Giáo án Lớp 1 – Tuần 28 - Giáo viên: Quách Thị Thắm - Trường tiểu học Mậu Lâm 1

Giáo án Lớp 1 – Tuần 28 - Giáo viên: Quách Thị Thắm - Trường tiểu học Mậu Lâm 1

Tiết 1+2: TẬP ĐỌC

Ngôi nhà

I/ MỤC TIÊU:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các; từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót,. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

II/ ĐỒ DÙNG:

 * GV: -Tranh minh họa bài đọc SGK

 - Bảng phụ ghi câu HD luyện đọc

 - Bộ chữ HVTH

 * HS: - Bộ chữ HVTH

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

 1, Kiểm tra bài cũ:

 2, Bài mới: Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: HDHS Luyện đọc.

+ GV đọc mẫu bài văn.

+ HDHS luyện đọc.

* HDHS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

- GV lần lượt gạch các tiếng, từ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót

- HS luyện đọc và phân tích các từ khó: hàng xoan, xao xuyến (CN).

- GV- HS: giải nghĩa từ: thơm phức.

* HDHS Luyện đọc câu:

- GV chỉ bảng lần lượt từng câu để HS nhẩm theo: 3,4 em đọc trơn câu thứ nhất.

- Tiếp tục với câu còn lại dạy tương tự như câu 1.

- HS đọc trơn nối tiếp nhau từng câu.

- GV giúp đỡ, sữa lỗi cho HS nếu đọc sai.

 

doc 21 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 – Tuần 28 - Giáo viên: Quách Thị Thắm - Trường tiểu học Mậu Lâm 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
------------------------------------------------
Tiết 1+2: Tập đọc
Ngôi nhà
I/ Mục tiêu: 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các; từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót,... Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
II/ đồ dùng: 
 * GV: -Tranh minh họa bài đọc SGK
 - Bảng phụ ghi câu HD luyện đọc
 - Bộ chữ HVTH
 * HS: - Bộ chữ HVTH
III/ hoạt động dạy- học.
 1, Kiểm tra bài cũ: 
 2, Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: HDHS Luyện đọc.
+ GV đọc mẫu bài văn.
+ HDHS luyện đọc.
* HDHS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
- GV lần lượt gạch các tiếng, từ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót
- HS luyện đọc và phân tích các từ khó: hàng xoan, xao xuyến (CN).
- GV- HS: giải nghĩa từ: thơm phức.
* HDHS Luyện đọc câu: 
- GV chỉ bảng lần lượt từng câu để HS nhẩm theo: 3,4 em đọc trơn câu thứ nhất.
- Tiếp tục với câu còn lại dạy tương tự như câu 1. 
- HS đọc trơn nối tiếp nhau từng câu. 
- GV giúp đỡ, sữa lỗi cho HS nếu đọc sai.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Gọi từng nhóm 3 HS (mỗi em 1 đoạn) tiếp nối nhau đọc cho đến hết bài.
- HS đọc cá nhân cả bài.
- HS thi đọc theo bàn, nhóm.
- GV - HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 2: Ôn các vần iêu, yêu.
a/ Tìm và đọc câu có tiếng chứa vần iêu, yêu có trong bài.
- HS đọc thầm và nêu câu chứa vần cần tìm.
- Gọi HS đọc và phân tích các tiếng đó.( HSTB- K).
b/ Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu, yêu.
- HS quan sát tranh và đọc thầm từ mẫu trong SGK. 
- 2 HSK-G đọc to các từ mẫu đó.
- Gọi HS phân tích các tiếng trong từ chứa vần cần ôn.
- Tổ chức trò chơi: Dùng bộ chữ hãy tìm và ghép các tiếng từ chứa vần iêu, yêu.
- Gọi một số HS đọc tiếng, từ mình vừa tìm.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
c/ Nói câu chứa tiếng có vần iêu, yêu.
- Gọi 2 HSG đọc mẫu câu trong SGK.
- GV HDHS cách làm bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiẹm vụ cho các nhóm: nối tiếp thi nói câu chứa tiếng có vần: iêu, yêu nhóm nào nói đúng và nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc
- HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dơng nhóm thắng cuộc.
Tiết 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc thầm và trả lời lần lượt từng câu hỏi có trong bài.
- HS nhận xét bạn trả lời và bổ sung nếu cần.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- Gọi 2 HS thi đọc diễn cảm bài văn.
- HS nhận xét bình chọn người đọc tốt nhất.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
Hoạt động 4: Luyện nói.
- 1 HS đọc tên bài luyện nói: Nói về ngôi nhà em mơ ước.
- GV gọi 2 HSG lên đóng vai làm mẫu câu luyện nói theo SGK.
- Cho HS từng nhóm bàn suy nghĩ và nói cho nhau nghe..
- Gọi đại diện 1 số cặp lên bảng đóng vai hỏi đáp. 
- HS nhận xét, bình chọn nhóm hỏi - đáp tự nhiên và hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dơng và khuyến khích các em.
3, Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Vì sao em lại yêu ngôi trường của mình?
- Về nhà đọc lại bài và đọc trước bài “Quà của bố”.
------------------------------------------------------
Tiết 4: Toán
Tiết 109: Giải bài toán có lời văn 
I/ Mục tiêu: 
- Hiểu bài toán có 1 phép trừ : bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? Biết trình bày bài giải gồm : câu lời giải, phép tính, đáp số.
- Bài tập cần làm : Bài 1, 2.
II/ đồ dùng: 
* GV : phiếu bài tập 3.
* HS : Bảng con, phấn.	 	
III / hoạt động dạy- học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT2 trong SGK.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Giới thiệu giải bài toán và cách trình bày bài giải.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài toán.
- HS QS tranh và đọc đề bài toán (HS : K,G đọc).
- HDHS tìm hiểu đề bài toán.
- Hướng dẫn giải bài toán.
- Gọi 2 HSTB đọc lại bài giải.
Hoạt động 2 : HDHS làm bài tập trong vở BT.
Bài 1:- 1 HS đọc bài toán. 
- HDHS tìm hiểu đề bài toán. GV viết tóm tắt lên bảng, 
- HD cách giả bài toán.
- Gọi 1 HSK lên bảng giải bài toán.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS - GV nhận xét bài làm và chốt lại.
Bài 2: - 1 HS đọc bài toán. 
- HDHS tìm hiểu đề bài toán. GV viết tóm tắt lên bảng, 
- HD cách giả bài toán.
- Gọi 1 HSK lên bảng giải bài toán.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS - GV nhận xét bài làm và chốt lại.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra, nhận xét.
Bài 4: H/d H/s về nhà làm.
3, Củng cố - dặn dò. 
? Hãy nêu cách trình bày một bài giải.
- Về làm BT 4 vào VBT. 
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Toán
Tiết 110 : Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
- Biết giải toán có phép trừ ; thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 20.
- Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3.
II/đồ dùng:
* GV: Bảng phụ viết bài tập 3.
* HS: Bảng con. 	 	
III/ hoạt động dạy- học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng chữa BT 4 trong vở BT của tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm.
2, Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
Bài 1: HS đọc đề bài toán. (HS K đọc).
- 1 HS đọc bài toán. 
- HDHS tìm hiểu đề bài toán. GV viết tóm tắt lên bảng, 
- HD cách giả bài toán.
- Gọi 1 HSK lên bảng giải bài toán.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS - GV nhận xét bài làm và chốt lại.
Bài 2: - 1 HS đọc bài toán. 
- HDHS tìm hiểu đề bài toán. GV viết tóm tắt lên bảng, 
- HD cách giả bài toán.
- Gọi 1 HSK lên bảng giải bài toán.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS - GV nhận xét bài làm và chốt lại.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra, nhận xét.
? Qua 2 bài tập trên giúp các em củng cố về những kiến thức gì. (H/s ; giải toán có lời văn).
Bài 3: H/s K,TB nêu y/c bài tập . 
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- HS cả lớp làm bài vào VBT. 
- GọI HS nêu cách thực hiện phép tính.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4: Hướng dẫn HS về nhà làm bài vào vở BT.
3, Củng cố, dặn dò. 
- GV nhắc lại nội dung luyện tập.
- Dặn học sinh về nhà làm BT 4 vào vở BT
-----------------------------------------
Tiết 2: ÂM NHạC
---------------------------------------------
Tiết 3+4: Tập đọc
Quà của bố
I/ Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các; từ ngữ: đảo xa, có quà, vững vàng,... Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Bố là bộ đội ở đảo xa. Bố rất nhứ và yêu em.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
- Học thuộc lòng 1 khổ thơ của bài thơ.
II/ đồ dùng: 
 * GV: -Tranh minh họa bài đọc SGK
 - Bảng phụ ghi câu HD luyện đọc
 - Bộ chữ HVTH
 * HS: - Bộ chữ HVTH
III hoạt động dạy -học.
 1, Kiểm tra bài cũ: 
 2, Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động : HDHS Luyện đọc.
+ GV đọc mẫu bài văn.
+ HDHS luyện đọc.
* HDHS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
- GV lần lượt gạch các tiếng, từ: 
- HS luyện đọc và phân tích các từ khó: về phép, vững vàng, nghìn cái nhớ, nghìn cái thương... (CN).
- GV- HS: giải nghĩa từ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương.
* HDHS Luyện đọc câu: 
- GV chỉ bảng lần lượt từng câu để HS nhẩm theo: 3, 4 em đọc trơn câu thứ nhất.
- Tiếp tục với câu còn lại dạy tương tự như câu 1. 
- HS đọc trơn nối tiếp nhau từng câu. 
- GV giúp đỡ, sữa lỗi cho HS nếu đọc sai.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Gọi từng nhóm 3 HS (mỗi em 1 đoạn) tiếp nối nhau đọc cho đến hết bài.
- HS đọc cá nhân cả bài.
- HS thi đọc theo bàn, nhóm.
- GV - HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 2: Ôn các vần oan, oat.
a/ Tìm và đọc câu có tiếng chứa vần oan, oat có trong bài.
- HS đọc thầm và nêu câu chứa vần cần tìm.
- Gọi HS đọc và phân tích các tiếng đó.( HSTB- K).
b/ Tìm tiếng ngoài bài có vần oan, oat.
- HS quan sát tranh và đọc thầm từ mẫu trong SGK. 
- 2 HSK-G đọc to các từ mẫu đó.
- Gọi HS phân tích các tiếng trong từ chứa vần cần ôn.
- Tổ chức trò chơi: Dùng bộ chữ hãy tìm và ghép các tiếng từ chứa vần oan, oat.
- Gọi một số HS đọc tiếng, từ mình vừa tìm.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
c/ Nói câu chứa tiếng có vần oan, oat.
- Gọi 2 HSG đọc mẫu câu trong SGK.
- GV HDHS cách làm bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiẹm vụ cho các nhóm: nối tiếp thi nói câu chứa tiếng có vần: oan, oat nhóm nào nói đúng và nhiều nhất thì nhóm đó thắng
cuộc.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Tiết 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc thầm và trả lời lần lượt từng câu hỏi có trong bài.
- HS nhận xét bạn trả lời và bổ sung nếu cần.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
* HDHS học thuộc lòng.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo cách xóa dần chỉ giữ tiếng đầu câu, và gọi HS đọc bài.
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ ( thi đọc cá nhân, nhóm, tổ).
- Gọi HS thi đọc thuộc bài thơ.
- HS nhận xét bình chọn người đọc tốt nhất.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
 GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 4: Luyện nói.
- 1 HS đọc tên bài luyện nói: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố.
- GV gọi 2 HSG lên đóng vai làm mẫu câu luyện nói theo SGK.
- Cho HS từng nhóm bàn suy nghĩ hỏi và nói cho nhau nghe..
- Gọi đại diện 1 số cặp lên bảng đóng vai hỏi đáp. 
- HS nhận xét, bình chọn nhóm hỏi - đáp tự nhiên và hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương và khuyến khích các em.
3, Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài và đọc trước bài “Vì bây giớ mẹ mới về"..
- Dặn học sinh về nhà làm BT 4 vào vở ô li..
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Chính tả
Ngôi nhà
I/ Mục tiêu: 
- Nhìn bảng chép lại đúng khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà trong khoảng 10 -12 phút.
- Điền đúng iêu hay yêu, điền chữ c hoặc k vào chỗ trống.
BT 2, 3 (SGK).
II/ đồ dùng: 
* GV: Bảng phụ viết ND bài tập 2, 3 và bài chính tả.
* HS: Vở ô li, bảng con, VBT.
III/ hoạt động dạy -học: 
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng, HS cả lớp viết vào bảng con: nhiệt huyết, tuyệt đẹp. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
 GTB: GV nêu MĐ,Y/c của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
* GV gắn bảng đoạn văn cần chép.
- Gọi 2 HSK nhìn bảng đọc đoạn văn.
* HDHS viết tiếng dễ viết sai.
- GV chỉ cho HS đọc những tiếng  ... bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một.
- Người điều khiển dứng ở tâm 2 vòng trònvà nêu các tình huống để các H/s đóng vai chào hỏi. Ví dụ:
+ Hai người bạn gặp nhau. H/s gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đường...
- Sau khi H/s thực hiện đóng vai chào hỏi trong mỗi tình huống xong, người điều khiển hô “chuyển dịch” thì H/s ở vòng tròn ngoài chuyển vào và chơi tiếp... Cứ như thế trò chơi tiếp tục.
Hoạt động 2: Thảo luận lớp.
- H/s thảo luận theo các câu hỏi:
- Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau? Khác nhau như thế nào?
- Em cảm thấy như thế nào khi:
? Được người khác chào hỏi.
? Em chào họ và họ đáp lại.
? Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại.
- GV gọi HS lần lượt trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV hỏi: Tại sao cần phải chào hỏi?
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị tiết 2.
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Chính tả
Tập chép: Quà của bố
I/ Mục tiêu:
- Nhìn bảng chép lại đúng khổ thơ 2 bài Quà của bố trong khoảng 10 -12 phút.
- Điền đúng s hay x, điền vần im hay iêm vào chỗ trống.
BT 2a, 2b 
II/ Đồ dùng:
* GV: Bảng phụ chép bài Quà của bố và ND bài tập 2a, 2b.
* HS: Bảng con, phấn.
III/ hoạt động dạy -học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập 2b của tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm.
2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép.
* GV gắn bảng đoạn văn cần chép.
- Gọi 2 HSK nhìn bảng đọc đoạn văn.
* HDHS viết tiếng dễ viết sai.
- GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: gửi, nghìn thương, chúc...).
- Cho HS tự đánh vần lần lượt từng tiếng và viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sữa lỗi chữ viết cho HS.
* HDHS tập chép bài vào vở. 
- GVHDHS cách trình bày bài viết.
- HDHS soát bài: GV đọc và chỉ thong thả từng chữ trên bảng cho HS soát lại bài.
- HDHS gạch chân những chũ viết sai, sữa bên lề vở.
- GV chữa lỗi phổ biến của HS lớp mắc phải.
- HS đổi vở sữa lỗi cho nhau.
- GV thu chấm, nhận xét một số bài.
Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả (lựa chọn).
Bài 2a: -1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi, GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài. 
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB)
- Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.( HS: xe lu, dòng sông,....)
Bài 2b: -1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi, GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài. 
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB)
- Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li.
--------------------------------------------
Tiết 2: Kể chuyện 
Bông hoa Cúc trắng
I/ Mục tiêu: 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
- Hiểu được nội dung câu chuyện : Lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
III/ hoạt động dạy- học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên kể lại chuyện: Trí khôn. 
- GV nhận xét.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện kể chuyện.
- GV kể chuyện 1-2 lần giọng diễn cảm :
+ Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
+ Kể lần 2-3 kết hợp với tranh minh họa 
- Giúp HS nhớ và kể lại được câu chuyện theo yêu cầu.
- Chú ý về kỹ thuật kể : Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé.
- Lời người dẫn chuyện: Kể chậm rãi, cảm động.
- Lời cụ già: mệt mõi, yếu ớt.
- Lời cô bé: ngoan ngoãn, lễ phép khi trả lời cụ già...
Hoạt động 2: Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK , đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
? Tranh 1 vẽ cảnh gì.
? Câu hỏi dưới tranh là gì.
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. (Trình độ HS phải tương đương).
- HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1).
Hoạt động 3: *Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện.
? Câu truyện này giúp em hiểu ra điều gì. 
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV hỏi cả lớp: ? Em thích nhân vật nào ? Vì sao.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện . 
-----------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên xã hội
Con muỗi
I/ Mục tiêu: 
- Nêu một số tác hại của con muỗi
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
- Kĩ năng tìm kếm và xử lí thông tin về muỗi.
- Kĩ năng tự bảo vệ:Tìm kiếm các lựa chọn và xác địnhcách phòng tránh muỗi thích hợp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân:đảm nhiệm trách nhiệm bảo vệ bản thânvà tuyên 
truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi.
- KN,hợp tác,hợp tác với mọi người cùng phòng tránh muỗi.
II/ đồ dùng:	
* GV: Các hình ảnh bài 28 trong SGK. 
* HS : Một vài lọ cá, lọ đựng bọ gậy...
III/ hoạt động dạy- học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời.
- Nêu ích lợi của việc nuôi gà?
- GV nhận xét, đánh giá.
2, Bài mới: 
 Giới thiệu bài. (bằng tranh).
Hoạt động 1: Quan sát con muỗi.
Mục tiêu: HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con muỗi.
- Biết các bộ phận bên ngoài của con muôĩ.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV h/d H/s quan sát tranh ảnh con muôĩ trong SGK, và trả lời câu hỏi :
- Con muỗi to hay nhỏ ( nhỏ). 
- Khi đập muỗi em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm? ( mềm).
- Hãy chỉ vòa đầu, thân, chân, cánh của muỗi.
- Con muỗi dùng vòi để làm gì? (để hút máu).
Bước 2 : GV gọi vài em lên hỏi và trả lời dựa theo các câu hỏi gợi ý trên. Gv và H/s nhận xét.
*GV kết luận: Muỗi là loại sâu bọ nhỏ hơn ruồi, muỗi có đầu, mình ,thân, và cánh....
Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết nơi sống của muỗi và tập tính của con muỗi..
- Nêu một số tác hại của con muỗi.
Cách tiến hành.
Bước1:- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ và giao nhiẹm vụ cho các nhóm như sau: 
- Nhóm 1 và 2 thảo luận các câu hỏi:
? Muỗi thường sống ở đâu.
? Vào lúc nào em nghe thấy tiếng muỗi và hay bị đốt nhất.
- Nhóm 3 và 4: Bị muỗi đốt có hại gì.
? Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết.
- Nhóm 5 và 6 thảo luận câu hỏi:
 + Trong SGK trang 59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách nào 
khác ? Em cần làm gì để khong bị muỗi đốt ?
 - Các nhóm thảo luận , Gv quan sát giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: GV y/c nhóm 1, 2 lên trình bày kết quả.
- Tiếp theo mời đại diện nhóm 3,4 lên trình bày.
- Cuối cùng đại diện nhóm 5,6 lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận: Muốn không bị muỗi đốt ta phải mắc màn..., đậy kín bể, chum đựng nước không cho muỗi đẻ trứng.
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV Y/c H/s thả bọ gậy vào lọ cá và quan sát xem điều gì sẽ xảy ra?
--------------------------------------------
Tiết 5: Hoạt động tập thể :
Sinh hoạt lớp
 I - Mục tiêu : 
Giúp HS nhận ra được ưu điểm, nhược điểm của bản thân và của lớp trong tuần 28 để định hướng sửa chữa trong tuần 29.
 II - Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Lớp trưởng nhận xét một số ưu nhược điểm trong tuần 28.
Hoạt động 2 : GV phổ biến kế hoạch tuần 29.
Phần duyệt của chuyên môn:
...........................................
	Ôn tiếng việt
Luyện đọc bài : Qùa của bố
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Luyện đọc lu loát, rõ ràng bài tập đọc đã học.
 - Nắm vững hơn nội dung từng bài đọc và hiểu thêm một số từ ngữ trong bài.
II/ hoạt động dạy- học.
Hoạt động 1: HDHS luyện đọc.
- Hs nêu tên bài tập đọc vừa học.
- Gv ghi tên các bài lên bảng.
- HDHS luyện đọc bài tập đọc.
- Gọi Hs đọc cá nhân mỗi em đọc 1 đoạn trong bài.cả bài.
- Hs nhận xét bạn đọc.
- Gv nhận xét và giúp các em đọc tốt hơn.
- Hs luyện đọc trong nhóm bàn.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng bắt thăm để thi đọc bài.
- Hs nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài.
- Hs các nhóm cử đại diện nêu câu hỏi ở cuối bài cho nhóm bạn trả lời sau đó nhóm bạn hỏi lại để nhóm kia trả lời.
- Cứ lần lợt các nhóm hỏi và trả lời để hiểu hơn nội dung bài.
- Gv nhận xét và chốt lại.
- Gọi Hs đọc lại bài .
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
 Thủ công
Cắt, dán hình tam giác (tiết1)
I/ Mục tiêu: 
 - Biết cách kẻ, cắt và dán hình tam giác.
 - Kẻ, cắt, dán được tam giác. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng
II/đồ dùng:	
* GV: Hình vuông mẫu, giấy thủ công.
* HS: Bút chì, thước kẻ, , một tờ giấy vở học sinh có kẻ ô. giấy thủ công.
III/ hoạt động dạy- học:
 * Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS q/s và nhận xét.
- GV treo hình vẽ mẫu lên bảng(h1) cho h/s quan sát và trả lời:
? Hình tam giác có mấy cạnh.(3 cạnh)
? Các cạnh có bằng nhau không? Mỗi cạnh bằng bao nhiêu ô. (H/s: các cạnh bằng nhau, và bằng 8 ô)
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- GV thao tác mẫu từng bước thong thả.
- GV hướng dẫn cắt rời hình tam giác và dán thành sản phẩm: G/v thao tác mẫu từng bước cắt và dán để H/s quan sát.
- GV HD H/s cách kẻ, cắt hình tam giác đơn giản hơn: GV cũng làm từng bước mẫu H/s quan sát:
- H/s lấy giấy thực hành theo hướng dẫn mẫu.GV qs giúp đỡ H/s còn lúng túng.
? H/s K,G lên bảng làm mẫu, cả lớp qs nhận xét. 
Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS tiết sau mang đầy đủ đồ dùng đi để học “Cắt dán hình tam giác tiết 2”.
Luyện viết :
Bài 111, 112
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS viết đúng, viết đẹp chữ hoa H, I, K vần và các từ ứng dụng ở bài 111, 112
II/ đồ dùng:
GV: Viết sẵn bảng lớp nội dung giờ Luyện viết. 
HS : Bảng con, phấn.
III/ hoạt động Dạy- Học:
 Hoạt động 1: GT Mục tiêu giờ học 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa.
 - GV mở bảng lớp.
 - Y/c HS đọc, nêu quy trình viết.
 - GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại quy trình viết.
 - HS luyện viết bảng con; 2 HS viết trên bảng lớp.
 - HS, GV nhận xét 
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng:
 - GV giới thiệu vần và từ ứng dụng: 
 - HS nêu cách viết; GV nhắc lại.
 - HS luyện viết bảng con. GV sửa lỗi.
Hoạt động 4: HD HS viết vào vở.
 - GV nêu YC của bài viết. HS viết bài trong vở Luyện viết.
 - GV chấm bài, nhận xét.
 Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp.
 Nhận xét giờ học, giao BTVN. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1tuan 28tham.doc