Giáo án Lớp 1 Tuần 21 & 22

Giáo án Lớp 1 Tuần 21 & 22

TIẾT 1 + 2

Môn : Học vần

Bài ôp ơp

TCT: 201 - 202

A. MỤC TIÊU

 - HS đọc và viết được: ôp – ơp – hộp sữa – lớp học; Từ và đoạn thơ ứng dụng.

 - Viết được: ôp – ơp – hộp sữa – lớp học.

 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

 Văn nghệ đầu giờ

 

doc 55 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 21 & 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
TIẾT 1 + 2
Môn : Học vần 
Bài ôp ơp 
TCT: 201 - 202
A. MỤC TIÊU
 - HS đọc và viết được: ôp – ơp – hộp sữa – lớp học; Từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: ôp – ơp – hộp sữa – lớp học.	
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC	
	Văn nghệ đầu giờ
 2. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc cho mỗi tổ viết 1 từ
- GV gọi 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét - sửa chữa và cho điểm 
Tổ 1: cải bắp 	Tổ 2: cá mập
 Tổ 3: gặp gỡ 	
 Chuồn chuồn bay thấp
 Mưa ngập bờ ao
 Chuồn chuồn bay cao
 Mưa rào lại tạnh.
 3. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
 Hôm nay cô giới thiệu với các em 2 vần mới có kết thúc là âm p, đó là vần ôp vần ơp.
2. Dạy vần ôp
a. Nhận diện vần
- Vần ôp gồm những âm nào ghép lại?
+So sánh ôp với ap
- Các em hãy ghép vần ôp
b. Tiếng và từ khóa
- Các em ghép được vần ôp, muốn ghép tiếng hộp phải ghép thêm âm gì đứng trước vần ôp?
- GV nhận xét và mời HS đánh vần.	
- GV đưa hộp sữa và hỏi HS các em có biết đây là cái gì không?
- GV: Từ khóa hôm nay học là từ hộp sữa.
- GV chỉ bài trên bảng cho HS đọc tổng hợp.
ơp
Quy trình tương tự
a. Nhận diện vần
 ơp cấu tạo bởi 2 âm: ơ đứng trước, p đứng sau
+So sánh ơp với ôp
b. Đánh vần
- GV yêu cầu HS đánh vần.	
GV chỉnh sửa
c. Luyện viết
	GV viết mẫu lên bảng và hướng dẫn HS cách viết 
ôp – hộp sữa, ơp – lớp học 
- GV chỉnh sửa chữ viết cho HS
d . Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV gọi 2 -> 3 em đọc từ ứng dụng
- GV đọc mẫu – giải nghĩa từ 
- GV mời HS đọc lại từ ứng dụng.
- GV mời HS tìm tiếng có chứa vần vừa học.	
- GV gạch chân các tiếng HS vừa tìm được.
- HS nhắc lại ôp, ơp
 ôp: Gồm 2 âm ghép lại: ô đứng trước, p đứng sau.
- HS so sánh
+ Giống nhau: đều kết thúc bằng p
+ Khác nhau: ôp mở đầu bằng ô, ap mở đầu bằng a.
- HS ghép vần ôp và đọc lại. 
 ô – p – ôp
 Cá nhân – cả lớp
- Ghép thêm âm hờ đứng trước vần ôp, dấu nặng dưới ô.
- HS ghép tiếng hộp
HS phân tích - đánh vần - đọc trơn cá nhân – nhóm – đồng thanh
hờ – ôp – hôp – nặng – hộp
- HS: Hộp sữa
- HS: đọc trơn cá nhân - đồng thanh
hộp sữa
 HS đọc đồng thanh
 ô – p – ôp
hờ – ôp – hôp – nặng – hộp
hộp sữa
- HS so sánh
+ Giống nhau:đều kết thúc bằng p
+ Khác nhau: ơp mở đầu bằng ơ, ôp mở đầu bằng ô
- HS phân tích – đánh vần - đọc trơn cá nhân – nhóm – đồng thanh
ơ – p – ơp
lờ – ơp – lơp – sắc – lớp
lớp học
- HS quan sát chữ mẫu và viết vào bảng con.
- 3 HS đọc từ ứng dụng
tốp ca	hợp tác
 bánh xốp	 lợp nhà 
 HS đọc cá nhân – đồng thanh
- HS đứng tại chỗ tìm tiếng có chứa vần vừa học.
- 2 HS đọc và phân tích
TIẾT 2
Luyện tập
a. Luyện đọc:
GV nhận xét sửa chữa
b. Đọc câu ứng dụng
- GV giới thiệu tranh ứng dụng:
- Các em hãy quan sát tranh và cho cô và các bạn biết tranh vẽ gì?
- Cô mời các em đọc bài ứng dụng dưới tranh.
- GV đọc mẫu 
b.Luyện viết 
- GV quan sát lớp, giúp đỡ các em yếu kém 
c. Luyện nói 
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý 
 + Các em hãy kể về các bạn lớp em
 + Lớp em có bao nhiêu bạn?
 + Lớp em có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?
 + Em thích bạn nào tròn lớp nhất? 
 + Em thích học môn nào nhất?
- GV và HS nhận xét các ý kiến 
- HS nhắc lại các vần đã học ở tiết 1 theo thứ tự và không thứ tự.
HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
ô – p – ôp
hờ – ôp – hôp – nặng – hộp
hộp sữa
ơ – p – ơp
lờ – ơp – lơp – sắc – lớp
lớp học
tốp ca	hợp tác
bánh xốp	lợp nhà
- Tranh vẽ mây và cá
- 2 – 4 HS đọc bài ứng dụng
 Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức bay vào rừng xa
 HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
- HS viết vào vở tập viết và vở bài tập tiếng việt bài 86
HS đọc tên bài luyện nói
 Các bạn lớp em
- HS thảo luận và trả lời
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ	
 - GV củng cố lại bài: chỉ bảng HS đọc lại toàn bài trong SGK
 - Dặn các em về nhà đọc lại bài – xem trước bài 87
 - GV nhận xét giờ học 
Tiết 3
Môn: Đạo đức
Bài 
 Em và các bạn
TCT: 21
A. MỤC TIÊU
 - Bước đầu biết được Trẻ em cần được học tập, được vui chơi, và được kết giao bạn bè.
 - Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
 - Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
 - Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - HS chuẩn bị 3 bông hoa bằng giấy màu để chơi trò chơi “tặng hoa”, 1 lẵng nhỏ để đựng hoa
 - Phần thưởng cho 3 HS biết cư xử tốt với các bạn nhất.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiêm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi và gọi HS trả lời:
+ Khi gặp thầy, cô giáo em sẽ làm gì?
+ Vì sao chúng ta phải vâng lời thầy cô giáo?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng: Em và các bạn.
b. Các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Trò chơi “tặng hoa”
- GV phổ biến cách chơi: Mỗi HS chọn 3 bạn trong lớp mình mà mình thích được cùng học , cùng chơi nhất và viết tên vào tờ giấy bỏ vào cái hộp giấy.
- GV đếm số tên chuyển tới những em được các bạn chọn.
- GV chọn ra 3 bạn được nhiều hoa nhất, khen và tặng quà cho các bạn.
* Hoạt động 2: Đàm thoại
- GV nêu một số câu hỏi cho HS đàm thoại.
+ Em có muốn được nhiều bạn tặng hoa như không?
+ Những ai đã tặng hoa cho bạn ...?
+ Vì sao em lại tặng hoa cho bạn?
- GV nhận xét và kết luận:
 ... bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết cư xử đúng với các bạn khi học khi chơi.
 NGHỈ 5 PHÚT 
* Hoạt động 3: Quan sát tranh.
- GV cho HS mở sách giáo khoa quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại
+ Trong từng tranh các bạn đang làm gì?
+ Các bạn đó có vui không? Vì sao?
+ Noi gương theo các bạn đó em cần phải làm gì?
- GV cùng HS nhận xét và kết luận: 
 Các bạn trong các tranh cùng học cùng chơi với nhau rất vui. Noi theo các bạn đó em cần phải vui vẻ, cư xử tế nhị.
4. Củng cố dặn dò
- Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi em phải cư xử với bạn như thế nào?
- GV dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Em và các bạn ( t2)
- GV nhận xét tiết học.
- HS nêu: Phải lễ phép chào hỏi thầy cô giáo.
- Vì thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta nên người.
- HS nghe và tham gia chơi.
- Có ạ!
- HS giơ tay.
- Vì em thích bạn đó...
- HS nghe.
+ Tranh 1, 3, 5, 6 là các hành vi tốt nên làm theo
+ Tranh 2, 4 là hành vi chưa tốt, ta không nên làm theo.
+ Các bạn đó rất vui vì các bạn đó biết nhường nhịn nhau trong khi chơi.
+ Cần phải cư xử tốt với ban bè.
- HS nghe và nối tiếp nhắc lại.
- Cần phải vui vẻ và cư xử tốt với bạn bè.
- HS nghe.
Tiết 4
Môn: Thủ công
Bài 
 Ôn tập chương kĩ thuật gấp hình
TCT: 21
 I. MỤC TIÊU
 - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp giấy.
 - Gấp được ít nhất 1 hình gấp đơn giản. Các nếp gấp tương đối phẳng thẳng.
 * Với HS khéo tay:
 - Gấp được ít nhất 2 hình gấp đơn giản. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
 - Có thể gấp được những hình gấp mới sáng tạo đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
	Các mẫu gấp của các bài 13, 14, 15 để HS xem lại
	Giấy màu có kích thước và màu sắc tuỳ thuộc vào sản phẩm HS sẽ chọn để làm bài kiểm tra
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
TG
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 1’
2’
1’
10’
22’
3’
1.Ổn định tổ chức
2 . Kiểm tra bài cũ : 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 . Bài mới:
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi bảng:Ôn tập chương 2: Kĩ thuật gấp hình
 b. Giảng bài mới
* Hoạt động 1: Ôn lại quy trình gấp giấy.
- Hãy kể tên các bài em được học ở chương 2( Các quy ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình, gấp các đoạn thẳng cách đều, gấp cái quạt, cái ví, cái mũ ca lô)
- Để gấp được các sản phẩm trên ta gấp từ tờ giấy có dạng hình gì: ( Hình vuông, hình chữ nhật)
- Để gấp được mũ ca lô bằng giấy, chúng ta gấp từ tờ giấy có dạng hình gì? ( hình vuông)
- Để tạo thành tờ giấy có dạng hình vuông ta làm thế nào?
+ Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật và miết nhiều lần đường gấp sau đó xé bỏ tơ giấy thừa. Ta được tờ giấy hình vuông.
+ Đặt tờ giấy hình vuông trước mặt, gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo để lấy đường dấu giữa sau đó mở ra. Gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép cách dều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa
+ Lật mặt sau và gấp tương tự
+ Gấp 1 lớp giấy phần dươi của hình vừa gấp lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên. Lật mặt sau lên và gấp tương tự được chiếc mũ ca lô.
- GV lần lượt hỏi cách gấp cái ví, cái quạt.
 NGHỈ 5 PHÚT
* Hoạt động 2: Thực hành
- GV cho HS bỏ giấy nháp hoặc giấy màu lên tiến hành gấp cái ví, cái quạt, cái mũ ca lô
- GV theo dõi và giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV động viên HS trang trí cho đẹp.
-GV cho HS trưng bày sản phẩm sau đó cùng HS nhận xét đánh giá.
4. Củng cố dặn dò
- Hôm nay các em học gấp cái gì? ( Ôn tập chương gấp hình)
- Em hãy nêu quy trình gấp mũ ca lô.
- GV cho HS dọn vệ sinh và dặn HS về luyện gấp lại các sản phẩm trên
- GV nhận xét tiết học.
Quan sát –
 hỏi đáp
Hỏi đáp
Thực hành
 Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 + 2
Môn : Học vần 
Bài 87:	 ep – êp
TCT: 203- 204
A. MỤC TIÊU
	- HS đọc được: ep – êp – cá chép – đèn xếp; Từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: ep – êp – cá chép – đèn xếp	
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh cá chép – tranh đèn xếp
	- Thanh chữ gắn bìa
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC	
	Văn nghệ đầu giờ
 2. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc cho mỗi tổ viết 1 từ
- GV gọi 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét - sửa chữa và cho điểm	
 tốp ca	 hợp tác
lợp nhà
Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức bay vào rừng sâu
 3. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
 Hôm nay cô giới thiệu với các em 2 vần mới có kết thúc là âm p, đó là vần ep vần êp.
2. Dạy vần ep
a. Nhận diện vần
- Vần ep cấu tạo mấy âm? Âm nào đứng trước âm nào đứng sau?
+So sánh ep với ap
- Các em hãy ghép vần ep
b. Tiếng và từ khóa
- Các em ghép được vần ep, muốn ghép tiếng chép phải ghép thêm âm gì đứng trước vần ep?
- GV nhận xét và mời HS đánh vần.	
- GV đ ... t
5 phút
10 -> 12
 phút
4 hàng
 Ngang
4 hàng ngang
2 hàng dọc
1 -> 2 lần
3 -> 4 
 Lần
1 -> 2 lần
5 - > 6 lần
Phần 
Kết
Thúc
 Đi thường theo nhịp thành 2 -> 4 hàng dọc và hít thở sâu
 Chơi trò chơi” diệt các con vật có hại"s
 GV cùng HS hệ thống bài 
 GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà
 Nhắc các em về nhà tập lại bài.
4 -> 5
phút
2 - > 4
hàng
ngang
1 -> 2
lần
Thứ năm ngày 26 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 + 2
Môn :Học vần 
BÀI 93: oan oăn 
A.MỤC TIÊU
 - HS đọc được oan, oăn, tóc xoăn, giàn khoan; Từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - HS viết được oan, oăn, tóc xoăn, giàn khoan
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Con ngoan trò giỏi 
B. CHUẨN BỊ
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
Văn nghệ đầu giờ
 2.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV đọc cho HS viết các từ ngữ ứng dụng mỗi tổ viết 1 từ.
- GV gọi 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét – sửa chữa – cho điểm	 
Quả xoài, khoai lang, hí hoáy, loay hoay, 
Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng 	hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng
 TIẾT 1
 3. BÀI MỚI:
** Dạy vần 
 oan
+Nhận diện vần
+So sánh oan với oa
+Đánh vần 
	HS phân tích - đánh vần - đọc trơn cá nhân – nhóm – đồng thanh
+Luyện viết
	GV viết mẫu lên bảng và hướng dẫn HS cách viết 
	GV chỉnh sửa
oăn
+Nhận diện vần
+So sánh oăn với oan
+Đánh vần
	HS phân tích – đánh vần - đọc trơn cá nhân – nhóm – đồng thanh
	GV chỉnh sửa
+Luyện viết 
	GV viết mẫu lên bảng và hướng dẫn HS cách viết 
 	GV chỉnh sửa
+Đọc từ ngữ ứng dụng
GV cung cấp từ
	2 -> 3 em đọc 
	GV đọc mẫu – giải nghĩa từ 
	HS đọc cá nhân – nhóm
oan cấu tạo bởi 3 âm: oa đứng trước, n đứng sau.
Giống nhau: đều mở đầu bằng oa
Khác nhau: oan kết thúc bằng n, 
o – a – n - oan
khờ – oan - khoan
giàn khoan
HS viết vào bảng con
oăn cấu tạo bằng 3 âm: oă đứng trước,n đứng sau
Giống nhau: đều kết thúc bằngn. 
Khác nhau: oăn mở đầu bằng oă,
o –ă – n - oăn
xờ – oăn – xoăn
tóc xoăn
HS viết vào bảng con
phiếu bé ngoan	 khoẻ khoắn
học toán	 xoắn thừng
TIẾT 2
Luyện tập
Luyện đọc:
HS nhận xét tranh 1, 2, 3 vẽ gì?
	HS nhắc lại các vần đã học ở tiết 1
	HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
	GV nhận xét sửa chữa
+Đọc câu ứng dụng
 	HS đọc câu ứng dụng 
	GV đọc mẫu 
	HS đọc cá nhận – nhóm – đồng thanh
b)Luyện viết 
	GV quan sát lớp, giúp đỡ các em yếu kém 
c) Luyện nói 
 HS đọc tên bài luyện nói 
	GV nêu một số câu hỏi gợi ý 
	HS thảo luận và trả lời
	GV và HS nhận xét các ý kiến 
1 Vẽ giàn khoan
2 Vẽ tóc xoăn
3 Vẽ các chú gà đang đá nhau
o – a – n - oan
khờ – oan - khoan
giàn khoan
 o –ă – n - oăn
xờ – oăn – xoăn
tóc xoăn
phiếu bé ngoan	 khoẻ khoắn
học toán	 xoắn thừng
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ ngoài đá nhau
HS viết vào vở tập viết và vở bài tập tiếng việt bài 92
Con ngoan trò giỏi
 + Trong tranh em thấy ở lớp học bạn học sinh đang làm gì?
 + Ở nhà bạn học sinh đang làm gì?
 + Người con như thế nào thì được khen là con ngoan? Và phải như thế nào để được gọi là trò giỏi?
+ Lớp ta bạn nào vừa là con ngoan vừa là trò giỏi?
+ Các em phải làm gì để trở thành con ngoan trò giỏi?
 4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ	1 -> 2 phút
 GV chỉ bảng HS đọc toàn bài 
 	Dặn các em về đọc lại bài và xem bài 94
 GV nhận xét giờ học 
 ..
Tiết 3
MÔN: TOÁN
Bài LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU
- Biết giải toán có lời văn và trình bày bài giải
CHUẨN BỊ 
Tranh các bài tập 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài 1
HS tự đọc bài toán quan sát tranh vẽ 
2em đọc đề 1 em phân tích 
1 em tóm tắt 
1 em lên bảng giải bài
HS tìm các lời giải và chọn một câu hay, hợp nhất 
Bài 2
2 HS đọc đề bài
2 em phân tích đề bài 
1 em tóm tắt 
1 em lên bảng giải bài
Còn lại làm vào bảng con
GV nhận xét sửa chữa
Bài 3
2 HS đọc đề bài 
1 -> 2 em phân tích 
1 em tóm tắt
HS giải vào bảng con
GV nhận xét sửa chữa 
 Tóm tắt:
 Có: 12 cây chuối
 Thêm: 3 cây chuối
 Có tất cả:. Cây chuối?
 Bài giải
Trong vườn có tất cả là
 12 + 3 = 15( cây chuối)
 Đáp số: 15 cây chuối
Tóm tắt
Có: 14 bức tranh
Thêm : 2 bức tranh
Có tất cả:.bức tranh?
 Bài giải
 	Trên tường có tất cả là
 14 + 2 = 16( bức tranh)
 Đáp số: 16 bức tranh
Tóm tắt 
Có: 5 hình vuông
Có : 4 hình tròn
Có tất cả:..hình?
 Bài giải
 Tất cả số hình vuông và hình tròn là 
 5 + 4 = 9( hình)
 Đáp số: 9 hình
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 	1 -> 2 phút
GV củng cố lại bài 
GV cho HS nêu lại cách làm một bài toán giải có lời văn 
Dặn các em về làm bài tập trong vở bài tập 
GV nhận xét giờ học – ưu khuyết điểm
.
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2011
TIẾT 1 +2
Môn :học vần 
Bài 94:	 oang – oăng
A. MỤC TIÊU
 - HS đọc được: oang – oăng – vỡ hoang – con hoẵng. Từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - HS viết được: oang – oăng – vỡ hoang – con hoẵng.
 - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Áo choàng – áo sơ mi – áo len.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bộ chữ dạy vần dành cho GV và HS.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC	
	Văn nghệ đầu giờ
 2. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc cho HS viết các từ ngữ ứng dụng mỗi tổ viết 1 từ.
- GV gọi 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng
- GV nhận xét – sửa chữa – cho điểm	 
phiếu bé ngoan	khoẻ khoắn
học toán	xoắn thừng
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
 3. BÀI MỚI
** Dạy vần 
 oang
+Nhận diện vần
+So sánh oang với oan
+Đánh vần 
	HS phân tích - đánh vần - đọc trơn cá nhân – nhóm – đồng thanh
+Luyện viết
	GV viết mẫu lên bảng và hướng dẫn HS cách viết 
 GV chỉnh sửa
oăng
+Nhận diện vần
+So sánh oăng với oang
+Đánh vần
	HS phân tích – đánh vần - đọc trơn cá nhân – nhóm – đồng thanh
	GV chỉnh sửa
+Luyện viết 
	GV viết mẫu lên bảng và hướng dẫn HS cách viết 
 	GV chỉnh sửa
+Đọc từ ngữ ứng dụng
GV cung cấp từ
	2 -> 3 em đọc 
	GV đọc mẫu – giải nghĩa từ 
	HS đọc cá nhân – nhóm
oang cấu toạ bởi 3 âm: oa đứng trước, ng đứng sau.
Giống nhau: đều mở đầu bằng oa
Khác nhau: oang kết thúc bằng ng, oan kết thúc bằng n
o – a – ng – oang
hờ – oang – hoang
vỡ hoang
HS viết vào bảng con
oăng cấu tạo bởi 3 âm: oă đứng trước, ng đứng sau.
Giống nhau: đều kết thúc bằng ng
Khác nhau: oăng mở đầu bằng oă, oang mở đầu bằng oa
o – ă – ng – oăng
hờ – oăng – hoăng – ngã – hoẵng
con hoẵng
HS viết vào bảng con
áo choàng	liến thoắng
oang oang	dài ngoẵng
 TIẾT 2
Luyện tập
Luyện đọc:
HS nhận xét tranh 1, 2, 3 vẽ gì?
	HS nhắc lại các vần đã học ở tiết 1
	HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
	GV nhận xét sửa chữa
+Đọc câu ứng dụng
 	HS đọc câu ứng dụng 
	GV đọc mẫu 
	HS đọc cá nhận – nhóm – đồng thanh
b)Luyện viết 
	GV quan sát lớp, giúp đỡ các em yếu kém 
 c) Luyện nói 
	HS đọc tên bài luyện nói 
	GV nêu một số câu hỏi gợi ý 
	HS thảo luận và trả lời
	GV và HS nhận xét các ý kiến 
o – a – ng – oang
hờ – oang – hoang
vỡ hoang
o – ă – ng – oăng
hờ – oăng – hoăng – ngã – hoẵng
con hoẵng
áo choàng	liến thoắng
oang oang	dài ngoẵng
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hoa nhài
Nắng ghé vào của lớp
Xem chúng em học bài.
HS viết vào vở tập viết và vở bài tập tiếng việt bài 94
Ao choàng – áo len – áo khoác – 
 áo sơ mi
 + Các em hãy quan sát mỗi loại áo của từng bạn trong tranh
 + Em hãy nêu loại vải, kiểu áo
 + Mỗi kiểu áo mặc vào những mùa nào thì phù hợp?
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ	
GV củng cố lại bài: chỉ bảng HS đọc lại toàn bài trong SGK
Dặn các em về nhà đọc lại bài – xem trước bài sau
GV nhận xét giờ học – ưu khuyết điểm
 .
Tiết 3
MÔN: TOÁN
Bài LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
 - Biết giải bài toán và trình bày bài giải.
 - Biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài.
B. CHUẨN BỊ
	Tranh các bài tập
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC	
	Văn nghệ đầu giờ
 II. BÀI MỚI
Bài 1:
	2 em đọc đề bài
	2 em phân tích đề bài
	1 em tóm tắt
	1 em lên bảng trình bày bài giải – còn lại làm vào bảng con 
	GV nhận xét – sửa chữa
Bài 2:
	HS tự đọc đề bài
	1 -> 2 em phân tích đề bài
	1 em tóm tắt – 1 em trình bày bài giải
	GV nhận xét – sửa chữa
Bài 3:
	2 em đọc tóm tắt – 2 -> 3 em phân tích tóm tắt
	1ên bảng làm – còn lại làm vào vở
	HS đổi vở cho nhau để tự kiểm tra chéo
	GV nhận xét – sửa chữa
Bài 4 Tính (theo mẫu)
	3 em lên bảng làm còn lại làm vào vở
	GV nhận xét – sửa chữa
Tóm tắt
	Có : 4 bóng xanh 
	Có : 5 bóng đỏ
Có tất cả : . . . quả bóng?
Bài giải
Tất cả số bóng cả xanh và đỏ là:
4 + 5 = 9 (quả)
Đáp số : 9 quả bóng
Tóm tắt
	Có : 5 bạn nam
	Có : 5 bạn nữ
Có tất cả : . . . bạn ?
Bài giải
Tổ em có tất cả là:
5 + 5 = 10 (bạn)
Đáp số : 10 bạn
Tóm tắt
	Có : 2 gà trống
	Có : 5 gà mái
Có tất cả : . . .con gà?
Bài giải
Tất cả số gà trống và mái là:
2 + 5 = 7 (con)
Đáp số : 7 con gà
2cm + 3cm = 5cm
7cm + 1cm = 8cm
8cm + 2cm = 10cm
14cm + 5cm = 19cm
 b) 
 6cm – 2cm = 4cm
	5cm – 3cm = 2cm
	9cm – 4cm = 5cm
	17cm – 7cm = 10cm
4. CỦNG CỐ – DẶN DÒ	1 -> 2 phút
	GV củng cố lại bài
	Dặn các em về nhà làm bài tập trong vở bài tập
	GV nhận xét giờ học – ưu khuyết điểm.
Tiết 4
 SINH HOẠT TẬP THỂ
I. Mục tiêu:
 - Giúp hs biết tự dánh giá các hoạt động của mình và của các bạn, biết phát huy điểm mạnh, biết khắc phục điểm hạn chế.
II. Đánh giá:
 - Ban cán sự lớp đánh giá tình hình hoạt động của cả lớp, GV tiếp thu ý kiến và tổng hợp các ý kiến lại.
 * Ưu điểm:
 - Các em đã đi vào nề nếp, học tập đã bắt đầu có ý thức tự giác, học bài tiếp thu tốt.
 - Giờ giấc vào lớp đảm bảo đúng giờ
 - Tỷ lệ chuyên cần thực hiện tốt _ xếp hàng ra vào lớp thực hiện tốt - Đồ dùng học tập đầy đủ 
 - Ban cán sự lớp có năng lực hoạt động tốt - Vệ sinh trong và ngoài lớp đảm bảo 
 * Hạn chế:
 - Trong lớp học một số em còn nói chuyện riêng, còn phát ngôn tự do nhiều
Đồng phục, phù hiệu chưa đầy đủ.
III. Kế hoạch:
 - Cho các em thi đua trong tổ với nhau – nhắc nhở các em phát huy mặt mạnh – khắc phục mặt hạn chế. - Lập nhóm em gỏi kèm em yếu kém 
 – GV thường xuyên kiểm tra bài các em trog giờ ra chơi, 15 phút đầu giờ
 - GV phân công việc cụ thể cho HS - GV nhận xét giờ học – ưu khuyết điểm. 
KÍ DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 21VA 22.doc