Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai

A. YÊU CẦU:

- Biết chăm sóc giữ gìn vệ sinh thân thể và hình thức của bản thân.

- Giáo dục các em có kỹ năng giữ gìn vệ sinh thân thể.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGV, VBT

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: ? Vì sao chúng ta phải giữ gìn các công trình công cộng?

? Mỗi chúng ta phải có bổn phận gì đối với các công trình công cộng?

3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.

* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.

? Vì sao chúng ta phải ngồi học , đi đứng đúng tư thế ?

? Vì sao chúng ta phải tự giác, tích cực tập thể dục ?

? Giữ gìn thân thể, quần áo, đầu tóc sạch sẽ có tác dụng gì ?

? Vì sao phải cắt ngắn móng tay, móng chân và rửa tay chân sạch sẽ ?

? Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống có tác dụng gì?

- HS trả lời, các em khác nhận xét, GV đánh giá nhận xét.

*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.

- HS tự liên hệ bản thân:

? Bản thân em đã ngồi học, đi đứng đúng tư thế chưa? đã tự giác, tích cực tập thể dục chưa?

? Em đã giữ gìn thân thể, quần áo, đầu tóc sạch sẽ chưa? Móng tay, móng chân đã cắt ngắn chưa?

? Trong ăn uống đã giữ vệ sinh chưa?

- HS trả lời, GV đánh giá kỹ năng của các em.

4. Củng cố, dặn dò:

- Về nhà thực hiện theo những gì đã học.

- Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

 

doc 11 trang Người đăng truonggiang69 Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
 Ngày soạn: 5/ 03/ 2010
 Ngày giảng: Thứ hai 8/ 03/ 2010
ĐẠO ĐỨC: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KỲ II
A. YÊU CẦU:
- Biết chăm sóc giữ gìn vệ sinh thân thể và hình thức của bản thân.
- Giáo dục các em có kỹ năng giữ gìn vệ sinh thân thể.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SGV, VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ? Vì sao chúng ta phải giữ gìn các công trình công cộng?
? Mỗi chúng ta phải có bổn phận gì đối với các công trình công cộng?
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
? Vì sao chúng ta phải ngồi học , đi đứng đúng tư thế ?
? Vì sao chúng ta phải tự giác, tích cực tập thể dục ?
? Giữ gìn thân thể, quần áo, đầu tóc sạch sẽ có tác dụng gì ?
? Vì sao phải cắt ngắn móng tay, móng chân và rửa tay chân sạch sẽ ?
? Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống có tác dụng gì?
- HS trả lời, các em khác nhận xét, GV đánh giá nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- HS tự liên hệ bản thân:
? Bản thân em đã ngồi học, đi đứng đúng tư thế chưa? đã tự giác, tích cực tập thể dục chưa?
? Em đã giữ gìn thân thể, quần áo, đầu tóc sạch sẽ chưa? Móng tay, móng chân đã cắt ngắn chưa?
? Trong ăn uống đã giữ vệ sinh chưa?
- HS trả lời, GV đánh giá kỹ năng của các em.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà thực hiện theo những gì đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
______________________________
TÂP ĐỌC: TRƯỜNG EM
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường
- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh
- Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2- Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới tiệu bài.
GV đưa tranh, HS quan sát rồi giới thiệu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a/ GV đọc mẫu: Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b/ HS luyện đọc:
Luyện đọc tiếng, từ:
- GV hướng dẫn HS đọc: cô giáo, dạy em, rất yêu, trường học, thứ hai, mái trường, điều hay.
- HS đọc các từ trên theo: bàn, nhóm, cá nhân, cả lớp
- GV giải thích các từ: ngôi nhà thứ hai, thân thiết
Luyện đọc câu:
- HS tự đọc nhẩm từng tiếng ở các câu trong bài.
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu
Luyện đọc đoạn, bài:
- Từng nhóm 3 em, mỗi em đọc 1 đoạn tiếp nối nhau.
- Thi đọc cả bài giữa các cá nân.
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
* Hoạt động 3: Ôn các vần ai, ay
a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK
- 1 HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần ai, ay: hai, mái, hay, dạy.
- HS đọc các tiếng, từ chứa vần ai, ay.
b. GV nêu yêu cầu 2 trong SGK
- Gọi 2 HS đọc từ mẫu trong SGK
- HS thi nhau tìm từ có chứa vần ai, ay.
- GV nhận xét tuyên dương những HS tìm được nhiều từ đúng và hay.
c. GV nêu yêu cầu 3 trong SGK
- Gọi 2 HS nhìn sách và nói theo mẫu.
- HS thi nói câu chưa tiếng có vần ai, ay
- GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS
TIẾT 2
* Hoạt động 1:Tìm hiểu bài đọc
1 HS câu hỏi 1
Gọi 2 HS đọc câu thứ nhất và trả lời câu hỏi:
+ Trong bài trường học được gọi là gì?
- 3 HS đọc nối tiếp nhau câu 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi:
	+ Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì sao?
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Gọi 2 - 3 HS đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Luyên nói
- HS đọc yêu cầu của bài luyện nói.
- 2 HS khá giỏi hỏi - đáp theo mẫu trong SGK
- Từng cặp HS hỏi - đáp trước lớp
- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương những cặp nói đúng và hay.
3. Củng cố dặn dò:
- 1 HS đọc lại bài, về nhà ôn lại, chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________________
 Ngày soạn: 6/ 03/ 2010
 Ngày giảng: Thứ ba 9/ 03/ 2010
MĨ THUẬT: VẼ MÀU VÀO HÌNH CỦA TRANH DÂN GIAN
(Có GV bộ môn)
______________________________
TẬP VIẾT:	 TÔ CHỮ HOA A, Ă, Â, B
A. YÊU CẦU:
- Tô được các chữ A, Ă, Â, B
- Viết đúng các vần: ai, ay, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
- HS say mê rèn chữ
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các chữ hoa: A, Ă, Â, B đặt trong khung.
- Các vần: ai, ay; các từ; mái trường, điều hay.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
*Hoạt động 2:Hứơng đẫn tô chữ hoa
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- HS quan sát chữ A, Ă, Â, B hoa trên bảng phụ và trong vở tập viêt. Nhận xét về số lượng và kiểu nét. GV nêu quy trình viết 
A, Ă, Â, B
- GV vừa viết vừa nói và tô chữ trong khung chữ
Hỏi: + Chữ A hoa gồm mấy nét?
 + Chữ A, Ă, Â giống và khác nhau ở điểm nào?
 + Chữ B gồm có mấy nét?
 - HS viết vào bảng con
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS
*Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vần, từ ứng dụng:
mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau
- HS đọc các vần và từ ứng dụng: trên bảng phụ.
- HS quan sát mẫu và trong VTV, nhận xét
+ Khoảng cách giữa các nét và con chữ viết như thế nào?
- HS tập viết trên bảng con.
- GV nhận xét, sửa lại cho HS.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tập tô, tập viết
- HS giở vở và chuẩn bị tư thế ngồi viết
- HS tô, viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết
- GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
- GV chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
 - GV tuyên dương HS có bài viết đúng đẹp
 - Về nhà luyện viết tiếp phần B
- Nhận xét giờ học.
______________________________
CHÍNH TẢ: 	TRƯỜNG EM
A. YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng chép lại dúng đoạn : Trường học là ... anh em"; 26 chữ trong khoảng 15 phút
- Điền đúng vần ai, ay, chữ a, k vào chỗ trống
- Làm bài tập 2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần viết, nội dung bài tập 2a.
- Vở chính tả của HS.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy- học bài mới
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép.
- Gọi 2- 3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn.
- HS tự tìm những chữ dễ viết sai, vừa nhẩm vừa viết vào bảng con. GV kiểm tra việc làm của HS.
- HS viết lại các tiếng dễ viết sai vào bảng con trường, hai, thân thiết.
- HS nhìn bảng chép lại đoạn văn vào vở. GVquan sát uốn nắn cho HS.
- GV chỉ bảng đọc lại đoạn văn, HS dò lại bài.
- HS gạch chân những chữ viết sai, sau đó sửa bên lề vở
- GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau
- GV chấm một số bài, nhận xét
*Hoạt động 2: Làm bài tập
a- Điền ai hay ay.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV gợi ý để HS điền đúng vần
- Gọi HS đọc kết quả của bài làm, HS khác nhận xét bài của bạn
- GV chốt lại trên bảng
b- Điền c hay k.
- 1HS nêu yêu cầu của bài 
Hỏi: Khi nào chúng ta viết là k?
- HS tự làm bài, GVquan sát giúp đỡ HS yếu
- Gọi 2- 3 HS đọc kết quả bài làm của mình
- GV nhận xét, cả lớp chữa bài( nếu sai)
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tuyên dương HS viết đúng, đẹp
- Về nhà chép lại bài vào vở ở nhà.
__________________________________
TOÁN: LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục, biết giải toán có phép cộng. Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK
- HS say mê môn học
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bộ đồ dùng học toán, SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng, đặt tính rồi tính.
30 - 10; 40 - 20; 70 - 50.
- Cả lớp làm bảng con: 90 - 6
2. Dạy - học bài mới:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: (Hoạt động cá nhân)
 - HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm, GV quan sát giúp đỡ HS chậm.
- Gọi HS chữa bài , lớp nhận xét.
- GV kết luận.
Bài 2: ( Hoạt động nhóm)
-HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài.
- GV quan sát giúp, giúp đỡ HS yếu.
- HS đổi vở chéo cho nhâu để kiểm tra.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS và GV nhận xét.
Bài 3: (Hoạt động cả lớp)
 - HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài.
- GV quan sát giúp, giúp đỡ HS .
- Gọi HS lên bảng hữa bài và giải thích.
- Cả lớp và GV nhận xét
Bài 4 ( Hoạt động nhóm)
- 2 HS đọc đề bài toán.
- HS phân tích bài toán theo nhóm 2.
- 1 HS lên bẳng giải , cả lớp giải vào vở.
 Giải
Đổi 1 chục = 10 (cái bát)
 Số bát nhà Lan có là:
 20 + 10 = 30 (cái bát)
	Đáp số : 30 cái bát
- Nhận xét bài trên bảng.
3. Củng cố , dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài, làm bài tập trong VBT.
- Nhận xét giờ học.
_____________________________________________________
 Ngày soạn: 8/ 03/ 2010
 Ngày giảng: Thứ năm 11/ 03/ 2010
THỂ DỤC: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
 TRÒ CHƠI: TÂNG CẦU
(Có GV bộ môn)
______________________________
CHÍNH TẢ: TẶNG CHÁU
A. YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 - 17 phút.
- Điền đúng chữ l, n vào chỗ trống hoặc dấu hỏi, dấu ngã vào chữ in nghiêng bài tập 2 a/b 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn bài thơ cần viết, các bài tập a, b
- Vở chính tả của HS.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1-Kiểm tra bài cũ:
 	- Gọi 2 HS lên làm bài tập 2 và 3 của tiết trước.
- GV kiểm tra vở chép bài ở nhà của HS.
2- Dạy- học bài mới
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS tập chép.
- GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ Tặng cháu
- Gọi 2- 3 HS nhìn bảng đọc lại bài thơ.
- HS tự tìm những chữ dễ viết sai, vừa nhẩm vừa viết vào bảng con. GV kiểm tra việc làm của HS.
- HS viết lại các tiếng dễ viết sai vào bảng con
- HS nhìn bảng chép lại bài thơ vào vở. GVquan sát uốn nắn cho HS.
- GV chỉ bảng đọc lại bài thơ, HS dò lại bài.
- HS gạch chân những chữ viết sai, sau đó sửa bên lề vở
- GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau
- GV chấm một số bài, nhận xét
*Hoạt động 2: Làm bài tập
a- Điền chữ n, l.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GVgợi ý để HS điền đúng vần
- Gọi HS đọc kết quả của bài làm, HS khác nhận xét bài của bạn
- GV chốt lại trên bảng
b- Điền dấu
- 1HS nêu yêu cầu của bài 
- HS tự làm bài, GVquan sát giúp đỡ HS yếu
- Gọi 2- 3 HS đọc kết quả bài làm của mình
- GV nhận xét, cả lớp chữa bài (nếu sai)
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV tuyên dương HS viết đúng, đẹp
- Về nhà chép lại bài vào vở ở nhà
Nhận xét giờ học
 KỂ CHUYỆN: RÙA VÀ THỎ
 A. YÊU CẦU:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện : Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh hoạ truyện kể trong sách giáo khoa
 - Mặt nạ Rùa, Thỏ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mở đầu :
 - Giáo viên nói về cách học một tiết kể chuyện
2. Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Giáo viên kể chuyện
 - Lần 1: GV kể để học sinh biết câu chuyện
 - Lần 2, 3: GV kể kết hợp với từng tranh
* Hoạt động 3: Hướng dẫn hs kể chuyện
 - GV yêu cầu hs quan sát bức tranh 1và trả lời câu hỏi:
 + Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
 + Câu hỏi dưới tranh là gì ? Thỏ nói gì với Rùa ?
 - HS hoạt động nhóm 2 kể đoạn 1.
 - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét .
 - GV nhận xét và tuyên dương.
 Tương tự như vậy với các tranh còn lại.
* Hoạt động 4: Kể chuyện có phân vai
 - HS kể chuyện theo nhóm 3: 1 em đóng vai Thỏ, 1 em đóng vai Rùa, 1 em đóng vai người dẫn chuyện.
 	- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét tuyên dương.
* Hoạt động 5: Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
 - HS trả lời câu hỏi:
 + Vì sao Thỏ lại thua Rùa ?
 +Câu chuyện này khuyen các em điều gì?
 - Giáo viên kết luận.
3. Củng cố, dặn dò;
 - GVnhận xét và tổng kết tiết học
 - Về nhà tập kể lại câu chuyện nhiều lần. Chuẩn bị giờ sau" Cô bé trùm khăn đỏ".
 - Nhận xét giờ học.
____________________________
 TOÁN:	 LUYỆN TẬP CHUNG
 A. YÊU CẦU:
- Biết cấu tạo số tròn chục, biết cộng, trừ số tròn chục, biết giải toán có một phép cộng
- Làm bài tập 1,2,3,4 SGK
- HS say mê môn học
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bộ độ dùng học toán lớp 1, SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
GV vẽ lên bảng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những điểm nào ở trong hình vuông?	
+ Những điểm nào ở trong hình vuông?
2. Dạy - học bài mới : 
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: (Hoạt động cá nhân)
 - HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm, GV quan sát giúp đỡ HS chậm.
- GV chữa bài 
Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
Bài 2: ( Hoạt động nhóm)
- HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài.
- GV quan sát giúp, giúp đỡ HS yếu.
- HS đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS và GV nhận xét.
Bài 3: (Hoạt động cả lớp)
 -HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài.
- GV quan sát giúp, giúp đỡ HS .
- Gọi HS lên bảng hữa bài và giải thích.
- Cả lớp và GV nhận xét
Bài 4 ( Hoạt động nhóm)
- 2 HS đọc đề bài toán.
- 1 HS lên bảng giải 
Lớp 1 A	: 20 bức tranh
Lớp 1B	: 30 bức tranh
Cả hai lớp	:  bức tranh?
Giải
Cả hai lớp vẽ được là:
20 + 30 = 50 (bức tranh)
 Đáp số: 50 bức tranh.
- Nhận xét bài trên bảng.
3. Củng cố , dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài, làm bài tập trong VBT.
- Nhận xét giờ học.
____________________________________________________
 Ngày soạn: 9/ 03/ 2010
 Ngày giảng: Thứ sáu 12/ 03/ 2010
TOÁN:	 	 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
 	 ( Đề chung toàn khối)
____________________________
TÂP ĐỌC: CÁI NHÃN VỞ
 A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết ngay ngắn, khen. Biết được tác dụng của nhãn vở
- Trả lời đúng câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ viết sẵn bài " Cái nhãn vở"
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bút màu để HS trang trí nhãn vở.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc thuộc bài " Tặng cháu " và trả lời câu hỏi:
+ Bác Hồ tặng vở cho ai?
+ Bác mong bạn nhỏ làm điều gì?
2- Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới tiệu bài.
GV đưa tranh, HS quan sát rồi giới thiệu.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
a/ GV đọc mẫu: Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng
b/ HS luyện đọc.
Luyện đọc tiếng, từ:
- GV hướng dẫn HS đọc: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn.
- GV giải thích các từ : nắn nót, ngay ngắn.
Luyện đọc câu:
- HS đọc nối tiếp nhau mỗi em 1 câu
Luyện đọc đoạn, bài:
- GV chia bài thành 2 đoạn (Đoạn 1: 3 câu đầu; Đoạn 2: câu còn lại)
- Từng nhóm 2 em, đọc nối tiếp nhau mỗi em 1 đoạn
- Thi đọc cả bài giữa các cá nhân, tổ, bàn.
- cả lớp đọc đồng thanh 1 lần
* Hoạt động 3: Ôn các vần ang, ac
a- Gọi HS nêu yêu cầu 1 trong SGK
	- HS thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần ang
- GV nhận xét và cho HS phân tích tiếng có chứa vần ang.
b- GV nêu yêu cầu 2 trong SGK
- HS quan sát tranh và nói theo mẫu
- HS thi nói tiếng ngoài bài có vần ang, ac.
- GV nhận xét tuyên dương.
TIẾT 2
* Hoạt động 1:Tìm hiểu bài đọc
- 2 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi:
+ Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở?
- 2 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Bố Giang khen bạn ấy như thế nào?
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- Gọi 2-3 HS đọc diễn cảm toàn bài.
3. Củng cố dặn dò:
- 1 HS đọc lại bài,
- Về nhà ôn lại, chuẩn bị bài sau" Mẹ và cô"
- Nhận xét giờ học.
____________________________
 SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
 A. YÊU CẦU:
- Nhận xét đánh giá tình hình hoạt động tuần qua
- Kế hoạch tuần tới.
- Sinh hoạt tập thể.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Nhận xét,đánh giá.
- Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Nề nếp duy trì tốt .Không có trường hợp nói tục, ăn quà vặt, đi học muộn.
- Trang phục một số em còn luộm thuộm,vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ như: 
- Trong giờ học một số em sôi nổi tham gia xây dựng bài như: 
- Đã nộp giấy vụn một số em
2. Kế hoạch tuần tới.
- Tiếp tục ôn tập để làm bài kiểm tra giữa kì II cho tốt.
- Về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt sao.
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh h
- Tiếp tục nộp giấy vụn
3. Sinh hoạt văn nghệ
- Lớp ra sân sinh hoạt múa hát .
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn dò về nhà.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 25.doc