Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Vân - Trường tiểu học Kim Đồng

Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Vân - Trường tiểu học Kim Đồng

Tiết 2+3: HỌC VẦN Ôn tập.

I-Mục đích yc.

- Sau bài học học sinh:

- Đọc và viết được một cách chắn chắn các vần đã học từ bài 84 đến bài 89.

- Đọc được các câu ứng dụng .

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngỗng và tép.

II-Đồ dùng dạy học

 Bộ đồ dùng học tiếng việt.

 III-Các hoạt động dạy học

1 Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài trong SGK.

- Cả lớp viết bảng con: tấm liếp,giàn mướp

- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.

2 Bài mới: Tiết 1

a/Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài lên bảng,

 

doc 24 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Vân - Trường tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
T.N
MÔN
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
2
11/2
C . cờ
H.V
 Bài 90: Ôn tập T1
H.V
 T2
Toán
 Giải toán có lời văn
Đ Đ
Em và các bạn T 2
3
12 /2
H.V
 Bài 91: oa -oe T1
H.V
 T2
Toán
 Xăng - ti - mét
 N
4
13/ 2
H.V
 Bài 92 : oai - oay T1
H.V
 T2
Toán
 Luyện tập 
T C
Cách sử dụng bút chì thước kẻ
5
14/ 2
T Dục
Bài thể dục- Trò chơi vận động
Toán
Luyện tập
H.V
Bài 93 : oan - oăn T1
H.V
 T2 
6
15/ 2 
H.V(TV)
 Bài 94: oang - ăng T 1
H.V(TV)
 T2 
T N X H
Cây rau
MT
SH
Đánh giá hđ trong tuần
Thứ hai ngày 11 tháng 2 năm 2008
Tiết 2+3: HỌC VẦN Ôn tập.
I-Mục đích yc.
- Sau bài học học sinh:
- Đọc và viết được một cách chắn chắn các vần đã học từ bài 84 đến bài 89.
- Đọc được các câu ứng dụng .
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngỗng và tép.
II-Đồ dùng dạy học 
	Bộ đồ dùng học tiếng việt.
	III-Các hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài trong SGK.
- Cả lớp viết bảng con:	 tấm liếp,giàn mướp
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.
2 Bài mới:	Tiết 1
a/Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài lên bảng,
b/Giảng bài:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Ôn tập.
- Giáo viên gắn bảng ôn lên bảng.
- Cho học sinh quan sát và đọc bài .
? Các vần giống nhau ở chỗ nào ?
? Trong các từ đó từ nào có nguyên âm đôi.? 
Hoạt động 2 : Đọc từ ngữ ứng dụng.
-Giáo viên viết từ ngữ ứng dụng lên bảng.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài 
 Giải lao.
Hoạt động 3: Luyện viết. 
-Giáo viên viết mẫu-Hd hs viết
+đón tiếp:đ cao 5 li,t cao 3 li,o-n-i-ê cao 2 li,p dài 4 li
+ấp trứng:t cao 3 li,â-r-n cao 2 li,g dài 5 li
 Giáo viên nhận xét - Sửa sai 
Tiết 2
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
- Giáo viên chỉ không theo thứ tự ở tiết 1 cho học sinh đọc .
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh sgk- Giáo viên ghi bảng đọc mẫu câu ứng dụng.Cho học sinh gạch chân tiếng có vần mới học.
- cho học sinh đọc bài ứng dụng .
Hoạt động 2: Luyện viết.
- Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết, thu một số bài chấm điểm cho học sinh .
 Giải lao.
Hoạt động 3: Luyện nói.
-Cho học sinh đọc tên bài luyện nói.
-Giới thiệu chủ đề luyện nói hôm nay là kể chuyện: Ngỗng và tép.
- Giáo viên kể 2- 3lần câu chuyện :
Tranh 1: Một hôm nhà nọ có khách, chợ thì xa, người vợ bèn bàn với chồng: “ Chẳng mấy khi bác ấy đến thăm nà. Nhà mình đang có đôi Ngỗng, hay là thịt đi một con đãi khách?’”
Tranh 2: Đôi vợ chồng ngỗng nghe được tin ấy, suốt đêm không ngủ.Con nào cũng muốn chết thay con kia . Ông khách lại là người nghe được tiếng loài vật . Cả đêm ông không ngủ vì thương cho tình cảm đôi Ngỗng và quý trọng tình cảm vợ chồng của chúng.
Tranh 3: Sáng hôm sau, ông khách thức dậy thật sớm . Ngoài cổng đang có người reo bán tép . Ông gọi vợ bạn dậy mua tép . Ông nói với chị vợ chỉ thèm tép và không thịt Ngỗng nữa.
Tranh 4: Vợ chồng nhà Ngỗng thoát chết, chúng biết ơn tép. Và từ đấy, chúng không bao giờ ăn tép nữa.
-Cho hs xem tranh-thảo luận nhóm
-Cho đại diện các nhóm lên thi kể chuyện
? Ý nghĩa của câu chuyện nói gì ?
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.
Học sinh quan sát bảng lớp và nêu các vần đã học.
-P ở cuối
- iê, ươ.
đầy ắp đón tiếp ấp trứng.
-Hs luyện đọc(cn,nhóm,lớp) 
- Học sinh viết bảng con
-Hs luyện đọc(cn,nhóm,lớp) ở tiết 1.
 Cá mè ăn nổi 
 Cá chép ăn chìm
 Con tép lim dim
 Trong chùm rễ cỏ
 Con cua áo đỏ
 Cắt cỏ trên bờ 
 Con cá múa cờ
 Đẹp ơi là đẹp
Học sinh luyện viết vào vở tập viết.
 Ngỗng và tép.
-Hs theo dõi
-Hs thảo luận nhóm
-Hs thi kể chuyện
-Ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi tình cảm vợ chồng nhà Ngỗng đã sẵn sàng hi sinh vì nhau.
3) Củng cố :
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (Phải biết hi sinh vì nhau)
 4)Dặn dò:Về nhà học bài -viết bài
-Xen trước bài:oa-oe
Tiết 4: Toán: Bài toán có lời văn.
I-Mục đích yêu cầu 
- Bước đầu nhận biết các việc cần làm khi giải bài toán có lời văn .
- Tìm hiểu bài toán:
- Bài toán cho biết gì 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì ?
- Thực hiện phép tính để tìm hiểu chưa biết.
- Trình bày bài giải ( Nêu câu trả lời, phép tính để giải bài toán và đáp số )
- Giáo dục học sinh tính và làm bài cẩn thận.
III-Các hoạt động dạy học 
- Que tính.
1-Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3.
 - Thu vở bài tập toán chấm điểm nhận xét bài của học sinh . 
 - Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm. 
2-Bài mới 
a.Giới thiệu bài:Gv ghi đề bài lên bảng 
b.Giảng bài
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán có lời văn. Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Vậy ta có thể tóm tắt như sau :
?Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào?
-Hd hs viết bài giải
Giải lao.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài 1.
-Hd hs viết
? bài toán hỏi gì?
? bài toán cho biết gì?
-Hd hs giải toán-dựa vào câu hói để ghi lời giải
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai- Ghi điểm. 
Bài 2,3 hd tương tự
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Nhà An có 5 con gà, Mẹ mua thêm 4 con nữa.
- Có tất cả bao nhiêu con gà?
- tóm tắt:
 Có : 5 con gà
Thêm : 4 con gà
Có tất cả: ..con gà?
-Làm tính cộng
Bài giải
Nhà An có tất cả là :
5 + 4 = 9 ( con gà)
Đáp số : 9 con gà.
Bài 1 :Viết số thích hợp vào phần tóm tắt
An có: 4 quả bóng
Bình có:3 quả bóng
Cả 2 bạn co:ù quả bóng?
 Bài giải
Cả hai bạn có tất cả là
4 + 3 = 7 ( quả bóng )
Đáp số : 7 quả bóng.
3) Củng cố:?Muốn giải bài toán cần phải làm gì? (Tóm tắt bài toán,giải bài toán)
4)Dặn dò:Về nhà làm vbt
_Xem trước bài:Xăng ti mét-Đo độ dài
Tiết 5: Đạo đức: Em và các bạn ( T2 )
I-Mục đích yêu cầu 
 - Giúp học sinh hiểu: 
 Biết liên hệ và nêu được :Bạn bè là những người cùng học cùng chơi, cho nên cần phải đoàn kết, cư xử tốt với nhau. Điều đó làm cho cuộc sống vui hơn, tình cảm bạn bè càng thêm gắn bó.
Với bạn bè, cần phải tôn trọng, giúp đỡ, cùng nhau làm các công việc chung, vui chung mà không được trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, làm bạn giật mình
 - Học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý bạn bè và vẽ được bức tranh về cư xử tốt với bạn.
 - Học sinh có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
III-Các hoạt động dạy học
1 Kiểm tra bài cũ .
? Các con đã làm những việc gì để thể hiện yêu quý bạn bè? 
? Gọi 1 học sinh lên thực hiện cách cư xử với bạn bè.
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Đánh giá. 
2-Bài mới 
a.Giới thiệu bài:Gv ghi đề bài lên bảng 
b.Giảng bài 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Học sinh liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh liên hệ về những việc mình đã cư xử với bạn bè như thế nào?
- Giáo viên gợi ý:
? Bạn đó là bạn nào?
? Tình huống gì xảy ra khi đó?
? Con đã làm gì khi đó với bạn?
? Tại sao lại làm như vậy?
? Kết quả ra sao?
- Giáo viên nhận xét - sửa sai- Tuyên dương học sinh thực hiện hành vi tốt.
 Giải lao.
Hoạt động 2: Thảo luận lớp.( bài 3)
- Cho học sinh thảo luận theo cặp các tình huống sau :
? Trong tranh các bạn đang làm gì?
? Việc làm đó có lợi hay có hại vì sao?
? Vậy các con nên làm theo bạn ở tranh nào, không làm theo những bạn ở tranh nào?
- Giáo viên nhận xét - đánh giá và sửa sai .
Hoạt động 3: Vẽ tranh về cư xử tốt với bạn.
- Gợi ý:
? Bạn tên là gì?
? Bạn ấy đang học ở đâu?
? Con và các bạn cùng học , cùng chơi với nhau như thế nào?
? Các con yêu quý nhau ra sao?
-Giáo viên nhận xét - tuyên dương.
3.Củng cố –Dặn dò. 
-Về nhà thực hiện tốt những điều đã học
- Chuẩn bị cho bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh theo dõi và lắng nghe câu hỏi gợi ý của giáo viên và trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Sau đó nêu lên ý kiến của mình
- Lớp bổ sung giúp bạn.
- Lắng nghe yêu cầu vủa giáo viên .
- Thảo luận
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu
- Tranh : 1, 3, 5, 6 nên làm theo
- Tranh : 2, 4 không được làm theo.
- Học sinh lắng nghe.
- Mỗi học sinh vẽ một bức tranh về việc làm cư xử tốt với bạn.
- Vẽ xong lên trình bày tranh của mình.
- Từng học sinh giới thiệu.
- Cả lớp theo dõi nhận xét .
 Thư ùba ngày 12 tháng 2 năm 2008
Tiết 2+3: HỌC VẦN oa - oe
I-Mục đích yc.
- Sau bài học học sinh :
- Đọc và viết : oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè.
- Đọc được các câu ứng dụng .
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất.
II-Đồ dùng dạy học 
	Bộ đồ dùng học tiếng việt.
	III-Các hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài trong SGK.
- Cả lớp viết bảng con:đón tiếp,ấp trứng
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.
2 Bài mới:	Tiết 1
a/Giới thiệu bài: Giáo viên ghi đề bài lên bảng,
b/Giảng bài
Hoạt động của giáo vi ... u cầu .
- Sau bài học học sinh:
- Đọc và viết : oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.
- Đọc được câu ứng dụng. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi.
II-Đồ dùng dạy học 
	Bộ đồ dùng học tiếng việt.
	.
III-Các hoạt động dạy học .
1 Kiểm tra bài cũ 
	Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài trong SGK
	Cả lớp viết bảng con:	điện thoại,gió xoáy
	Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.
2 Bài mới:	Tiết 1
a/Giới thiệu bài:Giáo viên ghi đề bài lên bảng,
b/Giảng bài.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Dạy vần : oan
-Cho hs ghép vần:oan
-Cho hs phân tích vần
-Hd hs đánh vần
-Cho hs ghép tiếng
-Cho hs phân tích tiếng
-Hd hs đánh vần
-Cho hs đọc từ
-Vần oăn dạy tương tự
-Cho hs ss vần:oan-oăn
 Giải lao.
Hoạt động 2: Luyện viết. 
-Gv viết mẫu-hd hs viết
+oan:o-a-n cao 2 li
+oăn:o-ă-n cao 2 li
+khoan:k-h-o-a-n:k-h cao 5 li,o-an cao 2 li
+xoăn:x-o-a-n: cao 2 li
Giáo viên nhận xét - Sửa sai 
Hoạt động 3 : Luyện đọc.
- Giáo viên ghi từ ứng dụng lên bảng.
- Gọi học sinh lên gạch chân tiếng có âm mới học.
- Cho học sinh đọc từ ứng dụng.
Tiết 2
HĐ 1: Luyện đọc
-Cho hs đọc bài ở tiết 1
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh sgk- Giáo viên ghi bảng đọc mẫu câu ứng dụng.
-Cho hs đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện viết.
- Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết, thu một số bài chấm điểm cho học sinh .
 Giải lao .
Hoạt động 3: Luyện nói.
-Cho học sinh đọc tên bài luỵên nói:
-Cho hs xem tranh- thảo luận
* Câu hỏi gợi ý
? Bức tranh vẽ gì?
? Con hãy nêu những việc ở nhà mà con giúp đỡ cha mẹ?
? Ở lớp cô hay khen con lúc nào?
-Hs ghép:oan
-oan:o-a-n
-o-a-nờ –oan/oan(cn-đt)
-Hs ghép:khoan
-Khoan:kh-oan
-khờ-oan-khoan/khoan(cn-đt)
-Giàn khoan(cn-đt)
Giống nhau :o- n
Khác nhau : a-ă.
- Cả lớp viết bảng con: 
phiếu bé ngoan khoẻ khoắn
học toán xoắn thừng.
-Hs luyện đọc(cn,nhóm,lớp)
-Hs đọc cn-đt 
 Khôn ngoan đối đáp bề ngoài
Gà cùng một mẹ chớù hoài đá nhau.
 - Hs luyện đọc(cn,nhóm,lớp)
- Học sinh luyện viết vào vở tập viết.
- Con ngoan, trò giỏi.
-Hs thảo luận nhóm (2 em)
? Tranh vẽ gì?
TL:Bạn đựoc cô giáo trao phần thưởng
3.Củng cố : Cho hs tìm tiếng có vần mới học (hoàn thành,loăn xoăn)
4.Dặn dò: Về nhà học bài,viết bài
-Xem trước bài:oang-oăng
Thứ sáu ngày 15 tháng 2 năm 2008
Tiết 1+2: HỌC VẦN oang - oăng 
I-Mục đích yêu cầu .
- Sau bài học học sinh:
- Đọc và viết : oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng.
- Đọc được câu ứng dụng. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Aùo choàng, áo len, áo sơ mi.
II-Đồ dùng dạy học 
	Bộ đồ dùng học tiếng việt.
	III-Các hoạt động dạy học .
1 Kiểm tra bài cũ 
	Gọi 2 học sinh lên bảng đọc bài trong SGK
	Cả lớp viết bảng con:	giàn khoan,tóc xoăn
	Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Ghi điểm.
2 Bài mới:	Tiết 1
a/Giới thiệu bài:Giáo viên ghi đề bài lên bảng,
b/Giảng bài.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Dạy vần : oang
-Cho hs ghép vần:oang
-Cho hs phân tích vần
-Hd hs đánh vần
-Cho hs ghép tiếng
-Cho hs phân tích tiếng
-Hd hs đánh vần
-Cho hs đọc từ
-Vần oăng dạy tương tự
-Cho hs ss vần:oang-oăng
Hoạt động 2: Luyện viết. 
-Gv viết mẫu-hd hs viết
+oang:o-a-n-g, o-a-n cao 2 li,g dài 5 li
+oăng: o-ă-n-g,o-ă-n cao 2li, g dài 5 li
+hoang:h-o-a-n-g:h cao 5 li,o-a-n cao 2 li, g dài 5 li
+hoẵng:h cao 5 li,o-a-n cao 2 li,g dài 5 li
Giáo viên nhận xét - Sửa sai 
Hoạt động 3 : Luyện đọc.
- Giáo viên ghi từ ứng dụng lên bảng.
- Gọi học sinh lên gạch chân tiếng có âm mới học.
- Cho học sinh đọc từ ứng dụng.
Tiết 2
HĐ 1: Luyện đọc
-Cho hs đọc bài ở tiết 1
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh sgk - Giáo viên ghi bảng đọc mẫu câu ứng dụng.
-Cho hs đọc câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện viết.
- Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết, thu một số bài chấm điểm cho học sinh .
 Giải lao .
Hoạt động 3: Luyện nói.
-Cho học sinh đọc tên bài luỵên nói:
-Cho hs xem tranh –thảo luận nhóm
* Câu hỏi gọi ý
? Bức tranh vẽ gì?
- Cho học sinh nêu 3 loại áo và có tác dụng gì?
-Hs ghép:oang
-oang:o-a-ng
-o-a-ngờ-oang/oang(cn-đt)
-Hs ghép: hoang
-hoang: h-oang
-hờ –oang-hoang/hoang(cn-đt)
-khai hoang(cn-đt)
Giống nhau: o- ng
Khác nhau : a-ă.
- Cả lớp viết bảng con: 
áo choàng liến thoắng
oang oang dài ngoẵng
-Hs luyện đọc(cn,nhóm,lớp) 
-Hs luyện đọc(cn,nhóm,lớp)
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài
- Học sinh luyện viết vào vở tập viết.
- Aùo choàng, áo len, áo sơ mi.
-Hs thảo luận nhóm ( 2 em)
? Tranh vẽ gì ?
TL : Áo choang,áo len,ỏa sơ mi
3.Củng cố : Cho hs tìm tiếng có vần mới học (khoáng sản,họa hoằng)
4.Dặn dò: Về nhà học bài,viết bài
-Xem trước bài:oanh-oach
 Tiết 3: Tự nhiên xã hội : Cây rau.
I-Mục đích yêu cầu .
 - Sau bài học giúp học sinh biết:
 - Kể tên một số cây rau và nơi sống của chúng.
 - Quan sát , phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau.
- Nói được ích lợi của việc ăn rau.
- Có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã được rửa sạch.
 II) Chuẩn bị.
- Giáo viên : Cây rau
- Học sinh : Vở bt TH -XH
III-Các hoạt động dạy học 
1-Bài mới 
a.Giới thiệu bài: Gv giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
b.Giảng bài.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh quan sát cây rau.
Mt:Hs biết tên các bộ phận của cây rau cải.Biết phân biệt rau này với rau khác
* Bước 1:Giáo viên chia nhóm 
- Hướng dẫn học sinh quan sát và trả lời 
 Gợi ý: 
? Chỉ và nói rễ, thân, lá, cảu cây rau con mang đến lớp? 
? Trong đó bộ phận nào ăn được ?
? Con thích loại rau nào ?
* Bước 2 : Cho học sinh lần lượt ø trình bày.
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai
Nghỉ 5 phút
Hoạt động 2: làm việc với skg.
MT:Hs biết đặt câu hỏi và trả lời dựa trên các hình ảnh trong sgk. Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn
- Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi:
? Các con thường ăn loại rau nào?
? Tại sao ăn rau lại tốt ?
? Trước khi ăn các con cần làm gì? 
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét - Sửa sai - đánh giá và ghi điểm.
* Kết luận: Aên rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón,tránh bị chảy máy chân răng.
Hoạt động 3:Trò chơi : “ Đố bạn rau gì 
MT:Hs được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học
- Yêu cầu học sinh cử đại diện một tổ một bạn cầm khăn bịt mắt .
- Giáo viên đưa cho 1 học sinh 1 cây rau học sinh đoán đó là loại rau gì.
-Giáo viên nhận xét - Sửa sai - Tuyên dương.
- Thông báo tổ thắng cuộc trong trò chơi và dặn học sinh nên ăn rau thường xuyên.
- Học sinh nhắc lại yêu cầu sau đó
- Học sinh thảo luận .
- Theo câu hỏi của giáo viên .
- Học sinh nêu cá nhân:
- Các cây đều có rễ, thân, lá.
- Có loại rau ăn như: bắp cải, xà lách.
- Có loại rau ăn cả lá như: rau cải, rau muống
Có loại rau ăn thân như : su hào
Có loại rau ăn quả như : cà chua, bí
 - Học sinh trình bày, mỗi học sinh
 trình bày một ý.
 - Học sinh khác quan sát nhận xét.
- Học sinh nhắc lại.
- 3- 4 học sinh nhắc lại.
- Các tổ cử đại diện bạn lên thi tài.
- Các bạn phải nêu được cây rau mà mình đang cầm thật lưu loát .
- Các tổ khác theo dõi và nhận xét - rút kinh nghiệm cho tổ mình để lên nói đúng hơn.
- Học sinh thực hiện chơi.
3.Củng cố –Dặn dò. 
- Giáo viên : Để sức khoẻ tốt khi ăn rau chúng ta nên làm gì ?
- Hướng dẫn hs làm vở BTT 
- Chuẩn bị cho bài sau . Nhận xét tiết học.
Tiết 4: Sinh hoạt 
I-Mục đích yêu cầu . 
- Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần 22.
- Kế hoạch tuần 23.
 A )Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần 22.
-Duy trì nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ giấc.
-Đồng phục sạch sẽ gọn gàng ,vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
-Sinh hoạt tốt 15 phút đầu giờ ,giữa giờ.
- Đa số các em đi học làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà.
- Một số em trong giờ học tích cực xây dựng bài sôi nổi.
- Một số em biết giữ gìn vở học sạch sẽ.
- Đôi bạn cùng tiến đã biết giúp đỡ nhau trong học tập.
* Tồn tại.
- Một số em đọc và viết còn chậm.
- Một số em viết bài còn dơ bẩn. á 
B) Kế hoạch tuần 23.
 - Rèn luyện chữ đẹp để thi viết chữ đẹp.
 - Tiếp tục duy trì nề nếp sẳn có.
 - Quán triệt một số em viết bài còn dơ bẩn.
 - Nhắc nhở một sốù em đi học vệ sinh cá nhân chưa sạch .
 - Giáo dục các em thi đua dành nhiều hoa điểm 10,thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp,đôi bạn cùng tiến giúp nhau cùng tiến bộ.Thực hiện tham gia giữ gìn cơ sở vật chất của trường,lớp, không được ăn quà vặt trong trường, làm cảnh quan môi trường không sạch đẹp.Thực hiện tốt việc chấp hành luật giao thông như đã học.
-Nhắc nhở bố mẹ đóng góp các khoản tiền đã qui định.
-Tham gia vào các phong trào của đội đề ra.
c)Tuyên dương-phê bình:
-Tuyên dương những em ngoan,học tập tiến bộ:Chi.Ngân.Tuấn,Quân
-Phê bình những em chưa ngoan,học tập chưa tiến bộ:Giang,chính,Phúc,Lệ

Tài liệu đính kèm:

  • docvântuần 22.doc