Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Nậm Mười

Tiết 2 + 3: Học vần (86): ôp - ơp

A. Mục đích, yêu cầu:

- HS đọc và viết đơợc : ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.

- Đọc đơựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các bạn lớp em .

B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.

C. Các hoạt động dạy học:

I- Kiểm tra bài cũ

- Đọc và viết: ngăn nắp, tập múa, bập bênh.

- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.

II. Dạy bài mới:

1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)

2- Dạy vần:

 ÔP:

a- Nhận diện vần:

- GV viết bảng vần ôp.

H: Vần ôp do mấy âm tạo nên ?

- Cho HS phân tích vần ôp?

b. Đánh vần:

- Cho HS ghép vần ôp vào bảng cài.

- GV đánh vần mẫu và cho HS đọc.

- GV theo dõi, sửa sai.

- Muốn có tiếng hộp ta phải thêm âm nào và dấu nào?.

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Nậm Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21:	 Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2009.
Tiết 1: HĐTT: chào cờ
______________________________________________
Tiết 2 + 3: Học vần (86): ôp - ơp
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được : ôp, ơp, hộp sữa, lớp học. 
- Đọc đựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các bạn lớp em .
B. Đồ dùng dạy - học: - Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: ngăn nắp, tập múa, bập bênh.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
II. Dạy bài mới:
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- Dạy vần: 
 ÔP:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ôp.
H: Vần ôp do mấy âm tạo nên ?
- HS đọc theo GV: ôp, ơp
- Vần ôp do 2 âm tạo nên là ô, và p
- Cho HS phân tích vần ôp?
b. Đánh vần:
- Vần ôp có ô đứng trước p đứng sau.
- Cho HS ghép vần ôp vào bảng cài.
- HS gài vần ôp.
- GV đánh vần mẫu và cho HS đọc.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Muốn có tiếng hộp ta phải thêm âm nào và dấu nào?.
- ô - pờ - ôp (ĐT-CN)
- Ta phải thêm âm h và dấu nặng.
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng hộp.
- Cho HS tìm và gài tiếng hộp.
- Cho HS đánh vần tiếng hộp.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
Tranh vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá: hộp sữa.
- Vừa rồi các em học vần gì mới ? GV viết
bảng.
- GV đọc trơn: ôp – hộp – hộp sữa.
* ƠP (Quy trình tương tự )
- hộp âm h đứng trước vần ôp đứng
 sau, dấu nặng dưới ô.
- HS lấy bộ đồ dùng gài tiếng hộp.
- hờ - ốp –hốp- nặng – hộp
- Tranh vẽ hộp sữa
- 2 HS đọc trơn: hộp sữa
- HS: vần ôp
- HS đọc CN - ĐT
* So sánh vần ơp, ôp:
- GV đọc mẫu đầu bài: ôp, ơp.
- Cho HS đọc cả 2 vần vừa học.
Nghỉ giải lao
- Giống nhau: đều kết thúc bằng p.
- Khác nhau : ơp bắt đầu bằng ơ, ôp
bắt đầu bằng ô .
- 2 HS đọc đầu bài.
 Lớp trưởng điều khiển 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV cho HS gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Cho HS đánh vần tiếng và đọc trơn cả từ.
 tốp ca hợp tác
bánh xốp	lợp nhà
- GV cho HS đọc ĐT bài một lần.
d- Hướng dẫn viết chữ.
- GV viết mẫu và hướng dẫn vừa viết vừa nêu quy trình viết. 
- Cho HS viết bảng con.
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- HS viết hờ trên không sau đó viết
 trên bảng con.
 Tiết 2
3- Luyện tập:
a- Luyện đọc: 
 * Đọc ND tiết 1:
- HS đọc CN, nhóm, lớp
 * Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh rút ra câu ứng dụng.
- HS quan sát tranh 
- Cho HS tìm tiếng chứa vần mới.
 Đám mây xốp trắng như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào	 
- GV cho HS đánh vần tiếng chứa vần mới.
- GV chỉ các tiếng khác nhau cho HS đọc sau đó cho HS đọc theo thứ tự.
 Nghe con cá đớp ngôi sao 
Giật mình mây thức bay vào rừng xa.
- HS đọc theo CN- ĐT
- GV đọc mẫu trơn nhanh hơn và cho học sinh đọc.
- GV cho HS đọc cả 2 tiết 1 lần.
b- Luyện viết
- GVHD học sinh viết bài trong VTV.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài chấm và nhận xét bài viết.
c- Luyện nói: Các bạn lớp em.
- Cho HS hoạt động nhóm, từng bạn trong
nhóm tự giới thiệu về minh: Thích học môn
nào ? Có năng khiếu về vẽ hay thể thao ?
- Cho HS kể về một bạn trong lớp em: Tên
của bạn và những gì em biết về bạn ?
- Yêu cầu HS nói câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố dặn dò:
- Cho HS đọc toàn bài trong SGK.
- Cho HS thi tìm chữ có chứa vần vừa học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc ĐT 1 lần.
- HS giới thiệu trước lớp về mình 
và về bạn của mình .
Tiết 4:
__________________________________________
Toán (78): Phép trừ dạng 17 - 7
A. Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện phép tính trừ trong phạm vi 20 (dạng 17 - 7).
- Tập trừ nhẩm.
- Làm quen với dạng toán có lời văn bằng cách đọc tóm tắt và viết phép tính thích hợp (dạng 17 - 7).
B. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Bảng gài, que tính.
 - Học sinh: Que tính, giấy nháp.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bà cũ:
- Gọi học sinh lên bảng đặt tính và tính.
- 3 học sinh lên bảng.
 17 - 3; 19 - 5; 14 - 2.
-
-
-
 17 119 14
 3 5 2
 14 14 12
- Gọi học sinh dưới lớp tính nhẩm.
- Học sinh tính và nêu kết quả.
 12 + 2 - 3 = 17 - 2 - 4 = 
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1 Giới thiệu bài:
2- GT cách làm tính trừ dạng 17 – 7.
a. Yêu cầu HS lấy 17 que tính (gồm 1 chục và 7 que tính rời) sau đó tách thành 2 phần để trên bàn phần bên phải có 7 que tính rời.
- GV đồng thời gài lên bảng.
- GVHDHS cách lấy ra 7 que tính cầm ở tay
(GV lấy ra 7 que tính khỏi bảng gài).
- Số que tính còn lại trên bàn là bao nhiêu ?
+ Vì sao em biết ?
- Như vậy từ 17 que tính ban đầu tách để lấy đi 7 que tính. Để thể hiện việc làm đó cô
có một phép tính trừ đó là 17 – 7 ( viết bảng).
b- Hướng dẫn cách đặt tính .
- Đặt tính ( Từ trên xuống dưới)
- HS thực hành theo sự HD của GV
+ Số que tính còn lại trên bàn là 10
que.
 _ 17 * 7 trừ 7 bằng 0, viết 0
 7 	* Hạ 1, viết 1
+Viết17 rồi viết7 thẳng cột với7 (cột đơn vị)
 10 
+Viết dấu - (dấu trừ) ở bên trái sao cho ở 
giữa hai số.
+ Kẻ vạch ngang dưới hai số đó.
 17 trừ 7 bằng 10 (17 – 7 = 10). 
+ Tính (từ phải sang trái):
3- Luyện tập:
Bài 1: Tính:
 _ 11 _ 12 _ 13 _ 14 _ 15
- GV làm mẫu 1 phép tính. Cho 3 em lên bảng thực hiện. Dưới lớp làm vào vở.
- GV chữa bài.
Bài 2: Tính nhẩm:
- GV cho HS trả lời miệng tiếp nối. GV ghi bảng.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp:
- GV cho HS nêu bài toán.
Có : 15 cái kẹo
Đã ăn : 5 cái kẹo
 Còn :  cái kẹo ?
- Cho HS viết phép tính thích hợp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài. 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 1 2 3 4 5
 10 10 10 10 10...
- HS trả lời miệng tiếp nối.
15 – 5 = 10 11 – 1 = 10 16 – 3 =13
12 – 2 = 10 18 – 8 = 10 14 – 4 =10
13 – 2 = 11 17 – 4 = 13 19 – 9 =10
- 5 HS nêu BT: “ Có 15 cái kẹo, đã ăn 5 cái kẹo. Hỏi còn lại mấy cái kẹo ?
15
-
5
=
10
____________________________________________________
Tiết 5: Đạo đức (21):
Đaọ đứ Em và các bạn (T1)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Bạn bè là những người cùng học cùng chơi cho nên cần phải đoàn kết, cư sử tốt với nhau. Điều đó làm cho cuộc sống vui hơn, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó hơn.
- Với bạn bè cần phải tôn trọng giúp đỡ, cùng nhau làm các công việc chung, vui chung mà không được trêu chọc nhau, đánh nhau, bạn đau, bạn giận.	
2. Kỹ năng:
- Học sinh có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn, đoàn kết giúp đỡ nhau.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý bạn bè.
B. Tài liệu phương tiện. - Vở bài tập đao đức.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
+ Vì sao phải lễ phép vâng lời thầy cô giáo ?
- 2 học sinh trả lời.
+ Em làm gì để lễ phép vâng lời thầy cô giáo?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Phân tích tranh (BT2)
+ Yêu cầu cặp học sinh thảo luận để phân tích các tranh trong bài tập 2.
- Trong tranh các bạn đang làm gì?
- Các bạn có vui không? Vì sao?
- Từng cặp học sinh thảo lụân.
- Noi theo các bạn đó, em cần cư sử như thế nào với bạn bè?
- Gọi HS trình bày kết quả theo từng tranh.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh khác nghe, bổ xung ý
 kiến, nêu ý kiến khác
+ Giáo viên kết luận: Các bạn trong tranh cùng học cùng chơi với nhau rất vui. Noi theo các bạn đó các em cần vui vẻ, đoàn kết, cư sử với bạn bè của mình.
3. Hoạt động 2: Thảo luận lớp.
- Giáo viên lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
+ Cư sử tốt với bạn, các em cần làm gì ?
- Học sinh lần lượt trả lời câu hỏi 
bổ
+ Với các bạn cần tránh những việc gì ?
xung ý kiến cho nhau.
+ Cư sử tốt với bạn có lợi ích gì?
- Giáo viên KL: Để cư sử tốt với bạn các em
- Học sinh chú ý lắng nghe.
cần học, chơi cùng nhau, nhường nhịn nhau mà không được trêu trọc, đánh nhau làm bạn đau, bạn giận.cư sử tốt như vậy sẽ được bạn bè quý mến thêm gắn bó.
4. Hoạt động 3: Giới thiệu bạn thân của mình.
- Giáo viên yêu cầu, khuyến khích một số học sinh kể về người bạn thân của mình.
- Một số HS giới thiệu về bạn
mình theo gợi ý trên của giáo viên.
+ Bạn tên gì ?
+ Bạn ấy đang học (đang sống) ở đâu?
+ Em và bạn đó cùng học, cùng chơi với nhau NTN?
+ Các em yêu quý nhau ra sao?
- Giáo viên tổng kết: GV khen ngợi các em
đã biết cư sử tốt với bạn của mình và đề nghị cả lớp hoan nghênh, học tập những bạn đó.
5. Củng cố - dặn dò:
+ Em có nhiều bạn không ?
- 1 vài em trả lời.
+ Em đã đối xử với bạn như thế nào ?
- HS nghe và ghi nhớ.
- Nhận xét chung giờ học.
Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009.
Tiết 1 + 2: Học vần (87): ep – êp
A. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được : ep, êp, cá chép, đền xếp. 
- Đọc đựơc từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp.
B. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh ảnh minh hoạ nội dung bài.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ
- Đọc và viết: ngăn nắp, tập múa, bập bênh.
- Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa.
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy bài mới:
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con
- 3 HS đọc
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- Dạy vần: 
 EP:
a- Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ep.
H: Vần ep do mấy âm tạo nên ?
- HS đọc theo GV: ep, êp
- Vần ep do 2 âm tạo nên là e, và p
- Cho HS phân tích vần ep?
b. Đánh vần:
- Vần ep có e đứng trước p đứng sau.
- Cho HS ghép vần ep vào bảng cài.
- HS gài vần ep.
- GV đánh vần mẫu và cho HS đọc.
- GV theo dõi, sửa sai.
- Muốn có tiếng chép ta phải thêm âm nào và dấu nào?.
- e - pờ - ép (ĐT-CN)
- Ta phải thêm âm ch và dấu sắc.
- Yêu cầu HS nêu vị trí của âm và vần trong tiếng chép.
- Cho HS tìm và gài tiếng chép.
- Cho HS đánh vần tiếng chép.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi:
Tranh vẽ gì ?
- GV giải thích và rút ra từ khoá: cá chép.
- Vừa rồi các em học vần gì mới ? GV viết
bảng.
- GV đọc trơn: ep – chép – cá chép.
* ÊP (Quy trình tương tự )
- chép âm ch đứng trước vần ep đứng
 sau, dấu sắc trên e.
- HS lấy bộ đồ dùng gài tiếng chép.
- chờ - ép – chép- sắc – chép
- Tranh vẽ cá chép
- 2 HS đọc trơn: cá chép
- HS: vần ep ... nh bày trước lớp về nghề nghiệp của cha mẹ mình (làm công việc gì).
- Yêu cầu HS nói câu hoàn chỉnh.
III. Củng cố dặn dò:
- Cho HS đọc toàn bài trong SGK.
- Cho HS thi tìm chữ có chứa vần vừa học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 Chân chậm giả vờ 
 Cướp cờ mà chạy.
- HS đọc theo CN- ĐT
- HS đọc ĐT 1 lần.
- HS viết bài vào vử tập viết.
- 2 HS đọc tên chủ đề.
- HS quan sát tranh và giới thiệu
- HS trình bày trước lớp.
__________________________________________________
Tiết 3:
Thủ công (21): Ôn tập chương II
 Kỹ thuật gấp hình
A. Mục tiêu:
- Ôn tập lại kỹ thuật gấp giấy và thực hành lại các hình đã học 1 cách thành thạo.
- Rèn kỹ năng gấp nếp thẳng, phẳng.
- Biết yêu quý sản phẩm lao động và biết thu gom giấy vụn bỏ vào thùng giác.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Mẫu gấp của các bài 13, 14, 15 để HS xem lại.
2. Học sinh : Chuẩn bị giấy thủ công.
C. Các hoạt động chủ yếu:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn của HS.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nêu nhận xét sau kiểm tra.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập:
- GV cho HS xem lại mẫu gấp cái quạt, cá ví, mũ ca nô.
- HS quan sát và nói lên từng mẫu.
- Yêu cầu HS nêu lại cách gấp từng mẫu.
* Gấp quạt.
* Gấp quạt.
- Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2: Gấp đôi hình để lấy đường đấu
giữa, buộc len vào phần giữa, phết hồ gián lên nếp gấp ngoài cùng.
- Bước 3: Gấp đôi dùng tay ép chặt để hai phần đã phết hồ dính sát vào nhau, mở ra được chiếc quạt.
* Gấp ví:
* Gấp ví:
Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
Bước 2: Gấp 2 mép ví.
Bước 3: Gấp ví.
* Gấp mũ ca lô:
* Gấp mũ ca lô:
- Gấp đôi hình vuông theo đường dấu.
- Gấp từ góc giấy bên phải phía trên xuống, góc giấy bên phải phía dưới.
- Gấp đôi tờ giấy để lấy đườn dấu giữa, sau đó gấp một phần cạnh bên phải vào.
- Lật ra mặt sau gấp tương tự.
- Lấy một lớp của phần trên gấp lộn vào trong.
- Lật ra mặt sau gấp tương tự ta được mũ ca nô.
- Mỗi mẫu gọi 1 HS lên thực hiện thao tác gấp và nêu quy trình.
3. Thực hành:
- Cho HS thực hành lần lượt từng mẫu.
- GV theo dõi giúp đỡ HS lúng túng.
III. Nhận xét - Dặn dò:
- GV nhận xét thái độ học tập của, sự chuẩn bị và kỹ năng gấp của HS.
Tiết 4:
_________________________________________________
Toán (80): Luyện tập chung
A. Mục tiêu: Giúp HS: 	
- Rèn luyện kỹ năng so sánh các số.
- Rèn kỹ năng công trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.
- Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm.
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
- 2 HS lên bảng làm.
12 + 3 14 + 5
+
+
-
-
12 15 14 19
15 - 3 19 - 5
 3 3 5 5
15 12 19 14
- Kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
	- 
- GV nhận xét cho điểm.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HDHS làm bài và chữa bài:
Bài 1: Điền số vào mỗi vạch của tia số.
- GV cho HS điền vào sách.
- HS làm vào vở
Thứ tự tia số trên cần điền là: 1,2,3,4,5,6,7,8,9
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Trả lời câu hỏi:
Thứ tự tia số dưới cần điền là:
11,12,13,14,15,16,17,18,19 
+ Muốn tìm số liền sau của một số tà làm như thế nào?
- Đếm thêm (cộng thêm 1)
- GV cho HS trả lời miệng.
- GV ghi bảng và chữa bài.
Bài 3: Trả lời câu hỏi:
+ Muốn tìm một số liền trước ta làm như thế nào?
Số liền sau của 7 là số 8.
 Số liền sau của 9 là số 10.
 Số liền sau của 10 là số 11.
 Số liền sau của 19 là số 12.
- Bớt đi (trừ đi 1)
Số liền trước của 8 là số 7.
- GV cho HS trả lời miệng.
- GV ghi bảng và chữa bài.
Bài 4: Đặt tính rồi tính:
- Cho 2 HS lên bảng làm. 
- 4 tổ làm vào bảng con.
- GV chữa bài.
Bài 5: Tính (Bỏ dòng 2)
 Số liền trước của 10 là số 9.
 Số liền trước của 11 là số 10.
 Số liền trước của 1 là số 10.
 12 14 11 _15 _ 19
 + 3 + 5 + 7 3 5 
 15 19 18 12 14
- Cho HS thi điền tiếp sức.
11 + 2 + 3 =16 15 + 1 – 6 =10
- Cho HS dưới lớp quan sát và nhận xét.
17 – 5 - 1 = 11
- GV nhận xét và chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố ND bài 
- Nhận xét giờ học.
_____________________________________________________
Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2009.
Tiết 1:
Tiết 2:
Âm nhạc: giáo viên bộ môn dạy
	______________________________________________
Toán (81): Bài toán có lời văn
A. Mục tiêu.
- Bước đầu nhận thức về bài toán có lời văn cho HS, bài toán có lời văn thường có:
 + Các số (gắn với thông tin đã biết).
 + Các câu hỏi (chỉ thông tin cần tìm).
B. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh, mô hình để lập bài toán có lời văn.
C. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho 2 HS lên bảng làm 17 – 7 = 15 – 4 =
- Cho HS dưới lớp làm bảng con 14 + 3 =
- 2 HS lên bảng làm .
 17 – 7 = 10 15 – 4 =11 
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Giới thiệu bài toán có lời văn.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán
-2 HS nêu yêu cầu của bài toán.
- GV HD học sinh quan sát tranh và hỏi.
+ Bạn đội mũ đang làm gì?
+ Đang đứng dơ tay chào.
+ Thế còn 3 bạn kia?
+ 3 bạn đang đi tới chỗ bạn đội mũ.
+ Vậy lúc đầu có mấy bạn?
+ 1 bạn.
+ Về sau có thêm mấy bạn?
+ 3 bạn.
+ Như vậy các em có thể viết số thích hợp vào chỗ trống để có bài toán chưa ?
- GV cho HS lên bảng viết. GV nhận xét.
- 1 HS lên viết.
- GV nói: Bài toán này gọi là bài toán có lời văn (GV ghi bảng).
+ Bài toán cho ta biết gì?
+ Có 1 bạn, có thêm 3 bạn nữa.
+ Bài toán có câu hỏi như thế nào?
+ Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn.
+ Theo câu hỏi này thì ta phải làn gì?
+ Tìm xem tất cả có bao nhiêu bạn.
Bài 2: GV HD tương tự như bài tập 1.
- Cho HS quan sát và nêu nhiệm vụ cần thực hiện.
- Giáo viên quan sát nhận xét và chỉnh sửa.
Bài 3: Viếp tiếp câu hỏi để có bài toán:
- Cho HS đọc bài toán và hỏi:
+ Bài toán này còn thiếu gì?
+ Thiếu 1 câu hỏi.
+ Hãy nêu câu hỏi của bài toán?
+ 1vài em nêu: Hỏi có tất cả mấy con gà ?...
- Cho HS đọc lại toàn bộ bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn HS: Các câu hỏi phải
 có từ hỏi ở đầu câu và có dấu hỏi ở cuối câu.
Bài 4: Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm.
- GV cho HS làm vào sách.
- Cho HS đọc bài toán mà HS vừa làm.
- GV nhận xét và chỉnh sửa.
4. Củng cố dặn dò.
- 5 HS đọc: Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm 2 con chim bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim ?
- GV nhận xét chung giờ học.
- Ôn lại bài vừa học và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tập viết(19): bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp
A- Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo và quy trình viết các từ : bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa...
- Biết viết liền nét và chia đều khoảng cách.
- Giáo dục các em ý thức viết nắn nót, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài.
C. Các hoạt động dạy học:
I. kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS viết TN; con chuột, xem xiếc, rước đèn vào bảng con.
- GV nhận xét và chữa bài.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV treo bảng chữ mẫu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS đọc các từ đó.
- GV giải nghĩa các từ đó.
3. Hướng dẫn và viết mẫu:
- GV hướng dẫn HS nhận xét chữ mẫu.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
- Cho HS viết bảng con. GV chữa bài.
4. Hướng dẫn viết:
- GV theo dõi và uốn nắn thêm những HS yếu
+ Chấm một số bài viết và chữa lỗi sai phổ biến
5- Củng cố - Dặn dò:
- Trò chơi: Thi viết chữ vừa học.
- NX chung giờ học.
- HS viết vào bảng con.
- HS quan sát chữ mẫu và đọc các 
chữ đó.
- HS theo dõi và ghi nhớ
- HS nhận xét về cầu tạo, cỡ chữ,
 khoảng cách và vị trí đặt dấu.
- HS chú ý theo dõi.
- HS tập viết theo chữ mẫu
- HS nghe và ghi nhớ
_______________________________________________
Tiết 4: Tập viết(20): sách giáo khoa, Hí hoáy,khoẻ khoắn
A- Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo và quy trình viết các từ sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn...
- Biết viết liền nét và chia đều khoảng cách.
- Giáo dục các em ý thức viết nắn nót, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.
B- Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
I. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết: cần trục, thác nước, quả gấc, ngọn đuốc vào bảng con.
- GV nhận xét và cho điểm.
II. Dạy học bài mới:	
1. Giới thiệu bài:
2. HDHS quan sát và nhận xét.
- GV treo bảng chữ mẫu cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS đọc các từ trong bảng phụ
- GV giải nghĩa các từ ngữ đó.
3. Hướng dẫn và viết mẫu:
- GVHD học sinh nhận xét chữ mẫu.
- GV viết và nêu quy trình viết.
Học sinh
- Mỗi tổ viết 1từ vào bảng con.
- HS qs và đọc các chữ đó.
- HS nhận xét về cấu tạo, cỡ chữ, khoảng cách và vị trí đặt dấu.
- HS theo dõi và ghi nhớ.
- Cho HS viết bảng con. 
- GV nxét và chỉnh sửa cho HS.
4- Hướng dẫn HS viết vào vở.
- HD HS viết bài vào vở.
- HS luyện viết từng từ trên bảng con
- HS tập viết theo chữ mẫu.
- GV theo dõi và uốn nắn thêm những HS yếu
+ Chấm một số bài viết và chữa lỗi sai phổ biến
5- Củng cố - Dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài.
- HS nghe và ghi nhớ
- Trò chơi: Thi viết chữ vừa học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: HĐTT: Sinh hoạt tuần 21 
A. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
 - Các em ngoan ngoãn, lễ phép với các thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè. Trong tuần
 không có em nào vi phạm về đạo đức.
 - Đi học đầy đủ, đúng giờ 
 - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài đầy đủ.
- Ngoài ngoãn, biết giúp đỡ bạn bè.
 - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
 - Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: 
Hà, Tiên, Quỳnh , Tuấn Anh, nguyễn Thảo
 - Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Thể dục đúng các động tác đều và đẹp. 
2. Tồn tại: 
- ý thức giữ gìn sách vở chưa tốt, còn bẩn, nhàu, quăn mép như:
 Trần Mạnh Hưng, Hờ A Sử, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Thanh Bình
- Chưa cố gắng trong học tập như: Ngọc Anh A, Quang, Cao Nam, Huy, Hưng.
- Trực nhật còn bẩn vào ngày thứ sáu.
B. Kế hoạch tuần 22: 
- Duy trì tốt những ưu điểm tuần 21.
- Tìm biện pháp khắc phục tồn tại của tuần qua.
- Hoàn thành các khoản thu của nhà trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt để chào mừng các ngày lễ lớn.
____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc