Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - GV: Lê Thị Biển - Trường Tiểu Học Lộc Thành A

Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - GV: Lê Thị Biển - Trường Tiểu Học Lộc Thành A

ĐẠO ĐỨC (T.21)

EM VÀ CÁC BẠN (tiết 1)

 I- MỤC TIÊU :- Giúp HS hiểu trẻ em có quyền được học tập vui chơi, kết giao bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.

- Hình thành cho HS kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân người khác, khi học, khi chơi với bạn.

- Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.

II- CHUẨN BỊ :1- Giáo viên : .Bài hát “Lớp chúng mình”

 2- Học sinh : Chuẩn bị 3 bông hoa để chơi trò chơi, tặng hoa.

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :

1- Ổn định : Hát

2- Bài cũ : H.Để tổ lòng biết ơn Thầy, cô giáo em phải làm gì?

H.Khi nhận đồ vật từ tay thầy ,cô giáo em nhận như thế nào?

- GV nhận xét,đánh giá.

3- Bài mới : Giới thiệu bài

Hoạt động 1:Chơi trò chơi “tặng hoa”

-GV chuyển hoa tới những em được các bạn chọn.

-GV chọn ra 3 HS được tặng nhiều hoa nhất khen và tặng quà cho các em.

Hoạt động 2:Làm việc cả lớp.

-Em có muốn được các bạn tặng nhiều hoa như bạn A, B, C không?

- Những ai đã tặng hoa cho bạn A, B, C? Vì sao em tặng hoa cho bạn A, A, C?

*Kết luận: Ba bạn được tặng nhiều hoa nhất vì đã biết cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi.

Hoạt động 3:Quan sát tranh BT2

-Quan sát tranh trả lời câu hỏi.

 

doc 17 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - GV: Lê Thị Biển - Trường Tiểu Học Lộc Thành A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 : Từ ngày 02/02/2009 - > 06/02/2009
Thứ hai ngày 02 tháng 02 năm 2009.
	 HOẠT ĐỘNG TẬP THE Å: Chào cờ đầu tuần.
ĐẠO ĐỨC (T.21)
EM VÀ CÁC BẠN (tiết 1)
 I- MỤC TIÊU :- Giúp HS hiểu trẻ em có quyền được học tập vui chơi, kết giao bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.
- Hình thành cho HS kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân người khác, khi học, khi chơi với bạn.
- Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.
II- CHUẨN BỊ :1- Giáo viên : .Bài hát “Lớp chúng mình”
 2- Học sinh : Chuẩn bị 3 bông hoa để chơi trò chơi, tặng hoa.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định : Hát
2- Bài cũ : H.Để tổ lòng biết ơn Thầy, cô giáo em phải làm gì?
H.Khi nhận đồ vật từ tay thầy ,cô giáo em nhận như thế nào?
- GV nhận xét,đánh giá.
3- Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động 1:Chơi trò chơi “tặng hoa”
-GV chuyển hoa tới những em được các bạn chọn.
-GV chọn ra 3 HS được tặng nhiều hoa nhất khen và tặng quà cho các em.
Hoạt động 2:Làm việc cả lớp.
-Em có muốn được các bạn tặng nhiều hoa như bạn A, B, C không?
- Những ai đã tặng hoa cho bạn A, B, C? Vì sao em tặng hoa cho bạn A, A, C?
*Kết luận: Ba bạn được tặng nhiều hoa nhất vì đã biết cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi.
Hoạt động 3:Quan sát tranh BT2
-Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
-Các bạn nhỏ trong tranh làm gì?
-Muốn có bạn cùng học, cùng chơi em phải đối xử với bạn như thế nào?
*Kết luận: Trẻ em có quyền được học tập được vui chơi được tự do kết bạn.Có bạn cùng học, cùng chơi em cần phải đối xử tốt với bạn khi học khi chơi.
 4- Củng cố dặn dò: Trẻ em có quyền gì ?
Về nhà chuẩn bị tranh vẽ “Bạn em”. Sẽ triển lãm vào T2.
- Nhận xét tiết học
- HS Bảo,Ngọc lên bảng.
-HS chơi trò chơi “tặng hoa”
-HS lần lượt bỏ hoa vào lẵng.
-Em nhận = 2 tay và đưa bằng 2 tay.
- Tự trả lời theo ý của mình
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận,trả lời.
- HS nhắc lại.
TIẾNG VIỆT(T201,202)
ÔP - ƠP
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS đọc viết được vần: ôp, ơp,hộp sữa, lớp học.Đọc được các từ, tiếng ứng dụng: tốp ca, hợp tác, bánh xốp, lợp nha.Câu ứng dụng SGK. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các bạn lớp em 
- Có ý thức yêu quý lớp học,đoàn kết với bạn bè.
* Hiểu nghĩa các từ ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Tranh minh hoạ các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Bài cũ : Gọi Hs đọc viết vần,từ câu ứng dụng của bài trước, làm bài tập 1 VBT. 
- GV nhận xét- ghi điểm.	
2- Bài mới : a. Giới thiệu bài -Vần ôp - ơp. 
b. Dạy vần – ôp
Nhận diện vần ôp
-So sánh : ôp với op
-Đánh vần:.GV chỉ bảng cho HS phát âm lại vần ôp.
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Vần ôp đánh vần như thế nào?
-GV chỉnh sửa phát âm mẫu. 
-Muốn có tiếng hộp ta thêm âm và dấu thanh gì?
Em hãy phân tích,đánh vần tiếng hộp?
-GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
-GV đưa bức tranh “hộp sữa”và hỏi:Tranh vẽ gì?
-GV rút từ hộp sữa.
-GV đọc mẫu chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
Dạy vần ơp tuơng tự.
-So sánh : ôp với ơp
+Viết: -Gv viết mẫu vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết 
-GV nhận xét chữa lỗi.
+Đọc từ ngữ ứng dụng: * HTHS hiểu nghĩa các từ ngữ ứng dụng.GV kết hợp giảng từ,giáo dục.
-Tìm tiếng có vần mới học?
-Đọc mẫu 1 lần. GV chỉnh sửa 
+ Trò chơi : Thi ghép tiếng có vần mới. 
Tiết 2.
c. Luyện tập: + Luyện đọc
-Đọc lại các vần ở tiết 1 
- GV chỉnh sửa – đọc câu ứng dụng : - Cho HS quan sát bức tranh minh hoạ hỏi :
? Bức tranh vẽõ gì ? Em có nhận xét gì về bức tranh?
- GV nhận xét , chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc.
- GV đọc mẫu
+ Luyện viết:
- Khi viết vần hoặc tiếng, từ khoá trong bài chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết 
- GV uốn nắn chỉnh sửa cho HS
-Nhắc tư thế ngồi viết và cách cầm bút, để vở.
- GV chấm một số bài – Nhận xét.
+ Luyện nói theo chủ đề: “Các bạn lớp em.”
*Hỗ trợ nói trọn câu.
-Chia nhóm. Gợi ý nói cho cả lớp cùng nghe
H-Tên của bạn là gì?
H-Bạn học giỏi về môn gì?
H-Bạn có năng khiếu gì?
-Hướng dẫn hs đọc sách.
-Đọc mẫu – giảng – Gọi hs đọc. .
3- Củng cố dặn dò: Trò chơi: tìm tiếng mới có vần vừa học.
-Về nhà đọc lại bài và làm bài tập, xem trước bài sau.
-GV nhận xét tuyên dương tiết học.
- HS: Uyên,Ngân,T.Hương,Thùy
-Vần ôp được tạo nên từ ô và p
-HS so sánh
-HS phát âm.
-HS trả lời.
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
-HS thực hiện.
-HS phân tích
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
- HS trả lời.
-HS đánh vần và đọc trơn từ khoá “hộp sữa”
-Thực hiện như quy trình trên
-HS so sánh
-HS quan sát viết lên không.
-Viết vào bảng con
-2-3 HS đọc
-HS tìm.
-Đọc không theo thứ tự (CN-ĐT)
- HS tham gia chơi
-Đọc CN+ĐT
- HS quan sát 
- Trả lời
- HS đọc câu ứng dụng (cn-nhóm-lớp)
- Trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc câu ứng dụng
- Nét nối
- HS viết vào vở tập viết in. 
- HS chỉnh sửa tư thế ngồi, viết cho đúng
-HS đọc chủ đề : “Các bạn lớp em”
-HS quan sát tranh và nói theo nhóm.
 -HS nói cho cả lớp cùng nghe.
-Đại diện các em lên nói.
- HS đọc SGK (CN – ĐT)
TOÁN (T81)
PHÉP TRỪ DẠNG 17 – 7
I) MỤC TIÊU: Giúp HS 
-Biết làm tính trừ không nhớ bằng cách đặt tính, tập trừ nhẩm.Luyện làm tính trừ dạng 17 – 7
-HS làm đúng các bài tập.
- Giáo dục tính cẩn thận,chính xác.
*HT cách đặt tính và tính.
 II) ĐỒ DÙNG DAY HỌC: GV: 1 bó chục que tính và 7 que tính rời 
 HS: 17 que tính, sách, bảng con
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Bài cũ :- Gọi 2HS lên bảng,lớp làm bảng con bài tập1,VBT.
- Nhận xét- ghi điểm.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1:Giới thiệu cách làm tính trừ 17 – 7 :
-Hướng dẫn học sinh thực hành trên que tính
 Lấy 17 que
 Hỏi : Có mấy chục, mấy đơn vị ?
+17 que tính bớt 7 que tính còn mấy que tính?
+ Ta làm tính gì ?
- Giáo viên ghi bảng (như SGk)
- Hướng dẫn cách thực hiện
- Ta thợc hiện từ phải sang trái
- Đặt câu hỏi trả lời
HĐ2: Luyện tập- thực hành :
Bài 1: Tính :* HT cách đặt tính và tính đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu 
-HDHS đặt tính rồi tính
-Yêu cầu HS làm vào bảng con,bảng lớp.
- Nhận xét - sửa sai
+ Củng cố : Đặt thẳng hàng đơn vị.
Bài 2: Tính nhẩm:* HT rèn kỹ năng tính nhẩm.
- YCHS làm tương tự BT1.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp 
-HDHS dựa vào tóm tắt nêu bài toán.
- HDHS giải vào vở.
- Chấm,nhận xét,chữa bài.
*Trò chơi:Thi ghép phép tính nhanh đúng.
4.Củng cố dặn dò: Tập tính nhẩm dạng vừa học.
-Chuẩn bị tiết sau làm bài tập thực hành
-Nhận xét tiết học
- HS (Mạnh,Hương) lên bảng,lớp viết bảng con 
- Học sinh nhẩm miệng trả lời
Theo dõi giáo viên thực hiện
-HS nhắc lại cách thực hiện
-Học sinh thực hành luyện tập
- HS nêu yêu cầu làm vào bảng con,bảng lớp
- HS nêu yêu cầu làm vào bảng con,bảng lớp
Nêu yêu cầu của bài toán làm vào vở,bảng lớp 
- HS thi đua.
Thứ ba ngày 03 tháng 2 năm 2009.
TIẾNG VIỆT (T203,204)
ep - êp
I.MỤC TIÊU:- HS hiểu được cấu tạo của vần ep, êp , cá chép, đèn xếp. Đọc đúng các từ : lễ phép, xinh đẹp, gạo nếp, bếp lửa.Câu ứng dụng.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp
-GDHS có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp.
* Hiểu nghĩa các từ ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định : Hát
2- Bài cũ : Gọi Hs đọc viết vần,từ câu ứng dụng của bài trước, làm bài tập 1 VBT. Đọc bài SGK.
- GV nhận xét- ghi điểm.	
3- Bài mới : a. Giới thiệu bài -Vần ep - êp 
b. Dạy vần –ep
Nhận diện vần ep 
-So sánh : ôp với ep
-Đánh vần:.GV chỉ bảng cho HS phát âm lại vần ep.
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Vần ep đánh vần như thế nào?
-GV chỉnh sửa phát âm mẫu. 
-Muốn có tiếng chép ta thêm âm và dấu thanh gì?
Em hãy phân tích,đánh vần tiếng chép?
-GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
-GV đưa bức tranh “cá chép”và hỏi:Tranh vẽ gì?
-GV rút từ cá chép
-GV đọc mẫu chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
Dạy vần êp tuơng tự.
-So sánh : ep với êp
+Viết: -Gv viết mẫu vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết 
-GV nhận xét chữa lỗi.
+Đọc từ ngữ ứng dụng: * HTHS hiểu nghĩa các từ ngữ ứng dụng.GV kết hợp giảng từ,giáo dục.
-Tìm tiếng có vần mới học?
-Đọc mẫu 1 lần. GV chỉnh sửa 
+ Trò chơi : Thi ghép tiếng có vần mới. 
Tiết 2.
c. Luyện tập: + Luyện đọc
-Đọc lại các vần ở tiết 1 
- GV chỉnh sửa – đọc câu ứng dụng : - Cho HS quan sát bức tranh minh hoạ hỏi :
? Bức tranh vẽõ gì ? Em có nhận xét gì về bức tranh?
- GV nhận xét , chỉnh sửa lỗi phát âm của HS khi đọc.
- GV đọc mẫu
+ Luyện viết:
- Khi viết vần hoặc tiếng, từ khoá trong bài chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết 
- GV uốn nắn chỉnh sửa cho HS
-Nhắc tư thế ngồi viết và cách cầm bút, để vở.
- GV chấm một số bài – Nhận xét.
+ Luyện nói theo chủ đề: “Xếp hàng vào lớp.”
*Ho ... “Nghề nghiệp của cha mẹ.”
*Hỗ trợ nói trọn câu.
-Chia nhóm. Gợi ý nói cho cả lớp cùng nghe
H. -HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
H- Các bạn trong bức tranh đang làm gì?
H-Hãy giới thiệu nghề nghiệp của cha mẹ mình? 
-Hướng dẫn HS đọc SGK 
-Đọc mẫu – hướng dẫn đọc
-Gọi hs đọc Theo dõi sửa sai.
-GV nhận xét tuyên dương
3-Củng cố dặn dò: Trò chơi: tìm tiếng mới có vần vừa học.
-Về nhà đọc lại bài và làm bài tập, xem trước bài sau.
-GV nhận xét tuyên dương tiết học.
- HS Kơ,Ngân,Chiêng đọc,viết.Lớp nhận xét.
-Vần iêp được tạo nên từ iêâ và p
-HS so sánh
-HS phát âm.
-HS trả lời.
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
-HS thực hiện.
-HS phân tích
-HS đánh vần (cn-nhóm-lớp)
- HS trả lời.
-HS đánh vần và đọc trơn từ khoá “tấm liếp”
-Thực hiện như quy trình trên
-HS so sánh
-HS quan sát viết lên không.
-Viết vào bảng con
-2-3 HS đọc
-HS tìm.
-Đọc không theo thứ tự (CN-ĐT)
- HS tham gia chơi
-Đọc CN+ĐT
- HS quan sát 
- Trả lời
- HS đọc câu ứng dụng (cn-nhóm-lớp)
- Trả lời
- HS lắng nghe
- HS đọc câu ứng dụng
- Nét nối
- HS viết vào vở tập viết in. 
- HS chỉnh sửa tư thế ngồi, viết cho đúng
-HS đọc chủ đề : “Nghề nghiệp của cha mẹ.”
-HS quan sát tranh và nói theo nhóm.
 -HS nói cho cả lớp cùng nghe.
-Đại diện các em lên nói.
- HS đọc SGK (CN – ĐT)
- HS thi tìm.
TOÁN (T84)
BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I) MỤC TIÊU: Giúp HS bước đầu nhận biết bài toán có lời văn.Thường có các số gắn với thông tin đã biết.Câu hỏi chỉ thông tin cần tìm.
-HS làm đúng các bài tập.
- Giáo dục tính cẩn thận,chính xác.
*HTHS nêu được bài toán đầy đủ.
 II) ĐỒ DÙNG DAY HỌC: Tranh trong sách giáo khoa
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1/ Bài cũ :- Gọi 2HS lên bảng,lớp làm bảng con bài tập1,VBT.
- Nhận xét- ghi điểm.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1: Giới thiệu bài toán có lời văn.
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh để nêu bài toán
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Phải tìm gì ?
+ Ta làm tính gì để biết có 4 bạn 
- GV nhận xét chung.
HĐ2: Luyện tập:
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
 - HDHS quan sát tranh để nêu bài toán rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu HS làm miệng.
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 3:Viết tiếpcâu hỏi để có bài toán. *HT phiếu bài tập.
- HDHS quan sát tranh để nêu bài toán. 
- Yêu cầu HS làmvào phiếu bài tập,bảng lớp.
-Chấm – chữa bài.
Bài 4: Nhìn tranh vẽ tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.
*HT phiếu bài tập.
- HDHS quan sát tranh để nêu bài toán theo nhóm.
- Yêu cầu HS làmvào phiếu bài tập,bảng lớp.
-Chấm – chữa bài.
HĐ3: Trò chơi:Thi đua quan sát tranh,nêu bài toán.
3/ củng cố dặn dò :- YCHS nhắc lại nội bài
 - Về nhà học bài,làm bài tập,VBT.Chuẩn bị bài sau
-GV nhận xét tuyên dương tiết học.
2 HS (Đô,Lâm) lên bảng 
Đọc yêu cầu đề toán
- Trả lời miệng
- HS nhắc lại.
Đọc yêu cầu đề toán
- HS thực hiện.
Đọc yêu cầu đề toán
- HS làmvào phiếu bài tập,bảng lớp.
Nêu bài toán.
- HS làmvào phiếu bài tập,bảng lớp.
- HS thi đua.
 Thứ sáu ngày 06 tháng 2 năm 2009.
TIẾNG VIỆT (T209,300)
Ôn tập
I.MỤC TIÊU:
 - HS đọc và viết chắc chắn 12 vần vừa học từ bài 84 đến bài 89.Đọc đúng các từ ngữ , câu và đoạn thơ ứng dụng:Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện: Ngỗng và Tép
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng ôn .Tranh minh hoạ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1- Bài cũ : Gọi Hs đọc viết vần,từ câu ứng dụng của bài trước, làm bài tập 1 VBT. Đọc bài SGK.
- GV nhận xét- ghi điểm.	
2- Bài mới : a.Giới thiệu bài : Treo tranh và hỏi:
- Dựa vào tranh vẽ, tìm tiếng chứa vần ap?
- Kể tên các vần kết thúc bởi âm p
-GV ghi các vần HS phát biểu ở góc bảng lớp
GV ghi: Ôn tập
 2.Ôn tập:
 *Các chữ ghi vần đã học 
-Trên bảng ôn cô có các chữ , các em hãy chỉ các chữ đã học trong đó.
-GV chỉ các âm không theo thứ tự và yêu cầu HS đọc
*Ghép chữ thànhø vần :
-GV : Cho HS ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ơ ûdòng ngang của bảng ôn tạo thành vần
3.Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV đọc mẫu- Giải nghĩa ( xem tranh )
-Gọi hs tìm tiếng có vần vừa ôn trong từ.
-Hướng dẫn hs viết vào bảng con.
-Dùng bộ thực hành ghép từ
+Luyện đọc toàn bảng.	
Tiết 2
 -HS đọc lại toàn bộ bài ở tiết 1.
- Đọc câu ứng dụng
Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh?
 -Trong câu trên tiếng nào mang vần mới học?
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS 
*Luyện viết
-Viết mẫu- hướng dẫn viết.
-Chấm chữa.
* Luyện nói
-GV kể lại diễn cảm câu chuyện có kèm theo tranh minh hoạ.
-Cho HS kể chuyện theo nhóm, mỗi nhóm kể nội dung 1 tranh 
Hỏi: - Câu chuyện cho chúng ta thấy điều gì? 
ý nghĩa câu chuyện
 ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hi sinh vì nhau.
-Thi đua giữa 3 tổ kể chuyện theo tranh
- YCHS đọc SGK
- Trò chơi:Thi tìm từ có tiếng vừa ôn.
3/ Củng cố – dặn dò : 
-GV chỉ sách cho HS theo dõi và đọc.
-HS tìm tiếng và chữ vừa học trong sách báo
-Nhận xét- tuyên dương.
- HS: Bảo,Lâm,Ngọc,Ngân,
- Quan sát khung đầu bài và trả lời.
 tháp
-ap, ăp, âp, op, ôp, ơp, up, ep, êp, ip, iêp, ươp.
-HS phát âm lại những vần đó
-HS lên bảng chỉ các chữ đã học: a, ă, â, o, ô, u, e, ê, i , iê, ươ.
HS lên bảng ghép chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn và đọc các vần đó.
-HS đọc các từ ứng dụng cá nhân, nhóm, lớp
-Viết vào bảng con 
- HS ghép từ theo yêu cầu của GV
-Đọc cá nhân – lớp.
-HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
-HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
-Cả lớp viết vào vở.
1 HS đọc lại tên câu chuyện: Ngỗng và Tép
-HS lắng nghe.
-Hai hs kể hai đoạn của câu chuyện
-Hai hs kể cả câu chuyện
*HS thảo luận nội dung câu chuyện và nêu ra ý nghĩa câu chuyện
*Luyện đọc trong sách.
-Thi tìm từ mới có vần vừa ôn.
THỦ CÔNG(T21)
ÔN TẬP CHƯƠNG II : KĨ THUẬT GẤP HÌNH
I- MỤC TIÊU : 
- HS nắm được kĩ thuật gấp hình 
 - Chonï được màu phù hợp, gấp được các hình và biết cách ghép, dán, trình bày sản phẩm. 
 - Giáo dục HS yêu, thích môn thủ công, cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập.
 II- CHUẨN BỊ : 1- Giáo viên : Các hình mẫu đã chuẩn ở các bài trước để cho HS xem laị, giấy màu. 
 2- Học sinh : Giấy thủ công, hồ dán, vở thủ công.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Bài cũ : 
2- Bài mới
HĐ1: Ôn tập củng cố kĩ thuật gấp hình. (10’)
HĐ2:Thực hành 
 (10’)
HĐ3:Nhận xét,đánh giá sản phẩm.
 (5-6’)
4- Củng cố dặn dò: (5’)
 Kiểm tra dụng cụ HT của HS nhận xét sản phẩm bài trước
Giới thiệu bài
Gv cho HS nhắc lại các bài HS đã làm ở chương gấp hình
- Ghi lên bảng. + Gấp các đoạn thẳng cách đều
+ Gấp cái quạt
+ Gấp cái ví
+ Gấp mũ ca lô
-Lần lượt giới thiệu vật mẫu và HDHS nhớ lại các thao tác gấp từng đồ vật 
- GV uốn nắn,sửa sai.
- Cho HS thực hành gấp một bài mà em thích trên giấy màu tự chọn.
- GV theo dõi giúp đỡ.
- Cho HS dán cho cân đối, đẹp.
- YCHS tự trình bày sản phẩm trên bàn
- GV hướng dẫn HS nhận xét và đánh giá sản phẩm.
*Hoàn thành tốt (A+): Gấp đúng các nếp gấp phẳng,dán cân đối.
*Hoàn thành (A+): Gấp đúng nếp gấp tương đối phẳng.
*Chưa hoàn thành (B): Gấp sai.
Các tổ nhóm nhận xét
Cho HS nhắc lại các bước thực hiện.
- Nhận xét chung tiết học.
-Về nhà tập gấp hình
Chuẩn bị giấy màu, hồ dán, bút chì cho tiết sau.
- HS nhắc lại các bài HS đã làm ở chương gấp hình 
- HS thực hành gấp một bài mà em thích trên giấy màu tự chọn.
- HS tự trình bày sản phẩm trên bàn
- Các tổ nhóm nhận xét
- Thu dọn giấy thừa và rửa tay sạch khi hoàn thành bài
- HS nhắc lại các bước thực hiện.
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (T21)
 SINH HOẠT TUẦN 21
I. Mục tiêu : 
- Nhận xét sinh hoạt tuần 21 . Lên kế hoạch tuần 22 . Phát động phong trào giúp bạn khó khăn 
- HS khắc phục các tồn tại phát huy học tập tốt . Biết giúp bạn khó khăn trong cuộc sống – trong học tập 
 - Giáo dục tinh thần giúp đỡ bạn 
II. Sinh hoạt 
1. Nhận xét sinh hoạt tuần 21 :
- Duy trì tốt các nền nếp lớp học sau tết
- Có chú ý học tập tốt
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân , lớp
- Có tích cực nộp các khoản tiền
2. Kế hoạch tuần 22:
- Tiếp tục học tập tốt mừng Đảng,mừng xuân
- Duy trì các nền nếp lớp học sau tết
- Phụ đạo HS yếu,bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Rèn chữ giữ vở
- Tiếp tục hoàn thành các khoản tiền.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO GIÚP BẠN KHÓ KHĂN
* Phát động phong trào giúp bạn khó khăn :
- Yêu cầu HS nêu tên các bạn trong lớp gặp khó khăn 
- Yêu cầu lớp thảo luận xem giúp đỡ bạn bằng cách nào 
- Yêu cầu HS đưa ra ý kiến 
- GV hướng dẫn một số việc làm giúp bạn khó khăn 
+ Gia đình khó khăn : Giúp sách vở , quần áo , bút mực , giúp bạn trong học tập , .
- Mỗi tổ góp tiền ăn quà mua cho bạn một số đồ dùng cần thiết 
- Cùng quan tâm chia sẻ với bạn để bạn vui vẻ đến trường đều , không bỏ học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(82).doc