3. Dạy bài mới:
a Giới thiệu từng số 4 , 5.
 + Số 4: GV giơ mẫu vật
? có mấy que tính?
? Thêm 1 que tính được mấy que tính?
? Có mấy hình vuông?
=> Để ghi lại số lượng 4 ta dùng chữ số 4
- GV viết bảng 4 (in); 4 (viết) và giới thiệu 4 (in); 4 (viết).
- Cho HS cài số 4
- GV viết mẫu và nêu quy trình, cho HS viết bảng con
+ Số 5: GV giơ mẫu vật
? Có mấy ô tô?
? Thêm 1 ô tô nữa được mấy ô tô?
? Có mấy bút chì?
=> Để ghi lại số lượng là 5 ta dùng chữ số mấy?
- GV viết bảng 5 (in); 5 (viết) và giới thiệu 5 (in); 5 (viết)
- Cho HS tìm và cài số 5
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết số 5
b. Hướng dẫn đếm:
- GV Treo mô hình 
? Cột 1 ở bên trái có mấy ô vuông?
? Người ta ghi số mấy?
? Cột 2 (3; 4; 5) có mấy ô vuông?
? Hãy chỉ và đọc các số dưới cột ô vuông?
- HD học sinh đếm các cột ô vuông ở bên phải (HD tương tự)
? Hãy đọc các số dưới cột ô vuông?
- Cho HS mở SGK
? Hãy điền tiếp các số thích hợp vào ô vuông trống trong dãy số?
- Cho HS đếm và hỏi cấu tạo, vị trí các số?
c. Thực hành:
Hướng dẫn HS làm các bài tập.
+ Bài 1: Viết số 4 ; 5
- GV nêu Y/c
? Bài 1 Y/c gì?
- GV viết mẫu + nêu quy trình.
- GV nhận xét, sủa sai.
+ Bài 2: : GV nêu Y/c
? Bài 2 Y/c gì?
- Y/c HS quan sát và đếm số lượng trong mỗi hình và ghi số thích hợp.
+ Bài 3 : HS nêu Y/c bài
- GV nhận xét.
 4. Củng cố - Dặn dò:
? Học thêm được số nào?
 - Đếm từ 1 -> 5 ; từ 5 -> 1
 - Về tập đếm và viết lại cho thành thạo.
 - Hát - Kiểm tra sĩ số
- 2 HS lên bảng 
- HS giơ chữ số
- CN + ĐT
- 3 que tính
- 4 que tính
- 4 hình vuông
- HS đọc CN + ĐT
- HS cài số 4 - nhận xét
 - HS viết bảng con
- 4 ô tô
- 5 ô tô.
- 5 cái bút chì.
- Ta dùng chữ số 5 CN nêu kết quả
- HS đọc CN + ĐT
- HS cài số 5
- HS viết trong không trung và viết bảng con
- HS quan sát.
- 1 ô vuông.
- Số 1.
- 2 ( 3, 4, 5 ) ô vuông
- CN + ĐT
- CN + ĐT
- HS điền vào SGK
- 2 HS lên bảng
1
3
5
5
2
- 2 HS nêu lại Y/c
- HS viết vào vở - CN lên bảng
- HS nêu lại Y/c
- HS làm vào bảng . CN lên bảng lớp - Nhận xét.
- HS làm và chữa bài.
 1 , 2 , 3 , 4 , 5 
 5 , 4 , 3 , 2 , 1
 1 , 2 , 3 , 4 , 5
 5 , 4 , 3 , 2 , 1
- HS đếm lại: Đếm xuôi, đếm ngược CN + ĐT 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 02 lop 1 van (2014).doc